You are on page 1of 5

TÓM TẮT KINH TẤT CẢ LẬU HOẶC (SỐ 2)

(Sabbāsava Sutta)
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Chủ giảng: Đức Phật.
Đối tượng: Hội chúng Tỳ-kheo.
Địa điểm: Sāvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika
(Cấp Cô Ðộc).
Bản kinh tương đương trong Trung A-hàm: Trung. 10. Lậu tận kinh 漏盡經
(Đại. 1, 431). Tham chiếu: Biệt dịch 0031. Nhất thiết lưu nhiếp thủ nhân kinh
一切流攝守因經 (Đại. 1, 813); Tăng. 40.6. Tịnh chư lậu kinh 淨諸漏經 (Đại.
2, 740); Tăng Chi Bộ (A. 6, 58).
Tựa đề bằng tiếng Anh: All the Fermentations (Bhikkhu Thanissaro dịch)
All the Defilements (Bhikkhu Sujato dịch)
All the Taints (Bhikkhu Bodhi dịch)
Discourse on all the cankers (I. B. Horner)
Thượng tọa Nhật Từ trong bài giảng cho Tăng Ni sinh khoa ĐTTX K. I đã đặt
lại tựa đề: “Bảy cách tu”.
Ý chính: Đức Phật giới thiệu bảy phương pháp đoạn trừ lậu hoặc cho các Tỳ-
kheo. Xuyên suốt bảy cách thức này, “Như lý tác ý” được xem là yếu tố quan
trọng nhất trong cả bài. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho quá trình ứng dụng các
phương pháp đoạn trừ lậu hoặc.
II. NỘI DUNG
1. Đoạn trừ lậu hoặc bằng tri kiến (Dassanā pahātabbāsavā = Taints to be
abandoned by seeing)
- Yết kiến các bậc Thánh, bậc Chân nhân; thuần thục/ học hỏi Pháp các bậc
Thánh, bậc Chân nhân và tu tập Pháp của bậc Thánh, bậc Chân nhân.
- “Như lý tác ý” (Yoniso manasikāra) để không rơi vào một trong 6 tà kiến:
Phần tiếng Anh được lấy từ Toát yếu Kinh Trung Bộ của Ni sư Trí Hải.
1) “Ta có tự ngã” (Seft exists for me): Thuyết duy linh, thuộc Thường kiến.
2) Ta không có tự ngã (No self exsists for me): Thuyết Duy vật, chỉ có thể xác.
3) Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã (I perceive seft with seft): Chấp ngã gồm
cả 2, linh hồn và thể xác.
1
4) Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã (I perceive not-seft with seft).
5) Không do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã (I perceive seft with not-seft).
6) Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã
làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã của ta là thường trú, thường hằng, hằng tồn,
không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại (It is this seft of mine that speaks and
feels and experiences here and there the result of good and bad actions; but this
self of mine is permanent, ect, no subject to change). Một dạng hoàn toàn chấp
hữu, chấp thường.
Các loại quan điểm này được gọi là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý
luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược.
Sáu quan điểm được Bhikkhu Sujato dịch như sau:
1) The view I have a self
2) The view I have no self ...
3) The view It is precisely by means of self that I perceive self ...
4) The view It is precisely by means of self that I perceive not-self
5) The view It is precisely by means of not-self that I perceive self
6) This very self of mine -- the knower that is sensitive here and there to the
ripening of good and bad actions -- is the self of mine that is constant,
everlasting, eternal, not subject to change, and will endure as long as eternity.
Như lý tác ý về Tứ đế. Nhờ tác ý như vậy, ba kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm
thủ được đoạn trừ.
2. Đoạn trừ lậu hoặc bằng sự phòng hộ các căn (Saṃvarā pahātabbāsavā =
Taints to be abandoned by restraining)
“Khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý
tiếp nhận các pháp (thông tin), không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ
tướng riêng. Vị ấy phòng hộ một trong 6 căn, hoặc 6 căn khiến cho các ác, bất
thiện pháp, ưu bi, dính mắc… không sanh khởi.
3. Đoạn trừ lậu hoặc bằng như lý giác sát khi thọ dụng (Paṭisevanā
pahātabbāsavā = Taints to be abandoned by using)
“Như lý giác sát thọ dụng y phục, chỉ để ngăn ngừa lạnh, ngăn ngừa nóng, ngăn
ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với
mục đích che đậy sự trần truồng”.
“Như lý giác sát thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải
để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để

