You are on page 1of 16

ÔN CHK6 – ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN

BÀI 1. QUY KÍNH TAM BẢO & 8 NGUYÊN NHÂN TẠO LUẬN
1.1. Sơ lược về tác giả.
Ngài Mã Minh (Aśvaghosha) là người xứ Ba- la- nại thuộc Trung Ấn, là Tổ thứ 12 của
Thiền tông Ấn Độ. Ngài xuất thân từ dòng dõi Bà-la-môn, là bậc học vấn uyên bác, biện tài vô
ngại, văn chương, thi phú hơn người, thông suốt Vệ-đà cùng những môn học phụ thuộc. Nhưng
sau khi gặp được tôn giả Phú-na-dạ-xa (Punyatasas), nghe tôn giả phân tích về triết lý vô ngã
trong đạo Phật, Ngài đã cảm kích mà xuất gia. Khi đã nương về chánh pháp, Ngài đi khắp các
miền Trung và Bắc Ấn, đem tài hùng biện chiết phục ngoại đạo, tuyên dương Phật giáo, danh
tiếng vang dội khắp nơi.
Đại thừa khởi tín thuộc Như Lai tạng duyên khởi, Chơn như duyên khởi, là từ cái Tâm
chơn như và Tâm sinh diệt cũng là hai mặt của một bản thể mà duyên khởi ra tất cả các Pháp
gọi là Như Lai tạng duyên khởi.
Ngoài tác phẩm Đại Thừa Khởi Tín luận, Các tác phẩm của Ngài rất nhiều, đều được viết
bằng thi ca tiếng Sanskrit, hoặc pha trộn giữa văn xuôi và thi kệ tràn đầy nhạc điệu. một số
được đưa vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh .
1.2. Ý nghĩa của việc quy kính Tam bảo.
Sau khoảng 600 năm khi Phật nhập diệt, tại Ấn độ các Luận Sư theo Nguyên Thủy không
tin lý Đại thừa, chỉ trích, chê bai, tấn công Đại thừa, ngoại đạo lập các tà thuyết phá hoại chánh
pháp khiến ngài Mã Minh Bồ-tát trông thấy tình trạng ấy rất đau lòng nên tạo ra luận này. Bài
kệ quy kính Tam Bảo :
Quy mệnh tận thập phương / Tối thắng nghiệp, biến tri / Sắc vô ngại, tự tại / Cứu thế, đại
bi giả.
Đem tất cả thân mạng quy y, hướng về thành kính đảnh lễ khắp mười phương đối với
những bậc có công đức thù thắng, chánh biến tri, các Ngài là bậc cứu thế, bậc đại bi.
Và mục tiêu làm luận của Ngài:
‘Kính lạy Phật, Pháp và Tăng, vì muốn cho chúng sanh bỏ chấp tà, trừ các nghi ngờ, khởi
lòng tin Đại thừa, để cho giống Phật chẳng mất, nên con tạo ra luận Đại thừa Khởi Tín này’ ,
đây chính là nguyên nhân và mục đích tạo luận này. Ngài chỉ cho thấy rằng ngoại đạo và chánh
đạo đều nằm trong tâm Đại thừa bởi vì tất cả các hữu tình, vô tình đều có Phật Tánh và đều có
tâm Đại thừa ấy, luận nêu rõ tâm chúng sinh là tâm Đại thừa.
Mở đầu bộ luận ngài Mã Minh quy kính tam bảo. Tại sao ngài làm như vậy? – đảnh lễ
cung kính tri ân Phật, Pháp, Tăng, với lòng chí thành thì sẽ dốc hết sức làm nên dễ thành tựu
hơn và người đời sau cũng cung kính bộ luận hơn. Nương nhờ uy tín của Phật Pháp Tăng để

1
củng cố niềm tin cho người đời sau. Tất cả vì đạo pháp không vì danh lợi, không vì tự ngã,
không vì phô trương, chứng tỏ tài năng của mình mà chỉ để xiển dương chánh pháp.
1.3. Tám nguyên nhân tạo luận
Sau khi đảnh lễ tam bảo, Ngài đưa ra 8 nguyên nhân tạo luận.
1. Muốn chúng sanh xa lìa khổ, được vui rốt ráo mà tạo luận không vì danh lợi
2. Muốn chúng sanh hiểu biết chân chánh
3. Giúp chúng sanh có căn lành thuần thục thì thiết lập niềm tin tuyệt đối vào giáo lý Đại
thừa
4. Giúp chúng sanh có căn lành kém cỏi có thể phát khởi niềm tin, tu tập tín tâm
5. Vì bảo hộ đạo tâm của những chúng sanh nghiệp sâu dày nên chỉ bày phương tiện giúp
chúng sanh tiêu trừ nghiệp chướng tham sân si, xa lìa vô minh và kiêu mạn, thoát khỏi lưới tà
kiến.
6. Giúp hành gia tu tập pháp môn an tịnh (chỉ) và quán chiếu (quán) để đối trị sai lầm của
tâm phàm phu và nhị thừa.
7. Giới thiệu phương tiện “chuyên niệm” (tịnh độ) để được sinh ra gặp Phật, giúp tăng
trưởng niềm tin, không đánh mất niềm tin về Đại thừa.
8. Giới thiệu giá trị lợi lạc và khuyến tu.
Tại sao có nhiều người tín tâm của họ lui sụt dù là xuất gia hay tại gia?
• Có thể do nghiệp (đau bệnh, bị vu oan, bị huynh đệ la mắng, tập quán nghiệp...)
• Môi trường không thuận duyên, gặp nhiều nghịch cảnh
• Phương pháp tu, thực hành không hiệu quả
• Do vị bổn sư....
• Tâm đạo tha thiết tìm đường giải thoát không còn như ban đầu (quan trọng)
• Bản thân có tăng trưởng giới định tuệ, có đạo lực không? Nếu có đạo lực thì hoàn cảnh
không chi phối nhiều.
Thiền sư Nhất Hạnh có 2 khái niệm là vững chãi và thảnh thơi. Có câu “ Nếu chẳng rong
chơi miền tịnh độ. Làm người một kiếp cũng bằng không”. Tất cả tùy duyên, nếu mình tu mà
không giảm tham sân si, không tăng trưởng giới định tuệ, không thiết tha thì sẽ dễ bị lôi theo
trần cảnh. Vì vậy bản thân mỗi người nên tự nhắc nhở để không phải thối tâm, phải giữ được
sơ tâm xuất gia, giữ được bồ đề tâm của mình.

