You are on page 1of 7

Tâm loại học

KIẾN LẬP TÂM LOẠI HỌC

Ngày 4 tháng 6 năm 2016

GIÁC TRI CHIA 7

Giác tri phù nghĩa (phù hợp ý nghĩa): có 2 cảnh là chấp thức cảnh (thức không
phải là tâm thức mà là phương thức chấp trì) và xúc nhập cảnh. Nếu là giác tri phù
nghĩa nhất thiết có chấp thức cảnh và xúc nhập cảnh

1/ Hiện tiền

Đang học quan điểm KBT nên hiện tiền có 4: căn hiện tiền, ý hiện tiền, tự
chứng hiện tiền, du già hiện tiền. Hiện cảnh của hiện tiền=sở thủ cảnh của hiện
tiền=trực cảnh của hiện tiền. Hiện cảnh của hiện tiền là thực hữu, vô thường. Hiện
cảnh của phân biệt là thường hằng.

Tâm hiện tiền là giác tri phù nghĩa, vì vậy có xúc nhập cảnh và chấp thức cảnh.
Nhãn tri chấp trì cái bình là căn hiện tiền chấp trì cái bình, là giác tri phù nghĩa nên
có xúc nhập cảnh và chấp thức cảnh. Xúc nhập cảnh và chấp thức cảnh của nó là
cái bình.

Định nghĩa của cảnh:

Trực cảnh: cảnh mà hành tướng trình hiện trực tiếp

Hiện cảnh: cảnh trình hiện trước tâm thức

Sở thủ cảnh: cảnh được chấp trì bởi tâm thức

1
Tâm loại học

Hiện cảnh của nhãn tri chấp trì cái bình: cái bình, cái bình vô thường. Xúc nhập
cảnh và chấp thức cảnh của nhãn tri chấp trì cái bình là cái bình. Cái bình là chấp
thức cảnh của nhãn tri chấp trì cái bình vì nhãn tri chấp trì cái bình trực tiếp chứng
cái bình, nếu trực tiếp chứng cảnh thì cảnh đó là chấp thức cảnh của tâm thức đó

Cái bình là xúc nhập cảnh của nhãn tri chấp trì cái bình vì nhãn tri chấp trì cái
bình chứng nó (không có chữ trực tiếp)

Nếu là xúc nhập cảnh của nhãn tri chấp trì cái bình không nhất thiết là chấp
thức cảnh của nhãn tri chấp trì cái bình

Lấy cái bình không có không là cái bình, nó là xúc nhập cảnh của nhãn tri chấp
trì cái bình vì nó được chứng bởi nhãn tri chấp trì cái bình, cái bình không có
không là cái bình không là chấp thức cảnh vì nó không được chứng trực tiếp bởi
nhãn tri chấp trì cái bình mà chỉ được gián tiếp chứng

2/ Tỷ độ:

Là giác tri phù nghĩa nhung tỷ độ là tâm phân biệt, nên giác tri phù nghĩa là tâm
phân biệt có tới 3 cảnh là chấp thức cảnh, xúc nhập cảnh và đam trước cảnh

Sự khác biệt của hiện tiền và tỷ độ: cả 2 đều là giác tri phù nghĩa nhưng hiện
tiền có 2 cảnh, tỷ độ có 3 cảnh. Nếu là tỷ độ nhất thiết là giác tri phù nghĩa

Trực cảnh và hiện cảnh của tỷ độ là musum,

Nếu là trực cảnh của tỷ độ không nhất thiết là hiện cảnh của tỷ độ, lấy âm thanh
vô thường làm biện đề, là trực cảnh của tỷ độ chứng âm thanh vô thường, tỷ độ
này là dạng tâm thức dựa vào chánh nhân, trực cảnh của nó là âm thanh vô thường,
nhưng âm thanh vô thường không là hiện cảnh, vì tỷ độ là tâm phân biệt nên hiện
cảnh của tỷ độ là thường hằng, trong khi đó âm thanh vô thường là vô thường, là
thực hữu.

Nếu là hiện cảnh của tỷ độ nhất thiết là trực cảnh của tỷ độ

Là cả 2: nghĩa tổng của âm thanh vô thường

Tỷ độ là tâm phân biệt giác tri phù nghĩa, vì nó cần 3 cảnh.

