You are on page 1of 8

TỔNG QUAN VỀ PHÁP TẠNG PALI

1. Kiết tập kinh điển lần thứ nhất:


- Sau ngày đức Phật nhập Niết-bàn khoảng hai tháng, kỳ kiết tập kinh điển lần thứ nhất được
nhóm họp: (a) trùng tuyên lại kinh luật; (b) giải quyết một số vấn đề liên quan đến uy tín của Tăng
đoàn và niềm tin của giới Phật tử.
- Nguồn sử liệu có giá trị lịch sử: chương thứ 11 của Tiểu Phẩm (Cullavagga) thuộc Luật Tạng:
bắt nguồn từ thái độ hành xử của Tỷ-kheo Subhadda1.

- Khoảng cuối tháng thứ hai hoặc đầu thứ ba sau ngày đức Phật nhập Niết-bàn, tức nhằm tháng thứ
hai của mùa An cư năm ấy.

- Thủ đô của Ma-kiệt-đà (Magadha), tức thành Vương-xá (Rājagaha), là nơi được Tăng-già chọn để
tổ chức đại hội, vì tại đây chúng tăng không gặp khó khăn về vấn đề chỗ ở và lương thực trong

- Diễn ra ở hang động Thất-diệp (Sattapaṇṇi) tại đồi Vaihara gần núi Linh-thứu

- Tổng số thành viên tham dự kỳ kiết tập Kinh Luật lần thứ nhất là 500 vị
- Tôn giả Đại Ca-diếp hỏi tôn giả Upāli về vấn đề giới luật

- Tôn giả Ananda về năm bộ Nikāya : Sau phần trùng tuyên Kinh Luật, tôn giả Ananda giải
trình với hội đồng Tỷ-kheo lời di huấn của đức Phật. Đó là, nếu muốn và cảm thấy cần, Tăng-già có
thể sửa đổi một số giới điều nhỏ nhặt, không quan trọng.
- Phần cuối cùng của đại hội lần thứ nhất là việc luận tội tôn giả Ananda và Chanda (Xa-
nặc).

2. Kiết tập kinh điển lần thứ hai:


Theo truyền thống Luật tạng, liên quan đến giá trị pháp lý của mười điều luật (Thập phi pháp sự) do
các Tỷ-kheo người Bạt-kỳ (Vajji) thuộc thành Tỳ-xá-ly (P. Vesali; S. Vaisāli) đề xướng

- Thuyết “Năm Chướng Ngại của A-la-hán” do Đại Thiên (Mahādeva) chủ trương. Nguyên nhân
chính của kỳ kiết tập này bao gồm cả giáo lý lẫn giới luật.

- Tại thành phố Vesali

- Theo Cullavagga, đại hội Vesali, khoảng một thế kỷ (từ 100 đến 137 năm) sau ngày đức Phật nhập
Niết-bàn

1
Đây không phải là Subhadda được đức Phật hóa độ trước lúc Ngài nhập diệt, mà chỉ là một sự trùng tên họ (Soạn giả).
- Tài liệu của ngài Chơn Đế (Paramārtha) lại ghi rằng, đại hội thứ hai được tổ chức đúng 116 năm
sau ngày Phật Niết-bàn2 tại kinh đô Paṭaliputta (Ba-liên-phất hay Hoa Thị Thành)

- Hồng tám vị trưởng lão, gồm bốn vị được tuyển chọn từ các quốc gia phía Tây và bốn vị được
tuyển chọn từ các quốc gia phía Đông. Trưởng lão Sabbakāmī, Sāḷha, Khujjasobhita, và Vāsa-
bhagāmika đại diện phía Tây; các trưởng lão Ravata, Sambhūta Sāṇavāsī, Yasa và Sumana là của
các nước ở phía Đông3.

- Thành viên tham dự gồm 700 vị

(i) Thuyết “Thập Phi Pháp Sự”

(ii) “Thuyết La-hán Ngũ Sự”

Năm điều chướng ngại của A-la-hán gồm:


1. A-la-hán có thể bị cám dỗ, quyến rũ (xuất tinh) trong khi ngủ.
2. A-la-hán có thể chưa thấu suốt đối với một số pháp thế gian.
3. A-la-hán có thể còn nghi ngờ đối với một số vấn đề thế tục.
4. A-la-hán phải nhờ ngoại duyên giúp đỡ mới biết mình đã chứng đắc trí tuệ .

