You are on page 1of 3

ĐẠI KINH GIÁO GIỚI RAHULA MN62

Sau khi ra khỏi thiền định, tôn giả La-hầu-la đến hỏi Phật về pháp môn niệm hơi thở. Trước khi dạy
pháp niệm hơi thở, Phật dạy pháp môn quán đại chủng [4] trong thân và ngoài thân; dạy hãy tu tập
như đất, nước, lửa, gió và hư không [5], để lạc khổ khởi lên không xâm chiếm tâm và an trú [6]; dạy tu
tập tâm Từ để trị sân, tu Bi để trị hại, tu Hỷ để trị bất lạc, tu Xả để trị hận, quán bất tịnh để trị tham ái,
quán vô thường để trị kiêu mạn.
Sau hết, Phật dạy pháp niệm hơi thở [7] gồm 4 mục thân, thọ, tâm, pháp, mỗi mục bốn đề tài; và cho
biết nếu tu tập niệm hơi thở đến chỗ thuần thục, thì sẽ tỉnh giác khi thở hơi cuối cùng [8]."

Đặc biệt là tinh thần lời Phật dạy, nằm trong kinh điển Nikaya, những gì chúng ta ăn không quan
trọng bằng cách chúng ta ăn. Cách chúng ta ăn quan trọng hơn rất nhiều. Khi chúng ta ăn, chúng ta
cố gắng khơi dậy tưởng về tính chất đáng kinh tởm hay tưởng bất tịnh trong đồ ăn này để chúng
ta không bị dính mắc quá nhiều vào đồ ăn uống.

Con đường duy nhất này có điểm khởi đầu là Tứ niệm xứ; đoạn giữa là Tứ chánh cần(thận-trừ-tu-
bảo), Tứ như ý túc(dục,cần,tâm,thẩm), Ngũ quyền, Ngũ lực, Thất giác
chi(niệm,trạch,tấn,hỷ,khinh,định,xả) đoạn cuối là Bát chánh đạo.

6. CÂU HỎI VỀ QUẢ BÁU LỚN CỦA MÓN THÍ THỰC:

“Tâu đại vương, do năng lực của sự thể nhập theo chiều thuận và chiều nghịch đối với chín sự chứng
đạt và an trú theo tuần tự mà hai phần thí thực ấy là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành
tựu như nhau, có quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác.”

Này Ānanda, hai phần thí thực này là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có
quả báu lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác. Hai phần thí thực nào?
Phần thí thực mà sau khi thọ dụng đức Như Lai đã giác ngộ phẩm vị Chánh Đẳng Giác tối thượng, và
phần thí thực sau khi thọ dụng đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư
sót. Hai phần thí thực này là như nhau, có quả báu như nhau, có quả thành tựu như nhau, có quả báu
lớn hơn và phước báu lớn hơn rất nhiều so với các món thí thực khác.

ĐẠO DUYÊN MAGGA PACCAYO


[211] Bốn pháp tiến hóa (Vuḍḍhidhamma), pháp làm cho tăng trưởng trí tuệ (nên còn gọi là
Paññāvuḍḍhi).

1. Thân cận bậc chân nhân (Sappurisasaṃseva), gần gũi giao du với bậc thiện trí thức đạo đức.

2. Thính văn chánh pháp (Saddhammassavana), siêng học hỏi, nghe pháp chân chánh.

3. Khéo tác ý (Yonisomanasikāra), biết dùng trí tuệ suy luận, nhận xét một cách khôn khéo.

4. Hành tuần tự pháp (Dhammānudhammapatipatti), kiên trì thực hành pháp, thực hành liên tục đều
đặn, thọ trì những gì đã được nghe và hiểu rõ.

THÁNH BỊP, THÁNH ĂN, THÁNH LẠC TRÔI, THÁNH NỔ, THÁNH ĂN, THÁNH HỀ, THÁNH XÀM,….

