You are on page 1of 5

TỨ DIỆU ĐẾ (TỨ THÁNH ĐẾ)

I VỊ TRÍ CỦA TỨ DIỆU ĐẾ TRONG GIÁO LÝ PHẬT GIÁO


1- Giáo lý Tứ đế là nền tảng căn bản của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Ðức Phật
thành đạo, Ngài đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như.
Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng.
Sự kiện này còn được gọi là Sự vận chuyển Bánh xe Pháp hay Vô thượng Pháp luân đã được
đức Thế Tôn chuyển vận, không một Sa-môn, Bà-la-môn, Chư thiên hay một ai ở đời có thể
chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, kiến lập, mở rộng, hiển lộ
bốn Thánh-đế: “Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế và Khổ diệt đạo Thánh
đế”.
2- Ngài Xá Lợi Phất nhận định: “Ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp
trong dấu chân voi, vì dấu chân này lớn nhất trong tất cả dấu chân. Cũng vậy, chư hiền giả, tất
cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ thánh đế”
(Trung Bộ I. Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi)
Cho đến lúc sắp nhập Niết bàn dưới cây Sa la song thọ, một lần cuối Ngài nhắc lại giáo lý Tứ
đế: “Các thầy Tỳ kheo, đối với Bốn chân lý, các thầy còn hoài nghi chỗ nào thì có thể chất vấn
tức khắc, không nên giữ sự hoài nghi mà không cầu giải đáp”
(Kinh Di Giáo, Thích Trí Quang dịch).
II SỰ GIÁC NGỘ VỀ GIÁO LÝ TỨ THÁNH ĐẾ:
Này các Tỳ kheo, ai thấy khổ, người ấy cũng thấy Khổ tập, Khổ diệt và con đường đưa
đến Khổ diệt. Nói tóm lại là ai thấy bất kỳ một chân lý nào trong bốn Chân lý thì cũng đều thấy
ba Chân lý còn lại. (Kinh Trung Bộ- Kinh Đế Phân Biệt Tâm Kinh)
Người thấy rõ Tứ Thánh đế là người có Chánh tri kiến. Đây là dấu hiệu báo trước sự giác
ngộ như thật Tứ Thánh đế. Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, đây là điềm đi trước, đây là tướng báo
trước mặt trời sắp mọc, tức là rạng đông. Cũng vậy này các Tỳ kheo, đây là điềm đi trước, đây
là tướng báo trước sự giác ngộ như thật Tứ thánh đế, tức là Chánh tri kiến”. (Tương Ưng 5).
III. NỘI DUNG TỨ THÁNH ĐẾ
A- ĐỊNH NGHĨA
Tứ Diệu đế, P: Catva Ariyasaccàni

