You are on page 1of 2

NGỤY BIỆN TRONG TRANH BIỆN

Tranh biện được định nghĩa là một quy trình tích lũy, sắp xếp, đối đáp, so sánh,
nghiên cứu và phân tích về 1 chủ đề bất kỳ trong cuộc sống. Từ đó những người
tham gia tranh biện sẽ được chia làm 2 phe: Phản đối và Đồng ý, bắt buộc phải
đưa ra lập luận của mình để chứng minh quan điểm mình đang đề cập. Do tính
chất tranh luận để tìm ra người đúng kẻ sai, nhiều bạn khi tham gia tranh biện sẽ
mắc phải một vấn đề vô cùng nghiêm trọng – đó là LỖI NGỤY BIỆN.
Vậy, “ngụy biện” là gì?
Ngụy biện (fallacy) là lập luận sai về mặt logic. Nói cách khác, ngụy biện là vi
phạm các quy tắc logic trong suy luận để giành phần lợi trong tranh luận, trong
đối thoại, từ đó có thể biến sai thành đúng, biến đúng thành sai. Nguyên nhân
khiến ta mắc lỗi ngụy biện thường do tâm lý háo thắng, do thói quen nói chuyện
thông thường, hoặc do nhiễm cách lý luận của báo chí.
Một số lỗi ngụy biện thường gặp:
- Ngụy biện “bạn cũng vậy”: người lập luận chuyển sự chú ý từ nội dung
của tranh luận sang đối thủ của họ. Thay vì đưa ra lý lẽ hợp lý để bác bỏ
quan điểm của đối phương, họ chỉ trích, công kích cá nhân hoặc chế giễu
đối phương thông qua việc nhắc đến những thiếu sót và khuyết điểm của
đối phương.
- Ngụy biện dựa vào số đông: cho rằng một ý kiến hoặc quan điểm đúng
chỉ vì nhiều người tin vào nó. Tuy nhiên, đúng sai của một vấn đề không
phụ thuộc vào số lượng người ủng hộ hay không đồng tình. Dấu hiệu
thường gặp : “Hầu hết mọi người đều tin/thấy rằng…, vậy nên điều đó
đúng”
- Ngụy biện vội vàng: kết luận về một nhóm hoặc hiện tượng dựa trên một
số ít trường hợp không đại diện. Kết quả là những kết luận sai lầm và đôi
khi gây ra định kiến.
- Ngụy biện trắng – đen: Bắt đối phương chỉ được lựa chọn một trong hai
điều mà người ngụy biện cho là duy nhất, trong khi thực tế vẫn còn nhiều
lựa chọn khác.
- Ngụy biện nghĩa vụ chứng minh: Khi đưa ra một số liệu/quan điểm cụ
thể, nếu bị đối phương bắt bẻ, thay vì tự chứng minh điều mình nói là
đúng, ta lại chuyển trách nhiệm đó qua cho đối phương và yêu cầu họ hãy
tự chứng minh điều đó là sai. Nếu đối phương không làm được thì tự suy
ra mình đúng.
Cách nhận biết và tránh lỗi ngụy biện:
- Lắng nghe và ghi chú thật kỹ những điểm mấu chốt trong lập luận của đối
phương: Để có thể tranh biện thành công, trước hết, ta cần phải nắm được
suy nghĩ, hướng đi chính của đối thủ, từ đó, vạch ra được một kế hoạch,
đường lối cũng như lập luận cụ thể, đúng trọng tâm
- Tôn trọng đối phương và tránh công kích cá nhân: Điều này sẽ giúp ta
hạn chế việc để cảm xúc chi phối, giảm thiểu nguy cơ mắc vào lỗi: ngụy
biện “Bạn cũng vậy”
- Học hỏi từ những người giỏi về lập luận, đọc thêm sách về tư duy phản
biện, mở rộng kiến thức về các vấn đề trong xã hội để có cái nhìn bao
quát về nhiều vấn đề khác nhau, nâng cao khả năng lập luận và tư duy
logic,…

Cre:
https://mcworld.vn/tranh-bien-la-gi-huong-dan-tranh-bien/
Tranh luận thế nào cho sang? Cần tránh 20 lỗi ngụy biện này | Vietcetera
Ngụy Biện: Những Chiếc Bẫy Trong Lý Luận Và Tranh Luận - Trương Đình Nam (truongdinhnam.com)

You might also like