You are on page 1of 22

5.

Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây:
(1 Điểm)
a. Khả tri luận duy vật là trường phái triết học thừa nhận khả năng nhận thức của con người và
thừa nhận thế giới khách quan là nguồn gốc của quá trình nhận thức.
b. Bất khả tri luận là trường phái triết học không thừa nhận khả năng nhận thức của con người, cho
rằng trước thế giới khách quan, các sự vật hiện tượng, con người không có khả năng nhận thức
được hoặc nếu có cũng chỉ nhận thức được vẻ bề ngoài của chúng.
c. Khả tri luận duy tâm là trường phái triết học thừa nhận khả năng nhận thức của con người và
thừa nhận quá trình nhận thức của con người là bẩm sinh, sẵn có, có nguồn gốc từ thế giới tinh
thần đã có trước, có sẵn.
d. Cả a,b,c

6.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về mối liên hệ Nhân Quả:
a. Sự tương tác giữa các sự vật hiện tượng là nguyên nhân thật sự của mọi biến đổi xảy ra trong
thế giới. Không có tương tác giữa các sự vật hiện tượng thì không có quan hệ Nhân Quả giữa chúng
b. Không có ranh giới tuyệt đối giữa nguyên nhân và kết quả. Là nguyên nhân hay là kết quả chỉ ở
trong một quan hệ cụ thể xác định. Trong mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng trong quan hệ
khác lại là kết quả và ngược lại
c. Không có nguyên nhân đầu tiên và không có kết quả cuối cùng. Nhân Quả là chuỗi vô cùng tận
không đầu không cuối cũng như vũ trụ là vô tận vô hạn
d. Tất cả a, b, c

7.Chọn phương án thích hợp để hoàn thiện mệnh đề sau: (1 Điểm)


“Trong giới tự nhiên, thì những sự ... về chất – xảy ra một cách ... chặt chẽ đối với từng trường
hợp cá biệt – chỉ có thể có được do ... hay ... một số lượng vật chất hay vận động (hay là năng
lượng như người ta thường nói)”. (Ph. Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, C. Mác và Ph.
Ăngghen toàn tập, T. 20, tr. 511)
a.biến đổi ... xác định ... thêm vào ... bớt đi
b.xác định ... biến đổi ... thêm vào ... bớt đi
c.xác định ... thêm vào ... biến đổi ... bớt đi
d.biến đổi ... xác định ... bớt đi ... thêm vào

8.Trong Phép biện chứng duy vật, Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đóng vai
trò nào sau đây
a.Là hạt nhân, là trung tâm mà các quy luật khác lấy nó làm chuẩn mực, làm hệ quy chiếu.
b.Là một trong những quy luật góp phần cùng các quy luật khác làm thành một bộ phận trong các
bộ phận tạo thành phép biện chứng duy vật.
c.Là quy luật phụ thuộc vào các quy luật khác của phép biện chứng duy vật.
d.Là quy luật vạch ra khuynh hướng của mọi sự vận động, biến đổi, của mọi sự vật hiện tượng

9.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của Triết học Mác – Lênin: (1
Điểm)
a.Cả vật chất và ý thức đều tồn tại nhưng vật chất sinh ra vật chất, ý thức sinh ra ý thức.
b.Ý thức là cái thứ nhất, cái quyết định, vật chất là cái thứ hai, cái phụ thuộc; ý thức có trước, vật
chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
c.Ý thức tồn tại độc lập tách biệt với vật chất, không sinh ra, không quyết định vật chất.
d.Vật chất là cái thứ nhất, cái quyết định, ý thức là cái thứ hai, cái phụ thuộc; vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất quyết định ý thức.

10.Phương pháp siêu hình là phương pháp nghiên cứu: (1 Điểm)


a. Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách biệt, trong trạng thái không liên hệ, không ràng buộc,
không phụ thuộc lẫn nhau.
b. Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại, không vận động, không chuyển hóa, không phát triển.
c. Xem xét sự phát triển chỉ là sự thay đổi thuần túy về lượng, không có thay đổi về chất.
d. Tất cả a,b,c

11.Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây: (1 Điểm)
a. Khả tri luận là trường phái triết học thừa nhận khả năng nhận thức của con người
b. Bất khả tri luận là trường phái triết học thừa nhận khả năng nhận thức của con người, cho rằng
trước thế giới khách quan, các sự vật hiện tượng, con người không có khả năng nhận thức được
hoặc nếu có cũng chỉ nhận thức được vẻ bề ngoài của chúng.
c. Bất khả tri luận và khả tri luận đối lập nhau về lập trường. Một bên không thừa nhận khả năng
nhận thức của con người và một bên lại khẳng định khả năng nhận thức của con người.
d. Cả a và c

12.“Cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật
đó. Tuy nhiên không phải mọi cái chung đều là bản chất. Chỉ có những cái chung tất yếu, cái
chung quyết định sự tồn tại và vận động của sự vật mới là bản chất”. Luận điểm nào trong các
luận điểm sau đây là luận điểm phản ánh cái chung mà không phản ánh bản chất của sự vật: (1
Điểm)
a. Mọi dòng điện trong kim loại đều là dòng chuyển dời có hướng của các điện tử
b. Mọi người bình thường đều có đầu, mình, chân tay, ... đều có các bộ phận cấu thành
c. Mọi con sông đều chảy và đều đổ về biển cả. Trăm sông đều đổ về biển lớn.
d. Cả b và c

13.Định nghĩa triết học nào sau đây gần tương đồng với định nghĩa về triết học của triết học Mác
– Lênin:
(1 Điểm)
A.“Triết học là tri thức hoàn toàn duy nhất” (Spencer 1820 – 1903)
B.“Triết học là khoa học về cái thực tại sâu xa” (Platon 427 – 347 trCN)
C.“Triết học là hệ thống tổng quát các quan niệm của con người” (A. Comte 1778 – 1857)
D.“.Triết học là khoa học về hữu thể, xét như hữu thể” (Arixtốt 384 – 322 trCN)

14.“Vật chất vận động nhưng sự vận động của vật chất là do “cú hích” của Thượng đế” – Luận
điểm trên đây phản ánh những sai lầm nào sau đây:
(1 Điểm)
a. Thừa nhận lúc đầu vật chất bất động
b. Tách rời vật chất và vận động
c. Khẳng định nguồn gốc của vận động là do bên ngoài đưa vào
d. Tất cả a, b, c

15.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây phản ánh quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về “Bản chất”:
(1 Điểm)
a. Bản chất là cái có thật, cái tồn tại thật nhưng bản chất của mọi vật là tinh thần, tư tưởng, là ý
niệm
c. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại nhưng tách rời nhau, không có mối liên hệ với nhau. Giữa
bản chất và hiện tượng là một hố sâu ngăn cách
b. Bản chất là cái tồn tại khách quan, cái có thật, cái tồn tại độc lập với nhận thức hiểu biết của con
người
d. Cả a và c