2
Tâm loại học

Hiện cảnh của tâm phân biệt giác tri phù nghĩa=sở thủ cảnh của tâm phân biệt
giác tri phù nghĩa. Cả 2 là thường hằng.

Tog pei nng yul yin na tag pa yin pei khyab. Rigpongra zin pei tog pei nang yul
yin na tag pa yin pei ma khyab. Tog pa de dang di’s nang yul yin na tag pa yin pei
ma khyab.

Nếu là hiện cảnh của tâm phân biệt nhất thiết là thường hằng. Tuy nhiên, nếu là
hiện cảnh của tâm phân biệt đó thì không nhất thiết là thường hằng. Ví dụ: Hiện
cảnh của tâm phân biệt chấp trì sừng thỏ không nhất thiết là thường hằng, sừng thỏ
là hiện cảnh của tâm phân biệt chấp trì sừng thỏ, nhưng không là thường hằng.
Nghĩa tổng của tâm phân biệt chấp trì sừng thỏ là thường hằng, nhưng sừng thỏ
không là thường hằng. Tâm phân biệt chấp trì sừng thỏ có 2 hiện cảnh là sừng thỏ
và tâm phân biệt chấp trì sừng thỏ. Tất cả các giác tri đều có hiện cảnh, giác tri phù
nghĩa hay không phù nghĩa hay điên đảo tri đều có hiện cảnh.

Nếu là hiện cảnh của tâm phân biệt (giác tri phù nghĩa) nhất thiết là
thường hằng.

Nếu là tri thức thì nhất thiết nó có hiện cảnh của nó, nhưng nếu là hiện
cảnh của tri thức đó, không nhất thiết là có, lấy sừng thỏ làm biện đề, sừng thỏ
là hiện cảnh của tri thức đó (của tâm phân biệt chấp trì sừng thỏ) nhưng sừng thỏ
không có. Hay núi trắng trình hiện như là núi xanh là hiện cảnh của tri thức đó
(nhãn tri chấp trì núi trắng thành núi xanh là điên đảo tri)

3/ Tái quyết tri:

Cũng là giác tri phù nghĩa. Nếu là tái quyết tri nhất thiết là giác tri phù nghĩa.
Tái quyết tri cũng có hiện cảnh, nếu là tái quyết tri nhất thiết có xúc nhập cảnh và
chấp thức cảnh vì nó là giác tri phù nghĩa.

Tái quyết tri bản thân nó có phân biệt tái quyết tri và vô phân biệt tái quyết tri,
vô phân biệt tái quyết tri là hiện tiền, phân biệt tái quyết tri là giác tri chứng
cảnh.
Phân biệt tái quyết tri là giác tri chứng cảnh: tâm thức tri nhận được đối tượng

Vô phân biệt tái quyết tri cũng là giác tri phù nghĩa, có 2 cảnh là xúc nhập cảnh
và chấp thức cảnh

3
Tâm loại học

4/ Tứ sát tri

Là giác tri phù nghĩa và là phân biệt, nhưng tứ sát tri là giác tri bất chứng
cảnh. Tứ sát tri có 3 cảnh: xúc nhập cảnh, chấp thức cảnh, trực cảnh. Nó không
chứng được cảnh

Lấy tứ sát tri chú ý âm thanh vô thường làm biện đề (không dùng từ chứng, chỉ
dùng từ chú ý vì nó là bất chứng, chú ý là để ý, đang nghĩ tới), tứ sát tri chú ý âm
thanh vô thường nhất thiết có xúc nhập cảnh, chấp thức cảnh, trực cảnh

Hiện cảnh của tứ sát tri chú ý âm thanh vô thường là nghĩa tổng của âm thanh
vô thường. Hiện cảnh của phân biệt phải là thường hằng.

5/ Hiển nhi bất định

Là giác tri phù nghĩa nhưng là giác tri bất chứng cảnh, nếu là hiển nhi bất định
nhất thiết có chấp thức cảnh và xúc nhập cảnh, vì nó là hiện tiền.

