You are on page 1of 17

Tinh Hoa Phật Pháp 2

TINH HOA PHẬT PHÁP 2

Ngày 03/04/2016

Thường thường chủ nhật là ngày nghỉ của mọi người. Ngày nghỉ thì mình

đi chơi hay làm việc gì đó cho bản thân, để giải trí thoải mái,… Nhưng tất

cả mọi người kiên nhẫn dành một tiếng đồng hồ quý báu để học Phật

pháp, thầy rất hoan hỷ. Hơn nữa chúng ta cũng đã nghỉ nhiều kỳ phép rồi,

nhưng những kỳ nghỉ phép mà chúng ta đã thực hiện giống như một giấc

mơ đã đi qua rồi không còn nữa. Dĩ nhiên tất cả những người ở đây là

những người học Phật pháp, cho nên đều công nhận giáo pháp của Phật.

Những người chúng ta ở đây đều công nhận, đều biết rằng có kiếp sau, đã

gọi là Phật tử thì phải tin vào kiếp sau. Do đó chúng ta nên chuẩn bị hành

trang để đem qua kiếp sau đó là học Phật pháp. Việc học pháp là một hành

trang quý báu để chúng ta mang qua kiếp sau.

Những vị đại Lạt ma đã dạy như vầy, nếu mà mình không có thể từ bỏ những

hạnh phúc của kiếp này, hỷ lạc của kiếp này thì mình sẽ không thể là người tu

hành được. Nếu mình không bỏ được hạnh phúc của kiếp sau đó là sanh vào cõi

người hay cõi trời, thì mình cũng sẽ không thể nào đạt được giải thoát. Mình phải

bỏ đi những tham đắm của đời này thì mới là người tu hành, bỏ đi tham

đắm của đời sau thì mới đạt giải thoát được. Tuy nhiên khó mà bỏ đi tham

đắm của đời này và đời sau. Thôi thì chúng ta hãy bỏ đi tham đắm của đời

1
Tinh Hoa Phật Pháp 2

này và chỉ nghĩ tới kiếp sau thì đó cũng là tốt rồi. Tại vì muốn có một kiếp

sau sinh vào thượng giới thì kiếp này cần tạo nhiều công đức, cần tạo

nhiều thiện nghiệp. Nhờ những công đức đó mới đưa chúng ta tới cõi tốt

đẹp ở kiếp sau. Chúng ta phải cảnh giác đừng tạo các ác nghiệp, bởi rất

nguy hiểm vì kiếp sau chúng ta không biết chúng ta sẽ đi đâu, khi chúng ta

chết sẽ không biết tái sanh vào cõi nước nào. Vì thế đừng tham đắm vào

kiếp này và hãy nghĩ tới kiếp sau, hãy hành thiện nghiệp để chuẩn bị cho

một kiếp tương lai tốt đẹp.

Tất cả chúng ta chắc chắn sẽ chết, cho nên nếu thiền quán về cái chết và sự

vô thường, sự thay đổi liên tục có thể xảy ra thì đây là điều rất tốt. Khi

chúng ta nghĩ đến cái chết thì rất sợ hãi, đây là điều tốt chứ không phải

điều xấu. Nếu mình nói rằng, ôi chết thì chết có sao đâu, tôi đâu có gì phải sợ,

chết thì thôi, nhưng khi mình sắp chết thì vô cùng sợ hãi. Vì thế quan trọng

bây giờ mình nên chuẩn bị cho cái chết bằng cách tạo nhiều thiện nghiệp

để vào giờ phút lâm chung mình không hối hận ăn năn. Mình nói rằng, ồ

trong đời này mình đã tạo nhiều thiện nghiệp quá rồi thì bây giờ chết cũng không

sao. Nhưng bây giờ đời hiện tại mình đâu có bệnh hoạn gì nên nói, ôi chết

thì chết có gì đâu. Xin hãy nhớ rằng tới giờ phút lâm chung vô cùng đáng

sợi, bình thường thì mình không sợ nhưng tới lúc thật sự chết thì mình mới

kinh sợ. Cho nên bây giờ đầu tiên mình phải sợ và tới lúc chết mình không

kinh sợ thì đó mới đúng. Bây giờ mình không sợ chết mà tới lúc mình sắp

2
Tinh Hoa Phật Pháp 2

chết thì lại sợ - đó là sai. Bây giờ mình nên sợ chết vì tương lai mình chết

mình sẽ đi đâu? Vô thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ta nên chuẩn bị