16.Mỗi trường phái triết học (chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm) đều các hình thái tồn tại của
nó. Hình thái nào trong các hình thái sau đây biểu hiện trình độ cao của chủ nghĩa duy vật: (1
Điểm)
A.Chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc (thế kỷ XVII – XVIII)
B.Chủ nghĩa duy vật biện chứng (thế kỷ XIX – XX)
C.Chủ nghĩa duy vật tầm thường (thế kỷ XIX)
D.Chủ nghĩa duy vật chất phác (thời cổ đại)

17.Chọn phương án thích hợp để hoàn thiện mệnh đề sau:


“Cảm giác của chúng ta, ... của chúng ta chỉ là ... của thế giới bên ngoài; và dĩ nhiên là nếu không
có ... thì không thể có ..., nhưng cái bị phản ánh tồn tại một cách độc lập đối với cái phản ánh”.
(V. I. Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V. I. Lênin toàn tập, T. 18, tr.
72)
A. ý thức ... hình ảnh ... cái bị phản ánh ... cái phản ánh
B.cái bị phản ánh ... cái phản ánh ... ý thức ... hình ảnh
C.ý thức ... hình ảnh ... cái phản ánh ... cái bị phản ánh
D.hình ảnh ... ý thức ... cái bị phản ánh ... cái phản ánh

18.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt toàn bộ nguyên nhân phát sáng của bóng
đèn: (1 Điểm)
A.Dây tóc bóng đèn khi có dòng điện chạy qua và được đốt nóng đến một mức độ nhất định.
B.Sự tương tác giữa dây tóc bóng đèn và dòng điện và chỉ có tương tác giữa chúng.
C.Nguồn điện và sự dẫn truyền của dòng điện qua hệ thống truyền tải điện.
D.Có nguồn điện, có bóng đèn và dây tóc của bóng đèn, công tắc được bật lên và có tương tác giữa
dây tóc bóng đèn và dòng điện
19.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây không phản ánh quan điểm của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng:
a. Không phải loài thực vật, động vật này nảy sinh từ loài thực vật, động vật kia. Giữa các loài thực
vật và động vật không có quan hệ dòng giống
b. Sự hình thành, xuất hiện, tồn tại và mất đi của loài thực vật, động vật này tạo điều kiện, làm tiền
đề cho sự hình thành xuất hiện và tồn tại của các loài thực vật động vật khác
c. Thế giới thực vật và thế giới động vật là những thế giới độc lập tách biệt. Sự tồn tại của thế giới
thực vật không bị ràng buộc bởi thế giới động vật và ngược lại
d. Cả a và c

20.Chọn phương án thích hợp để hoàn thiện mệnh đề sau:


“Muốn hiểu được những hiện tượng ..., chúng ta phải tách chúng ra khỏi mối liên hệ phổ biến và
nghiên cứu chúng một cách ..., và như thế thì những vận động nối tiếp nhau sẽ biểu hiện ra, cái
là ..., cái là ....”. (Ph. Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, T. 20,
tr. 722) (1 Điểm)
A.riêng biệt ... riêng rẽ ... kết quả ... nguyên nhân
B.riêng biệt ... riêng rẽ ... nguyên nhân ... kết quả
C.riêng rẽ ... riêng biệt ... nguyên nhân ... kết quả
D. riêng rẽ ... riêng biệt ... kết quả ... nguyên nhân

21.Trong Phép biện chứng duy vật, “Quy luật chuyển hóa từ những biến đổi về lượng đến những
biến đổi về chất và ngược lại” có vai trò:
A.Chỉ ra con đường, cách thức của sự vận động, biến đổi của mọi sự vật hiện tượng.
B.Chỉ là khuynh hướng chung trong quá trình tồn tại, vận động của sự vật hiện tượng.
C.Chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động, biến đổi, phát triển của mọi sự vật
hiện tượng
D.Chỉ ra phương thức tồn tại của mọi sự vật hiện tượng.

22.Căn cứ vào quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hãy xác định luận điểm không đúng cho các
luận điểm sau đây:
A.Mọi khái niệm, phạm trù, phạm trù triết học đều là kết quả của quá trình nhận thức, nắm bắt và
khái quát thế giới của con người
B.Các khái niệm, phạm trù, phạm trù triết học khác nhau, phân biệt với nhau ở đối tượng, nội dung
và phạm vi phản ánh
C.Không phải thế giới vật chất, các sự vật hiện tượng đưa con người đến các khái niệm về chúng.
Trái lại chính con người đem các khái niệm đến thế giới, đến các sự vật hiện tượng
D.Xét về mặt nguồn gốc hình thành, phương thức khái quát, phản ánh khái niệm, phạm trù, phạm
trù triết học đều thống nhất, đồng nhất với nhau

23.Xét về mặt nhận thức, quan điểm nào về “vật chất” của chủ nghĩa duy vật trực quan thời cổ
đại được coi là đỉnh cao:
A.Thuyết nguyên tử của Lơ-xíp và Đê-mô-crít.
B.Nước là bản nguyên của thế giới.
C.Lửa là bản nguyên của thế giới
D.Con số là bản nguyên của thế giới.

24.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của chủ nghĩa duy tâm:
A.Thế giới được cấu thành từ nhiều bản nguyên.
B.Ý thức có trước, vật chất có sau. Ý thức quyết định vật chất.
C.Vật chất và ý thức song song tồn tại, không cái nào phụ thuộc cái nào.
D.Vật chất có trước ý thức. Vật chất quyết định ý thức.

25.“Triết gia đích thực là một con chim lạ hiếm, đó là vì ông ta đã dâng hiến mình và suốt đời cho
việc theo đuổi minh triết giữa một thế giới đầy xao lãng… Một người để trở thành triết gia cần
có hai điều: trí tuệ và niềm khao khát muốn biết chân lý tối hậu”. (Những tư tưởng lớn từ những
tác phẩm vĩ đại, Dr Mortimer J.Adler, NXB VHTT, Hà nội 2004, tr 17-20). Luận điểm trên đây của
tác giả J.Adler đã chỉ ra:
a. Triết gia là mẫu người điển hình cho khát vọng nhận thức, hiểu biết thế giới.
b. Triết gia là kẻ lữ hành cô độc vì phải tận hiến cả cuộc đời cho chân lý
c. Triết gia thực sự thì không thể là người có trí tuệ thấp kém.
d. Tất cả a,b,c

26.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, “Vấn đề cơ bản của triết học” là:
A.Vấn đề nguồn gốc của nhận thức
B.Vấn đề nhận thức và tồn tại
C.Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức hay giữa tồn tại và tư duy
D.Vấn đề vật chất và ý thức

27.“Thế giới vật chất là kết quả của quá trình tha hoá của Ý niệm tuyệt đối”. Luận điểm này
thuộc lập trường triết học nào sau đây:
A.Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
B.Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
C.Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D.Chủ nghĩa duy vật siêu hình