2
thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để
hỗ trợ Phạm hạnh.”
4. Đoạn trừ lậu hoặc bằng cách kham nhẫn (Adhivāsanā pahātabbāsavā =
Taints to be abandoned by enduring)
Như lý giác sát, kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi,
sức nóng mặt trời, các loài bò sát; kham nhẫn những cách nói mạ lị phỉ báng;
những cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức
nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người.
5. Đoạn trừ lậu hoặc bằng sự tránh né (Parivajjanā pahātabbāsavā = Taints
to be abandoned by avoiding)
Như lý giác sát tránh né voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc,
hố sâu, vực núi, ao nước, chỗ nhớp, vũng nước, những chỗ ngồi không xứng
đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác độc.
6. Đoạn trừ lậu hoặc bằng sự trừ diệt trong tâm thức (Vinodanā
pahātabbāsavā = Taints to be abandoned by removing)
Như lý giác sát, không chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diện tận,
không cho tồn tại (dục niệm ấy). Không chấp nhận sân niệm... Không chấp nhận
hại niệm...Không chấp nhận ác, bất thiện pháp khởi lên...
7. Đoạn trừ lậu hoặc bằng sự tu tập (Bhāvanā pahātabbāsavā = Taints to be
abandoned by developing)
Như lý giác sát tu tập Niệm giác chi (P. Paṭisaṅkhā yoniso satisambojjhaṅgaṃ
bhāvet; E. The mindfulness enlightenment factor) để Niệm giác chi này nương
vào viễn ly, nương vào ly tham, nương vào đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Như lý giác sát tu tập Trạch pháp giác chi (P. Paṭisaṅkhā yoniso
dhammavicayasambojjhaṅgaṃ bhāveti; E. The investigation-of-states
enlightenment factor) để Trạch pháp giác chi này nương vào viễn ly, nương vào
ly tham, nương vào đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Như lý giác sát tu tập Tinh tấn giác chi (P. Vīriyasambojjhaṅgaṃ bhāveti; A.
The energy enlightenment factor) để Tinh tấn giác chi này nương vào viễn ly,
nương vào ly tham, nương vào đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Như lý giác sát tu tập Hỷ giác chi (P. Pītisambojjhaṅgaṃ bhāveti; A. The
rapture enlightenment factor) để Hỷ giác chi này nương vào viễn ly, nương vào
ly tham, nương vào đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Như lý giác sát tu tập Khinh an giác chi (P. Passaddhisambojjhaṅgaṃ bhāveti;
A. The tranquillity enlightenment factor) để Khinh an giác chi này nương vào
viễn ly, nương vào ly tham, nương vào đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