2
BÀI 4. PHÁP TU CHỈ QUÁN VÀ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
I.THIỀN CHỈ QUÁN LÀ GÌ?
Đại thừa khởi tín viết : Có năm môn tu hành thành tựu được tín tâm ấy. Thế nào là năm?
Một là bố thí, hai là trì giới, ba là nhẫn nhục, bốn là tinh tiến, năm là chỉ quán.
1.1.Thế nào là tu chỉ quán.
Khởi tín viết ( chánh văn ):
‘ Tu sự chỉ và sự quán như thế nào? Chỉ là đình chỉ sự phân biệt đối cảnh , thuận với
Samatha. Quán là quán sát sự tương quan chuyển biến , thuận với Vipassana. Thuận như
thế nào? Là hai sự ấy trước hết tu tập riêng ra, kế đó dần dần thêm lên, sau đó nhiệm vận song
tu mà không còn rời nhau’ . HT .Trí Quang dịch.
Trước tiên là tu chỉ , khi thuần thục thiền chỉ thì tu qua quán , sau đó chỉ quán song tu.
Ở đây , Ngài Mã Minh nói tu quán là quán sát sự tương quan diễn biến ( nhân duyên sinh
diệt ) , cũng như khi quán về ngũ uẩn , Danh từ “con người” được dùng chỉ cho một tổ hợp
năm uẩn, năm uẩn là pháp có điều kiện, là pháp hữu vi có sanh khởi, hoại diệt , và luôn thay
đổi ( cái này có cái kia có, cái này diệt cái kia diệt) .
Như vậy, có cái gì nằm ngoài liên quan diễn biến, có cái gì nằm bên trong tương quan
diễn biến , ngay cả tâm chơn như và tâm sinh diệt cũng liên quan nhau diễn biến với nhau,
chúng ta quán sát thấy các Pháp không tự nó sinh ra , không tự nó diệt , mà nó tương quan đối
đãi nương tựa với nhau, như vậy quán cái gì cũng liên quan nhau.
Tỳ kheo Mã Thắng (A Thuyết Thị), một trong năm vị đệ tử xuất gia đầu tiên của đức Phật
đọc bài kệ : Các pháp từ duyên sinh / Cũng do duyên mà diệt. / Thầy tôi Đại Sa Môn, / Thường
dạy điều như thế.)
Quán sát tương quan diễn biến , trong đó có lý duyên khởi , lý duyên sanh, vô thường ,
sinh diệt , hình thành , thay đổi và sự liên hệ giữa các Pháp với nhau, v.v.. Từ quán sự tương
quan diễn biến mà chúng ta trừ tâm nhiễm ô , đau khổ , không chấp , không dính mắc vào các
pháp ( vô thường , vô ngã ( đất ,nước , lửa, gió , 12 nhân duyên cấu tạo lại có gì đâu mà ngã ),
các pháp tương quan đi qua quá khứ, hiện tại và vị lai , dòng nhân quả cũng đi như vậy. Từ sự
tương quan diễn biến mà chúng ta sẽ ngộ ra được nhiều điều.
Thế nào là trong Chỉ có quán?_ Nghĩa là muốn ngăn ngừa đình chỉ không cho các vọng
tưởng nổi lên, thì hành giả phải quán sát các pháp là không; bởi các pháp là không, nên hành
giả chẳng chấp có, và không khởi tâm tham sân v.v...
Thế nào là trong Quán có Chỉ?_ Nghĩa là hành giả quán sát các pháp đều do nhơn duyên
hoà hiệp, sanh không phải thật sanh, mà diệt cũng không phải thật diệt. Vì các pháp do nhơn
duyên hoà hiệp giả có, nên hành giả chẳng chấp không, và chẳng sanh các phiền não.
Nếu người tu Chỉ (Định) mà tâm bị trầm một (chìm lặng) sanh ra giãi đãi, hoặc chẳng ưa
làm việc lành, xa lìa tâm Đại bi, thì phải tu Quán.
3
Lợi ích của tu chỉ quán: Nhờ tu "Chỉ" nên hành giả ngăn được sự tham trước và khiếp
nhược. Nhờ tu "Quán" nên hành giả phát khởi tâm Đại bi và làm lợi ích cho chúng hữu tình.
Bởi thế nên pháp Chỉ, Quán, (Định, Huệ) là con đường lớn của hành giả để về cõi Phật.
1.2. Phương pháp thực hành :
Chính Văn.
‘Tu sự chỉ thì ở chỗ yên tĩnh, ngồi cho ngay, ý cho chính, không nghĩ đến hơi thở,
không nghĩ đến thân hình, v.v.., hễ nghĩ gì thì diệt trừ liền cái nghĩ ấy, lại diệt trừ luôn cái
nghĩ diệt trừ v.v..-- Chánh niệm là biết chỉ có tâm chứ không có cảnh, tâm ấy cũng không,
không giây phút nào còn được.
Nếu từ chỗ ngồi đứng dậy, qua lại đi đứng mà làm việc gì thì lúc nào cũng tùy tiện mà
tập như trên. Tập mãi sẽ thuần thục, tâm được đứng yên.
Do chánh định Chân như mà biết các pháp đồng nhất, thân Phật đà và thân chúng sinh
đồng đẳng bất nhị, v.v...’ HT. Trí Quang dịch .
Chúng ta tu tập để biết trong mỗi chúng sinh cũng có đầy đủ các đức tính của Như Lai ,
đầy đủ cái kho của Như Lai tạng, nếu chúng ta biết phát huy, tu tập để phát khởi thì tất cả hạt
giống Phật tánh sẽ nảy nở và sẽ trở thành Như Lai. Ngài Đa Bảo thiền sư có bài kệ : Trong cây
vốn có lửa, có lửa mới sinh ra, nếu trong cây không có lửa thì lửa làm sao sinh ra. Chúng ta
phải tu tập để phát khởi hạt giống tốt đẹp đó lên.
1.3. Song Tu Chỉ Quán : Chính Văn.
‘Thêm nữa, nếu chỉ tu tập sự quán thì không xuất sinh tuệ giác vô phân biệt . Nên lúc
nào ngồi thì chuyên tâm tu tập sự chỉ, còn những lúc khác thì phải quán sát việc gì đáng
làm, việc gì không đáng làm. Đi đứng, nằm dậy, lúc nào cũng phải song tu chỉ quán, v.v..,
nhưng cũng nghĩ nhớ liền rằng thực chất các pháp này không thể tìm thấy.’
1.4. BẢY PHÁP QUÁN - Chánh văn:
Nếu người tu Chỉ (Định) mà tâm bị trầm một (chìm lặng) sanh ra giãi đãi, hoặc chẳng ưa làm
việc lành, xa lìa tâm Đại bi, thì phải tu Quán.
1. Quán vô thường: Quán tất cả các pháp hữu vi trong thế gian, không có lâu dài, giây phút
biến hoại.
2. Quán khổ: Quán tất cả tâm hạnh là khổ, vì mỗi niệm sanh diệt không dừng.
3. Quán vô ngã: Quán các pháp như quá khứ như chiêm bao, các pháp hiện tại như chớp
nhoáng, các pháp vị lai như mây tụ tán.
4. Quán bất tịnh: Quán tất cả thân hình nam, nữ trong trần gian đều bất tịnh, đủ các thứ ô uế,
không có một chút gì sạch sẽ đáng ưa.

