You are on page 1of 45

bg

LOGIC HỌC
Khoa Khoa học cơ bản

8/4/2020

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


2. QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
(Tên gọi khác: Quy luật Phi mâu thuẫn)
Mâu thuẫn là gì?

Mâu thuẫn = Mâu +


Thuẫn.
Mâu thuẫn (nói chung)
là sự tồn tại song song
của các mặt đối lập trong
bản thân sự vật hoặc các
sự vật với nhau.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Các loại
mâu thuẫn

Mâu thuẫn Mâu thuẫn


biện chứng tư duy

Logic hình thức


chỉ xem xét mâu thuẫn tư duy,
tức những mâu thuẫn bên trong tư tưởng,
mâu thuẫn của quá trình nhận thức.
8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
Nội dung nào thể hiện mâu thuẫn tư tưởng?

1 2 3

Đêm qua Đêm qua Ông nói gà,


trong lúc ngủ trong lúc ngủ Bà nói vịt.
say tôi mơ say tôi thấy
thấy tên tên trộm rón
trộm rón rén rén đi vào
đi vào nhà. nhà.
8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
II. QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
1. Khái niệm

Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh cùng một đối
tượng trong cùng một thời gian và cùng một mối
quan hệ thì không thể đồng thời đúng.
Không thể có chuyện
tư tưởng A và tư ~ (A ᶺ ~ A)
tưởng không A đồng
thời đúng.
Phân tích định nghĩa

• Hai tư tưởng mâu thuẫn: (A và ~ A)


Ví dụ:
Cái bàn này màu trắng >< Không phải cái bàn này màu
trắng;
Mọi người đều phải chết >< Không phải mọi người đều
phải chết.
Tôi 20 tuổi >< Tôi không 20 tuổi.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Phân tích định nghĩa
• A và ~A phản ánh cùng một đối tượng: A và ~A
cùng phản ánh về một đối tượng xác định.
Ví dụ:
(1) Ông nói gà, bà nói vịt  A và ~ A không cùng đối
tượng.
(2) A chắc chắn đời không có gì là chắc chắn.  A và
~A cùng một đối tượng.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Phân tích định nghĩa

• A và ~A cùng một thời gian: Thời gian được phản


ánh trong nội dung tư tưởng.
Ví dụ: Khi được hỏi về thời điểm tối hôm xảy ra vụ
án, A đang làm gì, ở đâu.
A khai với điều tra viên: Tối đó tôi đang ở nhà một
mình.
(ba tháng sau) A khai với chủ tọa phiên tòa: Tối hôm
đó vì tâm trạng không vui nên tôi đi uống cà phê một
mình ngoài quán.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Phân tích định nghĩa

• A và ~A cùng một mối quan hệ: đối tượng, đặc điểm


được xem xét không được ở trong hai mối quan hệ
hoặc hai lĩnh vực khác nhau. Ví dụ:
(1) A là người hết mực thương yêu con nhưng lại hay
dở thói vũ phu với vợ.
(2) (2) A là người rất mực thương yêu con nhưng sẵn
sàng xuống tay đánh không thương tiếc nếu con có
một lỗi lầm nhỏ nào đó.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Thuật ngữ “ko thể đồng thời đúng”

 Nếu một tư tưởng đúng thì được phép suy ra tư


tưởng mâu thuẫn với nó là sai.
A đúng  ~A sai và ~A đúng  A sai.
 Nếu một tư tưởng sai thì không được phép suy
ra tư tưởng mâu thuẫn là đúng.
A sai  Không được phép xác định giá trị của ~A.
~A sai  Không được phép xác định giá trị của A.
Phát biểu nào sau đây liên quan tới Quy
luật Cấm mâu thuẫn?
1. Khi A đúng  ~ A sai.
2. A sai  ~A đúng.
3. ~A đúng  A sai.
4. ~A sai  A đúng.

