You are on page 1of 50

NGỤY BIỆN

ĐỊNH NGHĨA
Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic
trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người
nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái
sai là đúng và cái đúng là sai
Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa
vào dư luận

Ngụy biện dựa vào đám đông thường xảy ra ở những


cuộc tranh luận trước một đám đông người. Nhà ngụy
biện sử dụng khả năng hùng biện của mình, lợi dụng
truyền thống, tình cảm, quyền lợi, thói quen, … của
đám đông để tranh thủ cảm tình và sự ủng hộ của đám
đông đó
Ngụy biện dựa vào đám đông, dựa
vào dư luận
Thời Trung cổ ở Châu Âu, hầu hết mọi người đều
cho rằng mặt trời quay quanh trái đất, chỉ Copenircus
cho rằng đó là nhận định sai nhưng khi ông ta phản đối
thì bị đám đông cho rằng ông ta sai lầm.
Ngụy biện bằng cách đánh vào
tình cảm
Trong kiểu ngụy biện này, thay vì đưa ra các luận
cứ và lập luận để chứng tỏ luận điểm của mình đúng,
nhà ngụy biện tìm cách tác động vào tâm lý, tình cảm
của người nghe để gợi lên lòng thông cảm hoặc thương
hại để được thừa nhận là đúng.
Ngụy biện bằng cách đánh vào
tình cảm

Ngày 25/6, vụ án “Mua bán trái phép chất ma


túy” ra xét xử. Trước tòa, bị cáo viện lý do mới sinh
con, chồng gãy chân nên gia đình khó khăn về kinh tế,
áp lực đè nặng đành phải mua bán ma túy kiếm tiền. Lời
khai này không được HĐXX chấp nhận
Ngụy biện bằng cách diễn đạt
mập mờ

Trong trường hợp này nhà ngụy biện cố tình hành


văn một cách mập mờ để sau đó giải thích theo ý mình.
Ngụy biện bằng cách diễn đạt mập
mờ
Có một ông vua nọ vô cùng hiếu chiến, ông muốn
xâm chiếm nước láng giềng nhưng không tin lắm vào tài
năng của mình, ông bèn hỏi nhà tiên tri. Nhà tiên tri phán
như sau: “Nếu đánh nhau với nước láng giềng, một vương
quốc hùng mạnh sẽ bị phá tan tành”.
Vị vua nọ nghe thế mừng lắm bèn đem quân đi đánh
nước láng giềng, ít lâu sau ông thua cuộc. Ông tức giận nên
trở lại gặp nhà tiên tri để hỏi, nhà tiên tri liền giải thích:
“ta đâu có nói sai? Chẳng phải vương quốc hùng mạnh – là
vương quốc ông đang trị vì sẽ bị tan tành sao?”
Ngụy biện dựa vào sức mạnh

Đây là kiểu ngụy biện, nhà ngụy biện dùng vũ lực


hoặc đe dọa vũ lực để ép người khác tin và chấp nhận
luận điểm của mình. Ở đây, sức mạnh chứ không phải
chân lí buộc người nghe tin theo.
Ngụy biện dựa vào sức mạnh

“A: Sếp, sao em phải làm thêm ngày nghỉ cuối tuần mà
không có trợ cấp hay trả thêm.
B: Hoặc là anh chọn nghỉ làm, hoặc là anh chọn tiếp tục
làm. Tôi không muốn nói nhiều.”
Đánh tráo luận đề
Nhà ngụy biện thay thế luận đề ban đầu bằng một luận
đề mới trong quá trình tranh luận. Luận đề mới này
không tương đương với luận đề ban đầu.
Năm 18 tuổi anh yêu cô gái 18 tuổi
Năm 38 tuổi anh yêu cô gái 18 tuổi
Năm 68 tuổi anh yêu cô gái 18 tuổi
 Anh mãi mãi yêu cô gái 18 tuổi

8/21/2023 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


“Con ruồi là vật chất, mà vật chất tồn tại vĩnh viễn. Vậy
con ruồi tồn tại vĩnh viễn.”
Khái quát hóa vội vã

Đây là kiểu ngụy biện xảy ra khi người ta sử


dụng suy luận quy nạp trong lập luận, trong đó người ta
đi đến kết luận tổng quát sau khi khảo sát rất ít trường
hợp riêng.
Khái quát hóa vội vã

A: Nhiều em học sinh Việt đạt giải toán quốc tế, nên
người Việt mình thông minh hơn người khác
Ngụy biện ngẫu nhiên

Trong loại ngụy biện này một sự kiện ngẫu nhiên


xảy ra được nhà ngụy biện coi là có tính chất quy luật.
Ngụy biện ngẫu nhiên
Ngụy biện đen - trắng

Ngụy biện đen - trắng xảy ra khi trong lập luận


chỉ nhìn thấy và nêu lên các khả năng đối lập nhau, các
thái cực, từ đây cho rằng không phải là cực này thì là
cực kia, loại bỏ tất cả các khả năng khác.
Ngụy biện đen - trắng

