You are on page 1of 5

CÂU 1: KHUNG BIỆN LUẬN VÀ LỖI LUẬN BIỆN

I. KHUNG LUẬN BIỆN (KLB) và NHỮNG TRỊ SỐ LIÊN QUAN


KLB là một bộ những câu tuyên bố. KLB chuẩn bắt đầu bằng một hay nhiều tiền đề
và kết thúc bằng một kết luận, [khi hiện đầy đủ, khi có hiện có ẩn]. Ví dụ :
Tiền đề. Tất cả con người đều chết
Luận điểm : Tôi là người
Kết luận: Tôi sẽ chết.
Sử dụng dữ liệu thực làm cho bộ tiền đề vững chắc và là điều được khuyến khích. Sử
dụng nhiều giả định hay giả thiết làm KLB yếu và nguy cơ đưa đến kết luận sai cao hơn.
Khi hai bên bất đồng về đâu là sự thật thì chắc chắn là có một bên sai.. Khi cả hai bên
hợp tác tìm thì sự thật lộ diện.
Sự thật ở đây chỉ cho dạng sự thật mà ta có đủ dữ liệu để chứng. Ví dụ : Kim cương
là cứng nhất, nhưng biết đâu sau này có loại cứng hơn Kim Cương, đó chính là cách mà
loài người tiến bộ.
Những trị số liên quan KLB: trị số hợp logic trong KLB và trị số khớp với sự thật
(những thông tin trong tiền đề khớp với sự thật). Sử dụng nhiều giả thiết làm Khung biện
luận yếu và nguy cơ đưa đến kết luận sai cao hơn. Một khung biện luận hợp logic thì kết
luận của nó vẫn không nhất thiết là phải đúng hay phải Khớp với sự thật .
KLB đạt đến độ mỹ mãn khi có đủ hai trị số,
II. CÁC LOẠI LỖI LOGIC ( gồm 10 lỗi )
Có 2 loại logic :
Logic diễn dịch : sử dụng một tổ hợp những tiền đề để đưa đến kết luận
Logic quy nạp : là xác định một thứ gì đó khớp với sự thật dựa trên quan sát.
1 Lỗi Cầu viện thẩm quyền – hay “ người có thẩm quyền luôn đúng”
Bởi vì người ấy đang giữ trách nhiệm nên người ấy nói đúng (correct).
Góc đen tối nhất của lỗi luận biện này là sùng tín hay cuồng tín. Người dân bị dắt
mũi đến chổ tin nơi một nhân vật có thẩm quyền siêu hình, một nhân vật lãnh đạo tâm
linh có sức mạnh và hấp lực.
2 Lỗi Luận biện từ quả

1
Lỗi này bắt đầu bằng việc nhận diện một thành quả ( kết quả ) mà mọi người đang
thấy, bước hai, dùng kiểu nói giả định (yếu tố chủ quan) để nêu lên một cái tác nhân.
Câu kết luận ấy không thể khớp với sự thật hoặc Câu kết luận ấy khớp với sự thật,
Cả hai kết luận ấy đều kém chất lượng vì không có TDPB.
Kết luận được đưa ra thông qua những nguyên nhân được xác định dựa trên sự kiện
là đã có phần sai lệch.
3 Lỗi “Sau đó... vì vậy”
Lỗi này có thể được diễn tả như sau: Chuyện C xảy ra sau chuyện G không đồng
nghĩa với C là nhân của G. Phạm lỗi vì cho là đồng nghĩa. Bản năng của chúng ta là tìm ý
nghĩa cho những sự kiện chúng ta nhìn thấy.
Mối quan hệ này có thể là quan hệ tương quan chứ không phải là quan hệ nhân quả .
4 Lỗi tư duy hậu kỳ
Lỗi này xảy ra khi ta thêm một luận biện sai (tiền đề) vào hệ thống lý thuyết của ta để
nói về bản chất của những thật cứ mà ta có. Luận biện này tự nó không sai nhưng chỉ sai
trong lúc đưa nó vào sử dụng.
Khung luận biện phạm lỗi tư duy hậu kỳ, tức là hỏng đâu sửa đó, lủng đâu vá đó.
5 Lỗi Tấn công cá nhân
Lỗi xảy ra KLB này nhằm tấn công tư cách cá nhân của con người chứ không tấn
công KLB của người ấy. Lỗi TCCN bác bỏ KLB đối lập dựa trên sự thiếu phẩm chất của
người đưa ra KLB
Chỉ khi nào sự công kích ấy được sử dụng với mục tiêu là vô hiệu hóa thật cứ thì khi
ấy mới là lỗi TCCN. Một biến thể của lỗi TCCN là lỗi Đổ thuốc độc xuống giếng.
6 Lỗi Khiếm tri (KT)
Đây là lỗi dựa trên hay lấy sự việc hay hiện tượng mà ai nấy đều bị khiếm khuyết
kiến thức làm thành một dạng thật cứ cho một kết luận đã dựng lên ngay từ đầu.
7 Lỗi Nhị phân (NP)
Lỗi này xảy ra khi ta lập ra hai nguyên nhân rồi chọn một trong khi có thể có nhiều
nguyên nhân khác nữa.
8 Lỗi Di dời cầu môn (DDCM)
Lỗi này xảy ra khi ta tùy tiện thay đổi định mức đã đạt đến mục tiêu hay đã đi kết
luận (đối phương đã đáp ứng, đã thỏa mãn yêu cầu ta đặt ra)