4
5. Quán Đại bi : Hành giả phải thường nhớ tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ, đều bởi
vô minh huân tập, làm cho tâm sanh diệt, và đã thọ không biết bao nhiêu thân hình khổ
não V.V.., thật đáng thương xót.
6. Quán Đại nguyện: Hành giả thường suy nghĩ chúng sanh khổ sở như thế, nên phát tâm
dõng mãnh, tu tất cả công đức lành, lập lời thệ nguyện rộng lớn: "Nguyện cho tâm tôi
không cò phân biệt thân sơ (đồng thể) để dùng vô lượng phương tiện cứu độ tất cả chúng
sanh khổ não khắp cả mười phương, cùng tận vi lai, đều được an vui Niết bàn".
7. Quán Tinh tấn: Do hành giả đã phát nguyện rộng lớn như vậy, nên trong tất cả thời gian và
tất cả mọi nơi, phải siêng năng tu học, tuỳ theo khả năng của mình mà làm các việc lành, tâm
không giãi đãi.
Lược giải : Trước nhứt, hành giả phải quán"Tứ niệm xứ" để thấy rõ thâm tâm và thế giới đều là
vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh". Tiếp đó hành giả dùng quán Đại bi cứu độ. Rồi tiếp dùng
quán Đại nguyện, nghĩa là khi đã thấy chúng sanh khổ quá, nên hành giả tự phát lời thệ nguyện
rộng lớn và dũng mãnh độ sanh với tâm bình đẳng, không phân biệt thời gian và không gian.
Hành giả đã lập Đại nguyện rồi thì phải dùng quán Tinh tấn, nghĩa là phải tận lực của mình làm
các điều lợi ích cho chúng sanh trong mười phương, không khi nào rảnh việc
không phải tự nhiên mà chúng ta có lòng đại bi , mà phải tu tập , thực hành , duy trì … chí
nguyện đã phát ra chưa , đã phát bồ đề tâm chưa, phải phát đại nguyện vững chắc để không bị
lui giảm chí nguyện ban đầu
không phải tự nhiên mà có lòng đại bi , mà phải tu tập , thực hành , duy trì … chí nguyện đã
phát ra chưa , đã phát bồ đề tâm chưa, phải phát đại nguyện vững chắc để không bị lui giảm chí
nguyện ban đầu
II.PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
*câu hỏi: Niệm Phật có những lợi ích gì? Công đức gì? Mà tại sao Ngài đặt vào 1 trong 8
nguyên nhân trên?
Chỉ Cách Đề Phòng Thoái Chuyển ( cách dạy niệm Phật )
Chính Văn.-
‘Lại nữa, người mới học tập những pháp hạnh trên đây, mong ước đạt được sự tin hoàn
hảo, nhưng trong lòng lo sợ. v.v... Thì nên biết đức Như lai có một phương cách đặc thù để
giữ gìn cho sự tin hoàn hảo. Ấy là vận dụng yếu tố nhất tâm niệm Phật để tùy nguyện sinh
đến những cõi Phật khác, thường được thấy Phật, vĩnh viễn không còn sa vào các nẻo
đường dữ. Như trong kinh dạy rằng ai chuyên tâm chánh niệm đức A di đà phật, v.v., bao
nhiêu thiện pháp làm được đều hồi hướng để nguyện sinh quốc độ ấy, thì người ấy quyết
định được sinh. Và ở đó thì luôn luôn thấy Phật nên không bao giờ còn có sự thoái chuyển.’
LƯỢC GIẢI

5
Hành giả muốn hái quả Phật, tất nhiên phải leo lên cây Bồ Đề cao 6 thước, là Bố thí,
Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền địngh và Trí huệ. Quan trọng nhứt là hai thước sau;
trong Luận này gọi lá Chỉ và Quán. Đó là điều duy nhứt của các vị Bồ Tát đã và sẽ chứng
quả Phật.
Bồ Tát Mã Minh chỉ thêm một phương tiện thù thắng của Phật, là dạy người "Nhứt
tâm niệm Phật, hồi hướng cầu sanh về cõi nước của Phật A di đà, để thường gặp Phật và
làm bạn với các vị Bồ Tát, ngày đêm sáu thời thường nghe tiếng pháp; cho đến gió thổi,
cây rung, suối reo, chim hót, cũng đều diễn ra những pháp: Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ
Đề, Bát chánh đạo v.v..."; như trong kinh Di đà đã nói.
Hành giả găp hoàn cảnh thuận tiện, tốt đẹp như thế, thì lo gì chẳng thành đạo chứng quả.
Bởi thế nên pháp "Nhứt tâm niệm Phật" là phương tiện thù thắng nhứt của đức Đại bi
Thế Tôn
Như vậy , chúng ta tu mọi lúc mọi nơi , tu trong công việc bận rộn.
Câu hỏi : tại sao tu chỉ vững vàng rồi dễ quán , hay quán dễ dàng rồi tu chỉ dễ hơn?
Giải thích đến tương quan diễn biến
HV : khi tu chỉ thì tâm định , tâm định sẽ giúp ta quán sát các sự việc chính xác hơn . còn
tu quán thì phát sinh trí tuệ , hiểu được cá pháp đúng như vậy, sẽ không còn chấp pháp , chấp
ngã , như vậy dễ dừng lắng , định tĩnh hơn, giúp chúng ta dễ tu chỉ hơn . Tâm của chúng ta
giống như Tâm viên ý mã , khi quán thì hội tụ các đạo quân lại, không còn lăn xăn bên ngoài ,
biết bản chất các pháp đúng với sự vật hiện tượng , không bị mê mờ , không bị cuốn hút bởi nó
, làm chủ được cảnh trần , không bị lôi cuốn, tự tại thong dong, thì việc gì cũng xong .

Trong đề thi của khóa 5 :


Câu 4 : Pháp Tu Thiền Chỉ quán Và Pháp môn niệm Phật giúp hành giả trừ nhiễm ô và hiển lộ
Chơn Như thế nào ? Theo thí sinh thì hành giả chỉ cần 2 Pháp Môn này hay còn cần thêm gì
nữa để đạt đến giác ngộ giải thoát ?
Như vậy , mình phải kết hợp bài Chơn Như và Ô nhiễm để nói vào , nếu thầy cho Chơn Như
và sinh diệt …). Ngoài 2 Pháp môn này cần phải tu tập thêm 5 môn tu hành : Bố thí, trì giới, ,
nhẫn nhục, tinh tấn, Chỉ Quán.
Phần huân tập xem trong File VIII của Giáo Thọ ( Huân tập hướng thượng và huân tập
hướng hạ )
Huân tập hướng thượng ở phần ( Dựa vào Bản giác của chơn tâm chúng ta tu tập để hiển
lộ chơn tâm. Bản giác có 4 nghĩa: Như thật không kính, Nhân huân tập kính, Pháp xuất
ly kính, Duyên huân tập kính.) hoặc
Sau khi phân tích sơ về tâm ô nhiễm do vọng chấp , chúng ta nói về huân tập hướng
thượng ( huân tập những chủng tử tốt , làm tất cả các việc thiện , tu tập , niệm Phật ,