cho cái chết để giờ phút lâm chung ta sẽ không hối hận, vì biết trong đời ta

đã tạo được nhiều thiện nghiệp nên bây giờ có chết cũng không sao.

Chúng ta học pháp, hiểu pháp rồi mới tu hành đó là điều tốt. Nói chung là

trì chú, kinh hành, đi hành hương, đảnh lễ Phật, lạy Phật, v.v… Những

điều này đều tốt nhưng nó không thể làm cho chúng ta đạt được nhất thiết

chủng trí (trí của Phật). Cho nên quan trọng là chúng ta phải học pháp.

Đừng nói rằng, tôi lớn tuổi tôi không có giờ nên tôi phải chuẩn bị cho cái chết vì

thế tôi không muốn học pháp. Muốn chuẩn bị cho cái chết mà không chịu học

pháp, chỉ lo lạy Phật, tụng chú, v.v… để lo chuẩn bị cho cái chết – điều này

không đúng. Muốn chuẩn bị cho cái chết thì phải học Phật pháp, muốn xây

một căn nhà trước hết phải xây dựng nền móng. Quan trọng là chúng ta

phải học pháp. Tư duy ý nghĩa của Phật pháp.

Khi chúng ta học Phật pháp có nghĩa là từ không biết thành biết, khi đã biết

rồi thì cái không biết không còn nữa. Thầy không hề nói các pháp hành trì

như cầu nguyện, kinh hành, niệm Phật, lễ, bái lạy v.v…không có lợi lạc.

Tuy nhiên nếu ta cầu nguyện hay trì chú suốt ngày thì không phá được

màn vô minh, không thể làm cho mình từ một người không biết thành một

người biết. Muốn trở thành một người từ không biết thành biết, một người

không hiểu đạo thành một người hiểu đạo thì phải học Phật pháp.

3
Tinh Hoa Phật Pháp 2

Một người mà hiểu Phật pháp tu thiền một ngày còn hơn một người không

biết Phật pháp mà ngồi tu cả trăm năm. Chúng ta tu hành chủ yếu là như

thế nào? – Việc tu học Phật pháp là chủ yếu nhưng có người cho rằng tu

hành là đi kinh hành, trì chú, v.v… Điều này chỉ là một phần phụ của việc

tu hành thôi, một nhánh thôi. Chỉ lo thực hiện phần nhánh nhưng lại

không chịu thực hiện phần gốc là không đúng. Việc đúng là phải học Phật

pháp rồi mới tu hành, như vậy thì chúng ta học gốc chứ không phải là học

nhánh. Cho nên chủ yếu là phải học Phật pháp.

Đừng lo nghĩ hồi đó tới giờ tôi chưa có học Phật pháp vì chuyện đó đã xảy ra

rồi. Có hối tiếc đi nữa thì cũng đã qua rồi, nhưng mà bắt đầu từ bây giờ tôi

phải quyết tâm học Phật pháp. Qaun trọng là những điều tôi học, tôi biết

đến đâu thì thực hành đến đó, áp dụng liền trong đời sống của tôi. Những

việc cầu nguyện, niệm Phật, trì chú, v.v… chỉ là việc phụ không phải là

việc chánh. Việc chánh là học pháp.