28.Luận điểm nào sau đây phản ánh sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về “Điều kiện ra đời của
triết học”
a. Triết học được hình thành xuất hiện khi năng lực nhận thức, năng lực tư duy trừu tượng của con
người đã phát triển đến mức cho phép hình dung thế giới trong tính tổng thể của nó, cho phép
khái quát bức tranh tổng quát, bao quát về thế giới
b. Triết học được hình thành, xuất hiện dưới chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có sự phân
công lao động xã hội rõ ràng và có sự chuyên môn hóa hoạt động
c. Sự phân công lao động xã hội và sự chuyên môn hóa hoạt động đã làm xuất hiện nhóm người lao
động trí óc chuyên tìm hiểu, tra vấn suy tư về thế giới, chuyên đặt ra các câu hỏi tổng quát về thế
giới. Họ chính là các triết gia
d. Tất cả a, b, c
29.“Xem xét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà phải xem xét tính chất của họ. Không chỉ
xem xét một việc, một lúc mà phải xem xét cả lịch sử, toàn cả công việc của họ. Có người lúc
phong trào cách mạng cao họ vào Đảng, họ làm việc rất hăng. Nhưng lúc phong trào hơi khó
khăn thì đâm ra hoang mang. Lúc gặp nguy hiểm thậm chí hoá phản cách mạng, làm mật thám.
Muốn là mật thám được việc thì nó lại công tác hăng hái hơn ai hết. Nếu ta không xem xét rõ
ràng thì lầm nó là cán bộ tốt”. (Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà nội, 1998, tr 278).
Quan điểm của Hồ Chí Minh đã vận dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc phương pháp luận nào sau
đây của triết học Mác – Lênin
a. Nguyên tắc toàn diện
b. Nguyên tắc Nhân quả
c. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
d. Cả a và c

30.Căn cứ vào quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hãy xác định luận điểm đúng cho các luận
điểm sau đây:
a. Bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất
b. Chất của sự vật chỉ thay đổi khi các thuộc tính, yếu tố cơ bản tạo thành chất thay đổi, chất thay
đổi khi lượng biến đổi đến một mức độ nhất định
c. Lượng biến đổi bao nhiêu, chất biến đổi bất nhiêu
d. Cả a và c

31.Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây:
a. Thế giới quan là “lăng kính nhận thức” của con người, là lăng kính biểu đạt trình độ nhận thức,
hiểu biết của con người về thế giới
b. Thế giới quan là sự hòa quyện của tri thức, niềm tin và lý tưởng sống của con người
c. Thế giới quan biểu đạt trình độ văn minh, văn hóa sống của con người, biểu đạt ý thức sống của
con người.
d. Tất cả a,b,c

32.Triết học, cũng như các khoa học có đối tượng nghiên cứu của nó. Đối tượng nghiên cứu của
triết học là:
A.Toàn bộ, tổng thể thế giới, toàn bộ các mối liên hệ hiện thực của các sự vật, hiện tượng.
B.Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
C.Những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội, con người; quan hệ của con người nói chung, tư
duy của con người nói riêng với thế giới xung quanh.
D.Những quy luật của thế giới khách quan.

33.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt đúng nhất quan điểm của Triết học Mác
– Lê nin về “Nguyên nhân”:
A.Nguyên nhân là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận bên trong sự vật hiện
tượng.
B.Nguyên nhân là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
C.Nguyên nhân là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng và các mặt bên trong sự
vật hiện tượng.
D.Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng
hoặc sự tác động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận bên trong sự vật hiện tượng, giữa các giai đoạn,
quá trình của sự vật, hiện tượng.

34.“Trong thế giới cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của con người cũng biến hoá. Vì vậy, cách xem
xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hoá. Thí dụ có người khi trước theo
cách mạng mà nay phản cách mạng. Có người khi trước không cách mạng mà nay lại tham gia
cách mạng. Thậm chí có người đang theo cách mạng nhưng sau này có thể phản cách mạng.”
(Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1998, tr 278).
Luận điểm trên đây của Hồ Chí Minh biểu đạt quan điểm nào sau đây:
a. Thẩm thấu đúng tinh thần tư tưởng của phép biện chứng duy vật về sự vận động biến đổi của
mọi sự vật, hiện tượng.
b. Vận dụng tư tưởng biện chứng của phép biện chứng duy vật vào việc giải thích sự vận động, biến
đổi của ý thức, tư duy.
c. Chỉ ra phương pháp luận triết học trong việc xem xét, đánh giá cán bộ một cách thuyết phục.
d. Tất cả a,b,c

35.Triết lý là một hình thái biểu hiện của tri thức triết học và là biểu hiện của trình độ nhận thức
triết học về thế giới. Mọi triết lý đều là kết quả của:
a. Ngạc nhiên, cảm xúc và ý thức về sự phong phú, đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của các sự vật,
hiện tượng tạo thành thế giới.
b. Hoài nghi và xác quyết về những quan điểm, quan niệm được con người đưa ra khi trả lời những
câu hỏi tổng quát về thế giới.
c. Ý thức về thân phận con người, về sự sống và cái chết, về giới hạn của đời sống con người và về
giá trị của cuộc hiện sinh.
d. Tất cả a,b,c.

36.Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây:
a. Nhu cầu nhận thức, hiểu biết triết học, hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ về thế giới là nhu cầu chính
đáng của con người
b. Nhu cầu hiểu biết triết học về thế giới cũng tất yếu, cần thiết như nhu cầu hiểu biết khoa học về
thế giới của các khoa học khác
c. Triết học, do đối tượng nghiên cứu của nó, có thể giúp con người thỏa mãn khát vọng hiểu biết
từng lĩnh vực, từng bộ phận về thế giới
d. Cả a và b

37.“Khi thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là … hoặc là …” còn
có cái “vừa là … vừa là …” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là
nó”. Luận điểm này biểu đạt phương pháp nghiên cứu nào sau đây:
Phương pháp phân tích
A.Phương pháp biện chứng
B.Phương pháp tổng hợp
C.Phương pháp siêu hình

38.Triết học hình thành, xuất hiện gắn với những điều kiện nhất định. Điều kiện hình thành, xuất
hiện của triết học là:
a. Năng lực nhận thức, năng lực tư duy trừu tượng của con người đã phát triển đến trình độ cao
cho phép hình dung toàn bộ, tổng thể thế giới.
b. Năng lực nhận thức, năng lực tư duy trừu tượng gắn với sự hình thành xuất hiện của ngôn ngữ
(tiếng nói và chữ viết).
c. Nhóm người lao động trí óc dưới chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ đạt được trình độ trừu tượng
hoá, khái quát hóa và sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt thế giới, biểu đạt sự vật hiện tượng.
d. Tất cả a,b,c

39.Định nghĩa triết học nào sau đây là định nghĩa chính thống của triết học Mác – Lênin:
A.Triết học là khoa học về một số tồn tại
B.Triết học là hệ thống tri thức tổng quát, bao quát về toàn bộ thế giới (về tự nhiên, về xã hội và về
tư duy) và về vai trò của con người trong thế giới
C.Triết học là khoa học về mọi tồn tại nói chung
D.Triết học là khoa học về tư duy

40.Căn cứ vào quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hãy xác định luận điểm đúng cho các luận
điểm sau đây:
a. Vật chất với tính cách là phạm trù triết học là sự sáng tạo thuần túy của tư duy con người và là
một điều hoàn toàn trừu tượng
b. Vật chất với tính cách là phạm trù triết học thì không có 1 gam vật chất nào cả
c. Phạm trù “vật chất” trong triết học phân biệt với phạm trù vật chất ở trong các lĩnh vực khoa học
cụ thể.
d. Cả a, b, c

