You are on page 1of 6

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRIẾT HỌC

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC

1. Triết học ra đời vào thời gian nào?


a. Khoảng thế kỷ VIII – VI TCN
b. Khoảng thế kỷ VII – VI TCN
c. Khoảng thế kỷ VIII – V TCN
2. Trong triết học thời kỳ cổ đại, đối tượng nghiên cứu …
a. Trở thành tôi tớ cho thần học
b. Hòa lẫn đối tượng nghiên cứu của các KHTN – gọi là triết học tư nhiên
c. Đứng trên các khoa học, là khoa học của các khoa học
3. Quan niệm triết học là khoa học của các khoa học xuất hiện trong giai đoạn
nào?
a. Triết học cổ đại
b. Triết học trung đại
c. Triết học cận đại
4. Câu nói: “Cái đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong
mắt của kẻ si tình” thuộc trường phái nào?
a. CNDT chủ quan
b. CNTD khách quan
c. Hoài nghi luận
5. Vấn đề cơ bản của triết học có mấy mặt?
a. 1
b. 2
c. 3
6. Mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học là…
a. Nhận thức luận
b. Bản thể luận
c. Cả a và b
7. Mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học là…
A. Nhận thức luận
B. Bản thể luận
C. Cả a và b
8. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
“Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia quen thói mà hồng đánh ghen
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Câu thơ trên thuộc trường phái nào?

a. CNDT chủ quan


b. CNDT khách quan
c. Hoài nghi luận

9. Phương pháp luận nào “chỉ thấy cây mà không thấy rừng?

a. Phương pháp luận biện chứng

b. Phương pháp luận siêu hình

c. cả a và b

10. Xem xét sự vật trong sự tác động qua lại thuộc phương pháp luận nào?

a. Biện chứng

b. Siêu hình

C. cả a và b

Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

1. Hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vật chất là

a. Đồng nhất vật chất với vât thể

b. dựa trên quan sát bằng mắt thường khi nghiên cứu vật chất

c. Dựa trên thành tựu cơ học khi nghiên cứu về vât chất

2. Cụm từ ngắn gọn nhất để chỉ vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là…

a. Thực tại khách quan

b. Phạm trù triết học


c. Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

3. Phương pháp nêu định nghĩa vật chất của Lênin là gì?

a. Xem xét vật chất trong mối quan hệ với phạm trù đối lập – ý thức

b. Quy vật chất về phạm trù lớn hơn

c. Quy vật chất về phạm trù nhỏ hơn

4. “Người ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” là nhận định của ai?

a. Hêraclit

b. Đêmôcrit

c. Talet

5. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”,
phán ánh điều gì?

a. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

b. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan

c. Ý thức mang bản chất xã hội

6. “Nguyên tắc khách quan” được rút ra từ cơ sở triết học nào?

a. Vật chất quyết định ý thức

b. Ý thức tác động trở lại vật chất

c. Bản chất của ý thức

8. Biện chứng của thế giới vật chất là…

a. Biện chứng khách quan

b. Biện chứng chủ quan

c. Biện chứng nói chung


9. Hai nguyên lý của pháp biện chứng duy vật đều rút ra ý nghĩa phương pháp luận
ở quan điểm nào?

a. Quan điểm lịch sử - cụ thể

b. Quan điểm toàn diện

c. Quan điểm phát triển

10. “Cả cái…và cái…đều tồn tại trong cái… và giữa chúng có thể chuyển hóa cho
nhau”. Điền vào dấu…

a. chung - đơn nhất - riêng

b. chung - riêng - đơn nhất

c. đơn nhất - riêng - chung

11. “Cái…tồn tại trong cái….và thông qua cái…”. Điền vào dấu…

a. chung - riêng - riêng

b. riêng - chung - chung

c. chung - riêng - đơn nhất

12. Không có nguyên nhân cuối cùng và kết quả cuối cùng vì…

a. giữa chúng có thể chuyển hóa cho nhau

b. nguyên nhân có trước kết quả có sau

c. một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả

d. một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

13. “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng” dùng để chỉ phạm trù nào?

a. Tất nhiên và ngẫu nhiên

b. Nguyên nhân và kết quả


c. Bản chất và hiện tượng

d. Khả năng và hiện thực

14. “Họa hổ họa bì nan họa cốt

Chi nhân chi diện bất chi tâm” dùng để chỉ cặp phạm trù nào?

a. Bản chất và hiện tượng

b. Nội dung và hình thức

c. tất nhiên và ngẫu nhiên

d. Khả năng và hiện thực

15. Quy luật lượng - chất chỉ ra…

a. cách thức của sự phát triển

b. khuynh hướng của sự phát triển

c. nguồn gốc của sự phát triển

16. Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn…

a. bao hàm cả sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

b. của các mặt đối lập

c. một mất một còn

17. Căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của sự vật, có thể phân chia thành cặp
mâu thuẫn nào?

a. chủ yếu - thứ yếu

b. bên trong - bên ngoài

c. đối kháng - không đối kháng

18. Căn cứ vào quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, có thể phân chia
thành các mâu thuẫn nào?
a. đối kháng - không đối kháng

b. bản chất - không bản chất

c. bên trong - bên ngoài

19. Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra…

a. khuynh hướng của sự phát triển

b. nguồn gốc của sự phát triển

c. cách thức của sự phát triển

20. Các cấp độ của nhận thức cảm tính (trực quan sinh động)

a. cảm giác - tri giác - biểu tượng

b. khái niệm - phán đoán - suy luận

c. từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính

You might also like