Nói chung có những người không có cơ hội, không có thời gian do bận rộn,

địa điểm tu học không thuận lợi, hoặc ngũ căn khiếm khuyết, bệnh hoạn,

không có Thầy dạy pháp. Những người này do thiếu công đức nên chỉ còn

cách phải lạy Phật, đi kinh hành, niệm Phật… Tại vì đâu còn con đường

nào khác để tu hành vì do không có thầy, không có thời gian, không có địa

điểm thích hợp nên đành phải niệm Phật, cho đó là đường tu. Nhưng hôm

4
Tinh Hoa Phật Pháp 2

nay mình có đủ cơ hội có thầy dạy mình, có trường dạy mình thì mình nên

học Phật pháp vì đây là điều chánh yếu.

Chủ nhật là ngày nghỉ để ta đi chơi nhưng mà ta không đi chơi mà ở nhà

học Phật pháp. Ta nên hoan hỷ vì vào ngày Chủ nhật ta được học pháp

hơn một tiếng đồng hồ. Nhưng nếu hoan hỷ không nổi thì nên tự khuyên

nhủ, nghĩ rằng, thôi ráng đi có một tiếng đồng hồ vào ngày chủ nhật thôi mà,

ráng đi, ráng kiên nhẫn đi có sao đâu. Có hai dạng khởi tâm: [1] Hoan hỷ

được học pháp. [2] Ráng kiên nhẫn học pháp. Tốt nhất là nên hoan hỷ ồ chủ

nhật tôi được học pháp hơn một tiếng đồng hồ vui quá.

Học Phật pháp quan trọng là cần có đức tin với Tam bảo Phật, Pháp, Tăng

chứ không phải muốn học Phật pháp là phải biết tiếng Tây tạng, biết chữ

Tây tạng, v.v… không cần. Đức tin càng kiên cố bao nhiêu, càng mãnh liệt

tbao nhiêu thì công đức ta có được càng to lớn hơn và ta sẽ đạt được sự

chứng ngộ cao. Nếu không có đức tin thì khó mà có được sự chứng ngộ

cao. Nói chung, là Phật tử thì cần có đức tin vào Tam bảo, vào Phật, Pháp,

Tăng. Lớp chúng ta đang học ở đây gọi là lớp Ngondro nghĩa là lớp chuẩn

bị để bước vào tinh hoa của Phật pháp, còn bây giờ chưa phải là tinh hoa

Phật pháp. Để bước vào tinh hoa của Phật pháp thì ta phải chuẩn bị cho

nên Thầy sẽ dạy căn bản từ Nhiếp loại học, rồi tới Tâm loại học, rồi Nhân

loại học. Lớp quý vị đang học gọi là lớp Nhiếp - Tâm – Nhân là lớp

Ngondro. Đừng nghĩ rằng lớp quý vị đang học là truyền thừa từ Tây tạng.

5
Tinh Hoa Phật Pháp 2

Môn học này không phải đặc biệt của người Tây tạng. Dòng truyền thừa

bắt nguồn từ Ấn độ, từ các vị học giả, hiền triết Ấn độ đó là ngài Pháp

Xứng và ngài Trần Na. Ngài Pháp Xứng là đã trước tác Thích lượng luận

về Lượng nói về Nhân minh học.

Cốt tủy của Phật pháp là tánh không và tâm Bồ đề. Muốn lý giải thâm ý

của tánh không và tâm Bồ đề thì phải dựa vào những bộ luận của 17 vị

hiền triết Ấn độ. Lời Phật dạy có hơn 200 quyển gọi là Kanggyur. Chú giải

lời Phật dạy của các bậc hiền triết Ấn độ có hơn 100 bộ gọi là Tengyur. Học

Phật pháp thì dựa vào chánh nhân để chứng minh một vấn đề nào đó,

không công nhận suông, cần có lý do hậu thuẫn nó. Nhờ dùng chánh nhân

để hậu thuẫn lập thuyết nên ta sẽ hiểu Phật pháp sâu sắc hơn.

