You are on page 1of 4

BÀI TẬP TƯ DUY PHẢN BIỆN TUẦN 1

Họ và tên: SUCCESSFUL PEOPLE Lớp: 20DQN1A


Học phần: Tư duy phản biện

Điểm Nhận xét của GV

HỌ VÀ TÊN MSSV PHẦN LÀM BÀI


Trần Thị Kim Hiệp 2000000127
Lê Phạm Thanh Hiền 2000005255
Nguyễn Thị Quỳnh Hương 2000005105

Trần Phạm Yến Mai 2000001293


Phạm Thị Ái My 2000000029

Đào Thị Ngọc Thương 2000001221

I:Trình bày và phân tích các tiêu chuẩn của tư duy phản biện:
II: Những rào cản đối với tư duy phản biện:
1. Cảm xúc – kẻ thù lớn nhất
Cảm xúc vui, buồn, giân hờn xuất hiện thông qua ý nghĩ. Trong quá trình suy luận logic các ý
nghĩ sinh ra sẽ làm thay đổi cảm xúc của ta. Ta phải hòa trộn cảm xúc vào lời nói nhưng phải
quản lý được cảm xúc của mình không được để cảm xúc dẫn lối.
Ví dụ: Một người dễ cáu kỉnh thường có tâm thế cảm thấy khó chịu dễ dàng hoặc nhanh
chóng hơn những người khác.
2. Người bảo thủ
Bảo thủ là hành động bảo vệ quan điểm của mình mà không chịu mở lòng ra để xem xét các ý
kiến khác nhằm tìm tới chân lý đúng. Người bảo thủ không hề nghe các ý kiến khác vì vậy họ sẽ
không bao giờ tiến được tới chân lý. Đôi khi người bảo thủ biết mình sai nhưng họ vẫn cứ hành
xử như là họ đúng vì lòng tự trọng của họ quá cao.
Ví dụ: nếu một người đóng đinh trong đầu là cái con đáng nhẽ là mèo kia là một con chó thì
cho dù mọi người phân tích, giải thích thế nào thì họ cũng không chấp nhận rằng con mèo đó là
con mèo.
3. Người ngây thơ, lạc quan thái quá
Ngây thơ là hành động ủng hộ ý kiến ngay cả khi chưa xem xét tới ý kiến đó.
Ví dụ: Một người chỉ vào con sư tử và bảo là con báo, người ngây thơ tin ngay mà không cần
xem xét ý kiến.
4. Người tiêu cực
Người tiêu cực luôn nhìn mắt trái của vấn đề trong đó có việc là không bao giờ ta có thể tìm
được giải pháp cho một vấn đề nào đó. Nếu như ai đó nêu ra giải pháp, người này sẽ tìm ra lý lẽ
để chứng minh giải pháp đó là sai.
Ví dụ: khi gửi sai tệp hồ sơ cho sếp và đóng đinh suy nghĩ trong đầu mình rằng bản thân quá
vô dụng, không xứng đáng tiếp tục công việc mặc cho mọi người khuyên can.
Người tiêu cực có hai loại :
Loại 1: Cho rằng không có giải pháp cho mọi vấn đề. Có nghĩa là không bao giờ ta có thể tìm
được chân lý.
Loại 2: Cho rằng có giải pháp cho mọi vấn đề nhưng ta sẽ không bao giờ có đủ năng lực để
tìm ra. Loại này luôn có câu cửa miệng là “không thể làm được đâu”. Loại này chỉ ưu điểm hơn
loại thứ nhất ở điểm là đồng ý có chân lý nhưng kết quả là giống nhau.
5. Người hoài nghi
Người hoài nghi họ nghi ngờ mọi lập luận là sai và tìm mọi lý lẽ để phản bác lại lập luận đó. 
Ví dụ: khi bạn khẳng định A họ sẽ bảo bạn đây có lẽ là B; còn nếu bạn bảo là B thì họ sẽ nói
có thể là A.
6. Tầm nhìn thấp
Tầm nhìn bao gồm Tầm nhìn không gian và Tầm nhìn thời gian. Giống như việc bạn càng leo
lên núi cao thì bạn càng nhìn rộng hơn. Bạn nhìn vấn đề với tầm nhìn càng hẹp thì bạn càng dễ
mắc sai lầm.
Ví dụ: Khi bạn nhận một hồ sơ có nhiều lỗi sai nhưng chỉ nhìn qua loa, thiếu sót và giải quyết
vấn đề theo cách nhìn của bản thân, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Làm sao để cải thiện tầm nhìn?
Thứ nhất Phải mở lòng mình, lắng nghe mọi ý kiến. Dần bạn sẽ có nhiều góc nhìn của một
vấn đề.
Thứ hai bạn phải luôn hiểu rằng mọi sự vật hiện tượng đều có sự liên quan tới nhau trong một
tổng thể hài hòa. Nếu ta không công nhận điều này thì ta sẽ bị bó hẹp trong vấn đề đó mà thôi.
Thứ ba bạn phải đọc nhiều lĩnh vực, nghiên cứu những thứ vĩ mô.
7. Người cầu toàn
Cầu toàn là việc cố gắng tìm được chân lý rồi mới quyết định. Điều này không sai nhưng vấn
đề là có những thứ không nhất thiết phải đi tới tận cùng chân lý hoặc những thứ không cho
chúng ta nhiều thời gian để quyết định.
Người cầu toàn sẽ tiến hành công việc rất chậm và kém hiệu quả.
Ví dụ: Họ giao cho bạn công việc thiết kế bảng tin, khi bạn hoàn thành nhưng họ vẫn không
ưng ý vì đòi hỏi của họ cao hơn những điều bạn đã làm.
8. Người hiếu thắng
Người hiếu thắng suy nghĩ rằng vấn đề đi đến đâu không quan trọng, quan trọng là ta phải
thắng. 