2
Đây là KLB quyết thắng, ít nhất là không thua. Cầu môn được di chuyển xa đến mức
mà luận chủ không còn có thể đáp ứng.
9 Lỗi Tấn công hình rơm (TCHR)
Lỗi này xảy ra khi cố tình đối đầu với một phiên bản của một KLB gốc mà đối thủ
đưa ra. Ta cải biên phiên bản gốc để tạo ra phiên bản yếu hơn nhờ đó mà ta dễ tấn công,
chiến đấu và chiến thắng.
10. Lỗi trượt dốc ( trơn trợt ): phạm một lỗi, kéo theo phạm nhiều lỗi khác. Một tư
duy sai lầm, kéo theo nhiều tư duy khác cũng sai.
Lỗi này trong Phật giáo có thể dùng được, lỗi luận biện nhiều khi hữu dụng thì vẫn
dùng được.
Ví dụ: Người phạm giới thứ 5 là giới uống rượu bia, uống một cốc rượu khoảng 20cc
chẳng hạn, do uống không quen và phạm 4 giới còn lại, không còn tự chủ nên phạm hết 5
giới. Người đó bị thân bại danh liệt, v.v.., phải ở cảnh giới thấp (địa ngục) vài trăm kiếp
thì đây gọi là Lý luận theo kiểu trượt dốc.
TDPB không chấp nhận cách lý luận như vậy, bảo rằng: “Một tỷ người uống 20cc
rượu, được bao nhiêu người phạm hết 5 giới ? Do đó Lý luận này có giá trị khuyên người
tu hành, khuyên người hãy cẩn thận, nhưng về mặt TDPB không có giá trị.
Kết luận
KLB rất hữu dụng vì chúng cho phép mọi diễn đạt rõ nét những quan điểm khác nhau
một cách rõ nét và hóa giải những vấn đề. Mục tiêu của KLB luôn luôn là phát hiện ra
những đề ngôn lẫn khuất hay những KLB dưới chuẩn chứ không phải là để nghiền nát
đối phương.
Niềm tin theo TDPB thì không miễn nhiễm đối với những thật cứ thích đáng dù là
ủng hộ hay chống lại nó. Hãy rà soát lại những KLB của ta và xem lại ta có rơi vào
những lỗi LB hay không. Đó là một dạng tự rà soát để cải thiện và hoàn thiện bản thân.
Việc làm này góp phần nâng cao và làm thâm hậu kỹ năng TDPB nhằm tiến đến mục tiêu
là tăng cường năng lực trong việc đưa ra những kết luận chính xác về luận lý và vững
chắc về những thật cứ mà nó làm nền tảng.

3
Câu 2 : Trả lời câu hỏi: Bạn có mắc lỗi luận biện nào trong số những lỗi luận
biện được nêu trong chương này không? Hãy thử xác định và viết ra một bảng đánh
giá.

