You are on page 1of 8

TINH HOA PHẬT PHÁP 2

TÂM LOẠI HỌC

BÀI 27

KIẾN LẬP TÂM LOẠI HỌC


Tóm tắt theo:
Bài giảng của Thầy Geshe Loyang
Việt dịch: Sư cô Pháp Đăng
Ghi lại: Trinh Ngo
Chủ nhật, ngày 05/11/2017

Biện kinh

Hỏi Đáp
Ứng thành không phải như vậy đâu, vì Lý do không thành lập.
bạn chưa ra nói ra được tánh tướng của
Ý Hiện tiền.
Có không? Có.
Xin hãy nói ra. Tánh tướng của Ý Hiện tiền là Liễu tri ly
Phân biệt, không Sai loạn sanh từ Tăng
thương duyên bất cộng của chính nó là Ý
căn .
Lấy ‘Liễu tri ly PB không SL sanh từ Đồng ý.
Tăng thương duyên bất cộng của chính
nó là Ý căn’ làm biện đề, Ứng thành là
Ý Hiện tiền sao?
Ứng thành không phải như vậy đâu, vì Ý Hiện tiền chia ra làm 2 loại: Ý Hiện tiền
bạn chưa nói ra được phân loại của Ý đang nói ở ngay thời điểm này và Ý Hiện
Hiện tiền tiền không phải là cái thứ nhất
Ứng thành không phải như vậy đâu, vì Ý Hiện tiền mà đang nói ở ngay thời điểm
bạn chưa nói ra tánh tướng của Ý Hiện này là Tha chứng ly Phân biệt và không
tiền mà đang nói ở ngay thời điểm này Sai loạn được chỉ ra ở ngay thời điểm này
sanh từ Tăng thương duyên bất cộng của
chính nó là ý căn .
Ý Hiện tiền đang nói ở ngay thời điểm Ý Hiện tiền đang nói ở ngay thời điểm này
này được chia ra làm mấy loại? được chia ra làm 2 loại

1
Xin hãy nói ra. Một là dựa vào nhãn căn để tri nhận Sắc,
hai là dựa vào ý căn để tri nhận sắc.
Ứng thành, Ý Hiện tiền không phải là Đồng ý
chỉ dựa vào Ý căn để tri nhận sắc sao?
Ứng thành nếu là Ý Hiện tiền mà đang Tại sao?
nói ở ngay thời điểm này thì KHÔNG
nhất thiết sanh từ Tăng thương duyên
bất cộng của chính nó đó là Ý căn sao?
Ứng thành, nếu là Ý Hiện tiền mà đang Đồng ý.
nói ở ngay thời điểm này thì NHẤT
THIẾT sanh từ Tăng thương duyên bất
cộng của chính nó đó là Ý căn sao?
Oh Tsa! Ứng thành Ý Hiện tiền mà Đồng ý.
đang nói ở ngay thời điểm này thì
KHÔNG sanh từ Tăng thương duyên
bất cộng của chính nó đó là Nhãn căn
sao?
Oh Tsa! Ứng thành không phải có 5 Tại sao?
loại sao?
Oh Tsa! Ứng thành có 5 loại sao? Đồng ý
Xin bạn hãy nói ra Chấp sắc Ý Hiện tiền, Chấp thanh Ý Hiện
tiền, Chấp hương Ý Hiện tiền, Chấp vị Ý
Hiện tiền, Chấp xúc Ý Hiện tiền.
Lấy ‘Ý Hiện tiền trong dòng tương tục Đồng ý.
của người phàm phu’ làm biện đề, Ứng
thành không phải là Ý Hiện tiền được
chỉ ra ở ngay thời điểm này sao?
Tại sao? Tại vì trong kinh sách nói vậy.
Thầy nói khi người ta hỏi mình tại sao Ý Hiện tiền trong dòng tương tục của một
người phàm phu là Ý Hiện tiền đang có trong thời điểm này, thì mình phải trả lời
như vầy: nên hiểu rằng Ý Hiện tiền đang nói trong thời điểm này đã được nói trong
kinh là tri Sắc có hai tướng dựa vào Nhãn và Ý, nghĩa là muốn tri nhận được Sắc thì
cần có 2 cái là Nhãn thức và Ý thức; mới đầu Nhãn tri là Căn Hiện tiền tri nhận Sắc
ví dụ cái bình, sau đó Ý Hiện tiền mới xảy ra tri nhận cái bình. Nhưng trong dòng
dòng tương tục của người phàm phu ở ngay giữa có một gian đoạn gọi là Chấp sắc
Ý Hiện tiền sinh khởi rất ngắn không dài hơn một tối đoạn sát na (1/65 cái búng
ngón tay nhanh và mạnh của người khỏe mạnh, tùy theo kinh điển), như vậy mới đầu
là Nhãn tri tri nhận cái bình, sau đó mới đến Chấp sắc Ý Hiện tiền sau đó mới đến
tâm Phân biệt tri nhận cái bình.

