You are on page 1of 3

3 Mức Độ Nhận Thức

Thức Tri
Tưởng Tri
Tuệ Tri

Thức Tri: Chưa có sự nhận biết đối tượng, mà chỉ mới ghi nhận thôi. Cần có Tưởng
(một Tâm Sở Biến Hành mới nhận biết ở mức độ tri giác). Tưởng có chức năng: phân
tích chi tiết, tổng hợp, hình thành vật khái niệm và danh khái niệm.

Nhãn căn + sắc trần => nhãn thức rõ biết các hình dáng màu sắc (thuần biết sự khác
nhau của màu sắc chứ chưa biết hình gì, màu gì, vật gì). Ở đây rõ biết này gọi là
THẤY.

Nhĩ căn + thanh trần => nhĩ thức rõ biết các âm thanh (thuần biết sự khác nhau của
âm thanh, vang, nhỏ, cao, thấp chứ chưa biết đó là tiếng gì). Ở đây rõ biết này gọi
là NGHE.

Tỷ căn + hương trần => Tỷ thức rõ biết các mùi (thuần biết sự khác nhau của các mùi
thơm, thối, hôi, tanh) nhưng chưa biết tên mùi đó là mùi gì. Ở đây rõ biết này gọi
là NGỬI.

Thiệt căn + vị trần => Thiệt thức rõ biết các vị (thuần biết sự khác nhau của mặn,
đắng, chua cay) nhưng chưa biết tên nó là mặn đắng chua cay. Ở đây rõ biết này gọi
là NẾM.

Thân căn + xúc trần => Thân thức rõ biết sự va chạm, giữa thân và đồ vật, quần áo,
người khác (thuần biết cái khác nhau của trơn, nhám, nóng lạnh khác nhau) nhưng
không biết nó là trơn, nó là nhám, nó là lạnh, nó là nóng. Ở đây rõ biết này gọi
là SỰ XÚC CHẠM.

Ý căn + pháp trần [thọ, tưởng, hành] => ý thức rõ biết các cảm giác, rõ biết các
hình bóng thô, tế, rõ biết các suy nghĩ trong tâm. Vì ý thức đã có sự ảnh hưởng
của thọ, tưởng, và hành cho nên thức này đã có sự ảnh hưởng của các cảm giác, của
nhận thức, và của các suy nghĩ.

Tưởng tri là cái biết của tưởng uẩn.

Khi một trong 5 thức sau đâ sanh khởi:

Nhãn căn + sắc trần = nhãn thức


Nhĩ căn + thanh trần = nhĩ thức
Tỷ căn + hương trần = Tỷ thức
Thiệt căn + vị trần = Thiệt thức
Thân căn + xúc trần = Thân thức

Sự hội tụ của 3 pháp căn, trần, thức gọi là XÚC.

Do duyên có XÚC, sanh THỌ (1 trong 3 cảm giác khó chịu, dễ chịu, hay hông khó chịu
không dễ chịu, hay KHỔ, LẠC, XẢ)

XÚC sanh THỌ, TƯỞNG, HÀNH.

Tưởng này là sự định danh, định nghĩa, biết tên đối tượng.
Có 3 loại tưởng:

TƯỞNG HIỆN TẠI: Hiện Tưởng


TƯỞNG QUÁ KHỨ: Hồi tưởng
TƯỞNG TƯƠNG LAI: tưởng tượng.

Nếu thấy bằng HIỆN TƯỞNG, có thể thấy thực tánh của đối tượng nếu có TRÍ TUỆ soi
chiếu
Nếu thấy bằng HIỆN TƯỞNG và không có TRÍ TUỆ soi chiếu thì không thấy thực tánh.
Nếu thấy bằng hồi tưởng thì không thấy thực tánh.
Nếu thấy bằng tưởng tượng thì không thấy thực tánh.

Ví dụ 1: Khi nhìn cái tách thì

Nhãn căn + sắc trần = nhãn thức


Thần kinh thị giác + vật có hình dáng và màu sắc = sự rõ biết vật có hình dáng và
màu sắc. Đây là thức tri nơi mắt đối với sắc trần.
Sự hội tụ của 3 pháp Nhãn căn + sắc trần + nhãn thức gọi là NHÃN XÚC.
NHÃN XÚC sanh THỌ [khổ, lạc, hay xả]
NHÃN XÚC sanh TƯỞNG, lúc này hình bóng của cái tách trong tâm hiện lên cho ta một
khái niệm cái mình vừa thấy là cái tách. Lúc này thì thực tướng và thực tánh của
đối tượng không được thấy chính xác nữa nếu không có CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC soi vào.
Sau khi Tưởng sanh khởi thì HÀNH sanh khởi, hành này tức là TƯ. Các tâm sở thiện,
bất thiện, hay tợ tha sẽ khởi để tạo nghiệp.
Ý căn bây giờ tiếp xúc với [thọ, tưởng, hành] vừa nói trên, tạo ra ý thức kế tiếp.
Ý thức bây giờ đã bị nhiễm bởi các [thọ, tưởng, hành] do không có CHÁNH NIỆM SOI
SÁNG.