5. A-la-hán, trong khi thiền định nhờ nhận thấy được chân tướng của cuộc đời và cảm thán “Ôi! Đời
là khổ”, do nhận biết và cảm thán như thế vị ấy nỗ lực hướng đến sự chứng đắc toàn giác.

3. Kiết tập kinh điển lần thứ ba:


- Tại Paṭaliputta (S. Pāṭaliputra), còn được gọi là Kusumapura, nghĩa là “thành phố hoa” (The
City of Flower - Hoa Thị Thành), đặt dưới sự bảo trợ của hoàng đế Phật tử danh tiếng Asoka.

Theo biên niên sử của Tích Lan (Ceylon), kỳ kiết tập này diễn ra sau ngày nhập diệt của đức
Phật 236 năm, nghĩa là vào năm 250 Tr.CN. Tập Mahāvamsa lại ghi rằng, đại hội thứ ba được
tổ chức vào năm thứ 17 của triều đại Asoka, bắt đầu giữa tháng 01 năm 247 Tr.CN và kết thúc
vào tháng 10 cùng năm

- M. Tissa tuyển chọn 1.000 Tỷ-kheo tinh thông Kinh Luật để kiết tập và biên soạn lời dạy chân
chính của đức Phật. Trải qua 9 tháng làm việc, trưởng lão Tissa và hội đồng đã kiết tập hoàn tất tam
tạng kinh điển. Trong đại hội này, ngài Tissa đã trình bày và biên soạn bộ luận Kathāvatthu-
pakaranavới mục đích chỉ ra tất cả quan điểm sai lầm của ngoại đạo và loại bỏ chúng ra khỏi hệ
thống giáo lý Phật giáo.

2
Về niên đại tổ chức kỳ kiết tập lần thứ II, xem thêm Thích Thanh Kiểm, Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, Thành Hội Phật Giáo Tp.
HCM ấn hành, 1995, tr. 86.
3
Sđd, tr. lv.; và “BSI., tr. 21.
Lịch sử biên tập tam tạng Pāli (Nam Phạn):
Nguồn gốc Pāli:

Nhiều ý kiến cho rằng ngôn ngữ được đức Phật dùng để thuyết giảng giáo lý (được ghi lại trong tam
tạng văn điển) có lẽ là một loại ngôn ngữ chung (lingua franca), vì như thế giáo pháp của Ngài mới
có thể đáp ứng được nhu cầu học hiểu của một số lượng quần chúng to lớn với sự khác nhau quan
trọng về nhiều phương diện như chủng tộc, giai cấp, văn hóa, thổ ngữ, v.v

-Giới học giả tiên phong trong lãnh vực nghiên cứu Pāli thường có khuynh hướng tin rằng tiếng
mẹ đẻ của đức Phật là Kosala (Kiều-tát-la), phương ngữ của vương quốc hùng mạnh vào thế
kỷ thứ VII và VI Tr.CN; và tiếng Kosala là nền tảng chính của tạng Pāli, bao gồm Kinh tạng và
Luật tạng 4.

-T.W. Rhys Davids cho rằng, vào thế kỷ thứ VII và VI Tr.CN, phương ngữ Kosala là phương tiện
giao tiếp của nhân dân (quê hương đức Phật ở Oudh, một vùng thuộc vương quốc Kosala thời bấy
giờ), và Pāli là chữ viết dựa vào phương ngữ giao tiếp của nước Kosala, được sử dụng để biên tập
giáo lý sau khi Ngài nhập Niết-bàn.

-B.A.Keith nói rằng đức Phật có thể thuyết giảng giáo pháp của Ngài trong một phương ngữ nào
đó ở khu vực phía Tây, có thể là tiếng Kausāmbi, Ujjayinī v.v.., nhưng chúng ta không thể xác
định được, do bởi chúng ta không có những thông tin xác thực để diễn tả hay định ra đặc tính của
loại phương ngữ ấy. Theo kết luận mang tính gợi ý của B.A Keith, với một số nghiên cứu hiện nay
được liên kết lại, dường như phương ngữ Kosala biểu hiện nhiều tính chất ở Pàli hơn là Magadha5.