2
Bài học

TÂM SỞ (tiếp theo)

NHỊ THẬP TÙY PHIỀN NÃO (20 phiền não phụ).


Gồm có: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuống, Xiểm, Kiêu, Hại, Vô tàm, Vô
quý, Mơ hồ, Trạo cữ, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Bất chánh tri,
Tán loạn.

17. Tâm Phóng dật. Tâm sở trụ trong một trong tam độc đi chung với tâm sở giải
đãi nên không giữ tâm thoát phiền não và các tội lỗi, hoàn toàn bất cần.
Không giữ tâm nghĩa là không kìm hãm hay nghiêm trì, kìm hãm tâm mình đ ể
không phạm tội lỗi, không làm chuyện bậy.
Chức năng. Làm bất thiện tăng trưởng và thiện bị chướng và làm mất nhân cách.
Phân loại có 2:
- Tâm phóng dật
- Thân tâm phóng dật.
o Thân phóng dật nghĩa là thường người ta đi một cách đàng hoàng,
khiêm cung, còn mình vì có tâm phóng dật nên không để ý, đi vung tay,
vung chân, huênh hoang tự đại, không quan tâm đến những hành động
của mình.
o Ngữ phóng dật nghĩa là khi tâm không phóng dật, mình nghĩ nếu nói
như vậy sẽ làm người khác đau lòng, sanh phiền não sẽ tạo ác nghiệp,
nhưng khi mình nổi giận mình không nghĩ như vậy nữa, người khác đau
lòng kệ họ, không phải là chuyện của mình, đó là ngữ phóng dật.
o Tâm phóng dật nghĩa là tối ngày chỉ nghĩ lung tung đến chuyện bất
thiện, không giữ tâm mình cho thanh tịnh.
Bản than Tâm phóng dật là phiền não, do tâm phóng dật nên đưa đến
phiền não khác, bất thiện nghiệp khác.
Nói chung mình phải cố gắng để ngăn chận, kìm hãm đừng có thân và ngữ phóng
dật. Ngữ phóng dật rất khó kìm hãm.

Thân và ngữ phóng dật có từ tâm phóng dật, khi mình muốn dạy đời hay mắng ai
mình phải nghĩ trước phải làm như vậy thì lời mới thoát ra; giữ tâm không phóng dật
sẽ giữ được thân và ngữ không phóng dật.
3
Khi đã học định nghĩa, chức năng và phân loại của tâm phóng dật thì mình hiểu
được thì cố gắng kiểm chứng mỗi ngày để kìm hãm không cho tâm phóng dật khởi
lên, đó mới thật sự là người tu hành; mình phải tự kiểm soát mình, đây là mục đích
tại sao học phật pháp