Ví dụ 2: Khi nghe tiếng chim kêu

Nhĩ căn + thanh trần = nhĩ thức


Thần kinh thính giác + âm thanh to nhỏ khác nhau = sự rõ biết âm thanh. Đây là
thức tri nơi tai đối với thanh trần.
Sự hội tụ của 3 pháp Nhĩ căn + THANH TRẦN + NHĨ THỨC gọi là NHĨ XÚC.
NHĨ XÚC sanh THỌ [khổ, lạc, hay xả]
XÚC sanh TƯỞNG, lúc này hình bóng của con chim hay các tiếng chim hiện lên trong
tâm cho ta khái niệm, đó là tiếng chim kêu. Lúc này thì thực tướng và thực tánh
của đối tượng không được thấy chính xác nữa nếu không có CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC soi
vào.
Sau khi Tưởng sanh khởi thì HÀNH sanh khởi, hành này tức là TƯ. Các tâm sở thiện,
bất thiện, hay tợ tha sẽ khởi để tạo nghiệp.
Ý căn bây giờ tiếp xúc với [thọ, tưởng, hành] vừa nói trên, tạo ra ý thức kế tiếp.
Ý thức bây giờ đã bị nhiễm bởi các [thọ, tưởng, hành] do không có CHÁNH NIỆM SOI
SÁNG.

Ví dụ 3: Khi nghe tiếng chuông thì

Nhĩ căn + thanh trần = nhĩ thức


Thần kinh thính giác + âm thanh to nhỏ khác nhau = sự rõ biết âm thanh. Đây là
thức tri nơi tai đối với thanh trần.
Sự hội tụ của 3 pháp NHĨ CĂN + THANH TRẦN + NHĨ THỨC gọi là NHĨ XÚC.
NHĨ XÚC sanh THỌ KHỔ (cảm giác KHÓ CHỊU)
XÚC sanh TƯỞNG, lúc này hình bóng của tiếng chuông trong tâm cho ta khái niệm, đó
là tiếng chuông. Lúc này thì thực tướng và thực tánh của đối tượng không được thấy
chính xác nữa vì không có CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC soi vào.
Sau khi Tưởng sanh khởi thì HÀNH sanh khởi, hành này tức là TƯ. Tư này nói: tiếng
chuông gì chả vang, nghe rát tai. Các tâm bất thiện liền khởi để tạo nghiệp.
Ý căn bây giờ tiếp xúc với [thọ, tưởng, hành] vừa nói trên, tạo ra ý thức kế tiếp.
Ý thức bây giờ đã bị nhiễm bởi các [thọ, tưởng, hành] do không có CHÁNH NIỆM SOI
SÁNG.

Tuệ Tri là cái biết do CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC soi sáng. Không những chỉ biết cái gì
đang xảy ra mà biết thấu suốt rõ ràng nhân quả, sự sanh diệt, thấy được sự thay
đổi, sự bất toàn, sự phối hợp của các pháp đang có mặt.

Ví dụ 4: Khi ngửi mùi hương hoa thì

Tỷ căn + hương trần = tỷ thức


Thần kinh khứu giác + mùi hương khác biệt = sự rõ biết mùi hương. Đây là thức tri
nơi mũi đối với hương trần.
Sự hội tụ của 3 pháp TỶ CĂN + HƯƠNG TRẦN + TỶ THỨC gọi là TỶ XÚC.
TỶ XÚC sanh THỌ LẠC (cảm giác DỄ CHỊU).
Lúc này ta chánh niệm rõ biết đây là căn, đây là trần, đây là thức, đây là xúc, đây
là cảm giác dễ chịu nơi thân thì mọi chuyện coi như OK, ta vẫn đang có chánh niệm
tỉnh giác, ta vẫn đang tuệ tri.
Lúc này tưởng khởi cho biết đây là mùi thơm hoa hồng. Ta vẫn dùng CHÁNH NIỆM TỈNH
GIÁC tuệ tri rằng có tưởng đang khởi lên.
Tư có thể chen vào: à ta sẽ hái bông hồng vào cúng Phật. Lúc này CHÁNH NIỆM TỈNH
GIÁC dùng tuệ tri soi sáng có suy nghĩ đó. Tâm muốn này không phải là tâm tham mà
là tâm DỤC tốt. Còn nếu nghĩ: mang hoa vào cúng Phật để cầu nguyện cho trúng số,
ta sẽ giàu, ta sẽ mua nhà to, xe đẹp, và quên mất CHÁNH NIỆM thì không còn tuệ tri
nữa.

You might also like