41.Căn cứ vào quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hãy xác định luận điểm đúng cho các luận
điểm sau đây:
a. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại nhưng cô lập, tách biệt với nhau, cái này bên cạnh cái kia, cái
này nối tiếp cái kia
b. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại có mối liên hệ, ràng buộc, quy định, phụ thuộc lẫn nhau
c. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại nhưng tồn tại chỉ là nhất thời và biến đổi là mãi mãi
d. Cả b và c

42.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt “Nguồn gốc của ý thức”:
a. Ý thức là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất. Sự vận động biến đổi, tiến
hóa của thế giới vật chất đến một giai đoạn nhất định dẫn đến sự ra đời của ý thức
b. Bộ óc người sản sinh ra ý thức nhưng quá trình sản sinh ra ý thức của bộ óc không đồng nhất với
các quá trình vật chất diễn ra trong bộ óc
c. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là cái vật chất được di chuyển vào bộ óc
người và được cải biến đi ở trong đó
d. Cả b và c

43.Phương pháp biện chứng là phương pháp nghiên cứu:


a. Xem xét sự vật hiện tượng trong sự cô lập, tách biệt và “khu biệt” sự vật, hiện tượng đó trong
giới hạn của nó.
b. Xem xét sự vật hiện tượng trong tiến trình khách quan của nó, trong sự vận động, biến đổi
chuyển hóa khách quan của nó.
c. Xem xét sự đứng im của sự vật hiện tượng không liên hệ với sự vận động của nó, trong thể thống
nhất biện chứng.
d. Tất cả a,b,c.

44.Phương pháp siêu hình là phương pháp nghiên cứu:


a. Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách biệt, trong trạng thái không liên hệ, không ràng buộc,
không phụ thuộc lẫn nhau.
b. Xem xét sự vật trong trạng thái vận động, chuyển hóa, phát triển.
c. Xem xét sự phát triển chỉ là sự thay đổi dần về lượng, đến một giới hạn nhất định thì nhảy vọt về
chất.
d. Tất cả a,b,c

45.Mỗi khoa học sau khi xác định đối tượng nghiên cứu phải xác định vấn đề cơ bản của việc
nghiên cứu của nó. Triết học có đối tượng nghiên cứu, vì vậy, cũng có vấn đề cơ bản của việc
nghiên cứu. Vấn đề cơ bản của Triết học là:
A,Quan hệ giữa vật chất và ý thức hay giữa tồn tại và tư duy.
B.Quan hệ giữa giới tự nhiên bên ngoài với sự vận động biến đổi của ý thức.
C.Quan hệ giữa giới tự nhiên và con người và quan hệ giữa con người với con người
D.Quan hệ giữa vật chất với ý thức, giữa giới tự nhiên với nhận thức của con người.

46.Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây:
A.Lịch sử Triết học là lịch sử hình thành, xuất hiện của Triết học Mác – Lê Nin
B.Lịch sử Triết học là lịch sử của “ý niệm tuyệt đối” tự tha hóa mà thành.
C.Lịch sử Triết học chỉ là lịch sử của các trường phái Triết học, lịch sử của chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm.
D.Lịch sử Triết học là lịch sử hình thành, xuất hiện, tồn tại của các học thuyết Triết học qua các thời
kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau.

47.Quán tính là tính chất của vật thể có vận tốc chuyển động thay đổi nhanh hơn hoặc chậm
hơn. Chuyển động của vật thể phụ thuộc vào:
a. ∑ Khối lượng và các lực tác dụng
b. Hình dáng của vật thể hay sự phân bố giữa các phần tử tạo thành vật thể
c. Vị trí, điểm đặt của vật tạo thành lực
d. Tất cả a, b, c
48.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về ý thức:
a. Óc não tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật, dạ dày tiết ra dịch vị, thận tiết ra nước tiểu
b. Bất cứ phản ánh nào của hệ thống thế giới vào trong tư tưởng cũng bị hạn chế về mặt khách
quan, bởi cấu tạo về thể xác của con người
c. Tinh thần không tồn tại độc lập với thể xác. Tinh thần là cái có sau, là chức năng của bộ óc, là
phản ánh của thế giới bên ngoài
d. Cả a và b

49.Luận điểm nào sau đây phản ánh sự hiểu biết phiến diện về “Điều kiện ra đời của triết học”:
a. Triết học chỉ là sản phẩm thuần túy của các nhà triết học
b. Triết học chỉ là cuộc dạo chơi lý luận của các triết gia
c. Trên đường đời có người chạy theo danh vọng, có người ham mê tiền bạc, lại có người chỉ thích
tìm kiếm chân lý. Triết học chỉ là sản phẩm của một nhóm người có khát vọng kiếm tìm chân lý
d. Tất cả a, b, c

50.“Người ta áp 2 mặt phẳng nhẵn của một miếng chì và một miếng vàng vào nhau, đặt một quả
cân lên đó rồi để ở nhiệt độ 20oC (nhiệt độ trong phòng). Sau 5 năm, người ta quan sát thấy
giữa chúng có một lớp hợp kim vàng – chì dày khoảng 1 cm”. Điều này chứng tỏ:
a. Các phân tử của vàng và chì chuyển động vượt qua giới hạn tiếp xúc và giao kết với nhau
b. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng khuếch tán
c. Vàng, chì, quả cân và lực tương tác giữa chúng là nguyên nhân, lớp hợp kim vàng – chì là kết quả
d. Tất cả a, b, c

51.Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây:
a. Mỗi khoa học có đối tượng nghiên cứu của nó. Không có khoa học nào không có đối tượng
nghiên cứu hay không xác định đối tượng nghiên cứu của nó
b. Đối tượng nghiên cứu của mỗi khoa học là miền sự vật hiện tượng mà khoa học đó tập trung vào
để tìm hiểu, khám phá, nắm bắt và khái quát
c. Các khoa học phân biệt với nhau ở đối tượng nghiên cứu của chúng. Chính đối tượng nghiên cứu
của các khoa học tạo ra biên giới giữa các khoa học và tạo ra sự phân biệt giữa các khoa học
d. Tất cả a, b, c

52.Trong lịch sử triết học đã xuất hiện, tồn tại hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương
pháp siêu hình và phương pháp biện chứng. Phương pháp siêu hình là phương pháp nghiên cứu:
a. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tách biệt với các sự vật hiện tượng khác.
b.Xem xét sự vật hiện tượng trong sự đồng nhất với chính nó, không có các yếu tố bộ phận cấu
thành, không có các mặt đối lập bên trong
c. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại, không vận động, không biến đổi, không
chuyển hóa, không phát triển
d. Tất cả a,b,c.
53.“Triết học không phải là một nghệ thuật, nhưng nó sử dụng các môn học lý thuyết, đặc biệt là
nghệ thuật suy luận biện chứng. Nó không phải là thần học vì trong khi thần học lấy niềm tin tôn
giáo làm khởi điểm của mình thì triết học lại bắt đầu bằng sự phán đoán thực tế, nó nỗ lực làm
rõ và đào sâu sự hiểu biết về một thế giới còn ẩn tàng trong phán đoán thực tế đó”. (Những tư
tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, Dr Mortimer J.Adler, NXB VHTT, Hà nội 2004, tr 17-20).
Luận điểm trên đây của tác giả J.Adler đã chỉ ra:
a. Sự khác nhau giữa triết học, nghệ thuật và thần học
b. Triết học thì suy tư, suy luận bằng lý trí, trong khi thần học thì đặt vào niềm tin.
c. Triết học trăn trở về thế giới để đạt đến sự hiểu biết chân chính.
d. Tất cả a,b,c