-Theo S.K. Chattery, ngữ âm học và hình thái học của Pāli biểu hiện sự tương đồng khá mật thiết với
tiếng Saurasenī, nhưng nó chấp nhận hình thái cổ từ phương ngữ của vùng Tây Bắc và Aryan6.

-Max Walleser chủ trương muốn biết nguồn gốc của Pāli thì phải quay trở lại với tiếng Pātali
(Pātalibhāsa, một từ ngữ mà học giả này cho rằng bắt nguồn từ Pātaliputra), là ngôn ngữ của
Pātaliputra, thủ đô của Maghada.
-Sten Konow cho rằng, xuất xứ của Pāli mang đậm dấu ấn của Vindhya, vì sự liên hệ chặt chẻ với
nhau của Pāli và Paisūacī vùng Bắc Vindhya, và dường như rằng nguồn gốc của Paisūacī không phải
Tây Bắc Ấn, mà là lãnh thổ Ujjain.
-R. Otto Franke nói rằng xuất xứ Pāli không thể bắt nguồn từ phía Đông Bắc Ấn Độ; vì có nhiều sự
tương đồng cũng như khác biệt giữa văn điển Pāli và ngôn ngữ của tài liệu Kharosthī của vùng Tây
Bắc Ấn Độ.

4
Xem “HIL., tr. 579”; xem “BS., tr. 728”; xem “M. Monier Williams, Buddhism”, Mushiram Manoharlal, New Delhi, 1995, tr. 60.
5
AHIL., tr. xxi-xxii.
6
HIL., tr. 579.
-Westergard và Kuhn lại nối kết nguồn gốc của Pāli với phương ngữ của vùng Ujjain bằng sự giải
thích rằng Pāli không những có sự quan hệ với phương ngữ được sử dụng trong bia đá Ginar của
Asoka, mà Ujjayinī là tiếng mẹ đẻ của Mahinda (con trai hoàng đế Asoka).
- Oldenber xem Pāli là ngôn ngữ của tiểu quốc Kaliṇga;
-Edward Muller cũng quan niệm quê hương của Pāli là Kaliṇga với giải thích rằng những người đến
lập nghiệp xưa nhất ở Tích Lan có thể tìm thấy ở vùng đất đối diện (tức Kaliṇga), chứ không thể
những người đến từ Bengal hoặc các vùng lân cận của nó7.
- H. Luder gợi ý rằng, văn điển xưa nhất của Phật giáo được biên soạn bằng tiếng Ārdhamāghadī cổ
và số kinh Pāli hiện nay là phiên bản từ tiếng Ārdhamāghadī cổ đó8.
- James Alwis cho rằng Pāli chính là tiếng Ma-kiệt-đà, được duy trì cho đến thời đại Asoka.
Văn điển của Phật giáo Nguyên thủy được viết bằng ngôn ngữ này.

Cần lưu ý rằng, đức Phật vốn không phải là người Maghada, nhưng những hoạt động chính trong
suốt cuộc đời hành đạo của Ngài lại diễn ra tại xứ sở này. Vì vậy, phương tiện Ngài sử dụng để
hoằng pháp ắt hẳn phải chịu sự ảnh hưởng lớn lao phương ngữ của xứ sở này.

-Buddhaghosa nói rằng, ngôn ngữ chính của tam tạng Pāli là phương ngữ của Ma-kiệt-đà
(Maghada).

- Windisch, M. Winternitz, v.v.. cũng chủ trương rằng, nguồn gốc của Pāli là Ma-kiệt-đà;
nhưng M. Winternitz còn giải thích thêm rằng Pāli là ngôn ngữ văn học được giới Phật giáo sử
dụng một cách rộng rãi và đã nổi lên như là một loại ngôn ngữ văn chương được trộn lẫn ít
nhiều từ một số địa phương ngữ. Học giả này cho rằng ngôn ngữ này chắc chắn phải bắt nguồn
từ một loại bản ngữ nhất định, và bản ngữ ấy là Maghadī (tiếng Ma-kiệt-đà), vì sự giống nhau
giữa Pāli và Maghadī không chỉ trong khía cạnh nghĩa đen, mà còn dựa trên cả căn bản lịch sử.