A. Cả 4 B. 2 và 4
C. 1 và 3 D. 3 và 4
2. QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
2.2. Yêu cầu cơ bản
Yêu cầu 1: Không được có mâu thuẫn logic trực
tiếp trong tư duy  không được đồng thời khẳng
định và phủ định một tư tưởng nào đó.
Ví dụ:
(1)
A: Trên đời này làm gì có tồn tại thứ gọi là niềm
tin.
B: Anh có tin chắc vậy không?
A: Tin.
(2)

Trong một kỳ họp quốc hội, một vị đại biểu nọ, sau
khi bị chỉ trích vì đã thất hứa quá nhiều, đã phát biểu
một câu như sau:
“Tôi xin hứa với quốc hội từ nay trở về sau tôi sẽ
không hứa nữa. Tôi hứa đấy.”
(3)

Pháp luật Iran quy định:


• Không tử hình trinh nữ.
nhưng cũng lại có quy định:
• Không cho miễn án tử hình trinh nữ.
II. QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
2.2. Yêu cầu cơ bản
Yêu cầu 2: Không được đồng thời khẳng định tư
tưởng và phủ định hệ quả tất yếu của điều vừa
khẳng định đó.
Nghĩa là:
- Khẳng định tư tưởng đồng thời phải khẳng định hệ
quả được tạo ra tất yếu từ tư tưởng đó.
- Phủ định tư tưởng đồng thời phủ định luôn hệ quả tất
yếu có được từ tư tưởng trước đó.
Đồng thời khẳng định tư
TUÂN tưởng A và hệ quả A’
THỦ Đồng thời phủ định A
và hệ quả A’
Quy tắc
Khẳng định A nhưng
VI phủ định hệ quả A’
PHẠM Phủ định A nhưng
khẳng định hệ quả A’

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Thế nào là hệ quả tất yếu?

Kết quả nhất thiết phải có nếu có sự kiện A diễn ra


trước đó.
1. Có trời mưa  có đường ướt.
2. Có hiện tượng “chết do ngạt nước”  Trong phổi
có nước, phổi bị sưng (phù phổi)…

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


“Tôi nhận định lâm tặc đốn hạ cũng như vận chuyển gỗ
bằng thủ công, không dùng máy móc rầm rộ nên anh em
biên phòng không biết được. Bãi tập kết cũng giấu ở hai
bên đường, gần khe suối nên khó phát hiện.”, ông Nam
nói. (Trích Vnexpress)

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


(1) Lời nói của Đức Phật với quỷ Mala: “(…) Ta không
cần danh vọng, Mala, mi hãy thuyết những điều đó với
những kẻ hám danh vọng. (…) Thành đạt, danh tiếng,
danh dự và vinh quang chỉ là sự hư ảo, sự thắng lợi của
kẻ này là thất bại của người kia. (…) Ta trải cơ mạn xa
để chiến đấu với người đây. Ta thà chết vinh trong trận
chiến, còn hơn sống nhục trong đầu hàng.” (Daisaku
Ikeda Quan điểm của tôi về cuộc đời Đức Phật Thích
Ca Mầu Ni, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996,
tr.91)
Trong khoa học pháp lý, đặc biệt là trong khoa
học hình sự, sự thống nhất giữa tư tưởng và hệ
quả là cơ sở để xác định tính đúng đắn, hợp lý
của các căn cứ buộc tội hay chỉ ra sự mâu
thuẫn trong tư tưởng của người khác.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Xem xét các tình huống sau. Thử tìm tính vô lý giữa
tư tưởng và hệ quả (nếu có).

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Điều tra từ đâu
để kiểm tra tính chính xác trong lời khai?