54.Chọn phương án thích hợp để hoàn thiện mệnh đề sau:


“Đối tượng ... đang .... Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể ... được
thông qua vận động; thuộc tính của ... chỉ bộc lộ qua vận động; về một vật thể không vận động
thì không có gì mà nói cả. Vậy là, các hình thức vận động đều do bản thân của những vật thể
đang vận động mà ra”. (Ph. Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập,
T. 20, tr. 743)
A.vận động ... nhận thức ... vật thể ... vật chất
B.vật chất ... vận động ... nhận thức ... vật thể
C.vật chất ... vận động ... nhận thức ... vật thể
D.nhận thức ... vận động ... vật chất... vật thể

55.6. Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây:
a. Mỗi khoa học có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của nó. Không có khoa học
nào có đối tượng nghiên cứu mà không có phương pháp nghiên cứu
b. Đối tượng nghiên cứu của mỗi khoa học quyết định phương pháp nghiên cứu của khoa học đó.
Phương pháp nghiên cứu của mỗi khoa học phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của nó.
c. Phương pháp nghiên cứu khoa học của mỗi khoa học là cách thức, biện pháp, thao tác, quy trình
mà khoa học đó sử dụng trong quá trình nghiên cứu, quá trình nắm bắt đối tượng nghiên cứu
d. Tất cả a, b, c

56.Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây:
a. Nhất nguyên luận duy vật (Chủ nghĩa duy vật) là trường phái triết học thừa nhận sự tồn tại khách
quan của vật chất và dùng quan điểm này để giải thích các vấn đề khác của triết học
b. Nhất nguyên luận duy tâm (Chủ nghĩa duy tâm) là trường phái triết học thừa nhận ý thức là cái
có trước và dùng quan điểm này để giải thích các vấn đề khác của triết học
c. Nhị nguyên luận là trường phái triết học thừa nhận sự tồn tại của cả vật chất và ý thức nhưng
không thừa nhận quan hệ có trước, có sau giữa chúng
d. Tất cả a,b,c

57.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của Triết học Mác – Lê nin về
“Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả”:
A.Nguyên nhân luôn luôn tuyệt đối là nó, kết quả luôn luôn tuyệt đối là nó. Giữa chúng là những
ranh giới không thể vượt quá, không có sự hoán đổi vị trí.
B.Một nguyên nhân sinh ra một kết quả và một kết quả sinh ra một nguyên nhân. Quan hệ nhân
quả là quan hệ tương ứng, đối xứng.
C. Giữa nguyên nhân và kết quả chỉ có tác động một chiều: Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng kết
quả không tác động trở lại nguyên nhân.
D.Nguyên nhân sinh ra và quyết định kết quả nhưng kết quả tác động trở lại, chi phối trở lại
nguyên nhân.

58. Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt đầy đủ nhất quan điểm của Triết học
Mác – Lênin về “Chất” của sự vật hiện tượng:
A.Chất là khái niệm triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là
sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố, bộ phận cấu thành, ... làm cho sự vật hiện tượng
là nó, phân biệt với các sự vật hiện tượng khác
B.Chất với tính cách là khái niệm chỉ là kết quả khái quát cái có thật, cái tồn tại khách quan của sự
vật hiện tượng
C.Chất được tạo thành từ những thuộc tính, yếu tố. Các thuộc tính, yếu tố tham gia vào việc quy
định chất không giống nhau
D.Chất với tính cách là chất là cái tồn tại khách quan, cái có thật của sự vật hiện tượng, cái làm cho
sự vật hiện tượng là nó

59.Triết học có đối tượng nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu của nó. Phương pháp nghiên
cứu của Triết học là:
a. Phương pháp nắm bắt thế giới trong sự thống nhất tuyệt đối, không bao hàm sự khác biệt; nắm
bắt thế giới trong sự “nhất thành bất biến”.
b. Phương pháp nắm bắt các mối liên hệ riêng lẻ, cụ thể của các bộ phận riêng lẻ, cụ thể của thế
giới.
c. Sử dụng các thao tác tư duy như phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, suy
luận và diễn dịch.
d. Tất cả a,b,c.

60.Luận điểm nào trong các luận điểm sau biểu đạt quan điểm của Triết học Mác – Lê nin về “Ý
thức”:
A.Ý thức là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất
B.Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất được tổ chức theo một cách đặc biệt là bộ óc người
C.Ý thức là hiện tượng bẩm sinh sẵn có. Ý thức có sẵn trong bộ óc người
D.Ý thức là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại chủ quan tồn tại trong bộ óc người bao gồm các
quá trình tâm lý – tư tưởng làm thành đời sống tinh thần của con người

61."Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Triết gia nào trong các triết gia sau đây là tác giả của định nghĩa trên.
A.Ph.Ăngghen
B.V.I.Lênin
C. L.V.Phoiơbắc.
D.C.Mác

62.Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, sự khác nhau căn bản giữa vận động và phát triển
là:
A.Vận động và phát triển là hai quá trình độc lập, tách biệt với nhau
B. Phát triển cũng như vận động, phát triển là mọi sự biến đổi nói chung.
C.Vận động là nội dung bên trong của sự vật và phát triển là hình thức biểu hiện bên ngoài của sự
vật.
D.Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng. Phát triển là cuộc đấu tranh các
mặt đối lập bên trong sự vật hiện tượng.

63.Căn cứ vào quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hãy xác định luận điểm không đúng cho các
luận điểm sau đây:
A.Vật chất với tính cách là vật chất là cái tồn tại vô tận, vô hạn trong không gian và thời gian, độc
lập, không phụ thuộc vào nhận thức, hiểu biết của con người.
B. chất với tính cách là vật chất, là thực tại khách quan tồn tại độc lập với nhận thức, hiểu biết của
con người
C.Vật chất với tính cách là vật chất là kết quả của quá trình khám phá, phát hiện của con người,
phụ thuộc vào nhận thức, hiểu biết của con người.
D.Điện tử cũng vô cùng tận như nguyên tử, giới tự nhiên là vô tận. Thế giới vật chất là vô tận.

64.Triết học là một hình thái của nhận thức khoa học, tư duy khoa học về thế giới. Nhận thức
triết học, tư duy triết học thuộc về loại hình nhận thức, tư duy nào sau đây:
a. Tư duy siêu lý tính (vượt qua lý tính, ra ngoài lý tính, đứng trên lý tính).
b. Tư duy lý tính (tuân theo những nguyên tắc của lý trí, đứng vững, không ra ngoài những nguyên
tắc đó).
c. Tư duy phi lý tính (không tuân theo những nguyên tắc của lý trí, chỉ là những suy niệm, suy
tưởng chợt đến, chợt đi của con người).
d.Tất cả a,b,c.