6
thiền , nghe pháp , …, ngưng vọng niệm ( không chấp thủ tướng chung , tướng riêng ,
tướng và danh tự , …đưa đến Thánh hiền , ..) huân tập hướng hạ ( huân tập sự chấp thủ
tướng và danh tự  ngã , cái tôi  sân si  địa ngục , ngạ quỷ , ..)
ở Tâm ô nhiễm , trí ở đây là Trí phân biệt , phân biệt ( nhân duyên biến , phân biệt biến,
…)
•1. Sự sai biệt do nhân duyên biến : Cảnh giới chúng sanh là do lực HUÂN và BIẾN không
thể nghĩ bàn của những chủng tử huân tập trong tàng thức mà ra. Tùy loại niệm và tùy mức độ
huân tập mà hiện ra vô lượng vô biên tướng sai biệt trong pháp giới này. Như niệm tham là
nhân thì quả là cảnh giới quỉ đói. Niệm sân là nhân thì quả là tướng súc sanh. Niệm từ, bi, hỉ,
xả là nhân thì quả là tướng Bồ tát v.v...
2. Sự sai biệt do phân biệt biến : Do không biết cảnh giới trước mắt là do thức biến nên trên
cảnh lại sanh phân biệt chấp thủ, niệm niệm tương tục chẳng dứt, khiến cảnh giới càng thêm
sai biệt. Như trên cùng một cảnh mà vui thì thấy cảnh tươi tắn rạng rỡ, buồn thì thấy cảnh tiêu
điều tang thương. Hoặc trên cùng một người mà người thì thấy đẹp, kẻ lại thấy xấu. Cảnh
giới…..
phát sanh nhiều thứ sai khác như thế là do tâm trạng và quan niệm của từng người có sai khác.
• TƯỚNG TẤT CẢ CẢNH GIỚI đều do vọng niệm mà có như nên lìa thì không có
• Thế nào là huân tập khởi ra pháp nhiễm không dứt? Nghĩa là do nương với pháp chân như
nên có vô minh; do có vô minh là cái nhân của pháp nhiễm nên liền huân tập chân như. Do sự
huân tập ấy nên có vọng tâm. Do có vọng tâm nên liền huân tập vô minh và do đó không rõ
pháp chân như nên niệm bất giác khởi lên, hiện ra vọng cảnh giới. Do có cái duyên của pháp
nhiễm vọng cảnh giới nên liền huân tập vọng tâm, khiến cho khởi niệm chấp trược gây các thứ
nghiệp và chịu tất cả các thứ khổ nơi thân tâm.
• Chủng tử + huân tập + duyên hiện hành :
Cảnh giới chúng sanh là do lực HUÂN và BIẾN không thể nghĩ bàn của những chủng tử huân
tập trong tàng thức mà ra. Tùy loại niệm và tùy mức độ huân tập mà hiện ra vô lượng vô biên
tướng sai biệt trong pháp giới này. Như niệm tham là nhân thì quả là cảnh giới quỉ đói. Niệm
sân là nhân thì quả là tướng súc sanh. Niệm từ, bi, hỉ, xả là nhân thì quả là tướng Bồ tát v.v..
• VỌNG CHẤP là chỉ cho tướng Chấp Thủ. Gọi là VỌNG vì nó chỉ là thứ hư dối, do huân tập
lâu đời mà thành, không có thật thể. Song do sự dính mắc ấy mà trên cảnh sở thủ mới nảy sanh
tâm suy lường rồi tạo nghiệp.
Giảng : Tu thiền cũng được , niệm Phật cũng được
Đố : Pháp môn niệm Phật có chỉ quán không?
HV: quán Phật , quán 32 tướng tốt , quán cảnh cực lạc , quán nỗi khổ trần gian , …còn chỉ là
nhất tâm niệm câu Phật hiệu , dừng lại các tạp niệm, ngoại duyên bên ngoài….
Nhất hiệu Di Đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo tây phương,
7
hay Tam nghiệp hằng thanh tịnh , đồng Phật vãng Tây phương.
Mình chuyên chú vào câu niệm Phật , dừng các phan duyên . Như vậy, cũng bao hàm chỉ quán
trong đó , hay câu ‘ Tự tánh Di Đà , duy tâm Tịnh độ’ hay ‘ Tâm tịnh thì Phật độ tịnh, Tâm
bình thì thế giới bình’
Giáo thọ : Tu niệm Phật có chỉ quán ko? , chỉ là dừng lắng ngoại duyên , chú tâm vào câu
niệm Phật thì gọi là chỉ , còn quán thì quán nhìu thứ quán tướng Phật , 48 lời nguyện , Tây
phương cực lạc , quán vô lượng thọ , … câu Tự tánh Di Đà , duy tâm tịnh độ …, hành giả có
thể kiến tạo một cõi tịnh độ dân gian.
Đố : Kinh Kim Cang có nói ‘ Phàm sở hữu tướng , giai thị hư vọng ‘ mà ở cói Tịnh Độ thì
có quá nhiều tướng như chim hót , lầu các , nhạc ..tại sao mình ham tướng đó , tướng đó
có hư vọng hay không?
Về Tây phương cực lạc thì bị động , thụ động , ko có tâm Bồ- tát , trốn ở thế giới cực lạc .
có đúng ko , hay Adida đệ nhất vậy có đúng ko, vậy ai là đệ nhị ?
Trả lời : do Đức Phật biết chúng sanh hay chấp ngã , chấp pháp nên phương tiện để độ chúng
sanh, tùy căn tánh chúng sanh mà đưa ra pháp môn niệm Phật
Trong kinh Kim Cang , tướng đó là tướng của pháp hữu vi, do nhân duyên sinh diệt, tạm
bợ như nước chảy mây trôi , có đến đi , có nở có tàn , hợp tan…nhưng tướng ở cực lạc không
phải là tướng hữu vi, mà nó do nguyện lực của Phật Adida mà tạo nên , ví dụ trong kinh có
nói : Xá Lợi Phất tại sao có chim hót , … các tướng đó là do công đức của Đức Phật tạo ra ,
tướng này nó nằm trong vô lậu do công đức của Phật , nó bám rễ của vô lậu thì nó không suy
diễn , còn hữu lậu thì có tương quan sinh diệt
Phật Adida đứng nhất : ai giảng pháp mà mình có duyên thì là số 1 , có người thích chùa
này , vị Thầy này , …thì đối với hành giả tu Tịnh độ thì Phật Adida là số 1 là đúng rồi, lúc nào
cũng chỉ có Phật Adida.
Về Tây phg cực lạc ,về đó một thời gian rồi quay trở lại , như câu ‘ Thế thế thường hành
Bồ -tát đạo , nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung, cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai
kiến Phật ngộ vô sanh , bất thối Bồ-tát vi bạn lữ ‘
Cũng giống như phẩm Hóa Thành Dụ trong kinh Pháp Hoa , đó chỉ là điểm dùng để tu tiếp
, để đạt đến tuệ giác vô thượng , thành Phật . tin tưởng mà tu tập thì công đức vô biên.