18. Tâm Thất niệm: Tâm sở làm cho tâm không rõ đối với thiện nghiệp và quên
thiện nghiệp do nhớ đến Sở duyên (đối tượng) của phiền não.
Thất niệm = không nhớ, quên
Do tâm thất niệm nên nhớ không rõ, quên thiện nghiệp, ví dụ: lúc trước mình đã
học định nghĩa, sau một thời gian mình quên hết không còn nhớ hay nhớ không
rõ ý nghĩa của định nghĩa nữa, chứng tỏ có tâm sở thất niệm xảy ra.
Chức năng: Làm tâm phóng tới các Sở duyên của phiền não bởi vì đã quên
những Sở duyên của thiện.
Tại sao mình có tâm thất niệm là do mình không huân tập, ví dụ mình học phật
pháp, học về ý nghĩa của phật pháp nhưng do mình không huân tập (thiếu tu) sự
nhớ nên quên. Thứ hai là do chức năng của Tâm thất niệm là làm cho tâm luôn
phóng đến các sở duyên của phiền não nên không nhớ đến thiện.
Cũng như nếu mình siêng tập thể dục, yoga mỗi ngày (tu thân) thì thân mình
luôn dẻo dai, nếu không tập thường xuyên than mình sẽ không dẻo dai và nhiều
bệnh. Tâm mình cũng phải huân tập để làm quen với thiện nghiệp, nếu không
tâm sẽ bị dao động và bị chi phối bởi ác nghiệp và sở duyên của phiền não. Có
thể hàng ngày mình đi kinh hành, thiền và tụng chú, nhưng mỗi cá nhân nên
kiểm lại, hiếm khi mình nghĩ đến tâm thiện, có nữa cũng xảy ra trong thời gian
rất ngắn, còn lại là xảy ra các tâm bất thiện, nên phải huân tập hướng về tâm
thiện nhiều hơn.
Tại sao như vậy ? Là vì từ vô thủy kiếp đến giờ, dòng tâm thức của chúng ta bị
chiếm bởi 6 tâm sở PN căn bản và 20 tâm sở tùy PN, lúc nào chúng cũng chen
lấn nhau trong dòng tâm thức của chúng ta, nên ta đã huân tập chúng và tu về
chúng, do đó hiếm khi có tâm thiện xảy ra trong ngày (tâm bất thiện thắng thế
hơn tâm thiện).
Trong một ngày mình nên dành ra 5 phút (thay vì tụng chú), mình lần chuỗi
xem có được bao nhiêu tâm thiện nào trong 11 tâm thiện và có bao nhiêu tâm
bất thiện nào trong 26 tâm bất thiện (6 tâm sở Phiền não căn bản và 20 tâm sở
tùy Phiền não) khởi lên, Gom lại chúng ta sẽ thấy đa phần là tâm bất thiện. Khi
học phật pháp, mình không học trên phương diện academic để thi mà mình
4
phải tư duy, 26 tâm sở Phiền não này là có liên hệ đến tập đế là nguyên nhân
gây ra đau khổ, khi Đức Phật chuyển pháp luân lần thứ nhất ở vườn Lộc uyển,
ngài thuyết Tứ thánh đế cho 5 anh em Kiều Trần Như, ngài đã nói rằng, đây là
khổ đế, đây là tập đế, đây là diệt đế, đây là đạo đế, Bước thứ 2 ngài nói rằng
phải biết khổ là gì, phải đoạn nguyên nhân của khổ là tập (sở đoạn, đối tượng
cần đoạn trừ), bước thứ ba là phải chứng đắc được diệt đế, bước thứ 4 là đạo đế
phải tu về đạo đế. Tu hành không phải là ngồi thiền, nhắm mắt và quán vị bổn
tôn mà phải biết rằng tu tập để nhận diện nguyên nhân của khổ (tập đế) và phải
đoạn được tập đế và tu đạo.