65.“Quy luật được làm thành, được xác định bởi các mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến,
ổn định và lặp đi lặp lại”. Tính quy luật là:
a. Có một vài tính chất có trong quy luật và vài tính chất đó không đáng kể
b. Tất cả các tính chất được quy luật khái quát phản ánh
c. Biểu thị mức độ nào đó có tính xác suất của toàn bộ các đặc tính bản chất, tất yếu, phổ biến, ổn
định và lặp đi lặp lại: Tính quy luật = (Số đặc tính)/(∑〖Các đặc tính〗)Tính quy luật = (Số đặc
tính)/(∑〖Các đặc tính〗)
d. Tất cả a, b, c
66.“Triết học là một loại tri thức đặc biệt có tính minh triết. Nó đem đến cho ta minh triết về thế
giới, về bản chất con người… Nó đem ra ánh sáng thắc mắc căn bản về yếu tính của vạn vật và
cứu cánh của cuộc đời. Do đó nó đứng trên khoa học cả về lý thuyết lẫn thực hành vì khoa học
chỉ đề cập đến những vấn đề bên ngoài và kém quan trọng hơn” ”. (Những tư tưởng lớn từ
những tác phẩm vĩ đại, Dr Mortimer J.Adler, NXB VHTT, Hà nội 2004, tr 17-20). Luận điểm trên
đây của tác giả J.Adler đã chỉ ra:
a. Sự khác nhau giữa tri thức triết học với tri thức của các khoa học khác.
b. Sự thoả mãn nhu cầu hiểu biết thế giới, hiểu biết con người của triết học.
c. Vị trí, vai trò đặc biệt của triết học trong hệ thống các khoa học. Triết học là một khoa học có
đẳng cấp tri thức của nó.
d. Tất cả a,b,c

67.Vật chất là một thể thống nhất biện chứng của 3 mặt: hình thức tồn tại, phương thức tồn tại
và diễn biến tồn tại. Hãy chỉ ra luận điểm đúng trong các luận điểm sau:
a. Hình thức tồn tại của vật chất là hình thái biểu hiện sự tồn tại, có mặt của vật chất
b. Phương thức tồn tại của vật chất là cách thức vật chất dùng để duy trì sự tồn tại, hiện hữu, có
mặt của nó
c. Vận động chỉ là sự dịch chuyển vị trí trong không gian của các vật thể
d. Cả a và b

68.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt đúng nhất quan điểm toàn diện về
nguyên nhân của sự nảy mầm của hạt thóc:
A.Sự nảy mầm của hạt thóc là do nhiệt độ môi trường bên ngoài thích hợp với bản thân hạt thóc.
B. Sự nảy mầm của hạt thóc là do sự vận động tự thân, sự phát triển tự thân, tự nhiên của nó.
C.Sự nảy mầm của hạt thóc là do độ ẩm bên ngoài của môi trường đã đến mức thích hợp với hạt
thóc.
D.Sự nảy mầm của hạt thóc là do tương tác giữa hạt thóc và môi trường bên ngoài (không khí,
nhiệt độ, độ ấm).

69.Chọn luận điểm đúng nhất trong các luận điểm sau:
A.Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên
B.Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội
C.Triết học là tri thức lý luận của con người về toàn bộ thế giới
D.Triết học là hệ thống tri thức tổng quát, bao quát về toàn bộ thế giới (về tự nhiên, về xã hội, về
tư duy) và về vị trí vai trò của con người trong thế giới

70.Trong các luận điểm sau đây, luận điểm nào không thuộc “Vai trò của ý thức”:
A.Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là cái tồn tại được nhận thức hay cái tồn tại được
nhận thức là ý thức
B.Ý thức với tính cách là ý thức thì không có sức mạnh tự thân, ý thức chỉ là tri thức hay sự hiểu
biết về thế giới của con người
C.Ý thức có thể tác động trở lại vật chất, có thể làm cho thế giới vật chất biến đổi hoặc theo hướng
tiêu cực hoặc theo hướng tích cực
D.Ý thức có quyền lực thực sự của nó, nó sử dụng các công cụ, phương tiện vật chất để tác động
vào thế giới vật chất

71.Căn cứ vào quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hãy xác định luận điểm đúng cho các luận
điểm sau:
a. Biện chứng khách quan là biện chứng của bản thân thế giới, bản thân các sự vật hiện tượng
b. Biện chứng chủ quan là biện chứng của nhận thức, của tư duy con người
c. Nhận thức thế giới là quá trình phản ánh biện chứng khách quan của thế giới vật chất bên ngoài
vào bộ óc người
d. Tất cả a,b,c

72.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân
và Kết quả:
a. Cái trở thành nguyên nhân được xác định là nguyên nhân chỉ ở trong mối liên hệ với cái kết quả.
Cái kết quả được xác định là kết quả chỉ ở trong mối liên hệ với cái nguyên nhân
b. Nhân biến đổi thì Quả biến đổi, Quả biến đổi thì Nhân biến đổi. Nhân Quả cùng biến, đi theo
nhau và luôn luôn thay thế lẫn nhau
c. Cái ở đây, bây giờ là nguyên nhân thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại.
Nhân Quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
d. Tất cả a,b,c

73.“Triết học không phải là một khoa học thực nghiệm theo nghĩa của vật lý học, hoá học và sinh
học mà nó là một khoa học thuần lý và như toán học, nó phát triển bằng suy tư và phân tích có
hệ thống… Cả hai đều tiến hành khám phá của mình ngay tại bàn giấy, cả hai đều là những nhà
tư tưởng Xa – lông”. (Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, Dr Mortimer J.Adler, NXB
VHTT, Hà nội 2004, tr 17-20). Luận điểm trên đây của tác giả J.Adler đã chỉ ra:
a. Sự khác nhau và phân biệt với nhau giữa triết học và khoa học.
b. Nhấn mạnh tính chất thuần lý (thuần tuý lý trí) của triết học và toán học.
c. Chỉ ra điểm chung về mặt phương pháp tư duy của cả triết học và toán học.
d. Tất cả a,b,c

74.Chọn phương án thích hợp để hoàn thiện mệnh đề sau:


“Chủ nghĩa duy vật cho rằng ... là cái có trước, ... là cái có sau; nó đặt ... lên hàng đầu và ... vào
hàng thứ hai” (V. I. Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V. I. Lênin toàn
tập, T. 18, tr. 112)
A.Giới tự nhiên – tinh thần – tồn tại – tư duy
B.Tinh thần – giới tự nhiên – tồn tại – tư duy
C.Tồn tại – giới tự nhiên – tinh thần – tư duy
D.Tư duy – tinh thần – giới tự nhiên – tồn tại
75.Trong lịch sử triết học đã xuất hiện, tồn tại hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là: phương
pháp siêu hình và phương pháp biện chứng. Phương pháp biện chứng là phương pháp nghiên
cứu:
a. Xem xét sự vật hiện tượng trong các mối liên hệ ràng buộc, quy định phụ thuộc của nó với các sự
vật hiện tượng khác.
b. Xem xét sự vật hiện tượng trong một thể thống nhất biện chứng của các yếu tố, bộ phận, giai
đoạn, quá trình làm thành nó.
c. Xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình vận động, biến đổi, chuyển hóa khách quan, trong sự
phát triển khách quan của bản thân nó.
d. Tất cả a,b,c.

