You are on page 1of 8

Bác bỏ ngụy biện

A. Khái quát chung.


Trước tiên ta cần xét lại hai khái niệm có liên quan.
Bác bỏ một mệnh đề là dựa vào những tri thức đã biết, những chứng cứ đã
được kiểm tra để cứng tỏ rằng mệnh đề đó là sai, hoặc chỉ ra rằng mệnh đề đó
không có cơ sở.
Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục đích
đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho ngườ khác nhàm tưởng cái đúng là
cái sai, cái sai là cái đúng.

Vậy bác bỏ ngụy biện là dựa vào những tri thức đã biết, những chứng cứ đã được
kiểm tra để thấy được, chỉ ra sự sai lầm, thiếu cơ sở, sự cố ý vi phạm các quy tắc
logic trong suy luạn ngụy biện, cao hơn nữa là đưa đến một suy luận có tính đúng
đắn hơn.

Có 2 cách bác bỏ ngụy biện chính là:


I. Chứng minh mệnh đề sai.
a/ Chứng minh mệnh đề đó trái thực tế.
b/ Chứng minh mệnh đề phủ định của mệnh đề đó đúng.
~A đúng => A sai
c/ Chứng minh trong các mệnh đề A, B, C... chỉ có duy nhất một mệnh đề đúng.
d/ Chứng minh từ A rút ra được hệ quả B nhưng B sai.

II. Chứng minh lập luận đưa đến mệnh đề đó sai, thiếu cơ sở.
Chỉ ra các luận cứ dùng trong phép chứng minh không đáng tin cậy.
Các quy tắc logic đã vi phạm khi chứng minh.
Khái miệm đã bị đánh tráo trong quá trình chứng minh
( Cách này không trọn vẹn vì người ta có thể bổ sung lại bằng luận cứ xác đáng hơn,
chính xác hơn, sửa chữa lại cái sai lầm logic.)

B. Các loại bác bỏ ngụy biện.


I. Bác bỏ ngụy biện theo cấu trúc.
Một chứng minh bao giờ cũng gồm 3 phần:
Luận đề
Luận cứ
Luận chứng
_Một trong 3 phần sai thì sẽ trở thành ngụy biện. Như vây ta có thể dựa vào các
phương pháp bác bỏ chỉ ra sai lầm vô ý hoặc cố ý của nhà ngụy biện trong các phần
trên để bác bỏ mệnh đề ngụy biện đó
=> Bác bỏ ngụy biện theo cấu trúc.

II. Bác bỏ ngụy biện theo thủ pháp ngụy biện.


_ Căn cứ vào thủ pháp, ta lại có 14 loại ngụy biện cơ bản ( cụ thể hơn ), mỗi loại ta
sẽ có một phương pháp bác bỏ riêng nhưng cơ bản thì cũng dựa trên các quy tắc
logic và các phương pháp bác bỏ ngụy biện.
=> Bác bỏ theo thủ pháp ngụy biện ( làm ngược lại những tủ pháp ngụy biên mà
nhà ngụy biện đã sử dụng)

1/ Bác bỏ ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân.


Loại ngụy biện này dựa vào uy tín của người khác để thay cho dẫn chứng( luận cứ)
của mình. Làm như vậy chắc chắn là ngụy biện vì uy tín của người đó cao nhưng
chưa chắc những gì người đó khẳng định là đúng. Nắm được điều này ta có thể bác
bỏ sự ngụy biện kiểu này theo 2 trường hợp;
a/ Kết luận của mệnh đề ngụy biện là sai.
Đưa ra một chứng cứ, lập luận chặt chẽ, đảm bảo đúng để bác bỏ lập luận của kết
luận kia => mệnh đề ngụy biện kia dã được bác bỏ.
Vd: Vừa học vừa ăn sẽ học dốt do nuốt chữ, Ba mẹ nói vậy.
Ta lập luận rằng học dở hay giỏ là do sự cố gắng nổ lực và một tí thông minh
của bản thân ta, mà những phẩm chất đó thì do tự bản thân họ. Hành động ăn cùng
lúc với học không thể ảnh hưởng đến trí thông minh của họ được. Thứ 2, lí do vừa
ăn vừa học sẽ học dốt do nuốt chử là hoàn toàn sai. Chữ là một khái niệm trừu
tượng, không phải vật thể, chúng ta không thể nào ăn, nuốt vô bụng được.
b/ Kết luận của ngụy biện là đúng.
Ta phải chứng minh không phải lúc nào người giỏi cũng luôn đúng và người
dở cũng luôn sai. Họ điều là con người và ắt phải có lúc họ phạm phải sai lầm, Do
vậy ta không thể sử dụng uy tín của họ mà làm luận cứ được. Ta phải chứng minh
dựa vào các lập luận chính xác khác, có tính khoa học để lập luận.