Đối với trường hợp này bạn phải chấp nhận rằng họ đúng ở một số điểm nào đó để họ dịu lại
sau khi họ thấy bạn chấp nhận thua họ sẽ dễ cho bạn thắng ở một điểm nào đó. Người hiếu thắng
sẽ phá vỡ kết quả của mọi cuộc tranh luận vì kết thúc hoặc là họ phải thắng hoặc là chẳng ai
thắng.
Ví dụ: Khi bạn luôn cho bản thân mình luôn luôn đúng, không chịu nghe ý kiến, góp ý của
mọi người, không chấp nhận bản thân mắc phải sai lầm, dẫn đến sự thiếu sót trầm trọng đối với
chính bản thân.
9. Thiếu niềm tin vào chính ý kiến cần bảo vệ
Chắc chắn đã có lúc bạn từng nghi ngờ chính cái ý kiến mà bạn đang cố gắng bảo vệ nó trước
sự nghi ngờ của người khác. Sự thiếu tin tưởng sẽ thể hiện trong lời nói và hành động. Thiếu tự
tin là trạng thái tin tưởng vào ý kiến của mình nhưng lại cho rằng có thể có những ý kiến khác tốt
hơn mà người khác có thể nghĩ ra vì vậy lời nói ngập ngừng, ý kiến không mạch lạc, hành động
rón rén.
Ví dụ Nếu bạn muốn thuyết phục người khác mua món hàng A thì bản thân bạn đã phải rất
thích A và sẵn sàng mua A để sử dụng nếu có điều kiện.
10. Hành động theo bản năng
Trong cuộc sống, có những hành động diễn ra quá nhanh mà bạn không kịp suy nghĩ. Những
phản xạ không điều kiện, có điều kiện, thói quen,….sẽ hành động mà bạn không cần nghĩ. Ta
không nên hành động theo bản năng vì thực tế ta hoàn toàn có thể có thời gian suy nghĩ.
Bạn không cần thiết phải cãi lại người đối diện ngay lập tức, không cần trả lời ngay lập tức,
không cần phải ném cục gạch vào đầu họ ngay lập tức, không cần phải quyết định một vấn đề
ngay lập tức… Bạn phải dành thời gian cho suy nghĩ, nếu không có suy nghĩ làm sao có được sự
logic.
Ví dụ: Khi bạn khát, bạn sẽ bắt đầu tự vẽ ra trong đầu mình một ly bự nước đá mát lạnh.
11. Sự lười biếng
Trong cuộc sống, ai trong chúng ta đều cũng từng lười biếng, dù thường xuyên hay chỉ trong
một giai đoạn ngắn hoặc một hoàn cảnh nào đó. Lười biếng là trạng thái ngại vận động, không
thích hoặc hời hợt, đồng thời tỏ vẻ khó chịu khi phải buộc thực hiện một hành động nào đó. Biểu
hiện của sự lười biếng còn có thể được tìm thấy trong hành vi trốn tránh, không muốn nỗ lực cố
gắng và ngại hy sinh trước khó khăn thử thách. Khi con người nhanh chóng chấp nhận kết quả để
không phải nhận thêm trách nhiệm nào về mình, cũng là một dấu hiệu rõ nét của sự lười biếng.
Trong công việc và quá trình học tập nghiên cứu, sự lười biếng là trở ngại lớn trong việc hình
thành tư duy phản biện vì nó ngăn cản một người tiếp cận tới những mặt trái của vấn đề. Vì lười
suy nghĩ và tiếp cận những phương diện khác của vấn đề, nhiều người có nhiều lập luận chưa
chặt chẽ, có “lỗ hổng” và từ đó, giải pháp khắc phục vấn đề chưa được toàn diện.
Ví dụ: Bạn không chăm chỉ học hành, chỉ lo chơi bời, ỷ lại bạn bè, thiếu sự vận động trí óc,
thiếu suy nghĩ, nhưng bạn lại muốn có được điểm cao.
12. Sự thiếu trung thực
Thiếu trung thực với bản thân và những người xung quanh là một tác nhân gây ảnh hưởng
không nhỏ lên quá trình tư duy phản biện. Một người thường nói dối hoặc lảng tránh sự thật vì
nhiều nguyên nhân, một trong số đó là nỗi sợ hình ảnh của bản thân trong mắt người khác bị ảnh
hưởng. Khi cố tình bỏ qua và từ chối nhìn vào sự thật cùng toàn bộ những mặt trái của nó, con
người đang tự giới hạn chính bản thân trong việc tiếp cận toàn diện một vấn đề. Những tác nhân
có tác dụng “ươm mầm” tính thiếu trung thực có thể được kể đến như: cái tôi quá lớn của một
người hay tính thiếu tự lập và rèn luyện trước khó khăn, thử thách.
Nếu một người thiếu trung thực, thì sẽ không thể đủ sáng suốt để có thể phân tích và đánh
giá một thông tin theo góc nhìn khác vì khi từ chối nhìn vào những sự thật có thể gây mất lòng.
Sự việc nào cũng có mặt tốt và mặt xấu, nếu chỉ biết chấp nhận sự thật theo mặt tích cực mà
không nhận biết mặt còn lại thì trong trường hợp có vấn đề nào đó phát sinh, người ta sẽ gặp
không ít khó khăn trong việc tìm cách giải quyết.
Ví dụ: Bạn nhờ người làm bài hộ bạn, quay cóp trong giờ kiểm tra, hoặc nhờ người khác
nhận lỗi thay bạn, bao che thiếu sót của bản thân.

You might also like