76.Công thức nào trong các công thức sau đây không phản ánh mối liên hệ Nhân Quả:
F = G.(m1.m2)/R^2
E = m.C^2
S = π.R^2
S = v.t

77.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của Triết học Mác – Lênin về
sự phát triển:
a. Phát triển chỉ là sự tăng lên thuần túy về mặt số lượng
b. Phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập
c. Phát triển là quá trình lặp lại theo vòng tròn khép kín
d. Cả a và c

78.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của Chủ nghĩa duy vật siêu
hình:
A.Đông là Đông, Tây là Tây, hai phương trời tách biệt nhau, không liên quan gì tới nhau
B.Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại nhưng tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại và ảnh hưởng
lẫn nhau
C.Sự hình thành, xuất hiện, biến đổi của sự vật hiện tượng này kéo theo sự hình thành, xuất hiện,
biến đổi của sự vật hiện tượng kia
D.Mọi sự vật hiện tượng đều làm trung gian cho nhau và đều kết nối với nhau

79.Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận tổng quát, bao quát về toàn bộ thế giới - Triết học ra
đời vào khoảng thời gian:
A.Thế kỷ VIII – thế kỷ VI trước Công nguyên
B.Thiên niên kỷ II trước Công nguyên
C.Thế kỷ II sau Công nguyên
D.Vào cuối Xã hội chiếm hữu nô lệ

80.Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: “Có thể định nghĩa vắn tắt ... là học thuyết về
sự thống nhất của các mặt đối lập” (V.I. Lênin, Bút ký triết học, V. I. Lênin toàn tập, T. 29, tr. 240).
A.Phép biện chứng duy vật.
B.Phép siêu hình
C.Phép biện chứng duy tâm.
D.Phép biện chứng.

81.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt đúng nhất “Tính chất của các mối liên
hệ”giữa các sự vật hiện tượng:
A.Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có tính phổ biến, phong phú, đa dạng.
B.Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có tính khách quan, tính phổ biến
C.Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có tính khách quan, tính phổ biến, tính phong phú, đa
dạng.
D. Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ.

82.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của Triết học Mác – Lê nin về
“Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng”:
a. Bản chất hiện ra, hiện tượng có tính bản chất
b. Bản chất và hiện tượng về cơ bản thống nhất với nhau
c. Bản chất và hiện tượng tuy thống nhất nhưng có mâu thuẫn biện chứng với nhau
d. Cả a,b,c.

83.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây là luận điểm biểu đạt quan điểm siêu hình về sự
“Phát triển”:
a. Phát triển là một quá trình liên tục, không đứt đoạn, không quanh co, không có bước thụt lùi.
b. Phát triển là một quá trình tiến từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn
c. Phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về mặt số lượng, là sự mở rộng về mặt lượng của sự vật
hiện tượng.
d. Cả a và c

84.Hãy chỉ ra luận điểm sai trong các luận điểm sau đây:
A.Triết học chỉ xuất hiện khi năng lực nhận thức, năng lực tư duy trừu tượng của con người đã phát
triển đến một mức độ nhất định cho phép khái quát toàn bộ thế giới.
B.Triết học chỉ xuất hiện gắn với hai điều kiện đóng vai trò như là điều kiện cần và đủ đó là điều
kiện về mặt nhận thức và điều kiện về mặt xã hội.
C.Triết học, với tư cách là hệ thống tri thức tổng quát, bao quát về thế giới, chỉ xuất hiện khi trình
độ tư duy của con người đã phát triển đến một trình độ cao.
D.Triết học xuất hiện khi có con người. Có con người là có triết học, có con người là có tư duy triết
học.

85.Căn cứ vào quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hãy xác định luận điểm đúng cho các luận
điểm sau đây:
A.Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt nguyên nhân với kết quả là sự nối tiếp nhau về mặt thời gian
của các biến cố. Cái này nối tiếp cái kia chính là quan hệ Nhân Quả
B.Sự nối tiếp nhau của các cảm giác và trật tự của các cảm giác của con người đưa đến mối liên hệ
Nhân Quả giữa các sự vật hiện tượng
C.Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt nguyên nhân với kết quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên
nhân tạo ra kết quả, nguyên nhân quyết định kết quả. Kết quả được nguyên nhân sinh ra và phụ
thuộc vào nguyên nhân
D.Sự tồn tại của mối liên hệ Nhân Quả phụ thuộc vào nhận thức hiểu biết của con người. Sự vật
hiện tượng và mối liên hệ của nó chỉ tồn tại trong cảm giác của con người

86.Chọn phương án thích hợp để hoàn thiện mệnh đề sau:


“Vật chất, với tính cách là ... là một sáng tạo thuần túy của ... và là một sự trừu tượng. Chúng ta
bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là
những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất ... và đang
tồn tại, vật chất, với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại …” (Ph. Ăngghen, Biện chứng của
tự nhiên, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, T. 20, tr. 751)
A.vật chất ... tư duy ... nhất định ... cảm tính
B.tư duy ... vật chất ... cảm tính ... nhất định
C. vật chất ... cảm tính ... nhất định ... tư duy
D.cảm tính ... tư duy ... cảm tính ... nhất định

87.Căn cứ vào quan điểm của Triết học Mác – Lênin, hãy xác định luận điểm đúng cho các luận
điểm sau đây:
a. Các phạm trù là tiên thiên, bẩm sinh. Chúng có sẵn trong lý trí con người và được con người sử
dụng để nhận thức thế giới
b. Các phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức thế giới của con người. Chúng được hình thành
thông qua hoạt động thực tiễn của con người
c. Các phạm trù tồn tại vĩnh viễn. Chúng là hệ thống quy chuẩn và sự tồn tại của chúng không phụ
thuộc vào thế giới, vào các sự vật hiện tượng
d. Cả a và c

88.Chức năng nào trong các chức năng sau đây không phải là chức năng của triết học:
A.Chức năng nhận thức
B.Chức năng thẩm mỹ
C.Chức năng giáo dục
D.Chức năng đền bù hư ảo

89.Phương pháp biện chứng là phương pháp nghiên cứu:


a. Xem xét sự vật hiện tượng trong các mối liên hệ hiện thực của nó, trong mối liên hệ với các sự
vật hiện tượng khác.
b. Xem xét sự vật hiện tượng trong tiến trình khách quan của nó, trong sự vận động, biến đổi
chuyển hóa khách quan của nó.
c. Xem xét sự đứng im của sự vật hiện tượng trong tương quan với sự vận động của nó, trong thể
thống nhất biện chứng.
d. Tất cả a,b,c.