BÀI 2: TÂM CHƠN NHƯ & TÂM SINH DIỆT


1.Tâm chơn như là gì?
Tâm Chơn như: vì tâm này không hư ngụy, nên gọi là Chơn", không bị thời gian thay đổi,
không gian chuyển dời, từ hồi nào đến giớ nó vẫn như thế, nên gọi là "Như". Tâm Chơn như
cũng gọi là "Chơn tâm" hay "Viên giác".
Luận Đại Thừa Khởi Tín viết :
8
“Tâm Chơn như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt. Thể và Tướng nó to lớn bao trùm tất
cả các pháp (Nhất pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể).’
THỂ TƯỚNG DỤNG ĐẠI CỦA TẦM CHƠN NHƯ
Tâm của chúng sanh gọi là đại thừa: Đại là lớn, thừa là phương tiện. Đại là tâm lớn gồm Thể
đại, Tướng đại và Dụng đại.
•1. THỂ đại : Vì là chân như bình đẳng chẳng tăng chẳng giảm của tất cả pháp.
•2. TƯỚNG đại : Vì Như Lai Tạng đầy đủ vô lượng tánh công đức. Các nghiệp thù thắng, các
biểu trạng đẹp đẽ bất tư nghì, như cảnh giới Tây phương cực lạc.
• 3. DỤNG đại : Vì hay sanh tất cả thiện nhân quả của thế gian và xuất thế gian. Dụng này sanh
ra tất cả các pháp tuỳ theo nhiễm hay tịnh, tuỳ theo chơn như hay sinh diệt, có thể là Bồ-tát,
Thánh hiền, phàm phu hay chúng sanh ở địa ngục, giúp cho hành giả không còn thoái lui trong
sinh tử luân hồi.
• Đây là chỗ nương gốc của tất cả chư Phật. Tất cả Bồ tát đều nương nơi pháp này mà đến đất
Như Lai.
Tâm chơn như được hiểu như là bản tâm xưa nay vốn có trong mỗi hữu tình chúng sanh.
Nhưng chúng ta không thể nhìn thấy được vì những vọng động ô nhiễm tâm quá nhiều, nhưng
phàm phu như chúng ta có thể ít nhiều cũng cảm nhận được Tâm chơn như thông qua sự tu tập
chuyển hóa những vọng niệm sinh diệt, nhiễm ô của tâm.
1.2. Khả năng của ngôn ngữ trong biểu đạt Chơn như.
Khởi Tín luận viết : ‘Sở dĩ các pháp sai khác là do vọng niệm, nếu rời vọng niệm thì không
còn các cảnh tướng sai khác. Bởi thế nên tất cả pháp từ hồi nào đến giờ không thể dùng danh
tự để kêu gọi, không thể dùng lời nói để luận bàn, không thể dùng tâm để suy nghĩ được, không
có biến đổi và cũng không phá hoại vì nó rốt ráo bình đẳng, chỉ có một “Tâm Chơn như” mà
thôi”.
Bản chất của mọi sự vật hiện tượng từ xưa đến nay vốn không hạn cuộc trong ngôn ngữ,
không hạn cuộc trong ngôn từ diễn tả, không hạn cuộc trong tầm nhận thức của tâm, tuyệt đối
đồng nhất. Đánh đồng vật được mô tả qua tâm suy diễn, tâm liên tưởng, tâm so sánh v.v.. với
bản chất thật của sự vật là sai lầm mà chúng ta cần phải tránh. Ngôn ngữ không thể diễn tả
được rốt ráo mà phải có thực chứng, phải trải nghiệm qua thì mới hiểu được, đạt được ( văn ,
tư , tu ), như chư Tổ thường nói người uống nước, nóng hay lạnh tự mình biết.
Ngôn ngữ là phương tiện, chỉ là vay mượn, là pháp hữu vi, được nhận thức qua tư duy
phân biệt chủ quan của con người và chỉ thể hiện được ý nghĩa của tục đế chớ khó biểu đạt trọn
chân lý tuyệt đối thuộc về chân đế, nên nó không hoàn toàn mô tả được chơn như, cho nên tục
đế và chơn đế phải dung thông lẫn nhau.

9
Đức Phật, các vị Tổ, vị Thầy mượn văn tự ngôn ngữ có sẵn ở thế gian, tùy theo khế lý, khế
cơ để chỉ cho chúng sinh hữu tình thấy được sự bất biến thường hằng trong tự tâm mỗi người
(Phật tánh) mà tu hành đạt đến cứu cánh, giải thoát sinh tử.
Cho nên 45 năm thuyết pháp cuối cùng Đức Thế Tôn nói Như Lai chưa nói một lời nào, để
hiểu được chân lý thì phải xa lìa ngôn ngữ, không bị mắc kẹt trong ngôn ngữ. Đức Phật lại dạy
đệ tử trong kinh Lăng Già: chánh pháp của Ta còn phải bỏ huống chi là phi pháp.
1.3 .Không – Bất không của Tâm Chơn Như
• KHÔNG, là vì tự tánh chân như chẳng phải tướng có, chẳng phải tướng không, chẳng phải
tướng chẳng có, chẳng phải tướng chẳng không, v.v..., bởi y nơi tất cả chúng sanh vì có vọng
tâm, niệm niệm phân biệt, đều chẳng tương ưng, nên nói là không. Nếu lìa vọng tâm, thật
không thể không.
Nói tới Chơn như là bởi vì chúng sanh còn đối đãi ở trong vòng sanh diệt, đang phân biệt, đang
nhị biên ở hai bên bờ mé. Ví dụ, trong 12 năm đầu của Tăng đoàn đâu cần giới luật, nhưng do
nhân có phạm mà chế Giới. Không là ở chỗ chơn như bình đẳng như thế rồi thì đâu cần phân
biệt Chơn Như hay Sanh Diệt, tốt xấu, thanh tịnh hay nhiễm ô.
• BẤT KHÔNG là không có vọng, chính là chân tâm thường hằng không biến đổi, đầy đủ pháp
thanh tịnh, gọi là bất không.
Bất Không là có một cái Chơn Tâm, Phật tánh, Như lai tạng thường hằng ở bên trong chúng ta.
Ví dụ, nói về Niết-bàn không phải là kết thúc, mất hút mà là do củi hết thì lửa tắt gọi là vắng
mặt, nhưng ở nơi đó có thường, có lạc, có ngã, có tịnh.
• Chân như mà không là không mọi sự ô nhiễm: không mọi phân biệt và phạm trù phân biệt.
. Chân như mà có là có mọi sự trong sáng: có mọi phẩm chất sẵn có mà thuần túy.
Đức Phật nói vô ngã cũng chỉ là phương tiện, bởi vì chúng sanh quá chấp vô cái vọng ngã, từ
đó mà phân biệt, từ cái bản ngã đó sinh ra tham, sân, si, mạn, nghi , v.v ..từ vọng chấp đó sinh
ra bao nhiều điều sai trái, cho nên Đức Phật phân tích về ngủ uẩn, 12 nhân duyên để mà giúp
chúng sanh bỏ cái ngã đó. Tâm thức là một dòng chảy tương tục , đi vào A-lại-da thức, và nó
tiếp tục lưu chuyển, tâm thức nó vẫn tồn tại ở đó, trong đó có chơn như . Như vậy, ĐP nói vô
ngã cũng là phương tiện, thành Phật, Bồ Tát, các Ngài cũng suy nghĩ , cũng có Từ -bi -hỷ- xả,
tiếp tục độ sanh.
2. TÂM SANH DIỆT
2.1 Tâm sinh diệt: Sinh diệt của Tâm là do Như lai tạng mà có tâm sinh diệt, nghĩa là Chơn-
Vọng hoà hiệp, không phải "một" không phải "khác" gọi là A-lại-da thức (Tâm sinh diệt ). A-
lại da thức có hai mặt, bao gồm và phát sinh tất cả các pháp ; hai mặt ấy là Giác và Bất giác.
Tâm sinh diệt luôn thay đổi, đủ duyên thì sanh hết duyên thì diệt, nó cũng là Tâm nhưng ai
không có thức giác Chơn như thì sẽ có Tâm sinh diệt. Tâm sinh diệt vừa thiện vừa bất thiện, cả
tâm thiện và bất thiện đều có sinh và có diệt, như tâm sân nổi nóng lên rồi đến lúc nó cũng