Muốn hiểu thấu đáo thâm ý của kinh và luận thì nên học lý đạo (tiếng tạng

gọi là Riglam) hay lý luận học. Khi hiểu về lý luận học thì sau này khi ta

đọc những bộ kinh của Đức Phật giảng hay là những bộ luận thì sẽ hiểu

sâu sắc hơn. Ngược lại nếu không học lý luận học thì khó mà hiểu được

nhưng ý nghĩa thâm sâu của Đức Phật giảng. So sánh với thời khi Đức Phật

còn tại thế những hàng hạ căn thí dụ có một vị đó thuộc hàng hạ căn,

nhưng khi Đức Phật gọi, hãy tới đây thì người đó lập tức đã thọ được giới tỳ

kheo. Hãy tới đây nghĩa là gì? – Có nghĩa là đừng có rơi vào luân hồi nữa,

hãy tới đây, hãy tới bờ bên này đó là bờ giải thoát - đó là lời của Phật - Ngài

chỉ nói một câu thôi mà người ta đã chứng ngộ rồi.

6
Tinh Hoa Phật Pháp 2

Hay lần chuyển pháp luân lần thứ nhất ở vườn Lộc uyển có môn đồ đã đạt

được kiến đạo. Nhưng đó là thời xa xưa. Đời bây giờ chỉ nói một câu đó thì

không thể đắc đạo được, vì thời này là đời mạt pháp cho nên chúng ta cần

phải học về lý luận học để hiểu sâu sắc về giáo Pháp của Phật. Cho nên

môn học đầu tiên chúng ta sẽ học là Nhiếp loại học. Đừng nghĩ rằng môn

Nhiếp loại học không xuất xứ từ những bộ luận lớn. Nhiếp loại học là thâu

nhiếp ý chánh của những bộ luận lớn đó là Câu xá luận, Thích lượng luận,

những bộ luận về Nhân minh học.

Khi học Phật pháp thì cần thảo luận tuy nhiên không cần đứng lên đập tay

thì mới là thảo luận, ta có thể ngồi thảo luận với nhau.

Sở tướng: là vật được định nghĩa.

Tánh tướng: là định nghĩa của vật được định nghĩa.

Sự tướng: là thí dụ.

Trong Phật học quan trọng là mình phải biết ba điều trên vì khi nói tới tâm

Bồ đề, Nhị đế, Tứ thánh đế, tánh không, v.v… những điều này là sở tướng.

Có nghĩa là nó cần phải có định nghĩa của nó thì mình mới hiểu được, vì

khi mình hiểu được định nghĩa, hiểu được tánh tướng thì mình mới hiểu

được nó là gì. Mình hiểu được định nghĩa của tâm Bồ đề là gì, thì mới hiểu

được tâm Bồ đề, khi hiểu được tánh tướng của tâm Bồ đề thì mới hiểu

được sở tướng - đó là tâm Bồ đề. Cho nên quan trọng là mình phải học

phải hiểu tánh tướng, sở tướng và sự tướng là gì. Vì nếu mình nghe người

7
Tinh Hoa Phật Pháp 2

ta nói về tâm Bồ đề, Nhị đế hay Tứ đế thì mình không hiểu, mình phải biết

định nghĩa của nó là gì thì mình mới hiểu. Trong Triết tất cả đều có định

nghĩa, ngay cả cái cột hay cái bình nó cũng có định nghĩa nữa. Khi nói tới

Trí độ bát sự, nói tới Bát nhã, nói tới tánh không,… tất cả những cái này

đều là sở tướng, cần phải có định nghĩa. Do đó khi mà mình đã hiểu được

rồi thì sau này mình học tới các bộ đại kinh tạng thì mình sẽ dễ hiểu hơn.

Mình biết nhưng mình không hiểu được cái gốc, không hiểu được tầm

quan trọng của căn bản trước thì mình sẽ không thể nào hiểu được ý nghĩa

của các đại kinh tạng.

Bây giờ chúng ta mới bắt đầu vô học thì sẽ thấy khó nhưng mà hãy cố gắng

học, sau một năm thầy tin chắc rằng quý vị sẽ tiến bộ. Đừng mới bắt đầu

đã nản chí, không thích học rồi bỏ lớp, hãy cố gắng trong vòng một năm.

