You are on page 1of 4

Trong cuộc sống xô bồ của hiện tại ta cần có một người ở bên cạnh để có thể chia sẻ những niềm

vui, những nỗi buồn, những khó khăn và hơn hết là có thể hiểu rõ mình để có thể cho mình
những lời khuyên hữu ích nhất, phù hợp nhất và có thể bên cạnh mình mọi lúc để có thể cùng
mình vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh hay cả những lúc thuận lợi nhất của cuộc sống.
Nhưng thật khó để ta có thể tìm được một người hoàn hảo như thế bởi đơn giản ai cũng có những
vấn đề riêng của họ cần giải quyết và chẳng ai cũng có đủ thời gian để bên cạnh mình bởi vì họ
cũng cần có những không gian riêng và hơn hết không phải ai cũng có đủ yêu thương để dành
thời gian mà chia sẻ cùng mình và cũng chẳng ai có đủ hiểu biết để có thể hiểu rõ mình, hoàn
cảnh của mình và đủ khả năng để giải quyết vấn đề của mình. Để có thể tìm được một người như
vậy thì trước tiên ta phải dành thời gian để đi tìm với một tấm lòng chân thành không vụ lợi và
vì chỉ khi ta cho đi trước thì mới có thể nhận về nhưng giữa cái xã hội đầy vội vã như thế này thì
thật khó, để ai đó có thể dành thời gian cho mình mà mình có thể cho họ thấy được sự chân thành
của mình. Nên cách này sẽ mất nhiều thời gian và công sức và mình thì lại chẳng có nhiều thời
gian và điều kiện để có thể chứng minh cho một người xa lạ về sự chân thành của mình. Nên ta
cần tìm một đối tượng khác mà mình có đủ thời gian và đủ kiện để có thể cho họ thấy được sự
chân thành của mình và người đó không ai khác là “CHÍNH MÌNH”.
Tại sao lại là chính mình?
Vì chẳng có ai hiểu rõ mình bằng chính bản thân mình (ngay cả mình cũng chẳng hiểu được bản
thân mình thì tại sao lại mong người khác hiểu được mình)
Vì chẳng ai có thể bên cạnh ta mọi lúc dù đó có là cha mẹ, anh em, vợ chồng, bạn bè,… không
một ai cả.
Vì chẳng ai có thể giúp được mình nếu như mình không hành động: dù cho họ có cho bạn lời
khuyên hay đến mấy, tốt đến mấy mà mình không chịu hành động thì những lời khuyên đó điều
vô nghĩa.
Vì chẳng ai có thể chịu đựng thay mình những cảm xúc tiêu cực và những khó khăn mà mình
đang phải chịu.
Và cuối cùng chẳng ai có thể chịu trách nhiệm về cuộc đời mình ngoài chính bản thân mình.

