You are on page 1of 14

Phân biệt về Định

CHÁNH ĐỊNH PHẬT GIÁO VS ĐỊNH TRONG THIỀN CHỈ


(ĐÃ CÓ TỪ TRƯỚC PHẬT GIÁO)
Thiền Chỉ - Định có từ trước Phật giáo
Định nghĩa:
Nhất tâm trên một đối tượng, qua đó có thể đè nén được 5 triền cái làm cho tâm trở nên thanh
tịnh thì được gọi là Định. Có 40 đề mục Thiền Chỉ (Samatha). (Sư Thanh Minh – dòng thiền ngài
Pa Auk)

Vậy tâm định là một tâm sở có công năng giữ tâm và các tâm sở khác trên một đề mục duy nhất,
không để tâm bị tán loạn hoặc bị các đề mục khác chi phối hay làm gián đoạn.
(Hương vị Pháp bảo – Thiền sư U Silananda)
Đặc điểm đối tượng:
Đối tượng của tâm khi thực hành Thiền Chỉ là đối tượng Tục đế. Vì vậy Thiền chỉ phải có sự tham
gia của Tưởng. Ví dụ: Kasina ban đầu là hình ảnh, sau đó là tưởng tượng về Kasina. Các đề mục
khác cũng vậy. (Thiền Định – Nền tảng PG – Ngài Hộ Pháp)
40 Đề mục Thiền chỉ
- 10 Kasina
- 10 Pháp tuỳ niệm:
- 10 Bất tịnh
- Tứ Vô lượng: từ bi hỷ xả
- Tứ vô sắc:
- Sự Bất tịnh của thức ăn
- Đề mục phân biệt tứ đại: đất nước lửa gió.
4 Thiền bảo hộ
1. Quán niệm về các phẩm hạnh của Đức Phật.

2. Quán niệm về sự chết.

3. Quán tâm từ.

4. Quán niệm về tính ô nhiễm của thân.


Các tầng thiền:
•Thực hành Thiền chỉ có thể đạt đến 8 thiền chứng, tương đương với 4 thiền sắc giới và 4 thiền
vô sắc giới.
•Tuy nhiên khi ở trong các tầng Thiền này, tâm hành giả dính chặt lấy đối tượng thiền đã chọn, vì
thế không thể quan sát các đối tượng khác thuộc về danh, sắc (thân, tâm).
•Vì vậy Thiền chỉ không mang lại Tuệ giác, không có công năng giảm trừ Tham, sân, si, đạt đến
giải thoát, niết bàn.
•Đây chính là lý do Đức Bồ tát sau khi học đến các tầng thiền cao nhất của ngoại đạo, Ngài vẫn
không hài lòng và phải đi tìm con đường riêng của mình, nhằm giải thoát hoàn toàn.
Dẫn chứng Kinh điển:
Trong Trung bộ Kinh - Kinh Đoạn Giảm, Đức Phật đã tuyên bố:

Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú.
Thiền thứ nhất, Thiền thứ hai,……Thiền thứ tư.
Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là
đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc
Thánh.”
Kết luận
- Thiền Chỉ đem tới “Hiện tại Lạc Trú” và làm cho Tâm có sức mạnh.
- Sức mạnh này của Tâm có thể được sử dụng để bắt đầu Thiền quán.
- Thiền chỉ không mang lại Tuệ giác, không có công năng giảm trừ Tham, sân, si, đạt đến giải
thoát, niết bàn.
Chánh định của Phật giáo
Định nghĩa:
1.Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các
Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.

Chính là ① chánh kiến, ② chánh tư duy, ③ chánh ngữ, ④ chánh nghiệp, ⑤ chánh mạng,
⑥ chánh tinh tấn, ⑦ chánh niệm.
(Trung bộ kinh – 117. Ðại kinh Bốn mươi)

Như vậy Chánh định được sinh ra trực tiếp bởi Chánh niệm – tỉnh giác và được hỗ trợ bởi cả 7
chi phần còn lại của Bát chánh đạo.
Chánh Định của Phật giáo
2.Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 45: Tương ưng đạo I: Phẩm vô minh – 9. Sùka
(Râu lúa mì)
… Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có kiến được đặt hướng chân chánh, con đường tu tập
được đặt hướng chân chánh, đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, chứng đạt Niết-bàn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên
hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ;
… tu tập Chánh tư duy… Chánh ngữ … Chánh nghiệp … Chánh mạng … Chánh tinh tấn … Chánh
niệm …
… tu tập CHÁNH ĐỊNH LIÊN HỆ ĐẾN VIỄN LY, LIÊN HỆ ĐẾN LY THAM, LIÊN HỆ ĐẾN ĐOẠN DIỆT,
HƯỚNG ĐẾN TỪ BỎ.
Đặc điểm đối tượng:
Đối tượng của tâm khi thực hành chánh định là các đối tượng Chân đế, hay chính là Danh, Sắc
(Thân, Tâm). Cụ thể là 4 niệm xứ được liệt kê trong Kinh Tứ Niệm Xứ: thân, thọ, tâm, pháp.

Vì là pháp chân đế cho nên các đối tượng đều có 3 đặc tính: vô thường, khổ và vô ngã. Cần hiểu
rõ vô thường đây là các đối tượng sanh lên diệt đi liên tục không ngừng nghỉ.
Các tầng Thiền
Chánh định của Phật giáo cũng có 4 tầng thiền. Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh – 22. Kinh Ðại
Niệm xứ
“Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một
trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền
thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy
ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú,
chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú
Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh
định.”
Khác biệt
1- Các tầng Thiền của Thiền chỉ dựa căn bản trên sự đè nén các triền cái.

2- Các tầng Thiền của Chánh Định dựa căn bản trên sự cắt đứt các kiết sử, lậu hoặc.
Ví dụ trong Kinh
Bát thành Kinh (Kinh Trung Bộ)

"Ở đây này gia chủ, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.
Vị ấy suy tư và được biết: "Sơ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô
thường, chịu sự đoạn diệt. Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu
hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được
năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này.

Như vậy, này gia chủ, là pháp độc nhất do Thế Tôn, bậc Trí giả, bậc Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh
Đẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần, sống hành trì pháp ấy,
thì tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn
trừ, và pháp vô thượng an tổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt". Cũng như
vậy, đối với Thiền thứ hai, đối với Thiền thứ ba, đối với Thiền thứ tư".
Phân tích Ví dụ
Như vậy sau khi Chứng và Trú Sơ thiền, hành giả được Đức Phật nhắc đến trong Kinh Bát Thành
đã rời đối tượng Thiền Chỉ, rời Sơ thiền để Quan sát Danh pháp là chính Tâm sơ thiền đó (một
tâm sở).

Hành giả quan sát tánh vô thường, sanh diệt của tâm sở này, do vậy đoạn trừ được 5 hạ phần
kiết sử (bước vào dòng thành Nhập Lưu).

Cũng như vậy với Thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư, hành giả lần lượt đoạn trừ tới hết 10 kiết sử,
giải thoát hoàn toàn.

You might also like