1.“Cho nên, bất kỳ ai khác phỉ báng một vị cao nhân” – các bạn nên thêm ‘bất kỳ’ và gạch bỏ “cho dầu
nếu chính người đó là một vị cao nhân” – những từ này không có trong tài liệu gốc – “nên đi đến [gặp]
vị đó; nếu vị phạm tội là cao niên, thì nên ngồi xuống ở tư thế chồm hổm và xin thứ tội bằng cách: ‘Tôi
đã nói như vầy như vầy về ngài; xin ngài hãy thứ lỗi cho tôi.’
2.Nếu vị phạm tội là thấp niên, thì nên đảnh lễ, ngồi xuống ở tư thế chồm hổm, chắp tay lại và xin thứ
tội bằng cách: ‘Tôi đã nói như vầy như vầy về ngài; xin ngài hãy thứ lỗi cho tôi.’
3.Nếu vị kia đã đi khỏi, thì vị phạm tội nên xin thứ tội bằng cách tự mình đi đến vị đó hoặc bằng cách
nhờ người đồng trú đi đến đó.”
4.“Nếu vị phạm tội không thể đi được cũng như không thể nhờ người khác đi được, thì vị đó nên đi
đến những vị tỳ-khưu sống trong tự viện đó, và ngồi xuống ở tư thế chồm hổm nếu họ là thấp niên,
hoặc hành xử theo cách đã được miêu tả nếu họ là cao niên, thì vị đó sẽ có được sự thứ tội”1 và vân
vân.Chúng ta nên làm điều này, đặc biệt khi chúng ta hành thiền, vì nó có thể là chướng ngại cho sự
chứng đắc của chúng ta trong thiền định.
5.“Nếu đó là một tỳ-kheo độc hành và không thể biết vị đó đang ở đâu hoặc đi đâu, thì vị phạm tội
nên đến gặp một vị tỳ-kheo có trí và nói: ‘Bạch ngài, tôi đã nói như vầy như vầy với vị đại đức có tên
như vậy. Khi tôi nhớ lại điều đó, tôi ân hận. Tôi phải làm gì ạ?’ Vị đó nên được chỉ bảo là: ‘Đừng suy
nghĩ về nó nữa; vị trưởng lão tha lỗi cho ông. Hãy để tâm ông được an tịnh.’ Rồi vị đó nên chắp tay
hướng về phía vị cao nhân đó ra đi và nói ‘Xin hãy tha tội cho tôi’.”
6.“Nếu vị cao nhân đã chứng đạt Níp-bàn vô dư (tức là vị đó đã qua đời), thì vị phạm tội nên đi đến
cái giường nơi mà vị đó chứng đạt Níp-bàn vô dư, và nên đi đến tận nghĩa địa để xin thứ tội. Khi việc
này đã được thực hiện, thì không còn chướng ngại cả cho thiên giới và sự chứng đắc Đạo. Vị đó trở lại
[tình trạng] như trước đây.” Có nghĩa là vị đó được miễn tội.

Đối với người nhân loại với nhau cũng có sự tùy hỷ phần phước thuộc loại hồi hướng phần phước
đến đích danh, hay hồi hướng phước không đến đích danh như trên.
Nhưng quả nhận được không phải là đồ đạc, vàng bạc, vật thực, trú xứ giống như loài ngạ quỷ nhận
được mà chỉ là nhận được quả là sự hân hoan vừa lòng, không nóng nảy, sắc mặt tươi tỉnh trong
sáng không mê muội.