19. Tâm Bất chánh tri: Tâm sở mà đó là huệ hữu phiền não, bất tri bất kỳ hành vi
nào của ba ngã. Nó làm nền cho ác hạnh và tội lỗi.
Tri nghĩa là biết và nhận thức
Bất tri bất kỳ hành vi nào của ba ngã nghĩa là không biết bất kỳ hành vi nào
của thân, khẩu, ý.
Ví dụ:
- khi muốn sát sanh thì lập kế hoạch tỉ mỉ trong đầu, sát sanh bằng cách nào như
mài dao, v.v hay khi nổi sân lên thì nghĩ trong đầu phải đánh, chửi như thế
nào, đó gọi là tâm bất chánh tri.
- khi tâm tham chấp khởi lên, thấy vật đó thích thú và phân tích sâu hơn đẹp
như thế này. (tâm tham có 2 loại, thấy vật đó thì thích nhưng không phân tích
gì cả, và thấy vật đó thì thích và phân tích đẹp như thế nào, loại thứ 2 là tâm
bất chánh tri). Tâm sở bất chánh tri này có phiền não nên gọi là huệ hữu phiền
não.

Chức năng:
Đối với người có thọ giới thì làm cho người đó tạo ra tội lỗi chứ không phải
phạm giới, vì khi thọ giới thì có 4 giới căn bản (sát sanh, nói láo, uống rượu, tà
dâm) khi phạm thì mất giới luôn và các giới phụ khi phạm thì có lỗi.
Đối với người không có thọ giới thì tâm bất chánh tri là nguyên nhân dẫn đến ác
hạnh.
Phân loại có 3 loại:
- Bất chánh tri hỗ trợ ác kiến: bất chánh tri này hỗ trợ ác kiến có ngã lập của
ngoại đạo, họ quán chiếu và phân tích có trộn lẫn với phiền não. Đầu tiên phải

5
có bất chánh tri, tâm nghĩ sai bị trộn lẫn với phiền não nên từ từ sanh ra ác
kiến của ngoại đạo là có ngã lập, nên gọi là Bất chánh tri hỗ trợ ác kiến.
- Bất chánh tri tạo chướng cho huệ quán chiếu như lý sanh
Huệ quán chiếu như lý = huệ quán chiếu thuận với đạo lý
Bất chánh tri là tâm không thuận với đạo lý (nó là vô lý) nên nó tạo chướng
cho Huệ quán chiếu như lý sanh.
- Bất chánh tri tạo chướng cho tịch chỉ: Bất chánh tri là chướng ngại cho mình
đạt được tịch chỉ.

20. Tâm Tán loạn: Tâm sở thuộc một trong tam độc phần, làm tâm phân tán và tách
rời Sở duyên (không giữ được Sở duyên).
Tâm phân tán là không định tâm được trong đầu, nghĩ đủ thứ, tán loạn khắp
mọi nơi.
Chức năng: Làm định căn của mình bị suy đồi, mất đi định lực.
Phân loại. Tâm tán loạn có 6 loại:
- Tự tánh tán loạn: là Ngũ căn tri (Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân tri) tán loạn, ví
dụ mình đang thiền đặt tâm chuyên nhất vào đối tượng mà mắt mình nhìn dáo
dát hay tại lại nghe nhạc, nghe người khác nói.
- Ngoại tán loạn: là trạo cử, tâm bị phân tâm và phóng đi lung tung.
- Nội tán loạn: là hôn trầm vi tế, khi thiền mình có tâm khao khát, hỉ lạc để
thiền, do tâm tham vào hỉ lạc định đó dẫn đến hôn trầm vi tế.
- Tướng tán loạn: nói về danh, khi ngồi thiền người ta cho là mình là người
chứng đắc hay là bồ tát, vàmình nghĩ oh mình chứng đắc, mình là bồ tát mình
cần hành động như thế này.
- Thủ ác xúc tán loạn: là Ngã mạn, ‘oh tôi đây’.
- Tác ý tán loạn: là tác ý nghĩ từ bỏ thắng đạo và thắng định, đi theo hạ đạo và
hạ định.

20 Tâm sở tùy phiền não chỉ là liệt kê như vậy, không nhất thiết là đúng 20 phiền
não giống như trường hợp Ly hệ quả không nhất thiết là Quả thiệt, người ta chỉ liệt
kê vậy.