vd: chứng minh 2 đường thẳng song song không thể cắt nhau, một người bạn sau
khi đã chứng kinh không thành công đã nói, ông Euclide đã chứng minh được như
vậy.
Ở đây ta không thê chứng minh kiểu như vậy được, như vậy là hoàn toàn ngụy biện.
ta phải dựa vào định nghĩa 2 dương thằng song song đê chứng minh, theo định
nghĩa thì ta có được 2 đướng thẳng song song khi cùng vuông góc với một đường
thằng. từ đó suy ra 2 đường thẳng đó luôn luôn cách điều nhau. Do vậy mà chúng
luôn luôn tịnh tiến trong mặt phằng mà không thể gặp nhau, chúng chỉ có thể cắt
được nhau khi khoảng cách giữa chúng nhỏ dần.

2/ Bác bỏ ngụy biện dựa vào đám đông, dư luận.


Kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện sử dụng khả năng hùng biện của mình, lợi dụng
truyền thống, tình cảm, thói quen, quyền lợi của đám đông để tranh thủ sự ủng hộ
của họ, tạo áp lực buộc người kia phải chấp nhận quan điểm của mình. Kiểu ngụy
biện này cho rằng luận điểm đó đúng vì có nhiều người đồng tình.
Để bác bỏ, ta pải chứng minh rằng kết luận, luận cứ, lập luận đó chưa đúng hoặc
thiếu cơ sở.
Vd: Nhiều người thường tin rằng trên cung trăng có chị Hằng, cây đa, chú cuội.
ta bác bỏ rằng khoa học đã chứng minh trong hệ mặt trời chỉ có duy nhất trái đất là
hành tinh có sự sống, do vậy trên mặt trăng không có sự sống. thực tế là Amstrong -
một phi hành gia người Mỹ đã từng đặt chân lên mặt trăng đã khẳng định là Mặt
trăng là một vật thể chết.

3/ Bác bỏ ngụy biện dựa vào sức mạnh.


Ở trường hợp này nhà ngụy biện đã sử dụng vũ lực để ép người khác tin vào luận
điểm của mình. Ở đây sức mạnh chứ không phải tính đúng đắn của luận điêm bắt
người ta tin theo.
Để bác bỏ, ta phải chỉ ra tính đúng đắn, tính chân lý của vấn đề đó
Vd: Một thằng đầu gấu trong trường bảo thằng bạn của nó:
- Mày đánh thằng đó cho tao.
-Không đâu, đánh nó là vi phạm nội quy đó(đứa bạn khuyên can)
-Không đánh nó thì mày sẽ thế chỗ của nó đấy!!!!

Ở đây, để ngụy biện cho hành động của mình, thằng đầu gấu đã đe dọa dùng vũ lực
để " Không đánh nó thì..." để ép buộc bạn nó phải vi phạm nội quy nhà trường. Để
bác bỏ kiểu ngụy biện này, ta cần cương quyết, đưa ra chứng cứ xác thực về hậu
quả của các vụ ẩu đả, đã bị trừng trị như thế nào, chỉ ra hậu quả cho họ thấy là họ
đã sai.

4/ Bác bỏ ngụy biện đánh vào tình cảm.