Bà Thuỷ khai, đang ở nhà 1 mình cùng con chó cưng thì
có 4 người bịt mặt (3 nam,1 nữ) khoảng chừng 18-20 tuổi
mở cửa phụ xông vào nhà, dùng dao khống chế.
Người phụ nữ 63 tuổi khai nhóm cướp đột nhập, bịt mặt
dùng khăn tẩm thuốc mê nhét miệng khiến bà mê man,
mất một phần ý thức, àm theo và chỉ nơi cất giấu tài sản.
Nhóm này sau đó lột hết 1,4 lượng vàng trang sức trên
người bà, lấy đi 1,8 lượng vàng giấu dưới giường và 30
triệu đồng. Sau hơn 30 phút, bà mới tỉnh lại và trình báo
công an.
8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
(3) Một tờ báo mạng đã viết: “Newscientist cho biết,
sức ép từ vụ nổ sẽ tạo nên một khối không khí có áp
suất siêu lớn. Nó lan truyền trong bầu khí quyển với tốc
độ lớn hơn cả âm thanh. Vì thế, nếu một thiên thạch có
đường kính lớn hơn 50m lao vào hành tinh xanh, khi
vừa nghe thấy tiếng nổ thì chúng ta cũng sẽ bị nghiền
nát”.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Sophia - người giúp việc: "Tôi đến để gọi ngài James dậy thì
thấy cái xác nên hét lên."

John - quản gia: "Nghe tiếng hét, tôi chạy vào, bật đèn lên và
thấy ngài James đang nằm đó với một con dao trên lưng."

Sarah - gia sư: "Tôi đến nơi cùng lúc với John; khi đèn bật
lên, căn phòng ngập trong máu"

Jack - đầu bếp: "Lúc đấy tôi đang nấu bữa sáng nên chẳng
thấy gì khác thường."

Vậy ai là hung thủ?

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
Ông John đang ở nhà một mình, bỗng nghe thấy tiếng đổ vỡ
trong phòng ngủ. Ông vội chạy vào và thấy bức tượng vợ ông
thích nhất đã bị vỡ, đồng thời có một người chạy ra.

John cố đuổi theo. Nhưng khi lao ra đường, kính của ông bị
sương lạnh gây mờ đi, và kẻ đột nhập kia nhờ thế mà chạy thoát.

Tuy nhiên khi báo cảnh sát, điều tra viên ngay lập tức bác bỏ mà
cho rằng John đang nói dối.

Câu chuyện của John có thực là... bốc phét? Nếu đúng, tại sao lại
bị lộ ra?

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


2. QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
2.2. Yêu cầu cơ bản
Yêu cầu 3: Không được đồng thời khẳng định cho đối tượng
hai thuộc tính mà chúng loại trừ nhau trong thực tế
Ví dụ:
▪ Bị cáo Hoa là người trung thực và xảo quyệt.
▪ Hồi có mang nó, mẹ nó đã phải vất vả vắt từng giọt sữa nuôi nấng
nó.
▪ X là người vô cùng hiền lành, yêu thương con đồng thời cũng là kẻ
dữ dằn bậc nhất xóm này. Hắn sẵn sàng cầm dao chém bất cứ
người nào mà hắn thấy bực bội, ngứa mắt, kể cả những người thân
thích.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


“Nguyễn Thành Lũy là kẻ phạm tội trẻ nhất trong các
kẻ phạm tội. Hắn mới 19 tuổi. Từ năm 1975 đến nay
(1991) hắn là kẻ phạm tội bị giam giữ hết ở nhà tù này
sang nhà tù khác”. (Báo Công an Tp. HCM ngày 26-10-
1991, trang 3)

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Bà nội em rất hiền, mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà
khoái ăn trầu, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh
em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa.
Bà sai em đi mua cho bà chè sương sa bánh lọt. Vừa đi
em vừa húp bớt nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà
nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà
bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà
em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy
cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm
với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm chống nạnh
chửi qua, mấy cô thấy bà e dữ quá, không dám chửi lại”.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Xem xét các tình huống,
chỉ ra sự mâu thuẫn của các tư tưởng (nếu có)

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Ai là người thông thái nhất Hy-lạp?", Có người đã trả
lời: "Socrates là người thông thái nhất Hy-lạp." Những
nhà thông thái, triết gia khác đến hỏi Socrates có phải
ông là người thông thái nhất không, thì Socrates trả lời:
"Tôi không biết gì hết. Tôi chỉ biết là tôi không biết.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