10
nguội xuống và mất đi, cũng như có lúc thì siêng năng, có lúc lười biếng. Tâm sanh diệt có hai
phần: Sanh diệt về phần lưu chuyển sanh tử, Sanh diệt về phần hoàn tịnh (trở lại bản tánh Niết-
bàn).
Sanh diệt lưu chuyển sanh tử là những loại tâm sanh rồi diệt và đưa chúng ta vào sinh tử luân
hồi. Sanh diệt về phần hoàn tịnh là những loại tâm cũng sanh diệt nhưng đưa chúng ta về
Thánh quả, Bồ-tát, Phật như tâm bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, tu tập, tôn trọng, hiếu kính, vv…
Tâm chơn như là tâm lặng lẽ, thanh tịnh của chúng ta. Tâm sinh diệt là tâm chịu sự sinh diệt,
biến hoại, giống như vọng tưởng vừa mới sinh khởi liền tiêu diệt, vì thể nó không thật, nên hư
vọng, giả dối. Tất cả pháp thế gian đều nằm trong sinh diệt, còn tất cả pháp xuất thế gian đều
trở về chơn như. Như vậy, ngay nơi chúng ta có chơn như và sinh diệt, niệm khởi lên cũng từ
chơn như, niệm lặng xuống cũng trở về chơn như.
2.2. Mối quan hệ giữa Tâm chơn như và Tâm sinh diệt
Tại sao không nói do Chơn như có Tâm Sanh diệt mà chỉ nói do Như Lai tạng có Tâm Sanh
diệt? Vì Chơn như là Thể của nhứt tâm, Như Lai tạng là Tướng của nhứt tâm, Chơn như thì
thanh tịnh không động, còn Như Lai tạng tuy rằng cũng chơn tịnh, nhưng còn bị phiền não che
phủ, làm nhơn cho động, nên chỉ nói do Như Lai tạng có tâm sanh diệt là thức A-lại-da mà
không nói do Chơn như sanh ra thức A-lại-da.
Tâm chân như và Tâm sinh diệt đều cùng một Bản thể nhất tâm mà ra, nhưng có 2 phương diện
Chân như tuyệt đối và Sinh diệt tương đối và không thể tách rời nhau bởi vì mê Chân như nên
có Sinh diệt. Chân như bất sinh bất diệt, những lại có khả năng sinh tất cả tịnh pháp, lấy Tịnh
pháp huân tập Vọng tâm, đến khi Vọng tâm không còn, Chân như sẽ không tồn tại.
‘Chơn vọng hoà hiệp, không phải một và không phải khác’. Chơn là bản thể, còn Vọng là hiện
tượng, bản thể và hiện tượng không rời nhau nên nói hoà hiệp. Hiện tượng như là hình tướng,
hành động của chúng ta, chính hiện tượng này không giác như làm một việc gì đó thuộc về hữu
lậu thì lưu chuyển trong 3 nẻo 6 đường, làm một việc gì đó lợi lạc cho chúng sinh trên tinh
thần vô ngã vô đắc thì đó là việc làm vô lậu dẫn đến Niết-bàn.
Chơn như, dụ như tánh ướt của nước, Như Lai tạng, dụ như nước (hình tướng của nước: mây,
mưa, tuyết, ..), A lại da, dụ như sóng (dụng của nước,sóng có cao, có thấp và có cả tánh ướt và
nước). Thức A-lại-da (Tâm sanh diệt) gồm cả Thể, Tướng và Dụng về nhiễm và tịnh hòa hiệp
của tâm.
2.3. Giác và bất giác của Tâm sinh diệt.
Tâm sinh diệt bao gồm hai nghĩa Giác (ngộ) và Bất giác (mê).
Giác và bất giác đều có khả năng nhiếp tất cả pháp và sanh tất cả pháp. Nhiếp là chịu sự huân
mà thành chỗ cất giữ chủng tử. Sanh là biến ra để làm thành cảnh giới.
Bất giác thì thuận với vô minh nên sanh tam tế, lục thô và tất cả nhiễm pháp ở thế gian.

11
Giác thì ngược dòng vô minh nên sanh tịnh pháp và 4 Thánh xuất thế. Giác là chỉ cho bản thể
chơn tâm lìa các vọng niệm, nó viên dung cùng khắp tất cả, nó rộng lớn như hư không, cũng
gọi là Pháp thân bình đẳng của Như Lai. Tất cả chúng sinh đều sẳn có Pháp thân này nên
gọi là Bản giác ( tánh Phật sẳn có ).
Dựa vào Bản giác của chơn tâm chúng ta tu tập để hiển lộ chơn tâm. Bản giác có 4 nghĩa:
Như thật không kính, Nhân huân tập kính, Pháp xuất ly kính, Duyên huân tập kính.
Như thật không kính: dựa vào tâm này, mà biết bản thể của các pháp là vô thường, khổ,
không, vô ngã, duyên sinh giả hợp nên không bám víu, dính mắc và soi chiếu vào tâm xem
chúng ta đang bị trói buộc vướng mắt bởi cái gì mà tháo gỡ.
Nhân huân tập kính: huân tập thói quen, tích lũy, nhân là những nguyên nhân, động cơ
chính. Tất cả cảnh giới Thánh, phàm đều hiện trong chơn tâm thường trú này, khiến cho chúng
sanh giác ngộ, nhàm chán khổ sanh tử, phát tâm cầu đạo giải thoát. Ví dụ, tánh sân cũng do
quá trình trưởng dưỡng, huân tập lâu ngày mà có, nên khi tu tập mình phải soi rọi quá trình
trưởng dưỡng, quá trình huân tập, phải xem nó là không, trở về với thường trú nhất tâm.
Xuất ly kính: tức là ‘Liễu nhơn Phật tánh’. Trong tu tập do mình không chấp, thoát khỏi phiền
não, do mình có trí sáng suốt, nên tâm mình vướng mắc chổ nào thì tìm con đường thoát ra cho
tâm. Như mình có tính tham lam, bỏn xẻn thì phải tập bố thí cúng dường để xuất ly tính tham,
huân tập đức tính tốt, nên bố thí với tâm cao thượng.
Duyên huân tập kính: tức là duyên nhân Phật tánh, soi khắp tâm chúng sanh, tu thiện căn, có
nhiều nhân duyên ứng cư xử vật, đã soi mình rồi, thì soi tới chúng sanh, làm trợ duyên để cùng
tu tập. Ví dụ, khi mình được học kiến thức Phật học, mình tùy duyên mình độ, mình giúp đỡ
mọi người chưa biết phật pháp
Bất giác là đối với giác mà nói. Tự tánh chân như do không tự tánh nên không tự giữ mà vọng
động. Cái động đó là do bất giác mà có.
Chư Phật nương bất giác để chỉ tánh giác cũng như nương ngón tay chỉ trăng mà diễn
bày chân nghĩa, nên chúng sanh mới có thể nương đó tu hành giác ngộ.
Do y vào tâm bất giác này sanh ra tam tế , lục thô.
Tam tế là: Vô minh nghiệp tướng, Năng kiến tướng, Cảnh giới tướng. Nó không cần duyên
cảnh chỉ cần y bất giác mà sanh
1.Vô minh nghiệp tướng: là tâm sanh diệt liên quan đến vô minh. Muốn bớt vô minh thì phải
phát triển Văn Tư Tu, Giới Định Tuệ, phải có văn tự Bát nhã, quán chiếu Bát nhã và thực tánh
Bát nhã.
2.Năng kiến tướng: do nương với động nên có năng kiến, không có động thì không có kiến.
Muốn hãm bớt hoạt dụng của Năng kiến tướng thì không nắm bắt tướng chung, tướng riêng.
3.Cảnh giới tướng: là do nương với năng kiến, cảnh giới hiện ra giả dối hiện ra, rời năng kiến
thì không có cảnh giới.