Theo thủ pháp này, nhà ngụy biện sử dụng hoàn cảnh của mình để tác động vào
lương tâm, tình cảm, tâm lí của người nghe, gợi ở họ lòng thương cảm, thương hại
đê được công nhận là mình đúng. Để bác bỏ kiểu ngụy biện này, ta cần sáng suốt,
vững lòng, chứng minh ra rằng giữa bản thân hoàn cảnh đó và những gì họ đang
mong muốn đạt được không hề có ảnh hưởng gì đến nhau, chỉ rõ rằng đó chỉ là
ngụy biện.
Vd: Học sinh không làm bài tập, cô hỏi lí do thì học sinh đó liền bảo với cô rằng do
mẹ bị ốm, em phải chăm sóc em nhỏ, vừa phải chạy thuốc cho mẹ nên không làm bài
được...
Lúc này cô giao cần pahir chỉ ra rằng làm bài tập là nghĩa vụ và là quyền lợi của
mõi học sinh, việc chăm sóc mẹ là một việc nên làm nhưng chẳng lẽ chăm sóc tất cả
các giờ trong ngày hay sao?

5/ Bác bỏ ngụy biện bằng cách đánh tráo luận đề.


Kiểu ngụy biện này rất phổ biến, nhà ngụy biện thay thế luận đề ban đâu bằng một
luận đề mới, luận đề mới này không tương đương với luận đề cũ. Sau đó, ông ta
chứng minh luận đề mới này một cách rất chặt chẻ rằng luận đề mới này là đúng, và
kết luận rằng luận đề đầu đúng, ở đây, do 2 luận đề được nhà ngụy biên đưa ra là
không tương đương nhau cho nên lập luận của nhà ngụy biện là sai, không hợp lí.
Dựa vào thủ pháp mà nhà ngụy biên sử dụng, ta có thể dễ dàng bác bỏ ngụy biện
kiểu này bằng cách chỉ ra sự không tương đương nhau giũa 2 luận đề, chỉ ra sự
nguy biện trong lập luận đó.
Vd: Có một chàng trai nói với một cô gái rằng;
Người yêu của anh là một phụ nữ.
Mà em là phụ nữ
Vậy em là người yêu của anh.
Lập luận của anh chàng này chợt nghe rất hợp lý nhưng khi xem xét kĩ thì ta thấy
ngay tính chất ngụy biện trong lập luận của anh ta. Anh ta đã đánh đồng hai khái
niệm " Phụ nữ" và " em", thực ra thì " em" chỉ là một khái niệm nhỏ trong khái
niệm phụ nữ này thôi.

6/ Bác bỏ ngụy biện ngẫu nhiên.

Nhà ngụy biện sử dụng một sự kiện ngẫu nhiên nào đó, được nhà ngụy biện xem là
có tính quy luật. Trong trường hợp này, ta chỉ cần chỉ ra một trường hợp thuộc sự
kiện mà nhà ngụy biện đã đưa ra nhưng có tính chất trái với các quy luật mà nhà
ngụy biện khẳng định để bác bỏ cái luận điểm ngụy biện đó hoặc bác bỏ lập luận để
đưa đến kết luận đó.

Vd: Người ta thường tin là thứ 6 ngày 13 là ngày xúi quẩy do họ thường để ý vào
ngày này thường có những chuyện không hay xảy ra. Nhưng thực tế người ta đã
chứng minh rằng cái "sự xuôi xẻo" đó do áp luật tâm lí của họ ra mà thôi. Người ta
đã làm một cuộc thống kê và thấy rằng số vụ tai nạn vào những ngày nay so với
những ngày khác ở các vùng không theo đạo là gần như nhau. Chính điều nãy đã
bác bỏ cái nhận định trên.

7/ Bác bỏ ngụy biện đen - trắng.


Nhà ngụy biện chỉ nêu lên hai mặt của một vần đề, bỏ qua tất cả các khả năng khác
và khẳng định "không cái này thì là cái kia". Lập luận kiểu đó là hoàn toàn ngụy
biện, đã bỏ qua tất cả các trường hợp khác mà biết đâu trong đó có một trường hợp
đúng.
Để bác bỏ ta sẽ chỉ ra ngoài hai mặt đối lập mà nhà ngụy biện nêu ra còn có các
trường hợp khác, khả năng khác...và do vậy, lập luận, kết luận của nhà ngụy biện là
hoàn toàn vô nghĩa.
Vd: Có người cho rằng chỉ có đậu vô đại học thì mới có tương lai sáng lạng. Còn
nếu thi rớt thì cuộc đời chỉ có đi vào ngõ cụt.
Đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm.
Để bác bỏ , ta hãy chỉ ra rằng cánh cửa đại học chỉ là con đường tốt nhất để bước
vào tương lai, nếu rớt đại học thì đây cũng không phải là điều gì quá to tát. ta vẫ có
thể học nghề, học bất cứ thú gì phục vụ cho cuôc sống, trong cuộc sống đã có nhiều
người học rất ích mà vẫn thành công trong cuộc sống một cách vang dội, một ví dụ
điển hình là ông Bill Gates , tuy trước đây ông chỉ có trình độ lớp 9 nhưng giờ đây
ông đã trở thành một trong những người thành công nhất trên thế giới.