(Ở đây điều đặc biệt cần lưu ý là vào lúc Bồ tát quán về Chánh đạo dẫn đến giác ngộ Nhất thiết trí,
chứng đắc Phật quả, sau khi từ bỏ dukkaracariyā, Ngài quán xét đúng đắn rằng tám thiền chứng
hợp thế mà Ngài đã thành đạt sau khi gặp hai vị giáo chủ Ālāra và Udaka chỉ là nền tảng của luân
hồi khổ (vaṭṭapādaka). Ngài cũng đã quán xét rằng sự định tâm trong đề mục niệm Hơi thở
(ānapana) được tu đạt dưới bóng cây táo hồng, trong khi phụ vương của Ngài, là vua Suddhodāna,
đang chủ trì cuộc lễ hạ điền, là con đường đúng đắn để giác ngộ Nhất thiết trí, để chứng đắc Phật
quả, vì pháp thiền chỉ đề mục Hơi thở (ānapana) là một phần của pháp niệm thân (kāyagatāsati), và
nền tảng của thiền Quán (Vipassanā) dành cho tất cả chư Bồ tát). (Mūlapaṇṇāsa Tīkā, vol. I)

Tám đặc tánh trong dòng tâm của Bồ tát


(1) Dòng tâm của Bồ tát được khéo an trú trong tứ định.
(2) (2) Dòng tâm hoàn toàn thanh tịnh nhờ thoát khỏi năm triền cái (nivarana).
(3) (3) Sau khi đã vượt qua các chi thiền thô thiển (jhānanga) như tầm (vitakka), v.v... dòng tâm
được thanh tịnh và trong sáng tựa như sắp phát sáng.
(4) Dòng tâm thoát khỏi các phiền não như mạn (māna), gian dối (māya), phản bội (sāṭheyya), v.v...
thường khởi sanh do sự chứng thiền.
(5) (5) Dòng tâm ấy cũng thoát khỏi trạng thái tham dục (abhijjhā), v.v... là nguyên nhân của các tùy
phiền não (upekkilesa).
(6) (6) Dòng tâm trở nên dễ phục tùng sau khi đạt được năm pháp tự tại (vasibhāva).
(7) (7) Sau khi trở thành nền tảng cho các loại thần thông (iddhi), dòng tâm đạt đến khả năng làm
thành tựu mọi điều mong ước của Bồ tát.
(8) (8) Sau khi được hoàn thiện do bởi sự tu tập (bhāvanā), dòng tâm của Ngài trở nên bất động và
được an trú vững chắc.

Tâm của bồ tát có được tám đức tánh như vậy nên sẽ dễ dàng giác ngộ các pháp cần được giác ngộ
nhờ thắng trí (abhiññā). Khi tâm hướng về đối tượng abhiññā, thì những tốc lực tâm thắng trí
(abhiññā- javana) khởi sanh một cách dễ dàng.

https://chanhminhtk.wordpress.com/2013/11/18/5vieccuadaithien/
Nhận định tác phẩm “Nghiên cứu về năm việc của Đại Thiên – Tác giả Thích Hạnh Bình”

[222] Bốn sức mạnh (Bala), sức mạnh tinh thần, nội lực để thắng phục nỗi sợ hãi
1. Sức mạnh trí tuệ (Paññābala), trí sáng suốt thông hiểu mọi việc, từ cách ứng xử đến sự tu tập, đó
là sức mạnh.
2. Sức mạnh chuyên cần (Viriyabala), sự nỗ lực cố gắng, kiên cường bất thối trước mọi hoàn cảnh,
không tắc trách phận sự, đó là sức mạnh.
3. Sức mạnh vô tội (Anavajjabala), có thân hành, khẩu hành, ý hành trong sạch, không mắc lỗi lầm,
không bị khuyết điểm, đó là sức mạnh.
4. Sức mạnh nhiếp pháp (Saṅgahabala), có đủ bốn đức: bố thí, ái ngữ, lợi hành, bình đẳng, để nhiếp
phục nhân tâm, đó là sức mạnh.

Trong kinh giải rằng: người có bốn sức mạnh này sẽ thành tựu cuộc sống an ổn, và thoát khỏi năm
sự sợ hãi là sợ hãi việc nuôi mạng (ājīvitabhaya), sợ tai tiếng thị phi (asilokabhaya), sợ vì nhút nhát
giữa hội chúng (parisāsārajjabhaya), sợ sự chết (maraṇabhaya), sợ sanh khổ cảnh (duggatibhaya).

You might also like