(1)

• Ông T, Trưởng phòng Giáo dục huyện A, giải thích


về chuyện có một số chỉ tiêu ưu đãi cho con em cán
bộ vào học trường công như sau: “Chúng tôi không
phân biệt con em của cán bộ hay người lao động.
Thế nhưng do chưa đủ trường lớp nên chúng tôi đành
phải khống chế số lượng học sinh thuộc diện ưu
tiên”.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


(3)
• Ông X cho biết “Dù Bộ luật Hình sự 2015 và 3 đạo
luật liên quan phải lùi hiệu lực thi hành nhưng những
quy định có lợi cho người phạm tội được quy định tại
các đạo luật này vẫn được áp dụng ngay từ ngày mai,
1/7/2016”. Anh (chị) nghĩ gì về phát biểu của X?

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


• Chồng: Em đứng nói chuyện với ai ngoài cửa cả 3
tiếng đồng hồ vậy?
• Vợ: Chị hàng xóm.
• Chồng: Sao em không mời chị ấy vào nhà?
• Vợ: Chị ấy bảo không có thời gian.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Bầu cử là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


• Một ông lão giàu có đã bị ám sát vào sáng chủ nhật,
người vợ là người phát hiện ra sự việc và gọi báo
cảnh sát. Cảnh sát đã thẩm vấn bà ấy và mọi người
hầu trong gia đình, họ khai như sau: “Người vợ cho
biết bà đang ngủ khi xảy ra chuyện”, “Quản gia nói
rằng bà ta đang dọn dẹp tủ”,” người làm vườn cho
biết ông đang cắt cỏ”,” người giúp việc nói rằng
đang nhận thư mà bưu tá mang đến”,” đầu bếp nói
rằng đang chuẩn bị cho bữa ăn sáng”. Trong số họ có
một người là kẻ giết người, bạn có biết đó là ai
không?

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


3. QUY LUẬT TRIỆT TAM
(Tên gọi khác: Quy luật Bài trung)

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Triệt Tam là gì?

• Một tư tưởng hoặc Đúng hoặc Sai;


• Một đối tượng hoặc Phạm tội hoặc Không phạm tôi.
• Sự vật hoặc Tồn tại hoặc Không tồn tại.
• Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Theo
hoặc Không theo một tôn giáo nào. (Đ24, HP 2013)

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Khái niệm

Một tư tưởng phản ánh về một đối tượng xác định thì
phải mang giá trị logic xác định, hoặc đúng, hoặc sai,
hoặc có hoặc không chứ không có khả năng thứ ba nào
khác.
Hoặc là A hoặc là không A

A V ~A

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Phát biểu nào sau đây liên quan tới Quy luật Triệt tam?

1. Khi A đúng  ~ A sai.


2. A sai  ~A đúng.
3. ~A đúng  A sai.
4. ~A sai  A đúng.

A. Cả 4 B. 2 và 4
C. 1 và 3 D. 3 và 4
Phạm vi và ứng dụng

• Quy luật triệt tam là đặc trưng của logic hai giá trị
(logic lưỡng trị).
• Quy luật triệt tam là cơ sở của phép chứng minh
phản chứng. ~A sai  A đúng.
Ví dụ: Ta chứng minh “Hai đường thẳng phân biệt song
song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.”
là đúng bằng cách chứng minh: “Hai đường thẳng phân
biệt song song với đường thẳng thứ 3 thì cắt nhau” là
sai.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Chúa sơn lâm hỏi gấu và thỏ: Phòng của ta có mùi gì?
Gấu: Phòng của bệ hạ có mùi không thơm, thực ra rất
là hôi ạ
Cáo: Phòng của bệ hạ rất thơm, thơm như hoa nhài ạ.
Thỏ: Hạ thần bị nghẹt mũi nên không ngửi thấy mùi gì.

8/4/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM

You might also like