-R. Siddhartha khẳng định rằng, tên thật của Pāli là Maghadī, hay còn gọi là Suddha Māghadhī
(nghĩa là tiếng Ma-kiệt-đà tinh lọc- refined Maghaga)9. Theo học giả này, trong thời đại đức Phật,
sau khi xâm chiếm toàn bộ vương quốc Kosala và nước Cộng hòa Vajji (Bạt-kỳ), Ma-kiệt-đà trở
thành vương quốc hùng mạnh nhất của xứ Bắc Ấn. Sau ngày đức Phật nhập diệt không lâu, Ma-kiệt-
đà trở thành vương quốc lãnh đạo cả đất nước Ấn Độ và các quốc gia lân bang. Văn minh, khoa học,
triết lý, v.v.., của Ma-kiệt-đà được xem là đồng nghĩa với Jambuhvīpa, nghĩa là Ấn Độ, đặc biệt là ở
Bắc Ấn, nơi Ma-kiệt-đà tọa lạc. Tiếng Ma-kiệt-đà (Maghadī) cũng là phương tiện chung được người
Ấn gốc Aryan và các chủng tộc chịu ảnh hưởng về chính trị và văn hóa của nó sử dụng trong việc
giao tiếp10. Vào thời điểm đó, phương ngữ Aryan của xứ Bắc Ấn không khác nhau nhiều khi tiếng

7
PLL tr. 4.
8
Sđd., tr.xx.
9
Nó được dùng như thế để phân biệt với loại ngôn ngữ cùng tên, nhưng chỉ mang tính thông tục, xử dụng như văn nói.
10
BS., tr. 651
Ma-kiệt-đà trở thành tiếng nói chung. Đức Phật thuyết giảng Phật pháp bằng ngôn ngữ này khoảng
400 năm trước khi nó được gọi là Pāli11.

- Theo Keith, nghiên cứu của Rhys Davids và Windisch công nhận phương tiện đức Phật sử dụng là
ngôn ngữ chung (lingua franca); vì vậy, ngôn ngữ ấy hẳn phải mang tính chất pha trộn của nhiều
phương ngữ, nhưng thành phần chủ yếu của nó có thể là tiếng Maghada hoặc Ardha-Maghada12.
Windisch nói thêm rằng, Pāli là một tên gọi được hình thành sau ngày đức Phật nhập diệt nhằm lưu
giữ giáo lý của đức Phật trong hình thái độc lập và cũng nhằm để phân biệt với các loại kinh sách
tôn giáo khác; Pāli có nhiều điểm tương đồng với Ārsa tức Andha Maghada hơn là Maghada. W.
Geiger cho rằng có nhiều sự giống nhau về từ vựng và hình thái học giữa Ārsa (Ardha Maghada) và
Pāli; vì vậy, Pāli có thể xem là Ardha Maghada. Nói khác đi, Pāli không phải là phương ngữ thuần
nhất của Ma-kiệt-đà, mà chỉ là một hình thái giao tiếp phổ biến được hình thành trên nền tảng chính
của tiếng Ma-kiệt-đà và loại ngôn ngữ này được đức Phật sử dụng. Tuy nhiên, W. Geiger cho rằng,
ngôn ngữ Pàli phải trải qua bốn giai đoạn phát triển để trở thành tam tạng thánh điển, bao gồm:

1.- Ngôn ngữ văn vần hay kệ tụng (tức gāthā được học giả này dịch ra Anh ngữ là ‘the metrical
pieces với lời chú giải rằng loại này đặc biệt mang tính chất thuần nhất),
2.- Ngôn ngữ văn xuôi,
3.- Ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống tục tạng (post-canonicial literature), và
4.- Ngôn ngữ thơ ca được tạo tác về sau.

Trong thực tế, hiện chưa có một sự nhất trí hoàn toàn nào về nguồn gốc Pāli, hoặc phương ngữ chủ
yếu mà Pāli đặc biệt dựa vào; nhưng khuynh hướng công nhận Pāli có thể được xem là phương ngữ
của Ma-kiệt-đà, phương tiện được đức Phật sử dụng, và xuất xứ của Pāli chính là Ma-kiệt-đà, hiện
được nhiều học giả ủng hộ13.

