You are on page 1of 2

2.

3 Căn cứ vào thủ pháp ngụy biện


a) Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân
Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ phải đưa ra dẫn chứng, đưa ra chứng
cứ cho lập luận của mình, thì nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của người khác
để thay thế. Làm như vậy là ngụy biện, bởi vì uy tín của một người không đảm
bảo chắc chắn rằng tất cả những điều mà người đó nói đều đúng.
b) Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa vào dư luận (Argumentum od
Popolum)
Ngụy biện dựa vào đám đông thường xảy ra ở những cuộc tranh luận
trước một đám đông người. Nhà ngụy biện sử dụng khả năng hùng biện của
mình, lợi dụng truyền thống, tình cảm, quyền lợi, thói quen, … của đám đông
để tranh thủ cảm tình và sự ủng hộ của đám đông đó, tạo áp lực buộc những
người tranh luận với ông ta phải chấp nhận quan điểm của ông ta.
Trong kiểu ngụy biện dựa vào dư luận, thay cho việc đưa ra luận cứ và
chứng minh luận điểm, người nói lại cho rằng luận điểm là đúng vì có nhiều
người công nhận như vậy.
c) Ngụy biện dựa vào sức mạnh
Trong kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực để ép người khác tin vào và chấp nhận luận điểm của mình. Ở đây,
sức mạnh chứ không phải là tính chân lý của luận điểm bắt người nghe phải tin
theo.
d) Ngụy biện bằng cách đánh vào tình cảm
Nhà ngụy biện tìm cách tác động vào tâm lý, tình cảm của người nghe
để gợi lên lòng thông cảm hoặc thương hại để được thừa nhận là đúng.
e) Ngụy biện đánh tráo luận đề
Đây là kiểu ngụy biện rất phổ biến. Trong kiểu ngụy biện này, trước hết
nhà ngụy biện thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới trong quá trình
tranh luận. Luận đề mới này không tương đương với luận đề ban đầu. Sau đó
ông ta chứng minh luận đề mới một cách rất chặt chẽ và cuối cùng tuyên bố là
mình đã chứng minh được luận đề ban đầu.
f) Ngụy biện ngẫu nhiên
Trong loại ngụy biện này một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra được nhà ngụy
biện coi là có tính chất quy luật.
g) Ngụy biện đen - trắng
Ngụy biện đen – trắng xảy ra khi trong lập luận chỉ nhìn thấy và nêu lên
các khả năng đối lập nhau, các thái cực, từ đây cho rằng không phải là cực này
thì là cực kia, loại bỏ tất cả các khả năng khác.
h) Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân quả sai
+ Đánh đồng nguyên nhân với nguyên cớ
NGUYÊN CỚ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra
kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ
bên ngoài, không bản chất. Nguyên nhân là do mối liên hệ bản chất bên trong
sự vật quyết định, còn nguyên cớ được quyết định bởi mối liên hệ bên ngoài có
tính chất giả tạo.
+ Sau cái đó vậy là do cái đó
Trong mối liên hệ nhân quả thì nguyên nhân bao giờ cũng xảy ra trước
kết quả, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là một hiện tượng, sự kiện xảy ra
trước bao giờ cũng là nguyên nhân của một hiện tượng, sự kiện xảy ra sau.
Ngụy biện sau cái đó vậy là do cái đó là kiểu ngụy biện trong đó khi thấy hai sự
kiện, hiện tượng A và B xảy ra lần lượt theo thời gian cho rằng A là nguyên
nhân của B.
k) Dựa vào sự kém cỏi
Đây là kiểu ngụy biện trong đó người ngụy biện căn cứ vào việc ai đó
không chứng minh được một mệnh đề (hoặc lý thuyết, giả thuyết,…), hoặc
không tìm thấy được một đối tượng nào đó để khẳng định rằng mệnh đề trên
sai, hoặc đối tượng đó không tồn tại.
l) Lập luận vòng quanh
Loại ngụy biện này xảy ra khi người ta vi phạm quy tắc đối với luận cứ
trong chứng minh. Cụ thể là ở đây các luận cứ không được chứng minh độc lập
với luận đề.
m) Khái quát hóa vội vã
Đây là kiểu ngụy biện xảy ra khi người ta sử dụng suy luận quy nạp
trong lập luận, trong đó người ta đi đến kết luận tổng quát sau khi khảo sát rất ít
trường hợp riêng.
n) Câu hỏi phức tạp
Loại ngụy biện này xảy ra khi người ta đưa ra một câu hỏi bên trong đó
chứa hai câu hỏi, và một câu trả lời duy nhất được coi là câu trả lời cho cả hai
câu hỏi.
o) Ngụy biện bằng cách sử dụng những phương pháp suy luận có tính xác
suất
Trong những suy luận kiểu này nhà ngụy biện sử dụng các phương pháp
suy luận cho kết quả đúng với một xác suất nhất định (ví dụ như suy luận tương
tự, suy luận quy nạp), nhưng lại coi các kết luận đó như là những điều khẳng
định chắc chắn.
p) Ngụy biện bằng cách diễn đạt mập mờ
Trong trường hợp này nhà ngụy biện cố tình hành văn một cách mập mờ
để sau đó giải thích theo ý mình.

You might also like