“Không thể chọn được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy,


hoặc cá tôm”
Câu nói trên của vị giám đốc Formosa
Nếu mi http://goo.gl/XxsHvJ)
(nguồn: không chơi với ta thìvềmiviệc
là kẻgây
thùôcủa ta
nhiễm
nghiêm trọng của nhà máy gang thép Formasa Hà Tĩnh
và cho rằng phải lựa chọn giữa hai sự việc, hoặc nhà
máy, hoặc cá tôm
Ngụy biện bằng cách sử dụng những
phương pháp suy luận có tính xác
suất
Trong những suy luận kiểu này nhà ngụy biện sử
dụng các phương pháp suy luận cho kết quả đúng với
một xác suất nhất định, nhưng lại coi các kết luận đó
như là những điều khẳng định chắc chắn
Ngụy biện bằng cách sử dụng những
phương pháp suy luận có tính xác
suất

Người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4


người trong 5 người để cho là “80% người được thăm
dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một
luận điểm nào đó.
Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân

Trong kiểu ngụy biện này, đáng lẽ phải đưa ra


dẫn chứng, đưa ra chứng cứ cho lập luận của mình, thì
nhà ngụy biện lại dựa vào uy tín của người khác để thay
thế
Ngụy biện dựa vào uy tín cá nhân

Chúng ta nên tin vào Chúa, vì Einstein cũng là một


nhà khoa học nổi tiếng và ông tin vào chúa.

Cô Giang nói: “Ngụy biện không phải là nói dối” –


“Tại sao” – “Cô dạy logic, bạn không tin cô à?”
Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân
quả sai

A. Đánh đồng nguyên nhân với nguyên cớ


Nhà ngụy biện có tình lấy nguyên cớ thay cho nguyên
nhân để biện minh.
Ngụy biện bằng cách dựa vào nhân
quả sai
B. Sau cái đó vậy là do cái đó
Đây là kiểu ngụy biện hai sự kiện hay hiện tượng
xảy ra đồng thời. Người ta cho rằng sự kiện này là
nguyên nhân của sự kiện kia hoặc ngược lại
Ngụy biện dựa vào sự kém cỏi

Đây là kiểu ngụy biện mà người ngụy biện căn cứ


vào việc ai đó không tìm thấy mệnh đề trên sai hoặc đối
tượng đó không tồn tại.
Ngụy biện dựa vào sự kém cỏi

“Nguồn gốc của vũ trụ là do vụ nổ Big Bang mà thành,


nhưng tạo ra Big Bang chính là quyền năng tối thượng
của thượng đế, vậy suy ra nguồn gốc của vũ trụ là do
thượng đế”.
Lập luận vòng quanh

Đây là loại ngụy biện được nhà ngụy biện cố tình


sử dụng các luận cứ không độc lập với luận đề để chứng
minh quan điểm của mình.
Câu hỏi phức hợp
Loại ngụy biện xảy ra khi nhà ngụy biện đưa ra
câu hỏi bên trong có câu hỏi phức hợp và câu trả lời
được xem là đáp án cho cả câu hỏi phức hợp
Câu hỏi phức hợp
“Có phải anh mua hàng Việt Nam vì chất lượng nó tốt
phải không?”
“Nguyên đơn có gửi xe cho bị đơn phải không?”
Ngụy biện tấn công cá nhân
(Ad hominem)
Trong loại ngụy biện này, thay vì đề cập đến lập luận
hay quan điểm của ai đó, nhà ngụy biện cố tình tấn công
vào cá nhân người đang tranh luận nhằm hạ bệ uy tín
hay công kích nhằm làm giảm uy tín của họ.
Trong giờ học, một sinh viên phát biểu như sau: “Thưa
thầy, em nghĩ chúng ta không nên tin vào học thuyết
này của Freud, chúng ta đều biết ông ấy nghiện
cocaine.”
Ngụy biện cá trích (Red Herring)

Ngụy biện cá trích (hay còn gọi Cá trích đỏ) là loại


ngụy biện được nhà ngụy biện sử dụng khi cố ý chuyển
hướng vấn đề đang tranh luận bằng một vấn đề khác
không liên quan.
Ngụy biện cá trích (Red Herring)

Trong một diễn đàn, một công ty giới thiệu như sau:
“Gần đây, có rất nhiều những phản hồi không tốt liên
quan đến chất lượng sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi
quyết định có một đợt giảm giá lớn, nhằm tri ân khách
hàng đã tin tưởng sản phẩm chúng tôi. Còn chờ gì nữa,
bạn có thể mua nhiều sản phẩm với giá tốt hơn!”
Lý luận tuột dốc (Slippery Slope)

Lý luận tuột dốc hay còn gọi là Ngụy biện con dốc trơn
trượt là loại ngụy biện xảy ra khi nhà ngụy biện giả định
một hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra từ một sự kiện hay
tác nhân không đáng kể và xem đó là kết luận chắc
chắn.
Tôi không ủng hộ việc giảm độ tuổi bán đồ uống có cồn
cho trẻ em. Nếu chúng ta giảm sẽ tạo tiền đề không tốt.
Đầu tiên là giảm độ tuổi được sử dụng đồ uống chứa
cồn, tiếp theo đó chúng ta sẽ phải giảm độ tuổi lái xe
cho chúng và giảm độ tuổi bổ phiếu bầu cử cho chúng.
Thật nguy hiểm!
Anh cũng vậy (Tu quoque)