Hiển nhi bất định có hiện cảnh vì tất cả tri thức đều có hiện cảnh nhưng nó
không chứng được cảnh của nó. Đang coi phim nghe tiếng động không xác định là
tiếng động gì, âm thanh đó là hiện cảnh của nhĩ thức đó và cũng là xúc nhập cảnh,
nhưng nhĩ thức bất chứng cảnh.

6/ Tâm nghi

Tâm nghi là tâm phân biệt, là giác tri phù nghĩa nên có 3 cảnh.

Tâm nghi chia 2, giác tri phù nghĩa và giác tri bất bất hợp nghĩa

VD: có 1 tâm nghi nói: ồ! không biết âm thanh thường hay vô thường, chắc có
lẽ là vô thường đó. Đây là tâm nghi phù nghĩa, Nếu nói: Ồ! không biết âm thanh
thường hay vô thường, chắc có lẽ là thường đó. Tâm nghi này là giác tri bất hợp
nghĩa

7/ Điên đảo tri

Phân biệt và vô phân biệt điên đảo tri

Nếu là điên đảo tri thì không có chấp thức cảnh và xúc nhập cảnh nên không là
giác tri phù nghĩa, cũng không có đam trước cảnh nếu nó là phân biệt điên đảo tri

Sự tướng: hiện cảnh của tâm phân biệt chấp trì vào sừng thỏ là nghĩa tổng của
sừng thỏ, điên đảo tri có hiện cảnh, hiện thôi nhưng không nhất thiết là có

4
Tâm loại học

Sự khác biệt của sở thủ hành tướng và năng thủ hành tướng

Sở thủ hành tướng và năng thủ hành tướng đều là dạng tâm thức.

Sở thủ hành tướng: sở thủ là đối tượng được nắm giữ (cảnh), sở thủ hành
tướng là hành tướng của sở thủ đó. Hành tướng là dáng vẻ.

Định nghĩa của sở thủ hành tướng: là minh tri (là tri thức sáng suốt và hiểu
biết), mà minh tri đó hữu (có) hành tướng của sở thủ (object of grasping) cho nên
gọi là sở thủ hành tướng. (Minh tri mà có dáng vẻ của đối tượng)

Vd: tu tập về bổn tôn Bí Mật Tập Hội, khi thiền quán về vị đó mình phải nghĩ
rằng vị Bí Mật Tập Hội được giả lập bởi tâm phân biệt nên không được thành lập 1
cách chân thật. Hình tướng của vị bổn tôn được giả lập bởi tâm phân biệt đó sẽ
trình hiện trước tâm thức, tâm thức đó là minh tri, minh tri có dáng vẻ của sở thủ là
vị bổn tôn đó, nên tâm thức đó là sở thủ hành tướng .

Trong Tam thân chuyển đạo tu pháp mình đã học Tâm và khí, tâm kỵ khí (tâm
cỡi gió), tâm cực vi và khí cực vi 2 cái phải đi chung với nhau.

Để biến thành bổn tôn, thân và tâm người thiền quán phải biến thành thân tâm
bổn tôn. Tâm khí cực vi, quán vị bổn tôn đó được giả lập bởi tâm phân biệt nên
không được thành lập 1 cách chân thật. Hình tướng vị bổn tôn trình hiện trước tâm
thức gọi là sở thủ hành tướng, vì tâm thức sáng suốt hiểu biết sở thủ hành tướng vị
bổn tôn, tâm thức đó trở thành tâm của vị bổn tôn, khí cực vi đi chung tâm cực vi
sẽ trở thành thân vị bổn tôn đó. Nên nếu quán da thit xương của ta trở thành vị bổn
tôn là sai, mà phải quán bổn tôn trình hiện trước sở thủ hành tướng. Tâm mình
đang là tâm thô, không là tâm cực vi, nhưng mình phải quán tánh không, nghĩ vị
bổn tôn không thành lập 1 cách chân thật, sự trình hiện không thành lập 1 cách
chân thật trước tâm thức là sở thủ hành tướng cũng không thành lập 1 cách chân
thật. Tu tập từ từ sẽ có tâm khí cực vi. (Tâm có mắt không chân, khí có chân
không mắt, khí bay, tâm đi, tâm khí cực vi đi đầu thai nhiều kiếp).