Tóm tắt Panca Nikaya (Sutta Pitaka)

1. Digha Nikaya (Trường Bộ) gồm 34 bài kinh:

a. Bối cảnh xã hội Ấn Độ thời tiền Phật giáo và thời đức Phật: những sự kiện chính trị và
các sinh hoạt về triết học, tôn giáo, xã hội
b. Các sinh hoạt về tín ngưỡng đương thời của các hội chúng Bà-la-môn, du sĩ, đạo sĩ
c. Hệ thống tư tưởng Vệ đà (Veda) , các hoạt động cúng kiến, tế tự của Bà-la-môn
d. Triết thuyết của giáo phái lớn, các phong trào tân sa môn

11
BS., tr. 652.
12
Xem “PLL tr. 4-5; xem “BS”., tr. 731-733.
13
Ví dụ Windisch, W. Geiger, R. Siddhartha, v.v…
e. Công cuộc hoàng pháp của đức Phật, các quan điểm và giáo lý của ngài, mối liên hệ
của ngài với các giai cấp xã hội đương thời….
f. Sự kiện nhập Niết Bàn và phân chia xá lợi…

2. Samyutta Nikaya (Tương Ưng) gồm 2904 bài kinh, được chia thành năm phẩm
chính, phân loại theo chủ đề:

a. Phẩm Sagatha: gồm các bài kinh có xen kê tụng


b. Phẩm Nidana: chủ yếu giải thích giáo lý duyên khởi
c. Phẩm Khandha: giải thích về ngũ uẩn,
d. Phẩm Salayatana: chuyên sâu về 12 xứ: sáu nội xứ và sáu ngoại xứ
e. Phẩm Maha: gồm các chuyên đề Giác Chi (Bojjhanga), Niệm Xứ (sathipathana) Căn
(Indriya), Lực (Bala)…

3. Anguttara Nikaya (Tăng Chi) gồm 2308 bài kinh được chia làm 11 chương, phân
theo thứ tự pháp số, từ chương 1 pháp đến chương 11 pháp:
- Các quan điểm giáo lý hay pháp môn tu tập được biên tập theo dạng liệt kê từ 1 đến 11

4. Khuddaka Nikaya (Tiểu Bộ) bao gồm 15 tuyển tập (quyển):

- Khuddakaatha (Tiểu tụng): Tam bảo, 10 giới…


- Dhammapada (Pháp cú) gồm 432 kệ được chia thành 26 phẩm;
- Udana(Tự thuyết hay Vô vấn tự thuyết) gồm 80 bài kinh và mẫu chuyện;
- Itivutttaka (Phật thuyết Như Vậy) gồm 122 bài kinh ngắn do đệ tử Phật nói lại sau khi
khi nghe kim khẩu của Phật;

- Suttanipata (Kinh Tập) gồm 70 bài kinh, được chia thành 5 phẩm);
- Vimanavatthu (Thiên Cung Sự) bao gồm 85 mẫu chuyện, được chia thành 7 chương,
nói về những người làm thiện nghiệp được sanh thiên);
- Petavatthu (Ngạ Quỷ sự) gồm 51 câu chuyện đề cập đến sự khổ khi bị tái sinh trong
cảnh giới ngạ quỷ do ác nghiệp đã tạo);
- Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), gồm 1279 kệ do các Tỷ kheo nói ra khi đạt giải
thoát
- Therigatha (Trưởng Lão Ni Kệ), gồm 494 bài kệ do các Tỷ Kheo Ni nói ra sau khi
chứng đắc
- Jataka (Bổn sanh), gồm 547 chuyện tiền thân đức Phật
- Niddesa (Nghĩa thích)các: gồm hai phần, chủ yếu là giải thích các bài kệ trong một số
phầm của Kinh Tập (được cho là do ngài Sariputta thực hiện)
- Patisambhidamagga (Vô ngại giải đạo), gồm 3 phẩm chính (Mahavagga,
Yuganandhavagga, Pannnavagga), mỗi phẩm lại chia thành 10 phẩm nhỏ, giải thích về vô
thường, khổ, tứ đế, duyên khởi… (được cho là do ngài Sariputta thực hiện)
- Apadana (Truyện tích) gồm 4 phần: truyện tích về đức Phật, truyện tích về Bích Chi
Phật; truyện tích về các Tỷ kheo A-la-hán, truyện tích về Tỷ kheo ni A la hán
- Buddhavamsa (Phật sử): mô tả bằng kệ về 24 vị Phật xuất hiện trước đức Thích ca
- Cariyapitaka (Sở hành tạng) chia làm 3 phần, gồm 35 câu chuyện nói về đời sống quá
khứ của đức Phật như là vị Bồ Tát (gần giống Jataka)

5. Majjhima Nikaya (Trung Bộ) gồm 152 kinh:

- Hoạt động giáo hóa của đức Phật, các cuộc tiếp xúc của Ngài với vua chúa, quan quyền,
thương nhân, lãnh đạo các giáo phái và các tầng lớp xã hội…

- Sinh hoạt của Tăng đoàn Phật giáo, các tín ngưỡng đương thời của Bà-la-môn (cúng tế),
quan điểm và hình thái khổ hạnh của Kỳ Na giáo.