KHỔ ĐAU
Đã sinh ra trong đời không ai mà không khổ, không ai mà không đau nên khi khổ đau đến chẳng
có gì là lạ, sở dĩ ta thấy lạ là vì nó đến quá bất ngờ nên ta chưa kịp chuẩn bị để chào đón nó nên
ta thấy lạ mà thôi. Nếu như ta có sự hiểu biết về khổ đau ngay từ trước và có sự chuẩn bị sẵn
sàng thì dù khổ đau có đến thì ta cũng có thể vui vẻ mà chào đón như đón chào những ngừời bạn
thân lâu ngày gặp lại mà thôi.
Vậy khổ đau là gì: có nhiều định nghĩa về khổ đau khác nhau tuỳ theo cách diễn đạt của mỗi
người nhưng nói chung thì khổ đau là một trạng thái tiêu cực của con người và tuỳ theo từng
mức độ mà có cách gọi khác nhau.
Và ở đời dù giàu sang hay nghèo khó thì ai cũng đều phải trải qua những khổ đau theo cách này
hoặc cách khác nhưng cảm giác khổ đau là giống nhau. Nên ở đời có vô số khổ đau: nghèo
không có ăn là khổ, thiếu nợ là khổ, phá sản là khổ, con cái không nghe lời là khổ, cha mẹ mất là
khổ, đau bệnh là khổ, tai nạn là khổ, bị lừa gạt là khổ,….. vô số nỗi khổ có kể đến cả đời cũng
không hết nhưng chung qui lại thì có 8 cái khổ chính:
thứ 1: sinh ra là khổ- vì sinh ra không khổ thì con người đâu chào đời bằng tiếng khóc.
Khi được sinh ra không chỉ con khổ, mẹ khổ mà những người xung quanh cũng khổ vì sự lo
lắng, sự sợ hãi và suy tư về kinh tế,… về sự khổ này đối với những người trẻ thì khó mà hiểu
được nhưng với những người làm nghề bác sĩ phụ khoa và những ai từng làm cha, làm mẹ thì sẽ
hiểu rất rõ.
Thứ 2: Già là khổ- khi về già chúng ta không còn được minh mẫn, tay chân thì run rẫy, sức khoẻ
thì suy yếu không thể làm gì để giúp ích mọi người mà ngược lại còn làm phiền, làm khổ những
người xung quanh.
Thứ 3: Bệnh là khổ- Khi bệnh chúng ta chẳng thể làm gì ngoài việc nằm một chỗ, ăn uống thì
khó khăn lại còn chịu đựng những cơn đau từ thể xác.
Thứ 4: Chết là khổ- ai cũng nghĩ rằng chết là hết nên có gì mà khổ nhưng cái khổ ở đây không
phải là nói về cái khổ sau khi chết mà là cái khổ trước khi chết vì ai cũng sợ chết nên khi sắp
chết khổ vô cùng. Nói tới đây có nhiều bạn bảo Nam nói khoác vì Nam trải qua chưa mà biết sắp
chết sẽ khổ, đôi khi có những chuyện mình không cần phải trải qua thì mới có thể biết được mà
chỉ cần mình để tâm quan sát thì ta cũng có thể biết được ví dụ như bạn thấy con rắn độc bò lại
bạn mà trong lúc đó chân bạn đang bị đau không thể chạy bạn có khổ không? tại sao lại khổ? tại
vì mình sợ rắn cắn chết.
thứ 5: Thương nhau mà phải xa cách là khổ- khi mình thương một ai đó nhưng vì hoàn cảnh (đi
làm ăn xa, đi du học, gia đình không cho quen, người mình thương chết,…) nên mình khổ.
Thứ 6: ghét nhau mà sống chung nên khổ- cái này thì trái ngược với điều thứ 5 (như sống chung
với người mình ghét, học chung đứa mình không ưa, làm chung người mình không thích,…)
Thứ 7: Cầu không được nên khổ- như mình đang đói cầu cho có cơm ăn mà không được, cầu cho
có nhiều tiền mà không được, cầu được nổi tiếng mà không được, cầu cho có người yêu mà
không được,….
Thứ 8: Thân bất hoà nên khổ- thân mình gồm có thân xác, cảm xúc và sự hiểu biết (ví dụ vừa
muốn nhắn tin với người yêu mà vừa không muốn nhắn tin, vừa muốn đi ăn mà vừa không muốn
đi ăn, vừa muốn đi du lịch vừa không muốn đi, vừa ghét mà cũng vừa thương, vừa thấy đau mà
vừa thấy không đau,…)
Vậy nguyên nhân gì khiến mình đau khổ? Có rất nhiều nguyên nhân khiến bản thân đau khổ
nhưng chung qui lại là do không hiểu được mình vì sao vậy? vì có thể trong cùng một hoàn cảnh
mà chỉ có mình khổ còn những người bên cạnh thì không nên cái khổ là ở mình do mình không
hiểu rõ bản thân mình và chỉ chính mình mới hiểu được cái khổ là như thế nào.
Vậy làm sao để hết khổ? Khi mình hiểu ra được rằng khổ đau hiện diện là do mình không hiểu rõ
được mình nên mới dẫn đến khổ đau vậy thì muốn hết khổ đau thì ta chỉ cần hiểu rõ bản thân là
có thể chấm dứt được khổ đau, vậy làm sao để hiểu rõ được bản thân? Đó chính là lý do vì sao
khổ đau hiện diện.
Khi khổ đau hiện diện chính là sự nhắc nhở cho chúng ta biết chúng ta phải quay lại để hiểu về
mình. Mỗi một khổ đau là một sự nhắc nhở về một điều gì đó ở chính bản thân mình nên điều
đầu tiên mình cần làm đó là nhận biết được sự hiện diện của khổ đau (khổ đau đang đến, mình
đang khổ và mình biết mình có thể làm chủ được khổ đau mình có thể nghĩ trong đầu hoặc nói ra
hoặc viết ra để có thể nhận biết được sự hiện diện của khổ đau) khi mình đã nhận biết được sự
hiện diện của khổ đau rồi thì mình bắt đầu xem khổ đau đến để nhắc nhở ta điều gì? khi khổ đau
đến là để lấy đi những thứ ở bên ngoài (1 phần thân thể, của cải, tài sản, người thân,…) thì đó là
sự nhắc nhở rằng mình đã thụ hưởng quá nhiều đã đến lúc mình phải nhường lại cho người khác,
nhắc nhở mình phải biết trân trọng những gì đang có, nhắc nhở bản thân đời là vô thường nên
đừng tham đắm nữa, nhắc nhở mình về giá trị của thật sự của những thứ mất đi (tất cả chỉ là giá
trị ảo),… không những nhắc nhở mình mà khổ đau đến còn giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, trưởng
thành hơn, bao dung hơn và sống tốt hơn. Nếu như chúng ta không nhận biết được sự hiện diện
của khổ đau thì khổ đau sẽ kéo dài và nếu như chúng ta không nhận ra được giá trị của khổ đau
thì sau này khổ đau sẽ đến dài dài.