Trong kiểu ngụy biện này, thay vì chỉ ra tính đúng đắn
hay sai lầm của vấn đề, nhà ngụy biện lại đưa ra một lỗi
sai tương tự để lấy đó làm căn cứ cho lập luận của mình.
Không phải vì người khác có một lỗi sai tương tự hay
lỗi tư duy đó đã xuất hiện đồng nghĩa với việc chúng ta
được dùng nó để lý giải cho tư tưởng, hành động của
mình.
• Tôi thấy hiện nay ô nhiễm môi trường ở nước ta thật
đáng báo động.
• Nước nào mà chẳng ô nhiễm môi trường, có sao đâu.
Hai sai thành đúng
(Two wrongs make a right)
Trong kiểu ngụy biện này, nhà ngụy biện đưa ra đưa ra
một lỗi sai khác để biện minh cho hành động của mình.
Từ hai lỗi sai (lỗi sai ban đầu và lỗi sai vừa được đưa
vào), nhà ngụy biện căn cứ vào đó để làm lý lẽ cho lập
luận.
• Khi bị CSGT bắt vì tội đi ngược chiều, một người lập
luận: “Tại sao lại bắt tôi, nhiều người cũng đi ngược
chiều mà?”.

• Hoa Kỳ xâm lược Iraq vào năm 2003, họ đã bắt và xử


tử Saddam Hussein. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố
Saddam Hussein là nhà lãnh đạo áp bức người dân
trong nhiều năm, vì vậy Hoa Kỳ đã thực hiện một
việc vô cùng đúng đắn.
BÀI TẬP
Người bán nói với người mua rằng rùa anh ta bán sống
được hàng trăm năm. Nhưng người mua rùa thấy chỉ vài
ngày sau khi mua về rùa đã chết, bèn hỏi lại thì người
bán hàng giải thích rằng lúc rùa chết chính là khi nó đã
sống hàng trăm năm rồi đấy.

Lời giải thích của người bán rùa ở đây có ngụy biện
không?
- Hà: Theo tôi trong tình yêu càng đau khổ, càng nhiều
nước mắt thì càng sâu đậm. Thế nên bạn hãy trải
nghiệm nhé!
- Linh: Nói linh tinh, càng đau khổ và nhiều nước mắt
thì ghét nhau chứ làm sao mà sâu đậm được.
- Hà: Đúng là không biết gì, triết lý về tình yêu của
George Eliot đã khẳng định như thế.
Cho biết lập luận sau có hợp lý không?
Cho lập luận: “Mác đã khẳng định rằng chủ nghĩa tư
bản sẽ sụp đổ, nên sớm hay muộn gì chủ nghĩa xã hội
cũng thành công thôi”.

Trong lập luận này có ngụy biện không?


Cho lập luận: “Hành động muốn chiếm 80% Biển Đông
của Trung Quốc bị rất nhiều nước phản đối, vì vậy hành
động đó sẽ thất bại”.

Lập luận trên đây có chứa ngụy biện không?


Cho lập luận: “Nhà nước cần đối xử với trí thức như
người nông dân đối xử với con mèo mà họ nuôi. Người
nông dân không ép buộc mèo bắt chuột, để tự nhiên khi
nào mèo muốn bắt chuột thì bắt, nhưng họ cho mèo ăn
không quá no, để mèo đói bụng nên muốn bắt chuột. Nhà
nước cũng không nên ép người trí thức nghiên cứu khoa
học, để họ khi nào muốn thì nghiên cứu, nhưng nhà nước
đừng cấp quá nhiều lương bổng cho trí thức, để họ “đói
bụng” nên phải nghiên cứu khoa học”.
Cho biết lập luận sau có hợp lý không?
Hội đồng xét xử bất ngờ hỏi bị cáo: Trong thời gian tạm
giam, tạm giữ các cán bộ điều tra đối xử với bị cáo và
sức khỏe của bị cáo có tốt không?. Bị cáo trả lời: “Thưa
HĐXX, tốt ạ! Sau đó HĐXX dùng câu trả lời này để
khẳng định rằng, bị cáo đã thừa nhận các cán bộ điều tra
đã đối xử tốt với bị cáo.
Cho biết lập luận sau có hợp lý không?
“Nên bỏ răng khểnh của trẻ, vì nếu để thì sẽ bị sâu răng,
cái duyên mang lại không bù được với sự khó khăn
trong vệ sinh răng miệng”
Cho biết lập luận sau có hợp lý không?
Phương pháp bác bỏ ngụy biện
Đọc các tài liệu ngụy biện
Hiểu thật rõ các loại ngụy biện
Làm ngược lại các thủ pháp nhà ngụy biện sử dụng
8/21/2023 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

You might also like