1
Catva là bốn; Ariya là bậc Thánh, cao thượng; vi Diệu, mầu nhiệm; Sacca là Đế, Chân lý,
sự thật. Nên Tứ Diệu đế còn được gọi là Tứ Thánh đế, hay Bốn Chân lý mầu nhiệm.
B- NỘI DUNG
1- Ý Nghĩa Lời Dạy Từ Bỏ Hai Cực Đoan
Mở đầu bài pháp, đức Phật chỉ ra con đường Trung đạo mà Ngài đã khám phá và đây
cũng là tinh hoa của giáo lý Ngài. Ngài khuyên năm vị đạo sĩ khổ hạnh nên từ bỏ hai cực đoan:
1- Một là đắm say trong các dục hạ liệt, phàm phu, không xứng đáng bậc Thánh, không
liên hệ đến mục đích.
2- Hai là hành khổ hạnh ép xác, không xứng đáng bậc Thánh, không liên hệ đến mục
đích.
2- Bốn Chân lý đó là:
2.1 Thánh đế về Khổ: Này các Tỷ-kheo, Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ,
sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ.
Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. Này các Tỳ kheo, đây là Thánh đế về Khổ.
2.2 Thánh đế về Khổ tập: Này các Tỷ-kheo, Chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với
hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là Thánh đế về Khổ tập.
2.3 Thánh đế về Khổ diệt: Này các Tỷ-kheo, Chính là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư
tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi
là Thánh đế về Khổ diệt.
2.4 Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt: Này các Tỷ-kheo, Đây là Thánh đạo Tám
ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh
tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Con Đường đưa đến
Khổ diệt. (TƯƠNG ƯNG 5)
3. NỘI DUNG BỐN THÁNH ĐẾ
“Bốn Thánh đế, này các Tỷ-kheo, là như thật, không ly như thật, không khác như thật.
Do vậy được gọi là Thánh đế”. (Tương Ưng V, tr. 439).
Cái nghĩa khổ khác biệt giữa Phật giáo và người đời là: Trong khi Phật giáo thấy khổ đau
là do tham ái, thì người đời sống nắm chắc tham ái. Chính những điểm nhìn khác biệt này biến
sự thật của khổ đau thành sự thật của bậc Thánh gọi là Khổ Thánh đế.
2
1. KHỔ ĐẾ
1.1Sanh là khổ: Kinh chép: "Mỗi loài chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất
sanh, xuất thành, tái sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn gọi là sinh"
(Trung Bộ III, Đế Phân Biệt Tâm Kinh)
1.2 Già là khổ: "Sự niên lão, sự hư hoại, trạng thái rụng răng, lưng còm, má hóp, da
nhăn, mắt mờ, tai điếc, các căn biến loạn... Nó như con ngựa bất kham trên đường đời ngàn
dặm. Như vậy gọi là già".
1.3 Bệnh là khổ: Tứ đại bất hòa, ngũ tạng hư hoại, xương khớp xớp khô…, mạng sống
mỏng manh này có thể tắt ngấm bất cứ lúc nào cùng với sự nghiệp mà mình khổ công xây dựng
ở đời. Đây gọi là bệnh.
1.4 Chết là khổ: Sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, các
uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi gọi là chết.
1.5 Cầu bất đắc khổ: Mong cầu không được thành tựu
1.6 Ái biệt ly khổ: xa rời người mình yêu thương, vật yêu thương…
1.7 Óan tắng hội khổ: Thù ghét gặp gỡ khổ.
1.8 Chấp thủ năm uẩn là khổ: Năm uẩn là Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Vì vô minh, con
người chấp thân sắc uẩn, chấp cảm thọ, tư duy hiểu biết... là của mình, là mình, là tự ngã của
mình nên khi chúng thay đổi, biến dịch, thì nghe mình khổ đau.
Cái khổ đau kể trên có thể biểu hiện qua ba hành tướng:
- Khổ khổ (Dukkha-dukkha): chỉ các khổ đau thông thường, thuộc khổ thọ.
- Hoại khổ (Viparigàma-dukkha): do thay đổi đột ngột mà khổ, thuộc lạc thọ.
- Hành khổ (Sankhàra-dukkha): các pháp do duyên sinh nên vô thường biến hoại trong
từng sát na mà khổ đau, thuộc xả thọ.
2. TẬP ĐẾ
Thực ra, không phải vì Vô thường mà khổ đau. Do con người ái sắc, ái thọ, ái tưởng, ái
hành, ái thức, nên khi sắc thọ, tưởng, hành, thức ấy bị biến đổi, bị hoại diệt mới sinh sầu, bi,
khổ, ưu, não. Khổ đau chính là lòng khát ái.
Theo giáo lý Duyên khởi, chính ái do thọ sinh, thọ thì do xúc sinh, v.v... thức do hành
sinh, hành do vô minh sinh,... ái chỉ là cái nhân chính yếu và gần nhất của khổ đau.
Mặt khác, nói khát ái là đã hàm ngụ nói đến sân và si. Sân chỉ là bề trái của khát ái
(tham), và si là bản chất của khát ái. Khi nói ta thích tướng đẹp, có nghĩa là ghét bỏ tướng xấu,

