You are on page 1of 2

BÀI NGUỒN GỐC CỦA PHIỀN NÃO

Ta sẽ học hiểu Phiền não từ đâu phát sinh để rồi ta có thể có cá nhận định đúng về
phiền não, sau khi có nhận định đúng thì mới có thể đoạn được phiền não.

Ví dụ: Khi ta thấy đứa con, nó không làm theo ý mình, cứ làm mình bực mình, và nổi
cáu, đó là phiền não.

Vấn đề nan giải:

Phiền não đó từ đâu phát sinh?


Làm sao đoạn được phiền não đó?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy ôn lại:

Có 6 căn:
Nhãn căn: thần kinh thị giác
Nhĩ căn: thần kinh thính giác
Tỷ căn: thần kinh khứu giác
Thiệt căn: thần kinh vị giác
Thân căn: thần kinh xúc giác
Ý căn: thuộc tâm,
- Chỗ chứa, thu nạp thông tin về sự hoạt động của 5 giác quan kia

Trần = cảnh
- Đối tượng của mắt: hình dáng, màu sắc
- Đối tượng của tai: âm thanh khác nhau
- Đối tượng của mũi: mùi khác nhau
- Đối tượng của lưỡi: vị khác nhau
- Đối tượng của thân: nặng, nhẹ, trơn, nhám, mướt,...
- Hình ảnh của đối tượng thu từ 5 giác quan trên được lưu lại trong ý căn.

6 căn + 6 trần = 6 thức.

Nhưng vì sao mắt + sắc lại sinh phiền não? Đó là điểm cốt lõi cần phải thấy ra.

Khi mắt + sắc = nhãn thức, không có phiền não. Vì nhãn thức chỉ thấy hình dáng,
màu sắc. Không có thương ghét, không tạo nghiệp.

Sự hội tụ của 3 pháp: nhãn căn, sắc trần, và nhãn thức là nhãn xúc. Khi đã có xúc
thì chúng ta phải ngầm hiểu sẽ có thọ, tưởng, và hành sinh khởi, và sau cùng là
thức sẽ nhận thức về cái thấy đó, tạo thành cái tâm lúc đó.

Có thọ, thọ là cảm giác dễ chịu, khó chịu, hoặc không có chịu không dễ chịu.

Có nhận thức (tưởng) cho ta biết cái đó là cái gì, trường hợp này gọi là sắc tưởng.
Nếu chỉ là hiện tưởng thì mọi vấn đề không có gì tốt xấu, vì hiện tưởng chỉ cho dữ
kiện về sắc đó.

Do tập khí ta không ở trên thực tại đang là được, mà nhảy qua hồi tưởng và tưởng
tượng.

Lúc đó hành phát sinh, trong hành có tư tâm sở dẫn đầu, và ta nắm tướng chung,
tướng riêng. Tướng chung là cái tổng thể đó, tướng riêng là các chi tiết của nó,
kéo theo các tâm sở thiện hay bất thiện, liền có phiền não phát sinh.

Thức uẩn lúc này bị nhuốm phiền não nên tạo ra tâm phiền não.
Ví dụ: ta thấy cái tách này, có hình dáng và màu sắc, nhãn thức chưa biết hình gì
màu gì.

Hình ảnh và màu sắc vào não, trong đó có dữ liệu, nó truy cập hình ảnh và dữ liệu
đó.

Tưởng uẩn cho biết đối tượng đó là gì, đó là tách nước.

Tưởng này là hiện tưởng, không tốt xấu, chỉ là thông tin do nhãn thức thấy nơi con
mắt. Tưởng chỉ cung cấp thông tin đó cho ta mà thôi.

Hành hoạt động, do Tư cầm đầu, nó nói: tôi thấy cái tách này đẹp (đã có Tư chen
vào). Ta liền nắm tướng chung tướng riêng. Phiền não phát sinh.

Phiền não này là tham, sân, si, ... trong trầm tích sâu thẳm của tâm mình. Phiền
não này không phải ở nơi cái tách. Không phải do cái tách mang phiền não đến cho
mình.

Trong mình đã có cái hữu lậu, cái phiền não, nó theo mình vạn kiếp dưới dạng ngủ
ngầm. Khi các phiền não đó + câu sanh với đối tượng thì phát sanh (dựa vào đối
tượng mới sanh).

Nếu là cái tách của người thương, ta nâng niu, ta chùi rửa và giữ cất.
Tách của kẻ thù, của người phải bội thì ta thù oán, ta đập vỡ nó.

Không phải do tách mà do tâm mình đang khởi lên các kiết sử

Các vấn đề này hoạt động theo quy luật của nó không ai điều động gọi là duyên khởi

Cách gì để đoạn trừ phiền não?

Khi ta thấy rõ tất cả bằng tuệ tri thì ta không khởi phiền não. Không có phiền não
thì ý thức căn không có phiền não để ghi vô ý căn. Lúc đó ta đã không tạo nghiệp
mới, mà nghiệp cũ đã bị ta chặn đứng. Vậy Tuệ tri có sức mạnh đoạn trừ phiền não
như vậy đó.

Tuệ tri đây là mắt, đây là sắc, đây là nhãn thức, đây là thọ, đây là tưởng, đây là
hành, đây là thức và chúng không phải là ta, là của ta, là tự ngã của ta. Lúc đó
tâm ta không bị uế nhiễm bởi phiền não.

Trong Kinh Trà Đế chúng ta sẽ hiểu lý Duyên Khởi một cách rốt ráo hơn:

Tỳ Kheo Trà Đế nói


-Có cái thức luân chuyển từ kiếp này đến kiếp khác, đời đời, như ở trong căn nhà,
nhìn qua 6 cửa sổ.

-Đức Phật gọi Trà Đế lại để hỏi, và quở trách Tỳ Ku+u Trà Đế là tà kiến
-Phật dạy: Không có cái thức sẵn luôn luôn có
-Không có cái gì gọi là ông chủ
-A Lại Da Thức cũng do duyên khởi thì có mặt, nếu không thì nó không hoạt dụng
-Đó là lý Duyên Khởi: có mắt, có sắc, có ánh sáng, vật trong tầm nhìn, không bị che
chắn thì mới có thức, còn không thì không có thức.

You might also like