Năng thủ hành tướng: là minh tri hữu hành tướng của năng thủ, là tự chứng.
Năng thủ là đối tượng được nắm bắt, khi nói năng thủ nghĩ tới tự chứng, tự chứng
là tâm thức chứng tâm thức khác.

5
Tâm loại học

THA QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo)

Tha quyết định lượng chia 3

1/ Hiển hiện tự quyết định, sự thực tha quyết định: căn hiện tiền chấp trì
đơn thuần, từ đàng xa chỉ thấy màu đỏ, không biết màu đỏ của cái gì, sự thật là
màu đỏ của lửa, nhưng phải có tha quyết định mới biết nó là màu đỏ của lửa

2/ Tổng tự quyết định, sai biệt (chi tiết) tha quyết định: căn hiện tiền chấp trì
cái cây từ đàng xa, thấy cây nhưng không biết cây gì, lại gần mới thấy

3/ Liên hiển hiện dạ thị tha quyết định: Liên hiển hiện dạ thị tha quyết định ý
nói chỉ sự trình hiện thôi cũng không chứng được, căn hiện tiền chấp trì màu xanh,
màu xanh trình hiện ngay trước mắt mà cũng không biết nó phải màu xanh không,
Liên hiển hiện dạ thị tha quyết định cũng giống hiển nhi bất định

Tha quyết định lượng thanh thuyên chia 3 (nói thanh thuyên, không nhất thiết
như vậy)

1/ Hiện tiền đệ nhất thứ: căn hiện tiền chấp trì hoa ưu đàm nhưng chưa từng
biết hoa ưu đàm nên chỉ biết là hoa thôi chứ không biết là hoa ưu đàm

2/ Ý mạt tưởng: căn hiện tiền chấp trì âm thanh của 1 người đang mãi mê sắc
đẹp của 1 hình tượng nào đó nên không để ý âm thanh. Ý mạt tưởng giống hiển
nhi bất định

3/ Hữu sai nhân: căn hiện tiền chấp trì màu ảo ảnh

6
Tâm loại học

BÀI TẬP CHO CẢ ĐỜI

Trong cuộc đời người tu hành cần 2 bồ tư lương: bồ công đức và bồ trí tuệ, nếu
không đủ 2 thì không giải thoát được. Mình đang học tức là có bồ trí tuệ. Bắt đầu
từ sáng mai tùy số tuổi mỗi người, (càng nhiều tuổi càng làm nhiều) phải tu hành
để tiêu nghiệp và tích lũy công đức:

Buổi sáng:

Tụng bài quy y 3 lần, phát tâm bồ đề. Tâm có thiện căn nên tối khi sám hối sẽ
không có ác nghiệp nhiều.

Hồi hướng

Trong 1 ngày khi làm việc thiện nghĩ người tạo nghiệp không có tự tánh, chỉ
giả lập do tâm phân biệt, việc thiện mình làm cũng không có tự tánh, tâm cũng
không có tự tánh. Người làm, đối tượng, việc làm đều không có tự tánh

Buổi tối:

1/ Suy nghĩ đã tạo ác nghiệp gì

2/ Sám hối thành tâm dựa vào 4 năng lực sám hối:

- Năng lực nền tảng: quy y, dựa vào năng lực của tam bảo (Đọc quy y số lần
theo số tuổi)
- Năng lực hối cải: hối hận lỗi lầm đã tạo ra trong 3 thời hiện tại, quá khứ, vị
lai
- Năng lực quyết tâm không tái phạm
- Năng lực thực hành: tạo công đức qua việc lạy Phật (thân): lạy số lần đúng
theo số tuổi, trì chú (khẩu): Tụng Bách tự minh chú tụng số lần đúng theo số
tuổi, ý (thực hành thiền quán bổn tôn)

3/ Hồi hướng

Giảng sư: Geshe Loyang


Thông dịch: Ani Tenzin Palyon Pháp Đăng
Ghi lại và Trình bày: Nguyệt Đăng
Mọi sai sót là do người ghi lại, con xin sám hối nếu có sai sót.
Nalanda Viet Institute @2016

You might also like