3
ghét bỏ hay chối bỏ tưởng xấu là biểu hiện của sân. Thế nên, ta cũng có thể phát biểu rằng Khổ
tập Thánh đế là tham, sân và si.
3. DIỆT ĐẾ: Diệt là chấm dứt, là dập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự
chấm dứt khổ đau; cũng có nghĩa là hạnh phúc, an lạc. Diệt đế đồng nghĩa với Niết bàn.
Niết bàn là sự thanh tịnh, là hạnh phúc tuyệt đối. Ðức Phật dạy: “Vô bệnh lợi tối thắng, Niết
bàn lạc tối thắng”. Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ. Ðây
là trạng thái an lạc, hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý đã vắng mặt tham, sân, si.
4. ĐẠO ĐẾ: Là con đường tu tập chấm dứt khổ, con đường ấy là Bát Thánh Đạo.
Kinh Tiểu Khổ Uẩn (Trung Bộ Kinh I) ghi rằng, ngoại đạo Ni-kiền-tử (Nigantha) chủ
trương hành khổ thân xác để giải thoát nghiệp, họ cho rằng: "Hạnh phúc không thể đến từ hạnh
phúc, mà phải đến từ khổ đau". Thế Tôn thì dạy do hộ trì thân, khẩu, ý thanh tịnh mà nghiệp
tiêu, do đắc các định mà có được các cảm thọ hạnh phúc, cho đến giải thoát tri kiến là hạnh
phúc tuyệt đối.
C- TRI KIẾN NHƯ THẬT VỀ TỨ THÁNH ĐẾ (BA CHUYỂN-12 HÀNH)
Ba chuyển- mười hai hành là ba giai đoạn nhận thức và hành trì đối với Bốn Chân lý,
thuật ngữ trong Kinh gọi lả Tam chuyển: Thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển
1- Thị chuyển: Đức Phật dạy, này các Tỳ kheo:
Đây là Khổ; Đây là Khổ tập; Đây là Khổ diệt; Đây là con đường đưa đến Khổ diệt.
2- Khuyến chuyển: Đức Phật dạy, này các Tỳ kheo:
Khổ này các ngươi cần phải rõ biết (liễu tri); Tập này các ngươi cần phải đoạn; Diệt này
các ngươi cần phải chứng; Đạo này các ngươi cần phải tu.
3- Chứng chuyển: Đức Phật dạy, này các Tỳ kheo:
Khổ này Ta đã rõ biết; Tập này Ta đã đoạn; Diệt này Ta đã chứng; Đạo này Ta đã tu.
IV TU TẬP TỨ THÁNH ĐẾ
Như trên đã trình bày, con đường tu tập chấm dứt khổ đó chính là Thánh đạo Tám ngành,
tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn,
chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ
diệt. (TƯƠNG ƯNG 5)
V TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỨ THÁNH ĐẾ
1- Trong suốt 45 năm thuyết pháp giáo hóa, đức Phật chỉ nói đến sự khổ và sự đoạn tận khổ.
Cho đến ngày nay bốn sự thật ấy vẫn là một Chân lý không thay đổi bởi không gian và thời
4
gian, đồng thời có giá trị thiết thực cho người cho người tu tập chứng đạt từng bậc quả vị giải
thoát.
2- Ðức Phật nhiều lần xác định rằng: “Những bậc A La Hán Chánh đẳng giác ở trong quá
khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng
giác về Bốn thánh đế”. (Kinh Tương Ưng V)
3- Đức Phật cũng dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới
của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có
ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy
ra”. (Tương Ưng V)
4- Này các Tỳ kheo, do vì không như thật liễu tri tường tận về bốn Chân lý vi diệu này mà
chúng sanh mãi trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi. “Do không như thật thấy, bốn sự thật bậc
Thánh, phải lâu ngày luân chuyển, trải qua nhiều đời sống. Khi chúng được thấy rõ, mầm tái
sanh nhổ sạch, gốc khổ được đoạn tận, nay không còn tái sanh”.
(T.ƯNG 5)
VI KẾT LUẬN
Giáo lý đạo Phật không phải là một học thuyết, mà là một công trình tu tập, có thực hành
mới biến lý thuyết thành thực tiễn, thành chất liệu sống trong mỗi con người, như ăn cơm mới
no, uống nước mới hết khát. Ðó là điểm thiết yếu của người tu Phật, không thể nhờ cậy vào ai
tu giúp cho mình, hoặc ai ban cho mình được giải thoát, hết khổ.
Đối với mỗi chân lý, chúng ta đều phải nhận thức rõ ràng. Từ nhận thức thông suốt sẽ
dẫn đến ước muốn hành động, và cuối cùng đạt được mục đích. Chúng ta phải thấy rõ cái nào
có đau khổ, gây ra đau khổ, ta phải nhận diện và diệt trừ chúng, hầu hưởng được niềm an bình
hạnh phúc miên viễn của Diệt đế.
Chính vì vô minh mê muội làm cho con người chưa nhận thức đúng đắn bản chất của
cuộc đời. Ðạo Phật chỉ dẫn cho con người một hướng đi, một lối thoát, cung cấp phương tiện để
cho con người khai mở kho tàng trí tuệ của chính mình.
Ðịnh nghĩa về VÔ MINH, Ðức Phật dạy: “Chính là không biết rõ Tứ Thánh đế, và
ngược lại MINH là thấy rõ Tứ Thánh đế, tức có Chánh tri kiến vậy”.

You might also like