12
Bao nhiêu vọng động, nghiệp, phiền não, sum la vạn tượng đều từ đây mà ra. Cũng như khi
tâm đang yên tĩnh ta nghĩ về một bài hát nào đó thì cái động tâm ban đầu là nghiệp tướng, cái
nghĩ về bài hát là cảnh tức tướng năng kiến và bài hát là tướng cảnh giới. Nếu từ niệm ban đầu
ta dừng lại không theo thì giác hiện ra, nếu không dừng thì nó sẽ tạo thành 1 chuỗi thất niệm
bất thiện đưa chúng ta vào sanh tử trùng trùng.
Còn lục thô là Trí tướng, Tương tục tướng, Chấp thủ tướng, Kế danh tự tướng, Khởi nghiệp
tướng, Nghiệp hệ khổ tướng. Tâm này cần nương cảnh và có thể dễ nhìn nhận cũng như
chuyển hóa nó.
+ Trí tướng: Do có cảnh giới hiện ra mà vọng khởi phân biệt nhiễm tịnh đối với cảnh giới tịnh
thì ưa thích, đối với cảnh giới nhiễm thì chán ghét.
+ Tương tục tướng: do tâm phân biệt, đối với cảnh ưa thích thì sinh vui, đối với cảnh chán ghét
thì sinh khổ, giác tâm khởi niệm, tương tục không dứt.
+ Chấp thủ tướng: nương vào tướng tương tục ở trước, duyên theo các cảnh khổ vui, khởi tâm
chấp trước.
+ Kế danh tự tướng: nương vào tướng chấp thủ nói trên mà phân biệt tướng ngôn thuyết giả
danh.
+ Khởi nghiệp tướng: nương vào kế danh tự tướng nói trên mà sinh ra đắm trước chấp lấy, tạo
tác các thứ nghiệp thiện ác, v.v..
+ Nghiệp hệ khổ tướng: vì các nghiệp thiện ác trói buộc nên bị khổ sinh tử bức ngặt, không
được tự tại.
Nếu muốn đạt đến cảnh giới giác ngộ thì phải cố gắng tiến từ thô tướng vào tế tướng.
Bất giác với tam tế lục thô nếu đi theo hướng tu tập chuyển hóa giải thoát sẽ đưa chúng sanh về
với tâm chơn như. Nhưng nếu chúng sanh cứ theo nghiệp người, nghiệp chúng sanh mà buông
lung thì sẽ đưa chúng sanh trôi lăn trong sanh tử luân hồi.
2.4. Đối trị Tâm sinh diệt.
Đối trị (S. pratipaksa): phương pháp trị liệu bằng thay thế đối lập. Đối trị là phương pháp dứt
ác bằng cách gieo trồng các hạt giống thiện. Đây là cách xoá bỏ và làm giảm thiểu các phiền
não nghiệp chướng, bằng cách trước là nhận diện tác hại của bất thiện, nêu quyết tâm lớn, trị
liệu bằng các gieo trồng các hạt giống tích cực đối lập. Chẳng hạn, để trừ tâm sân hận, nên
dùng tâm thương yêu và tha thứ, để trừ lòng tham ái nên dùng pháp quán bất tịnh. Đối trị là
pháp môn tuỳ bệnh cho thuốc, phù hợp với căn tánh từng người.
Ví dụ, khi gặp ai đó, mình thích người đó và tìm cách kết bạn ( Trí tướng), được làm bạn mình
sanh ra niềm vui không dứt ( Tương tục tướng), từ niềm vui sanh ra chấp thủ, muốn sở hữu
người bạn đó một mình (Chấp thủ tướng), khi nghe ai nói xấu về người đó mình khởi tâm sân (
Danh tự tướng), và mình phản ứng lại ( Khởi nghiệp tướng), sự sân đó làm cho mình buồn khổ
( Nghiệp hệ khổ tướng ).

13
Người sống với tâm vọng niệm, phân biệt về cái cá biệt trong mọi sự vật hiện tượng thường
sống với thái độ so đo, tính toán, hơn thua, tâm dễ bị chấp trước. Chỉ khi nào hành giả không
còn nhìn đời bằng con mắt của vọng tưởng phân biệt, lúc đó sự thiên sai vạn biệt trong chủng
loại, con người, giới tính, ngôn ngữ, cách thức ứng xử sẽ không còn là sự khác biệt như chúng
đã, đang và sẽ còn bị mặc định trong tư duy phân biệt đối xử.
Để trừ lục thô tướng thì ta tu tập từ bỏ vọng niệm phân biệt, không chấp trước. Muốn vậy, phải
học hỏi giáo pháp thanh tịnh, tự mình thực hành và thể nghiệm, để từ đó làm phát sinh trí tuệ
đoạn trừ tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến. Mỗi khi tâm bị vọng khởi hay bị ngoại cảnh chi phối
thì phải dùng trí tuệ Bát-nhã quán sát tất cả các Pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã, không
thật, huyễn giả “Như mộng, huyễn, bọt, bóng, Như sương cũng như điện”
Luận có dạy thực hành “Chỉ và Quán” , vì người chỉ tu pháp Chỉ, thì cái tâm chìm lặng, hoặc
khởi ra giải đãi, không thích các điều thiện và xa rời đức đại bi, nên cần phải tu Quán. Chỉ
quán là ngưng bặt hết thảy ngoại cảnh và vọng niệm, chuyên chú vào một đối tượng duy nhất
(Chỉ- Samatha) - đồng thời, sinh khởi trí tuệ chân chính, để quán xét đối tượng duy nhất ấy
(Quán- Vipassana) gọi là Chỉ Quán, tức chỉ cho hai pháp Định và Tuệ.

BÀI 3: TÂM NHIỄM Ô ( xem trong file viết tay bài giảng của Giáo thọ )
3.1 Khái niệm: Tâm nhiễm ô
Từ vô minh (căn bản vô minh) sanh ra các pháp nhiễm ô .
Vì tâm này từ hồi nào đến giờ, tánh nó vẫn thanh tịnh, không có vô minh; song bị vô minh làm
nhiễm ô (bất biến tuỳ duyên), vì thế nên rất khó biết. Bởi thế nên chỉ có Phật mới có thể biết
được cảnh giới này.
Tuỳ tâm vọng nhiễm của chúng sanh mà hiện ra các huyễn tướng sai khác: hữu lậu (mê) và vô
lậu (giác). Khi tâm vọng động thì sanh ra vô lượng hằng sa pháp tạp nhiễm, khi tâm hết vọng
động thì hiện ra vô lượng hằng sa công đức thanh tịnh.
• Nói về Tâm nhiễm ô, có 6 lớp: Nhiễm ô về chấp trước, nhiễm ô về bất đoạn, nhiễm ô về trí
phân biệt, nhiễm ô về cảnh sắc, nhiễm ô về năng phân biệt và nhiễm ô về nghiệp
1. Nhiễm ô về chấp trước (chấp tương ưng nhiễm, tức là hai món Thô): chấp thủ tướng và
kế danh tự tướng. Hành giả phải đến quả Nhị thừa hay vị Thập tín, mới trừ được món nhiễn ô
này.
2. Nhiễm ô bất đoạn (Bất đoạn tương ưng nhiễm, tức là món Thô về tương tục tướng).
Hành giả từ địa vị Thập tín đến địa vị Thập hồi hướng, phương tiện tu hành, lần lần xả bỏ, khi
đến Sơ địa (tịnh tâm địa) mới hoàn toàn xa lìa được món nhiễm ô này.
3. Nhiễm ô về trí phân biệt (Phân biệt trí tương ưng nhiễm, tức là món Thô về Trí tướng).
Hành giả phải từ Nhị địa (Cụ giới địa) lần lần diệt trừ, cho đến Thất địa (Vô tướng phương tiện
địa) mới hoàn toàn xa lìa nhiễm