Một năm sau hãy so sánh với những người không có học Phật pháp, quý vị

sẽ thấy bản thân hiểu Phật pháp hơn người ta bao nhiêu.

Bây giờ có người lại đặt ra câu hỏi, ủa tại sao mình học Phật pháp mà mình lại

học về cái bình cái cột làm chi vậy nó đâu có ích lợi gì đâu? Nhưng mà cái người

học về bình với cột, học về triết, học về lý luận học trong Phật pháp, thì sau

một năm sau người đó sẽ tiến bộ hơn người mà nói rằng học làm chi có ích

lợi gì đâu, học về ba cái bình cột này làm sao mà tu học được thôi để tôi tu còn hơn

học làm chi. Nhưng sau một thời gian người mà học triết học thì lại tu hành

8
Tinh Hoa Phật Pháp 2

giỏi hơn người mà nói thôi nhưng không có làm, cho rằng việc học lý luận

không có quan trọng.

Hiện tại trên thế giới này càng ngày càng có nhiều Phật tử, chẳng hạn như

có nhiều người Trung hoa theo Phật giáo, hay người Việt nam cũng vậy...

Nhưng người mà biết được ý nghĩa thâm thúy của Phật pháp thì không có

nhiều. Bên Trung Quốc có nhiều người tu Mật một bước lên cao, không có

một nền tảng, không có căn bản Phật pháp, không có học về Phật pháp mà

chỉ nhảy vào tu Mật liền. Quan trọng là chúng ta phải học căn bản để biết

đường tu hành. Phật tử thì có rất nhiều nhưng người hiểu ý nghĩa của Phật

pháp thì không có bao nhiêu.

Có người cho rằng tu hành là chỉ cần niệm Phật, chỉ cần có đức tin vào Phật

, cứ niệm Phật là có thể lên được cõi cực lạc vì thế họ không học Phật pháp.

Thầy nghĩ rằng mỗi người đều có một lối suy nghĩ riêng. Bản thân Thầy

cũng có quyền bày tỏ cảm tưởng . Thầy không đồng ý việc duy khởi tín

tâm vào Phật mà không cần học Phật pháp. Thầy không nói xấu những

người có quan điểm đó. Thầy không thầy quan tâm nhưng thầy được

quyền bày tỏ cảm tưởng. Thầy mong quý vị đừng đi sai đường, phải đặt

một nền móng vững chắc đó là phải học Phật pháp để biết đường tu. Mong

rằng quý vị ở đây đừng có đi sai đường.

Muốn xây một tòa nhà cao 15 tầng cần phải có một nền móng kiên cố, nếu

không thì trước sau gì tòa nhà 15 tầng đó cũng bị sập. Vì thế chúng ta cần

9
Tinh Hoa Phật Pháp 2

học Phật pháp, tạo nền tảng tu học, không phải chỉ là học sơ sơ mà quan

trọng là học thì phải hiểu.

Học lý đạo một thời gian sau này khi học tới Hiện quán trang nghiêm

luận của Đức di Lặc, đó là luận lý giải về Bát nhã kinh hoặc những bộ luận,

những kinh khác thì quý vị sẽ hiểu rất dễ dàng mà không cần có người

thầy giải thích.

Ngày hôm nay là ngày đầu tiên mở lớp khai giảng nên thầy nói hơi nhiều,

nói cho quý vị biết mục đích hay lợi lạc của việc học là như thế nào, sau

này những lớp sau thì sẽ không có nói nữa mà chỉ đi thẳng vào bài giảng

thôi. Thầy muốn khuyên các Phật tử là nên học, nên tiếp tục học, đừng có

đi sai đường và đừng có nản chí trong việc học – đây là ba ý chánh trong

nhưng điều thầy muốn nói. Trong tương lai mỗi lần thầy đưa ra những lời

khuyên như vậy, thì học sinh đừng có đóng cửa mà không học nữa, phải

tiếp tục học.

Hôm nay bài học đầu tiên của mình là CẢNH VÀ HỮU CẢNH.

