You are on page 1of 7

VĂN HỌC PALI

Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ
kinh tạng Pali:

1. Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ),

2. Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ),

3. Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ),

4. Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và

5. Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến
mười một pháp, phân thành 11 chương, mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm.
Chương Một Pháp gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp gồm
các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười
Một Pháp gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi
nhận là 2.308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt
không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7.557.

Ví dụ:

1. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến lợi ích lớn.
Này các Tỷ-kheo, như tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được
bảo vệ. Tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, này
các Tỷ-kheo, đưa đến lợi ích lớn. (Phẩm Không Điều Phục, chương Một
pháp).

2. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, xứng đáng để xây tháp. Thế nào là
hai? Như Lai và Chuyển Luân Vương. Hai hạng người này, này các Tỷ-
kheo, xứng đáng để xây tháp. (Phẩm Người, chương Hai pháp).
3. Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào
là ba? Hạng người nói như phân, hạng người nói như hoa, hạng người
nói như mật. (Phẩm Người, chương Ba pháp).

4. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại chuột này. Thế nào là bốn?
Ðào hang không ở, ở không đào hang, không đào hang không ở, có đào
hang có ở. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại chuột này. (Phẩm Mây Mưa,
chương Bốn pháp).

5. Có năm nghịch tội này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa
ngục, không có thể chữa trị. Thế nào là năm?

Ðoạt mạng mẹ, đoạt mạng cha, đoạt mạng vị A-la-hán, với ác tâm làm
Như Lai chảy máu, phá hòa hợp Tăng.

Này các Tỷ-kheo, năm pháp ngũ nghịch này, đưa đến đọa xứ, đưa đến địa
ngục, không thể chữa trị. (Phẩm Bệnh, chương Năm pháp).

6. Này các Tỷ-kheo, có sáu tùy niệm xứ này. Thế nào là sáu?

Tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm Giới, tùy niệm
Thí, tùy niệm Thiên.

Này các Tỷ-kheo, có sáu tùy niệm này. (Phẩm Đáng Được Cung Kính,
chương Sáu pháp).

7. Này các Tỷ-kheo, có bảy tài sản này. Thế nào là bảy?
Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. (Phẩm Tài Sản,
chương Bảy pháp)

8. Này các Tỷ-kheo, có tám sức mạnh này. Thế nào là tám?
Này các Tỷ-kheo, sức mạnh của con nít là khóc; sức mạnh của con đàn
bà là phẫn nộ; sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí; sức mạnh của các
vua chúa là uy quyền; sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo; sức mạnh của bậc
Hiền trí là cảm hóa; sức mạnh của vị nghe nhiều là thẩm sát; sức mạnh
của Sa-môn, Bà-la-môn là nhẫn nhục.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám sức mạnh. (Phẩm Gia Chủ, Chương Tám
Pháp)

9. Này các Tỷ-kheo, có chín hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế
nào là chín?
Bậc A-la-hán, bậc đã hướng đến chứng đắc quả A-la-hán; bậc Bất lai,
bậc đã hướng đến chứng đắc quả Bất lai; bậc Nhất lai, bậc đã hướng
đến chứng đắc quả Nhất lai; bậc Dự lưu, bậc đã hướng đến chứng đắc
quả Dự lưu; kẻ phàm phu.
Này các Tỷ-kheo, có chín hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. (Phẩm
Chánh Giác, Chương Chín Pháp).

10. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu tập. Thế
nào là mười?
Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng,
chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.
(Phẩm Không Có Đầu Đề, Chương Mười Pháp).

11. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười một pháp cần phải tu tập.
Thế nào là mười một?
Thiền thứ nhất, Thiền thứ hai, Thiền thứ ba, Thiền thứ tư, từ tâm giải
thoát, bi tâm giải thoát, vỷ tâm giải thoát, xả tâm giải thoát, Không vô
biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ.
Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười một pháp cần phải tu tập.
(Phẩm Tổng Kết, Chương Mười Một Pháp).
VI DIỆU PHÁP

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) được Đức Phật thuyết vào mùa hạ thứ 7 tại cung
trời Đao Lợi (tam thập tam thiên - tavatimsa) với mục đích là độ thân mẫu của
Ngài. Thân mẫu của Ngài tái sanh thành 1 vị thiên nam ở cõi trời này.

1. Abhidhamma (Pali): Abhi + Dhamma

Abhi: là tiếp đầu ngữ, nghĩa là tinh tế, sâu xa, thù thắng, đặc biệt, vi diệu,
vi tế.

Dhamma: nghĩa là pháp. Pháp có nhiều nghĩa, nhưng ở đây là lời dạy của
đức Phật.

Abhidhamma: nghĩa là Vi Diệu Pháp, là những giáo lý cao siêu vi diệu.

Vi Diệu Pháp nghĩa là những giáo lý tinh hoa của Đức Phật và có tính chất đặc
thù hơn Kinh và Luật tạng.