14
4. Nhiễm ô về cảnh sắc (Hiện sắc bất tương ưng nhiễm, tức là món Tế về Hiện tướng).
Hành giả tu hành phải đến Bát địa (Sắc tự tại địa) mới xa lìa được món nhiễm ô này.
• 5. Nhiễm ô về năng phân biệt (năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm, tức là món Tế về
Kiến tướng). Hành giả tu hành phải đến Cửu địa, mới xa lìa được món nhiễm ô này.
6. Nhiễm ô về nghiệp (Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm, tức là món Tế về Nghiệp
tướng). Hành giả từ Thập địa lên Đẳng giác Bồ Tát và phải đến quả vị Phật, mới có thể diệt trừ
món nhiễm ô này.
3.2. Tác hại của tâm nhiễm ô
Tâm nhiễm ô là phiền não chướng, làm chướng ngại Căn bản trí. Phiền não này nhiễm ô
ngăn che chân như và làm cho căn bản trí không được sáng tỏ. Tánh chân như bình đẳng,
không có năng sở bỉ thử, nên phải dùng Căn bản trí mới duyên được chân như. Song vì tâm
nhiễm ô là phiền não lại chao động, có năng sở bỉ thử, ngàn muôn sai khác, trái với chân như
bình đẳng, nên làm chướng ngại Căn bản trí (Vô phân biệt trí).
3.3.. Biểu hiện tâm nhiễm ô
Có Chân như sẵn, bất giác vô minh khởi lên, đưa vào tạng thức những hạt giống nhiễm ô.
Từ những hạt giống nhiễm ô này tương tác với trần cảnh, nó tương tục phân biệt so đo chấp
thủ, từ đây sinh ra nhiều vọng nghiệp, như thế càng sanh tử khổ đau. Sanh tử khổ đau này
trùng trùng gieo tạo những vô minh mới, cứ như thế mà tiếp tục liên miên.
3.4. Mối liên hệ giữa tâm nhiễm ô và tâm chân như
Tâm nhiễm ô do nhân là vô minh nên đi đôi với nghiệp, dẫn đến sinh tử luân hồi, không ở
trong thể như như, chánh chơn, Phật tánh, ....
Tâm nhiễm ô có bản thể là tâm chân như. Nương vào chỗ nhiễm ô để phát xuất ra chân như:
đây gọi là tương tồn, tức là tương thuộc vào nhau và không tách rời khỏi nhau.
Ví dụ: chúng ta xem xét về nước. Chúng ta có nước đá, nước giếng, nước lọc, mây, tuyết:
giống nhau đều là nước, đều có thành tố là H2O, giống về thể; khác nhau về tướng và dụng:
nước đá là rắn, hơi nước là khí, nước lọc là lỏng, mây đôi khi rắn, đôi khi khí; còn về dụng thì
nước lọc để uống, mây che nắng, tuyết thì mát và có thể để trang trí cho đẹp.
Cho dù là tâm chân như hay tâm nhiễm ô cũng đều là tâm. Tâm là cái để nhận biết cảnh,
cho nên tâm chân như hay tâm nhiễm ô cũng đều nhận biết cảnh, nhưng đằng sau đó là chuỗi
tương tác có dính mắc hay không mới là quan trọng, thực tế giống như hai mặt đồng tiền, mình
biết chuyển hoá chút xíu thì thành Chân như, còn mình để bị che lấp, để bị nhiễm ô thì là Tâm
nhiễm ô.
Tánh chân thật của vô minh là Phật tánh, thân ảo hoá này là Pháp thân. Vô minh nếu tu tập
chuyển hoá có thể về chân như. Chúng ta chuyển hoá các nhiễm ô, khách trần về chân như
vắng lặng gọi là phiền não tức Bồ-đề.
3.4. Tu tập chuyển hoá từ nhiễm ô qua chân như
15
Hành giả loại trừ các pháp bất giác và nhiễm ô, tâm vừa vọng động rong ruổi theo trần cảnh
thì hành giả phải đem về chánh niệm. Hành giả hãy tu tập các pháp thanh tịnh và thiện pháp,
như thế mình đang tịnh hoá A-lại-da thức; chúng ta liên tục dồi mài như vậy khi đối duyên xúc
cảnh để mà giác bốn tướng của nhiễm ô: tướng sanh, tướng trụ, tướng dị, tướng diệt, lần lần
hiển lộ chân như, thành tựu Pháp thân.
Trong bài kinh Mật hoàn, kinh số 18 thuộc Trung bộ kinh, Đức Phật đề cập về tiến trình
làm tâm bị nhiễm ô và thông qua lời giải thích của Tôn giả Ca-chiên-diên như sau: “Do nhân
con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc
nên có cảm thọ, những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những
gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhân, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một
người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.”. Tiến trình
xảy ra cũng vậy đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Quá trình này gổm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khi mắt tiếp xúc với sắc trần, vạn vật bên ngoài, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ
của ba pháp này gọi là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Cảm giác này thuần tuý về một đối
tượng. Đây là giai đoạn phi ngôn ngữ.
- Giai đoạn 2: tưởng – suy tầm – hý luận - vọng tưởng: bắt đầu có ngôn ngữ, khái niệm, so
sánh, phân biệt. Nếu yêu thích chính là sự tham ái, nắm giữ; nếu không thích chính là có mặt
của sân, từ chối khách thể, bảo thủ cái tôi của chính mình, không muốn đón nhận bất cứ cái gì
làm tổn thương cái tôi ấy. Cả hai xu hướng tham ái hay sân giận đều là nguyên nhân làm tâm
trở nên nhiễm ô. Trong bài kinh Mật hoàn, Đức Phật có dạy: “Các tưởng sẽ không ám ảnh vị
Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn
diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu.” Như vậy, tư tưởng của kinh Nikaya và tư
tưởng kinh Đại thừa đều giống nhau.
KẾT LUẬN
Khi Luận đã sáng tỏ, người ta tin rằng mình có Phật tánh và mạnh mẽ phát tâm tu hành. Do
vậy, không có bất kỳ sự khác biệt nào giữa phàm tục hay tu sĩ. Ai hiểu được Chân lý và hành
được Chân lý thì người đó chứng đạo.
Sự giác ngộ là kết quả của quá trình tu tập Giới, Định và Tuệ, sự giác ngộ phải được thấy như
thật, thấy tường tận bằng trí tuệ thâm sâu các nguyên lý đời sống và con đường chấm dứt
nguyên nhân sinh khởi đời sống, chấm dứt nguồn gốc mọi nỗi khổ niềm đau của con người đó
là giác ngộ các pháp thanh tịnh như Tứ đế, Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Tánh không, v.v..

16

You might also like