You are on page 1of 1

3 Loại Nhận Thức

Thức trong sắc Uẩn được sanh khởi bởi căn + trần.
Căn + trần + thức (gọi là xúc). Xúc này cũng được gọi nôm na là sắc uẩn.
Khi nhãn căn tiếp xúc với sắc trần, chữ sắc đó không phải là sắc uẩn mà nó là sắc
pháp thuần.
Nhãn Căn + sắc thuần = nhãn thức => nhãn xúc, từ đây gọi là Sắc uẩn.

Thức trong nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức là cái biết của thức
tri, nó chỉ biết: hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm.

Tưởng tri là tri giác, dựa trên thức tri, lấy hình bóng trong tâm ra so với cái
thật bên ngoài, cho ta cái tên: à đây là cái tách uống nước, à kia là cái bảng viết
chữ. À nọ là màu này, à đó là hình tròn, v.v...

Hành uẩn khởi lên hỏi đây là của ai, khởi tâm thích hay không thích, ưa hay ghét.

Cả tiến trình trên gọi là thức uẩn, tức là thức biết đã có nhuốm thương ghét rồi.
Thức bị nhuốm này đã bao gồm 5 thức thuần túy ở trên nữa. Vì vậy thức uẩn là cả
tiến trình chứ không phải chỉ là nhãn thức.

Khi mắt thấy sắc có bao nhiêu thức khởi lên?

Mắt + sắc = nhãn thức, thân thức, ý thức khởi lên


Tai + tiếng = nhĩ thức, thân thức, ý thức khởi lên
Mũi + mùi = tỷ thức, thân thức, ý thức khởi lên
Lưỡi + vị = thiệt thức, thân thức, ý thức khởi lên
thân + xúc = thân thức, ý thức

Mắt + sắc = nhãn thức thọ xả,


Tai + tiếng = nhĩ thức, thọ xả
Mũi + mùi = tỷ thức, thọ xả
Lưỡi + vị = thiệt thức, thọ xả
Thân + xúc = thân thức, thọ khổ, lạc, xả (muội lược)

Ví dụ: ăn ớt cay thì khó chịu; cay là cái biết của thiệt thức, khó chịu là thân
thức, ý thức là biết cay vậy thôi. Nếu khởi tâm ghét bỏ, sân hận thì gọi là tâm
sân. Còn không có tâm sân thì các thức nói trên vẫn hoạt động đúng theo quy luật
của Pháp không có gì là sai cả.

Ví dụ: đạp miễng chai chảy máu khó chịu; đạp vào miễng là thân + xúc = thân thức,
khó chịu cũng là thân thức, ý thức là biết cái khó chịu đó. Nếu không có tâm sân
thì các thức nói trên vẫn hoạt động đúng theo quy luật của Pháp không có gì là sai
cả.

Ví dụ: nghe tiếng cửa đóng mạnh cái thình, có cảm giác khó chịu và nổi sân. Nhĩ
thức là cái nhận biết tiếng cửa thọ xả, thân thức giật mình thọ khổ, ý thức biết
các vấn đề trên, mọi việc đang đúng theo quy luật của nó. Thế thì ta liền đồng hóa
với thọ khó chịu của thân cho là ta khó chịu, sanh tâm sân, ý thức lúc này đã bị
nhiễm nên trở thành tâm sân. Tâm sân này được lưu lại trong ý căn để sau này có
dịp sẽ trồi ra tiếp.

Sắc uẩn thì ai cũng thấy như nhau, Tàu Tây, Việt đều như nhau. Qua tưởng uẩn, hành
uẩn thì mới có cái riêng tư.

You might also like