3
Như lý giác sát tu tập Định giác chi (P. Samādhisambojjhaṅgaṃ bhāveti; A.
The concentration enlightenment factor) để Định giác chi này nương vào viễn
ly, nương vào ly tham, nương vào đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Như lý giác sát tu tập Xả giác chi (P. Upekkhāsambojjhaṅgaṃ bhāveti; A. The
equanimity enlightenment factor) để Xả giác chi này nương vào viễn ly, nương
vào ly tham, nương vào đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
III. KẾT LUẬN
Các Tỳ-kheo sau khi nghe lời Thế Tôn thuyết giảng về bảy cách đoạn trừ lậu
hoặc này, liền hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
IV. CÁC THUẬT NGỮ
Yoniso manasikāra: Như lý tác ý (wise/ proper / Appropriate attention)
* Ba lậu: Dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
Dục lậu (Kāmāsava = 欲漏 = The defilement of sense-desire): Vì năm dục
lạc ở thế gian (sắc, thinh, hương, vị, xúc) mà sinh ra phiền não (lậu).
Hữu lậu (Bhavāsava = 有漏 = Canker of existence): Vì dính mắc những quan
điểm thế gian mà sinh ra phiền não.
Chỉ cho sự tham ái, đeo dính, muốn có mặt, muốn tồn tại trong các cảnh giới.
Nói cách khác – bhava (hữu) là hạt giống, là chủng tử; nó là tên gọi khác của
hành (ái, thủ, hữu) đưa đến sanh, lão, tử ở trong 12 duyên khởi. Với nghĩa này
nên có ba hữu: Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. Dục hữu thì tương tợ dục lậu.
Còn sắc hữu và vô sắc hữu là muốn nói đến những đam mê, dính mắc, chấp thủ,
trầm mịch trong các trạng thái hỷ, lạc, xả của thiền định. Và chính những sắc ái,
vô sắc ái ấy nó tươm rỉ ra phiền não vi tế không dễ gì thấy biết. (Giới Đức,
https://phatphapchanthat.blogspot.com/2018/12/bon-lau-hoac)
Vô minh lậu (Avijjāsava = 無明漏): Mê mờ, mờ mịt trong con đường sanh tử.
Vô minh lậu có thể khiến chúng sanh rơi vào vòng sống chết, không thể ra khỏi.
(The stream of unenlightenment which carries one along into reincarnation, one
of the three taints.)
Ba kiết sử được trừ diệt: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ.
Kiết sử (Saṃyojana = Fetter): Tên gọi của phiền não. Kiết là trói buộc thân
tâm kết thành quả khổ, sử là theo đuổi và sai sử chúng sanh (The bondage and
instigators of the passions, two other names for afflictions).
Thân kiến (Sakāyadiṭṭhi = 身見): Ảo tưởng cho rằng thân mình là có thật, một
trong ngũ kiến (The illusion of the body or self, one of the five wrong views).

4
Ý tưởng về một cái ngã, một trong tam kết. Có hai cách mà người ta có thể đi
đến quan niệm cho rằng có sự hiện hữu thực sự của một cái ngã, một là sự
tưởng tượng chủ quan, hai là quan niệm khách quan về thực tính.
(Thought of an ego, one of the three knots. There are two ways in which one
comes to conceive the real existence of an ego, the one is subjective imagination
and the other the objective conception of reality).
Tưởng rằng cái ngã của chính mình là lớn nhất và là tài sản quí báu nhất: Tin
rằng cái ta là lớn nhất và vị đại nhất, nên mục hạ vô nhân. Chỉ có cái ta là quý
báu nhứt mà thôi, người khác không đáng kể. Mình tìm mọi cách để chà đạp
hay mưu hại người khác
(Believe that our self is our greatest and most precious possession in a nix in
our eyes. We try by all means to satisfy to our self, irrespective of others’
interest of rights).
Nghi (Vicikicchā = 疑 = Doubt): Nghi về pháp đang hành trì, hoặc không có
niềm tin với bậc Đạo sư.
Giới cấm thủ (Sīlabbataparāmāsa = 戒禁取): Nghĩa là sự dính mắc vào các
nghi lễ, tế tự, phong tục, truyền thống… (dù là của ngoại đạo hay của Phật
giáo).
+ Parāmāsa: Touching, contact, being attached to, hanging on, being
under the influence of, contagion.
+ Sīlabbata-parāmāsa: The contagion of mere rule and ritual, the
infatuation of good works, the delusion that they suffice.
+ Sīlabbatupādāna: Grasping after works and rites (PTS Pali-English
Dictionary).
- Như lý giác sát (paṭisaṅkhā yoniso): Quán sát một cách đúng đắn.
* Lời khuyên: Quý học viên nên đọc bản kinh gốc đã đưa lên mạng. Nên đọc
chậm rãi, từng câu, dẫu là nó có trùng lặp vẫn tốt, vì nó giúp cho chúng ta thấm
dần dần Phật pháp.

You might also like