Tạng Abhidhamma, được gọi là tạng Vi Diệu Pháp hay thắng pháp, hơn tạng
Kinh và tạng Luật trong 3 ý nghĩa:

a. Tạng Abhidhamma chứa nhiều nhóm pháp hơn tạng Kinh và tạng
Luật:
Kinh tạng gồm có 21.000 lời dạy.
Luật tạng gồm 21.000 lời dạy.
Luận tạng (Vi Diệu Pháp) gồm 42.000 lời dạy.
b. Trong khi thuyết giảng Abhidhamma Đức Phật sử dụng nhiều cách
thuyết giảng hơn khi Ngài giảng Kinh tạng và Luật tạng.
c. Trong tạng Abhidhamma, Đức Phật phân tích Danh Sắc đến chỗ
cùng tột của chúng, gọi là ‘đệ nhứt nghĩa’ (Paramattha).

Các tên gọi khác của Abhidhamma (Vi Diệu Pháp):

1. Vô tỷ pháp: là pháp cao siêu không có pháp nào so sánh bằng.


2. Thắng pháp: pháp thù thắng (so với Kinh tạng và Luật tạng)
3. Đại pháp: pháp cao sâu, rộng rãi hơn các pháp trong Kinh tạng và Luật
tạng
4. Đối pháp: là đối tượng của trí tuệ cao siêu
5. Hướng pháp: là pháp có khả năng hướng đến sự giải thoát, giác ngộ, liễu
tri các pháp.

Về phương diện tam tạng:

 Tạng Kinh (Sutta Pitaka): sâu xa về nghĩa lý, tiêu biểu cho vẻ đẹp của
Phật pháp, ví như bông hoa và cành lá của cây.
 Tạng Luật (Vinaya Pitaka): sâu xa về việc, được xem là nền tảng và sự
sống còn của Phật pháp, ví như gốc rễ của cây.
 Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka): sâu xa về bản thể của các pháp, được
xem như tinh hoa, cốt lõi của Phật pháp, ví như lõi cây.

Trên lộ trình tu tập, người đệ tử Phật cần phải thực hiện:

- Pháp học (Pariyatti): gồm có tam tạng: kinh, luật, luận và chú giải.

- Pháp hành (Paṭipatti): bố thí, trì giới, hành thiền (thiền định, thiền quán).

- Pháp thành (Paṭivedha): Niết Bàn (Nibbāna)

Bộ Vi Diệu Pháp: gồm 7 tập

1. Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī).
2. Phân Tích (Vibhaṅga).
3. Giới Luận (Dhātukathā), cũng gọi là bộ Chất Ngữ.
4. Nhân Thi Thiết (Puggala-paññatti), cũng gọi là bộ Nhân Chế Định.
5. Luận Điểm (Kathāvatthu), cũng gọi là bộ Ngữ Tông.
6. Đối Luận (Yamaka), cũng gọi là bộ Song Đối.
7. Pháp Thú (Paṭṭhāna), cũng gọi là bộ Vị Trí.

Bộ sách mà chúng ta học là Abhidhammatthasangaha, nghĩa là “thắng pháp tập


yếu luận” do Ngài trưởng lão Anuruddha viết vào thế kỷ thứ 11 theo Tây lịch.
Ngài là người xứ Nam Ấn Độ. Tập sách này tóm tắt những điểm căn bản của 7
bộ Vi Diệu Pháp.

Nội dung chính của Vi Diệu Pháp:

Phân tích 4 thực tại cùng tột: tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết Bàn và những
mối quan hệ nhân quả giữa chúng.

Qua sự trình bày với những thuật ngữ chuyên môn và có hệ thống đúng với ý
nghĩa tuyệt đối.

Mục đích học:

1. Vi Diệu Pháp giải thích chi tiết những gì trong ta, ngoài ta và xung quanh
ta. Hay nói cách khác là phân tích tỉ mỉ và Danh và Sắc, 2 yếu tố tạo nên con
người và thế giới. Vi Diệu Pháp còn mô tả 6 căn trong con người, 6 cảnh
trần và sự sanh khởi của những lộ trình tâm khi 6 căn tiếp xúc với 6 cảnh.
Những tâm thiện, tâm bất thiện, và những trạng thái cùng những nguyên
nhân sanh khởi của chúng cùng kết quả của chúng được trình bày một cách tỉ
mỉ.

2. Quá trình của sự sống - chết và sự tái sanh trong các cõi khác nhau do
nghiệp lực cũng được giải thích rõ ràng trong Vi Diệu Pháp.

3. Thấy được tính chất giả tạm, vô thường, khổ đau và tính vô ngã, được
trình bày một cách rõ ràng.

4. Giúp hành giả đoạn trừ các tà kiến, và thay vào đó là sự hiểu biết đúng
đắn (chánh kiến) về con người, về danh sắc, thực tướng của các pháp .

5. Cuối cùng đạt được con đường siêu thế, thành tựu Thánh Đạo, Thánh Quả
và Niết Bàn.

You might also like