8/ Bác bỏ ngụy biện dựa vào nhân quả sai.


a/Bác bỏ ngụy biện đánh đồng nguyên nhân với nguyên cớ.
Nhà ngụy biện đã đánh đống nguyên cớ với nguyên nhân để biện minh cho hành
động của mình. Để bác bỏ ngụy biện loại này ta cần phải xác định rõ đâu là nguyên
nhân thực sự, đâu là nguyên cớ để chỉ ra tính chất ngụy biện, giả tạo, lừa bịp trong
lập luận của họ.
Vd: Có 2 nhà A, B là hàng sớm của nhau, họ có xích mích với nhau, hâm he đánh
nhau từ mấy bữa nay
Một hôm, con gà của nhà A chạy sang nhà B.
Nhà B thấy vậy liền hô rằng nhà B ăn cắp gà của mình và nhào sang đánh nhà B.
Ở đây ta thấy rõ nguyên nhân nhà A đánh nhà B là do mâu thuẫn trước đó, việc con
gà chỉ là cái cớ để nhà A trút giận. Ta có thể bác bỏ hành động ngụy biện của nhà A
bằng cách chỉ ra rằng nguyên nhân thực sự của sự việc là vì nhà A mâu thuẫn với
nhà B, việc con gà nằm bên nhà B chỉ là do vô tình nó đi lạc sang thôi, đó không
phải là do nhà B ăn cắp.Và ta sẽ giải quyết theo cách đó.
b/ Bác bỏ ngụy biên sau cái đó vậy là cái đó.
Trong mối quan hệ nhân quả thì nguyên nhân báo giờ cũng xảy ra trước kết quả,
tuy nhiên như vậy không có nghĩa là một sự vật hiện tượng xảy ra trước điều là
nguyên nhân của hiện tượng, sự vật xảy ra sau. Ngụy biện sau cái đó vậy là cái đó là
kiểu ngụy biện trong đó khi thây hai sự kiện A, B xảy ra lần lượt theo thời gian rồi
cho rằng A là nguyên nhân của B.

Để bác bỏ ngụy biện này, ta chỉ cần chỉ ra rằng giữa hai sự việc không có gì liên
quan đến nhau, không có lên hệ với nhau, rằng nếu không có sự việc A thì vẫn có
thể có sự việc B, do vậy sự việc A không là nguyên nhân của sự việc B, chỉ ra rằng
đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Vd: Có một anh chàng bị cảm mạo đã lâu, một hôm anh ta đi lạc vào một khu vườn
trồng mít, sau khi về nhà thì anh ta cảm thấy người khỏe hơn, anh ta đã hết bệnh.
Vậy là anh ta cho rằng chính những cây mít có tác dụng chữa bệnh cảm. Nhưng
thực tế khoa học đã chứng minh cây mít không có một tí gì là tác dụng chữa bệnh
cảm cả, anh ta hết bệnh có thể là do sức đề kháng của anh ta tốt nên cơ thể của anh
ta đã chiến thắng cơn bệnh.

9/ Bác bỏ ngụy biện dưa vào sự kém cỏi.

Thủ pháp mà nhà ngụy biện sử dụng ở đây là căn cứ vào việc ai đó không chứng
minh được một đề, hoặc không tìm thấy một đối tượng nào đó để khẳng định mệnh
đề đó sai, không tồn tại. Việc suy luận như vậy là thiếu cơ sở và thiếu khoa học.
Chúng ta không biết không có nghĩa là nó sai mà là chúng ta chưa đủ sức chứng
minh là nó đúng và ngược lại. Để bác bỏ , ta cần phải chứng tỏ rằng trí tuệ của loài
người có giới hạn, do vậy không phải hiện tượng, sự việc nào con người cũng chứng
minh được.