Cảnh: là đối tượng được tri nhận bởi tri thức, là tâm thức.

Hữu cảnh: là tri thức. Hữu là có, cảnh là đối cảnh.

Những thuật ngữ này không phải chỉ có trong Phật giáo thôi mà ngoại đạo

họ cũng có công nhận là có cảnh và hữu cảnh. Quan trọng nhất là Phật tử

thì cần phải hiểu được các kiến lập căn bản của cảnh và hữu cảnh. Ngoại

10
Tinh Hoa Phật Pháp 2

đạo cũng công nhận cảnh và hữu cảnh, cũng công nhận có giải thoát

nhưng không biết rằng sự giải thoát của họ có chánh đáng hay là không.

Cho nên là Phật tử thì cần phải hiểu được kiến lập của cảnh và hữu cảnh là

như thế nào, giải thoát là như thế nào.

Cảnh thì gồm có 5 loại: sở tri, cơ thành cũng có nghĩa là thành sở y, sở

lượng, pháp và hữu – tất cả đều có tánh tướng.

Định nghĩa của Cảnh là đối tượng được tri nhận.

Định nghĩa của sở tri là thích hợp như là đối tượng của tâm.

Định nghĩa của thành sở y (cơ thành) là được thành lập bởi lượng.

Định nghĩa của sở lượng là được chứng bởi lượng.

Định nghĩa của pháp là trì giữ bản chất của nó.

Định nghĩa của hữu (hữu có nghĩa là sự hiện hữu, sự tồn hữu) là được

thấy bởi lượng.

Sở tri đây là tiếng Hán, theo tiếng việt thì sở có nghĩa là đối tượng, tri

là tri nhận – do đó sở tri là đối tượng được tri nhận, đây là dịch theo từ.

Còn định nghĩa thật sự của sở tri là thích hợp như là đối tượng của tâm.

Thích hợp như là đối tượng của tâm là tánh tướng của sở tri và sở tri là sở

tướng. Đã có sở tướng thì phải có tánh tướng nên tánh tướng đó là thích

hợp như là đối tượng của tâm.

11
Tinh Hoa Phật Pháp 2

Mình nói tánh tướng của sở tri đó là thích hợp như là đối tượng của

tâm, khi nói vậy rồi mình mới chỉ cho người ta:

- Như là cái bình kia kìa, cái bình đó là sở tri đó.

- Người ta mới hỏi, ủa tại sao cái bình đó là sở tri?

- Thì mình nói rằng, cái bình đó là sở tri tại vì nó thích hợp là đối tượng

của tâm cho nên nó là sở tri.

- Tương tự như vậy mình nói:

- Cái bình nó là hữu, hữu có nghĩa là có.

- Ủa tại sao vậy?

- Vì cái bình nó là có và nó được thấy bởi lượng, bởi vì có lượng thấy nó

được.

Lượng có nghĩa là một sự nhận thức chính xác (hiện tại bây giờ mình

chưa học lượng nhưng nói một cách thoát ý thì lượng có nghĩa là tâm thức,

một sự nhận thức chính xác).

Bây giờ mình lại nói rằng:

- Tại sao lại nói rằng ‘thích hợp như là đối tượng của tâm’ lại là tánh tướng

của sở tri.

- Bởi vì sự quan hệ giữa sở tướng và tánh tướng được thành lập và tám ngả

nhất thiết được khẳng định.

Thế nào mà lại nói mối quan hệ giữa sở tướng và tánh tướng được

thành lập? – Bởi vì trước khi hiểu được tánh tướng thì phải hiểu được sở

12
Tinh Hoa Phật Pháp 2

tướng, có nghĩa là lượng mà xác nhận tánh tướng trước rồi sau đó mới xác

nhận sở tướng. Nghĩa là mình phải hiểu có một sự nhận thức chính xác đó

là lượng, hiểu được thích hợp như là đối tượng của tâm trước rồi sau đó

mới hiểu được sở tri là gì. Muốn hiểu được sở tri thì phải hiểu được tánh

tướng của sở tri trước thì mới hiểu được sở tri. Mối quan hệ giữa tánh

tướng và sở tướng có sự trước sau, nghĩa là trước đó phải hiểu tánh tướng

rồi sau đó mới hiểu được sở tướng. Cho nên phải có lượng xác định tánh

tướng trước rồi mới xác định được sở tướng.