90.Chọn phương án thích hợp để hoàn thiện mệnh đề sau:


“Trước hết là ... ; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức ... chủ yếu
đã ... đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần ... thành bộ óc của con người” (Ph.
Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, T. 20, tr. 645)
A.lao động ... biến chuyển ... kích thích ... ảnh hưởng
B.lao động ... kích thích ... ảnh hưởng ... biến chuyển
C.lao động ... ảnh hưởng ... kích thích ... biến chuyển
D.lao động ... kích thích ... biến chuyển ... ảnh hưởng

91.Theo chủ nghĩa duy tâm, bản chất của thế giới là:
A.Bản nguyên đa nguyên
B.Bản nguyên nhị nguyên
C.Bản nguyên vật chất.
D.Bản nguyên tinh thần

92.Luận điểm nào sau đây biểu đạt quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan:
a. Vật chất là cái tồn tại khách quan, ý thức là cái tồn tại chủ quan.
b. Cảm giác, ý thức của con người sinh ra vật chất, quyết định vật chất.
c. Ý niệm tuyệt đối tồn tại bên ngoài vũ trụ, bên ngoài thế giới là nguồn gốc của vạn vật, vạn sự. Ý
thức là sự quay về mình, tự nhận thức về mình của ý niệm tuyệt đối.
d. Cả a và b

93.Quy luật phổ biến (Quy luật chung nhất) và quy luật riêng (quy luật đặc thù) phân biệt với
nhau bởi:
a. Mức độ phổ biến của sự tác động, mức độ của sự tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng
b. Phạm vi tác động, giới hạn tác động của sự vật hiện tượng
c. Lực lượng tác động hay lực lượng tạo ra sự tương tác giữa các sự vật hiện tượng
d. Tất cả a, b, c

94.Theo quan điểm của Triết học Mác – Lê Nin, “Bản chất” là phạm trù Triết học được dùng để
chỉ:
A,Toàn bộ, tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, hiện
tượng.
B.Mọi yếu tố, bộ phận, mọi giai đoạn, quá trình của sự vật, hiện tượng.
C.Tất cả những mối liên hệ quy định sự tồn tại, vận động của sự vật.
D.Tất cả những mặt, những mối liên hệ làm cho sự vật tồn tại với tư cách là nó, phân biệt với các
sự vật khác.

95.Triết học ra đời gắn với những điều kiện nhất định. Triết học ra đời khi:
a. Năng lực nhận thức, năng lực tư duy của con người đạt đến trình độ trừu tượng hóa, khái quát
hóa và hệ thống hóa.
b. Năng lực nhận thức của con người đạt đến trình độ tổng quát hóa toàn bộ thế giới.
c. Xã hội chiếm hữu nô lệ có sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa hoạt động giữa lao
động chân tay và lao động trí óc.
d. Tất cả a,b,c

96.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan hệ biện chứng giữa 2 mặt Nhân và
Quả:
a. Cái nguyên nhân và cái kết quả gắn liền với nhau, ràng buộc, quy định và phụ thuộc lẫn nhau
b. Cái nguyên nhân là cái tạo tác, cái sinh thành, cái quyết định. Cái kết quả là cái được tạo tác,
được sinh thành, được quyết định
c. Cái nguyên nhân và cái kết quả không cố định, không bất biến, luôn luôn giữ nguyên tình trạng
như chúng là, không thay đổi
d. Tất cả a,b, c

97.Chọn phương án thích hợp để hoàn thiện mệnh đề sau:


“Các nhà triết học đã chỉ ... thế giới bằng nhiều ... khác nhau, song vấn đề là ... thế giới” (C.
Mác, Luận cương về Phoi-ơ-bắc. C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập, T.42, tr. 377)
A.giải thích ... vấn đề ... cách ... cải tạo
B.giải thích ... cách ... vấn đề ... cải tạo
C.cải tạo ... vấn đề ... cách ... giải thích
D.cải tạo ... cách ... vấn đề ... giải thích

98.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây không phản ánh quan điểm của Triết học Mác –
Lênin về sự phát triển:
a. Các loài thực vật và động vật sinh ra như thế nào thì cứ vĩnh viễn như thế, không thay đổi
b. Hình thái vận động này chuyển hóa thành hình thái vận động kia. Vũ trụ là một dòng tồn tại, vận
động, chuyển hóa, thay đổi.

c. Giới tự nhiên không phải chỉ tồn tại mà đang ở trong quá trình sinh thành và tiêu vong. Có sự ra
đời của sự vật này thì có sự mất đi của sự vật kia
d. Cả b và c

99.Trong các luận điểm sau đây, luận điểm nào thuộc “Bản chất của ý thức”:
a. Ý thức là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất. Sự vận động biến đổi, tiến
hóa của thế giới vật chất đến một giai đoạn nhất định dẫn đến sự ra đời của ý thức
b. Ý thức là kết quả của quá trình tác động qua lại giữa bộ óc người và thế giới vật chất bên ngoài
c. Bộ óc người sản sinh ra ý thức nhưng quá trình sản sinh ra ý thức của bộ óc không đồng nhất với
các quá trình vật chất diễn ra trong bộ óc
d. Cả a và b

100.“Sự vận động của tự nhiên và lịch sử xã hội là sự tha hóa của sự vận động của Ý niệm tuyệt
đối”.Quan niệm trên thuộc lập trường triết học nào?
A.Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
B.Chủ nghĩa duy vật.
C.Nhị nguyên luận.
D.Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

101.Triết học là một hình thái của nhận thức khoa học, tư duy khoa học về thế giới. Nhận thức
triết học, tư duy triết học thuộc về loại hình nhận thức, tư duy nào sau đây:
a. Tư duy lý tính (tuân theo những nguyên tắc của lý trí, đứng vững, không ra ngoài những nguyên
tắc đó).
b. Tư duy lý tính (sử dụng những công cụ, những phương tiện của tư duy như: khái niệm, phạm trù,
nguyên lý, định đề, định lý, quy luật…).
c. Tư duy lý tính (Không tuân theo những nguyên tắc của lý trí, chỉ là những suy niệm, suy tưởng
chợt đến, chợt đi của con người).
d. Cả a và b.

102.Hãy xác định luận điểm đúng cho các luận điểm sau đây:
(1 Điểm)
a.Đối với người theo tôn giáo, bản chất của con người là linh hồn của nó
b.Đối với các triết gia duy vật, bản chất là cái ẩn giấu sâu xa của hiện tượng
c.Đối với bác sỹ, bản chất con người là thể xác, là cấu tạo sinh học của nó.
d.Đối với người thợ giặt, bản chất con người là mặc quần áo, là hình thức y phục.

103.Luận điểm nào trong các luận điểm sau đây biểu đạt quan điểm của triết học Mác – Lênin về
“Quy luật”:
a. “Quy luật là trật tự có sẵn của sự vật, là tính lặp đi lặp lại một cách ổn định, vững bền của sự vật,
hiện tượng”
b. “Khái niệm “quy luật” là một trong những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính
thống nhất và về mối liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới”
c. “Quy luật là sự lặp đi lặp lại, là mối liên hệ tồn tại thường xuyên, được duy trì thường xuyên và
có độ vững bền cao, ít thay đổi, diễn đi diễn lại đều đặn”
d. Cả a và c

104.Nhị nguyên luận là trường phái Triết học khẳng định:


a.Ý thức có trước, vật chất có sau. Ý thức quyết định vật chất
b.Một bản nguyên duy nhất là nguồn gốc của thế giới
c.Vật chất và ý thức song song tồn tại, không cái nào phụ thuộc vào cái nào.
d. Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức.

You might also like