Vd: Ngày xưa người ta tin rằng các đốm lửa ở khu nghĩa địa khi có người mới chết
chính là linh hồn của người quá cố đang rời khỏi thân xác để bay lên trời. Do khi đó
trình độ của chúng ta có giới hạn, chưa đủ sức tim ra bản chất của vấn đề đó.
Nhưng ngày nay khi khoa học đã phát triển, chúng ta thừa hiểu rằng đó là do
những hợp chất phootpho và lưu huỳnh trong cơ thể người chết thoát ra bênh
ngoài, gặp không khí liền bắt lửa và cháy tạo ra những đốm sáng lập lòe như vậy.

10/ Bác bỏ ngụy biện lập luận vòng quanh.


Ở đây nhà ngụy biện đã cố tình hay vô ý vi phạm quy tắc đối với luận cứ trong
chứng minh, cụ thể là các luận cứ không được chứng minh độc lập với luận đề. Để
bác bỏ ngụy biện kiểu này, ta cần phải chỉ ra sự thiếu đúng đắn trong các luận cứ
Thường thì ngụy biện băng thủ pháp này, người ta thường chỉ đánh giá một trường
hợp mà bỏ qua rất nhiều khả năng khác. Một cách khác để bác bỏ ngụy biện loại
này là ta hãy chỉ ra sự thiếu độc lập giữa luận cứ với luận đề.

Vd: Để biện minh cho hành động phá rừng, có người lập luận như sau:
Do đất đai bạc màu nên năng suất cây trồng giảm
Năng suất cây trồng giảm thì họ sẽ nghèo
Nghèo nên họ phải phá rừng để tìm được đất mới tốt hơn
Phá rừng thì sẽ xói mòn đất
Xói mòn đất thì đất sẽ bạc màu
Đất bạc màu thì.....
Họ cứ lập luận như vậy, luẩn quẩn vẫn không kết thúc được. Để bác bỏ ngụy biện
kiểu này ta nhận thấy ngay nguyên nhân họ phá rừng là họ cho rằng tại vì nghèo.Để
làm giàu thì họ nghĩ chỉ có duy nhất là con đường phá rừng, nhưng thực tế họ cũng
có thể trồng rừng, nhiều người đã làm giàu từ chính việc trồng rừng.Ngoài ra họ
còn có thể làm rất nhiều việc khác để làm giàu.

11/ Bác bỏ ngụy biện khái quát hóa vội vã.


Nhà ngụy biện đã sử dụng suy luận quy nạp trong suy luận, đi đến kết luận trong
khi xét rất ích trường riêng. Ta nhận thấy rằng, suy luận kiểu đó không chặt chẽ, dễ
dàng bỏ xót rất nhiều trường hợp khác. Do vậy không đảm bảo kết luận sẽ chắc
chắn đúng. Để bác bỏ ta cân chỉ ra các trường hợp riêng khác của suy luận bị nhà
ngụy biện bỏ qua có giá trị trái ngược với kết luận, hay chỉ ra một khẳng định khác
chắc chắn đúng trái với kết luận mà nhà ngụy biện khẳng định.
vd: Một thằng nhóc khoe với bạn của nó.
-lớp tao là lớp học giỏ, lớp tao có nhỏ A nhất khối trường mình, còn có thằng B là
ban chấp hành đoàn trường. Thằng C nữa, nó thi đậu giải Hóa hoàng gia Úc, nhỏ D
la học sinh giỏi thành phố 2 năm liền.
Dựa trên những lập luận trên để kết luận rằng lớp mình học giỏi là chưa chắc, do
vậy thằng bạn nó liền hỏi lại:
_ thế còn thằng E, tao nghe nói nó lưu ban lại 3 năm rồi đúng không.