Vô thường có định nghĩa của nó đó là thay đổi từng sát na. Do đó

trước đó mình phải nói, thay đổi từng sát na đó là vô thường, mình phải biết

thay đổi từng sát na trước rồi mình mới hiểu rằng đó là vô thường. Nó

thay đổi từng sát na đó, á thì ra như vậy, rồi mình mới hiểu được đó là vô

thường. Muốn hiểu được vô thường trước hết phải hiểu được định nghĩa

của nó trước, định nghĩa của nó là gì? - Đó là thay đổi từng sát na, bị thay

đổi từng giây phút. Vì thế muốn hiểu được sở tướng thì phải hiểu được

tánh tướng, định nghĩa trước thì sau đó mới hiểu được sở tướng.

Mình lại nói, tại sao nó là tánh tướng của cái đó? – Bởi vì mối quan hệ

của sở tướng và tánh tướng được thành lập, nhưng nếu chỉ nói thế này

không thì cũng không chứng minh được nó là tánh tướng của sở tướng đó.

Mà phải có cần có điều kiện thứ nhì đó là 8 ngả nhất thiết được khẳng

định. Ví dụ người ta hỏi, vô thường nghĩa là gì? - Mình nói, cái bình là vô

13
Tinh Hoa Phật Pháp 2

thường đó – như vậy không đúng. Cái bình là vô thường chỉ là ví dụ thôi,

nhưng cái bình không phải là định nghĩa của vô thường, vì cái bình là vô

thường nhưng đâu có nhất thiết vô thường là cái bình đâu mà còn nhiều

thứ khác như cái cột, cái chậu, cái bàn, cái ghế, … chúng cũng là vô thường

vậy. Cho nên vô thường không phải là cái bình mà cái bình chỉ là ví dụ

thôi.

Bây giờ theo Phật học thì định nghĩa của vô thường là sát na pháp, có

nghĩa là thay đổi từng sát na, cho nên nó phải hội đủ 8 ngả nhất thiết thì

mới đúng là định nghĩa của vô thường. Chứ nếu chỉ nói nó là cái bình thì

không hội đủ 8 ngả nhất thiết, 8 ngả nhất thiết đó là cái gì:

- Nếu là vô thường thì nhất thiết là sát na pháp.

- Nếu là sát na pháp thì nhất thiết là vô thường.

- Nếu không là vô thường thì nhất thiết không là sát na pháp.

- Nếu không là sát na pháp thì nhất thiết không là vô thường.

- Nếu có vô thường thì nhất thiết có sát na pháp.

- Nếu có sát na pháp thì nhất thiết có vô thường.

- Nếu không có vô thường thì nhất thiết không có sát na pháp.

- Nếu không có sát na pháp thì nhất thiết không có vô thường.

Phải hội đủ 8 ngả nhất thiết sát na pháp thì mới là tánh tướng của vô

thường, chứ nếu nói cái bình là tánh tướng của vô thường là không đúng.

Vì nếu là vô thường thì đâu nhất thiết đó là cái bình đâu, đâu nhất thiết

14
Tinh Hoa Phật Pháp 2

phải là cái bình vì còn có cái bàn, cái ghế nữa, hay là nếu mà có vô thường

thì đâu nhất thiết phải có cái bình. Vì nếu có vô thường thì có cái bàn cũng

được vậy do cái bàn cũng là vô thường vậy, cho nên phải hội đủ 8 ngả nhất

thiết thì mới hội đủ định nghĩa tánh tướng của vô thường.

Bây giờ người ta nói:

- Sát na pháp là tánh tướng của vô thường phải không?