Tư duy phản biện được coi là quan trọng trong mọi lãnh vực khoa học là vì nó tạo
điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của
mình, bằng cách đó làm giảm rủi ro vận dụng, hay hành động, hay suy nghĩ với một niềm
tin sai lầm. Vì vậy, việc nhận biết được những lỗi tư duy chúng ta hay gặp phải để tránh
nó là rất cần thiết.
Tư duy phản biện (TDPB) mục tiêu không phải là chuyện thắng thua mà là chuyện
giám sát diễn trình tư duy.
+ Mục tiêu Trung hạng: là nêu lên được đâu là kết luận khớp với Mục tiêu Trung
hạng.
+ Mục tiêu Tối hậu là: nâng cấp niềm tin và nâng cấp tư tưởng.
+ Phần thưởng đi kèm khi có KLB chuẩn thì ta nói KLB trình bày có mạch lạc. Khi
ta có mạch lạc thì ta trình bày rõ nét, phần thưởng sẽ là nâng cấp năng lực truyền đạt rất
chắc chắn và tốt hơn trước.
Kỹ năng luận biện (LB) giúp nâng cấp khả năng lý luận chứ không phải nâng cấp khả
năng thủ thuật hay kỹ xảo làm cho hợp lý bất kỳ một điều gì mà ta muốn nó hợp lý.
Trong 10 lỗi KBL ở trên , lỗi Cầu viện thẩm quyền là lỗi mà con thuoqwngf xuyên
mắc phải .
Lỗi Cầu Viện Thẩm Quyền: Tức là lỗi KLB cầu viện thẩm quyền vừa đúng vừa sai,
tồn tại trong thế giới này từ xa xưa đến nay, mọi lúc mọi nơi con người ta luôn cầu viện
thẩm quyền.
Bởi vì người ấy đang giữ trách nhiệm nên người ấy nói đúng , ví dụ bởi vì cô Shelly làm
thiện nguyện tốt có một nhân thân tốt nên những điều về thực phẩm chức năng mà cô ta
tin tưởng đều là những điều đúng .
Góc đen tối nhất của lỗi luận biện này là sùng tín hay cuồng tín. Người dân bị dắt mũi
đến chổ tin nơi một nhân vật có thẩm quyền siêu hình, một nhân vật lãnh đạo tâm linh có
sức mạnh và hấp lực, đằng sau vị lãnh đạo tâm linh là một thế lực siêu hình (Thượng Đế
hay Đấng Sáng tạo) được gọi là thẩm định siêu hình. Đó là luật sinh tồn không thể thay
thế cho TDPB.

4
Lỗi này con hay mắc phải là khi làm tiểu luận , ở phần mở đầu hay kết luận thì
thường trích dẫn những câu nói hay bài viết của một Vị có uy tín hay trong sách , trên
trang web mà nhiều người biết đến và khẳng định đáng tin cậy, như vậy trích dẫn xuất xứ
là thẩm quyền cuả câu mở đầu và kết luận.
Hay trong thực tế, khi bị những bệnh thông thường thì gọi điện thoại cho Bác sĩ mình
quen và xin ý kiến, xin đơn thuốc để mua uống cho dù bác sĩ đó không phải thuộc chuyên
nghành mà bệnh mình đang bệnh.
Hay con thường xuyên lên google tìm kiếm thông tin, và chấp nhận nó đúng trong
khi chưa kiểm chứng hay hỏi qua người có chuyên nghành về vấn đề đó.
Kết luận : Một KLB do thẩm quyền đưa ra không có nghĩa là nó đúng hoặc nó sai.
Nói cách khác, những câu nói đúng và những câu nói sai, sự đúng hay sai của những câu
nói ấy không dựa vào thẩm quyền hay không thẩm quyền mà dựa vào hai trị số ( có đúng
có sai, không chắc ). Trường hợp thẩm quyền đúng về một chuyên ngành thì sẽ có nhiều
thông tin, kiến thức và nhận thức sẽ có năng lực được chắc lọc từ chuyên môn hơn, sẽ có
mục tiêu chính đáng hơn.
Ví dụ: có một tai nạn giao thông xảy ra trên đoạn đường, công việc phải làm là:“Hỏi
những người xung quanh có thấy hay chứng kiến sự việc đó không ?” Dù họ không được
đào tạo chuyên môn chuyên ngành nhưng đó là Thẩm quyền. Vì vậy những định nghĩa
chuẩn chỉ về thẩm quyền lại có những trường hợp mang tính chất tình huống

You might also like