TỨ BẤT ĐỊNH.
Gồm có: Tâm sở Miên (ngủ), Tâm Hối (hối cải), Tâm Tầm, Tâm Từ

6
Bất định nghĩa là không ấn định được, đi chung với thiện là thiện, đi chung
với bất thiện là bất thiện. Gọi là Tứ bất định do dựa vào và bị chi phối bởi
động cơ và những cái hỗ trợ cho động cơ đó mới có thiện, bất thiện, hay vô
ký, nên gọi là bất định, không xác định được.

1. Tâm sở Miên. Tâm sở dựa vào thân nặng nề, suy nhược, mệt mõi, mơ màng, tác
ý mơ màn nên căn tri nhiếp vào cảnh (nghĩa là căn tri không hoạt động nữa).
Chức năng. Hình ảnh của đối tượng bị suy thoái và mất tất cả hoạt động. Tâm sở
miên thuộc về bất tri phần mà bất tri đó không là si hay hữu phiền não.
Phân loại: Thiện, bất thiện và vô ký.

2. Tâm sở Hối. Tâm sở vướng mắc với việc ngoài ý muốn sau khi tự nghĩ hoặc
do kẻ khác xúi giục thực hiện hành động thích đáng hay không thích đáng.
Chức năng. Làm nền tảng dẫn đến tâm vướng mắc, không an lạc.
Phân loại. Thiện, bất thiện và vô ký.
- Nếu hối hận về những việc thiện đã làm thì nó là tâm hối bất thiện (ví dụ cúng
dường bố thí sau đó nghĩ lại thấy tiếc, thì bố thí đó trở thành bất thiện),
- nếu hối hận về những việc bất thiện đã làm nó trở thành tâm hối thiện (ví dụ
sát sanh, sau đó hối hận tại sao mình lại sát sanh),
- tâm hối vô ký, ví dụ biết vậy mình không có đi cho rồi, nó thuộc dạng không
phải thiện, cũng không phải bất thiện

3. Tâm sở Tầm. Tâm sở dựa vào tâm sở tư hoặc tâm sở huệ để truy tìm duy
tướng của bất cứ nghĩa thô nào.
Tâm sở Tầm chỉ duy tìm nghĩa thô trên phương diện thoáng ở bên ngoài thôi.

4. Tâm sở Từ. Tâm sở dựa vào tâm sở tư hoặc tâm sở huệ để phân tích cặn kẽ
cảnh (đối tượng).
Tâm sở Từ thì phân tích cặn kẽ ý nghĩa, chi tiết hơn

Theo Hữu Bộ Tông, bất cứ Căn tri nào (nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân tri) cũng đều cần có
Tâm sở Tư và Tâm sở Tầm đi chung với nó, vì Tâm sở Tầm phân tích một cách sơ
sài ý nghĩa hình tướng của đối tượng trên phương diện thổ tổng, trong khi Tâm sở
Tư phân tích cặn kẽ hơn;
Ví dụ:
7
- Bơ làm bánh toma phải dung hòa ở trong nước lạnh và có nóng mới có thể
nặn ra được những cánh hoa.
- Con kiến bò trên cái bàn thì đâu có biết đó là cái bàn, nó chỉ biết chi tiết mà
không thấy tổng thể cái bàn.
- Khi nhìn một bức thangka, phải có tâm từ và tâm tầm thì mình mới thấy được
những đường nét vẽ cho ra hình ảnh của một vị Phật.

Bốc thăm đề thi để chuẩn bị đề cương biện kinh

- Hoàng Minh Hải đề số 3


Lê Ngọc Minh Hương đề số 6
Lữ Tuyết Ngọc đề số 12
Ngô Thị Ngọc Trinh đề số 10
- Nguyễn Hữu Hoàng đề số 1
Nguyễn Phúc Vĩnh Bảo đề số 5
- Nguyễn Thành Nhân đề số 8
Nguyễn Thanh Bình đề số 11
Nguyễn Thị Hải đề số 2
Nguyễn Thị Huệ đề số 9
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đề số 14
Nguyễn Thị Thanh Hà đề số 4
Nguyễn Thị Vân Anh đề số 7
Nguyễn Thu Hằng đề số 13
Phan Thị Hồng Nhung đề số 15

You might also like