- Ồ, phải.

- Vậy sát na pháp tại sao nó là tánh tướng của vô thường?

- Bởi vì mối quan hệ của tánh tướng và sở tướng được thành lập, đó là tiêu

chuẩn thứ nhất.

- Sự thành lập như thế nào?

- Bởi vì muốn hiểu được sở tướng (vô thường) thì đầu tiên có một lượng

xác định tánh tướng đó là sát na pháp. Lượng xác định tánh tướng trước khi mà

nó xác định vô thường và phải hội đủ 8 ngả nhất thiết đó là: [1] Nếu mà là vô

thường thì nhất thiết phải là sát na pháp; [2] Nếu là sát na pháp thì nhất thiết đó

là vô thường;... Cho nên phải hội đủ hai tiêu chuẩn đó thì đó mới gọi là tánh tướng

của vô thường.

Tương tự như vậy mình áp dụng cho những cái còn lại như là: sở

lượng, pháp, hữu, thành sở y.

Định nghĩa của thành sở y đó là được thành lập bởi lượng. Tại sao

được thành lập bởi lượng là tánh tướng của thành sở y? – Bởi vì mối quan

15
Tinh Hoa Phật Pháp 2

hệ giữa sở tướng và tánh tướng được thành lập và 8 ngả nhất thiết được

khẳng định. Mình có thể nói chi tiết hơn…

Tương tự như vậy, tánh tướng của sở lượng là gì? – Là được chứng

bởi lượng. Tại sao được chứng bởi lượng là tánh tướng của sở lượng? – Là

bởi vì mối quan hệ của tánh tướng và sở tướng được thành lập và 8 ngả

nhất thiết được khẳng định.

Cũng tương tự như vậy, tánh tướng của hữu là gì? – Là được thấy

bởi lượng. Thấy bởi lượng là tánh tướng của hữu vì mối quan hệ của tánh

tướng và sở tướng được thành lập và 8 ngả nhất thiết được khẳng định.

Tương tự, định nghĩa của pháp là nắm giữ sự tướng của nó, tại sao

nó là định nghĩa, là tánh tướng của pháp? – Là bởi vì mối quan hệ của tánh

tướng và sở tướng được thành lập và 8 ngả nhất thiết được khẳng định.

Cho nên mình phải nhớ từng định nghĩa hay tánh tướng của mỗi sở

tướng và phải hiểu được tại sao nó là tánh tướng của mỗi sở tướng.

Thầy nói rằng bắt đầu từ tuần thứ ba thầy sẽ bốc thăm kêu hai người

lên để thảo luận, hiện tại bây giờ không có vốn liếng gì để nói chuyện. Sau

hai tuần học thì có một ít vốn liếng về Phật pháp thầy sẽ kêu lên thảo luận,

có trao đổi thì mới mau tiến bộ. Các bạn phải về nhà học thuộc lòng, học

thuộc 5 tánh tướng của năm cảnh mình vừa mới học sở lượng, sở tri, hữu,

pháp, thành sở y. Mình phải học về định nghĩa của nó, phải hiểu tại sao nó

16
Tinh Hoa Phật Pháp 2

là tánh tướng của cái đó và mối quan hệ của tánh tướng và sở tướng được

thành lập và 8 ngả nhất thiết được thành lập. Mối quan hệ giữa sở tướng

và tánh tướng được thành lập là như thế nào và 8 ngả nhất thiết là như thế

nào mình phải hiểu. Có thảo luận mình sẽ nhớ bài hơn và nhớ kỹ rằng

trong tuần này trước khi học trò tới lớp, sẽ có ban giáo vụ của Nalanda Việt

Học gửi tới bài giảng. Có người sẽ ghi xuống từng lời của thầy nói rồi sẽ

gửi tới cho mọi người học, còn nếu mà không gửi kịp thì mọi người lên

mạng download xuống để nghe. Nhưng ban Giáo vụ sẽ cố gắng trước khi

lớp học bắt đầu vào tuần sau.

17

You might also like