12/ Bác bỏ ngụy biện sử dụng thủ pháp câu hỏi phức hợp.
Với thủ pháp này, nhà ngụy biện sẽ đưa ra một câu hỏi trong đó chứa hai câu hỏi,
và yêu cầu một câu trả lời cho cả hai câu hỏi đó. Đây cũng là một dạng ngụy biện vì
nó đã bỏ xót mất 2 trường hợp còn lại là hai câu hỏi kia có hai giá trị trái ngược
nhau. Và do vậy, kết luận của kiểu lập luận này là không đáng tin cậy.
Để bác bỏ ta cần chỉ ra còn hai trường hợp nữa là câu hỏi thứ nhất đúng và câu hỏi
thứ hai sai hoạc ngược lại.
Vd: Đầu giờ cô hỏi cả lớp:
_ Em nào đã học bài, làm bài đầy đủ thì bước sang bên trái,em nào chưa làm bài,
học bài thì bước sang phải.
Sau một hồi ổn định hàng, cô thấy còn 2 em đang lúng túng đứng chính giữa, cô bèn
hỏi:
_Sau em chưa xếp vô hàng?
Đứa học sinh trả lời:
_Thưa cô, em đã làm bài tập rồi nhưng chưa học bài, còn nó(đứa kia) đã học bài rồi
những chưa làm bài nên tụi em không biết nên xếp vô đâu thưa cô.

13/ Bác bỏ ngụy biện sử dụng thủ pháp suy luận có tính xác suất.
Nhà ngụy biên sử dụng phương pháp suy luận cho kết quả đúng với một xác suất
nhất định, nhưng lại coi đó là khẳng định chắc chắn. Muốn bác bỏ ngụy biện loại
này ta chỉ cần chỉ ra một trường hợp trái với các luận cứ của nhà ngụy biện.
vd: Có một người chắc chắn rằng không có thú mỏ vịt bằng lập luận sau:
Châu Mỹ không có thú mỏ vịt.
Châu Á không có thú mỏ vịt
Châu phi không có thú mỏ vịt
=> Vậy không tồn tại thú mỏ vịt trên trái đất này.
Để bác bỏ ngụy biên này ta chỉ cần chỉ ra nơi có thú mỏ vịt sinh sống, đó chính là
châu Úc.Vậy nhận định trên là sai, nó chỉ đúng với những nơi mà nhà ngụy biện
trên xét đến mà thôi.

14/ Bác bỏ ngụy biện bằng diễn đạt mập mờ:


Với phương pháp ngụy biện kiểu này, nhà ngụy biện cố tình hành văn một cách
mập mờ, sau đó gải thích theo ý mình. Để bác bỏ, ta chỉ cần chỉ ra chỗ mà nhà ngụy
biện cố tình làm cho mập mờ và thay bằng từ khác, nội dung khác làm cho rõ nghĩa
hơn.
Vd: Một người xin một người nọ cho xem một quyển nhật kí
Người nọ nói không tại vì đối với anh ta, quyển nhật kí này là vô giá
Người xin bèn nói, vô giá tức là không có giá trị, sao anh keo thế, vậy mà cũng
không cho tôi xem.

Ở đây rõ ràng người xin quyển nhật kí đã cố tình làm như không hiểu, cố tình hiểu
nghĩa từ " vô" ở đây có nghĩa là không có gì (ngoài ra, từ "vô" còn có nghĩa là nhiều
nữa).
Để bác bỏ lập luận của người xin, người có quyển nhật kí cần làm rõ với người kia
từ vô giá ở đây có nghĩa là rất nhiều.

Tóm lại:
Phương pháp chung để bác bỏ ngụy biện là làm ngược lại những thur pháp mà nhà
ngụy biện đã sử dụng. Ví dụ, nhà ngụy biện hành văn mập mờ thì ta đòi hỏi phải
hành văn rõ ràng hơn, nhà ngụy biện đánh tráo luận đề, đánh tráo khái niệm thì ta
đòi hỏi phải xác định lại, định nghĩa lại khái niệm khi tranh luận, nhà ngụy biện
dùng luận cứ không chân thực thì ta chỉ rõ ra điều đó...

Một phương pháp nữa là nghiên cứu thật nhiều các dạng ngụy biện và các ví dụ
ngụy biện để có thể nhận ra chúng và bác bỏ.
Nói chung, nắm được các quy tắc logic thì ta sẽ dễ dàng vạch ra được sự ngụy biện
trong suy luận.

You might also like