Có thương có, ghét thì có khổ


Có khổ mới có chất liệu tu
Có tu thì mới có hiểu
Hiểu rồi thì hết ghét hết thương

HẠNH PHÚC
Trái với khổ đau thì hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được, trong khi khổ đau là trạng
thái tiêu cực của cảm xúc thì hạnh phúc chính là trạng thái tích cực của cảm xúc. Cũng tuỳ theo
theo cách diễn đạt của mỗi người mà hạnh phúc sẽ có cách diễn đạt khác nhau và cũng tuỳ và
mức độ của sự tích của cảm xúc mà có nhiều tên gọi khác nhau.
Vậy khi nào ta có được hạnh phúc?
Khi chưa có sự hiểu biết về khổ đau thì ta thường chạy đi tìm kiếm hạnh phúc nhưng khi ta có sự
hiểu biết về khổ đau rồi thì ta thấy rằng để có được hạnh phúc ta phải đi qua khổ đau vì khổ đau
và hạnh phúc là 2 cực của cảm xúc giống như 2 mặt của đồng tiền tuỳ sự nhìn nhận của bản thân
(sự nhận thức và khả năng chịu đựng của mỗi người) mà thấy hạnh phúc hay khổ đau mà thôi.
Chính vì hạnh phúc là một trạng thái của cảm xúc nên chẳng có hạnh phúc nào trường tồn và
vĩnh hằng, vì hạnh phúc là một trạng thái của cảm xúc nên thay vì phải đi tìm kiếm hạnh phúc ở
đâu xa thì ta chỉ cần thay đổi sự nhận thức của bản thân về cuộc sống bằng cách không ngừng
nâng cao sự hiểu biết của mình, giảm bớt ham muốn-giảm bớt mong cầu (đây là cách giảm bớt
khổ đau) hoặc những ham muốn những mong cầu dễ thực hiện vậy làm sao để tăng sự hiểu biết
và giảm bớt ham muốn giảm bớt mong cầu? để tăng sự hiểu biết thì ta cần trải nghiệm nhiều vào
vì chỉ có trải nghiệm mới giúp ta tăng sự hiểu biết còn việc học chỉ giúp ta có thêm kiến thức chứ
không thể xem là sự hiểu biết được vì nó chưa có sự thực hành từ bản thân nên chưa thể xem là
hiểu biết, còn muốn giảm ham muốn giảm mong cầu thì phải giữ tâm được an muốn tâm được an
thì phải có định tâm muốn định tâm thì phải nên ngưng làm điều ác siêng làm điều lành. nếu chỉ
tăng sự hiểu biết mà không kết hợp với việc giảm bớt ham muốn, giảm bớt mong cầu thì chỉ có
thể kéo dài thời gian hạnh phúc chứ chẳng thể hết khổ đau. Khi những ham muốn những mong
cầu không còn thì khổ đau chấm dứt thì hạnh phúc cũng không còn lúc là trạng thái của sự bình
an.
Khi ta đã hiểu được hạnh phúc là gì rồi thì khi ai đó nói với mình rằng: “tôi sẽ cho bạn hạnh
phúc”
thì hãy hỏi họ: “bạn đã có hạnh phúc chưa?”
Nếu họ bảo là “chưa” thì chính bản thân họ còn chưa có hạnh phúc thì làm sao có thể cho bạn
hạnh phúc được nên đừng tin lời họ.
Nếu họ bảo đã có hạnh phúc rồi thì bạn hãy hỏi họ: “làm sao để có được hạnh phúc?”
nếu họ bảo rằng là do tự họ tạo ra thì chính câu trả lời của họ cho ta thấy hạnh phúc chỉ có thể do
chính mình tạo ra chứ không thể cho được.
còn nếu họ bảo rằng là do cha mẹ cho thì bạn thấy đó bản thân họ không có hạnh phúc mà phải
nhờ người khác cho thì làm sao họ có thể cho bạn được.
Hạnh phúc chẳng đâu xa
Mà ở ngay chính ta
Chỉ cần buông tay ra
Hạnh phúc đầy tay ta.
TÌNH YÊU
Thật khó mà có thể định nghĩa chính xác về tình yêu nhưng có thể hiểu đơn giản là tình yêu cũng
là một trạng thái tích cực của cảm xúc nhưng ở dưới hạnh phúc ví dụ thang điểm của cảm xúc là
10 thì hạnh phúc chính là điểm 10 vì đó là điểm cuối cùng còn tình yêu là ở mức 7-8 chính vì thế
mà tình yêu càng mạnh thì càng thoi thúc con người ta hành động để đạt được điểm 10 (hay kết
quả cuối cùng là hạnh phúc) cho nên khi không đạt được mong muốn thay vì cảm xúc về lại số 0
thì nó lại về số âm (trạng thái tiêu cực) chính vì vậy nên con người ta mới hay khổ vì yêu.
Nên trước khi yêu người khác phải học cách yêu bản thân bằng cách hiểu rõ bản thân mình và
biết làm chủ được cảm xúc của mình còn khi chưa thể yêu được chính mình thì đừng bao giờ nói
yêu ai bởi khi đó không phải ta đang yêu mà là ta đang là nô lệ của tình yêu mà đã là nô lệ thì
không thể nào có được tự do chính vì thế mà ta thấy những người khi yêu thường hay mù quáng
và luôn mất ăn mất ngủ vì tình yêu.

You might also like