- Trung Bộ chứa đựng đầy đủ các giáo lý quan trọng của đạo Phật: Tứ đế, Thập Nhị Nhân
Duyên, Ngũ Uẩn, Tam Pháp Ấn, Giới định Tuệ…

Những điểm đặc thù về phương pháp giảng dạy trong Kinh Trung Bộ:

1. Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, gần gủi với cuộc sống (Kinh Bánh Mật, Kinh Gò mối…)
2. Từ ngữ, pháp số được định nghĩa một cách khoa học: (Kinh Chánh Tri kiến….Đại
Kinh Xóm Ngựa). - Kinh Pali còn được xem như một Bộ Từ Điển.
3. Phương pháp giảng dạy: giải thích, so sánh, phân tích, ví dụ cụ thể…

3.1- Giải thích: Vô văn phàm phu, đa văn thánh đệ tử…

3.2 Phân tích: Kinh Tiểu Phương Quảng: tự thân là gì? Năm uẩn là gì?

3.3 Nêu ví dụ cụ thể: Kinh Xà dụ, Kinh Trạm Xe, Giáo giới La Hầu La…

3.4 So sánh: Kinh Không uế nhiễm : Ưu thắng và hạ liệt (hai hạng người có cấu uế; hai hạng
người không có cấu uế: Như thật và không như thật tuệ tri
Những điểm đặc thù về giáo lý của Kinh Trung Bộ

a. Thiết thực hiện tại, đến để mà thấy, không có thời gian, được người trí tự mình chứng hiểu
(rất nhiều kinh)
b. Không tranh luận, không chú trọng đến các vấn đề siêu hình (Kinh Aggivacchagotta- 10
câu hỏi siêu hình)
c. Chỉ rõ mục đích của Pháp là để tu chứ không phải là tư biện (Xà dụ…)
d. Hướng dẫn cách chọn người thầy (Kinh Tư Sát) và cách để phân biệt người có tu hay
không tu, tức chọn cộng nghiệp (Kinh Uế Nhiễm)
e. Hướng dẫn cách chọn lựa môi trường tập (Kinh khu rừng và Kinh Thừa tự pháp)
f. Chỉ cách để đạt đến mục đích (Ước nguyện…)
g. Hướng dẫn hành giả phương pháp để ứng xử trước những khen chê…, thái độ sống
(Canki),
h. Đặc biệt nhấn mạnh đến pháp môn hành trì (Nhứt thiết lậu hoặc)
i. Đạo đế, tức con đường thực hành được nhấn mạnh trong từng bài kinh phương thức để đạt
đến mục đích (Kinh Malunkyaputta :đoạn 5 hạ phần kiết sử: thân kiến, nghi, giới cấm
thủ, dục sân… bằng cách sống tâm không bị thân kiến (nghi…) chi phối, trói buộc, tuệ tri
sự xuất ly tham dục khởi lên…; chứng tứ thiền bằng đoạn trừ 5 triền cái, từ bỏ các thiền
chi…)
j. Quả chứng có thể tự cảm nghiệm ngay trong đời sống hiện tại: Tứ thiền, Tứ Quả…
(nói theo ngôn ngữ của Thượng Tọa Bộ: Niết Bàn có ba khía cạnh: đạo đức (giới) tâm lý
(các thiền chi) và siêu hình-
k. Dạy cách để phân biệt sự khác nhau giữa giáo pháp ngoại đạo và Phật pháp, người có học
và tu với người có học không tu (Tiểu kinh sư tử hống và đại kinh sư tử hống), -Đây
cũng là cách để tự mỗi người cũng như tha nhân có thể nhận diện chân tướng của người tu
và người không tu

You might also like