You are on page 1of 7

Câu 1: Khái niệm Đông Nam Á trên hai bình diện: ĐNA là một khu vựclịch sử - văn hóa

và ĐNA
vị trí chiến lược hiện đại.
+ Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về ĐNA:Có người gọi ĐNA là bán đảo Trung-Ấn do ĐNA nằm
giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc.Người Ấn Độ gọi ĐNA là Suvarnabhumi (có nghĩa là
khu đất vàng giàu tàinguyên).Đối với các lái buôn thì ĐNA là vùng đất dầy đầy bí ẩn, là nơi trồng
nhiềuloại hương liệu và gia vị, sản xuất ra những sản phẩm kì lạ.Người Ả Rập gọi ĐNA là Qurm, Waq
–Waq, dịch ra đều có nghĩa là vàng.Có người gọi ĐNA là “châu Á gió mùa” do chịu ảnh hưởng của khí
hậunhiệt đới gió mùa. Nếu nói như vật thì ĐNA bao gồm cả miền Nam sôngTrường Giang và Đông
Bắc Ấn Độ.Có nhiều người lại cho rằng ĐNA là khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóaẤn Độ và Trung
Hoa. Dưới thời nhà Đường, Trịnh Hòa đã dùng chính sách“viễn giao cận công” hình thành các trung
tâm Hán hóa trên đảo Giava,Xumatơra…
+ Khái niệm Đông Nam Á của các nhà ĐNA trên hai bình diện:
*Thứ nhất ĐNA là khu vực văn hóa, một chỉnh thể được sản sinh trong một môi trường về điều kiện
lịch sử cụ thể:- Có chung một không gian địa lí, hay một tỉnh địa líĐNA có diện tích trên 4 triệu km2
nằm trong phạm vi từ 920 đến 1400 kinh đông và từ khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng
150 vĩ Nam -> ĐNA như là một ngã tư của các châu lục lớn.ĐNA có hệ thống sông ngòi dày đặc; sông
Iraoa đi, Kêrilen (Mianma), sông Mê Công…Các sông không chỉ có giá trị về GTVT mà còn tạo ra trữ
lượng thủy điện khá lớn và những đồng bằng với nhiều phù sa màu mỡ-> tạo ra địabàn quy tụ của các
tộc người. “Sông ngòi được đánh giá là mẫu số chung của các quốc gia ĐNA”.- Cư dân ĐNA có chung
một cội nguồn văn hóa, đó là văn hóa của cư dân hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước bao
gồm ba phương pháp; lúa nước, lúa bậc thang, lúa nương. Đây chính là biểu hiện vai trò của công tác
thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Từ đó mà đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ĐNA được
nâng cao và có nhiều điểm tương đồng.- Cư dân ĐNA có chung một hệ thống về hình thái ý thức xã
hội, đặc biệtlà giá trị thẩm mĩ đạo đức gắn chặt với cá phong tục tập quán. Các quốc gia ĐNA đều có
chung một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là cơ sở để sản sinh ra nền văn minh ĐNA.
Đặc trưng cơ bản của nền văn minhĐNA có thể thấy ở hầu hết các quốc gia và trong đời sống ăn, mặc,
ở của cưdân ĐNA:Ăn; các loại gạo nhỏ, các loại bánh đều được làm từ gạo nếp. Ngoài ra cư dân ĐNA
còn ăn rau, củ, quả, hải sản…Mặc; nam đóng khố, nữ mặc váy, nguyên liệu làm từ tơ tằm, đay, gai,
bông. Vì thế mà nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của cư dân ĐNA đã trở
thành nghề quan trọng không kém gì ngành trồng lúa nướcỞ; nhà sànCó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
tín ngưỡng phồn thực, thờ thần…Đều có lễ hội truyền thống hàng năm.Tính cộng đồng được thể hiện
rất sâu sắc. VD cộng đồng làng xã.
- Có chung một thân phận lịch sử:
+ Quá trình hình thành tiểu chủng ĐNA;Anh đô nê diêng; yếu tố vùng lùi sâu vào địa lí (yếu tố
Môngôlôít ít đi).Tiểu chủng Nam Á; yếu tố đen lùi sâu vào địa lí (yếu tố Ôxtralôít ít đi).
+ Cùng có một khoảng thời gian bước vào xã hội có thể chế; Sớm nhất là người Việt Cổ ở ven các con
sông (s. Hồng, s. Mã, s. Cả).Thế kỷ VII, hầu hết các quốc gai cổ ĐNA đều bước vào thời kỳ suy thoái
để hình thành thể chế chính trị mới- Thế kỷ VII được coi là bước đệm chuyển giao sang thời kỳ
mới.Thế kỷ X là thời kỳ hình thành các vương quốc phong kiến, hiinhf thành vănhóa dân tộc; Đại Việt,
Pagan…Thế kỷ XIII, làn sóng thiên di của người Thái và người Mông Cổ. Người Mông Cổ đã tiến
hành xâm lược các quốc gia ĐNA (thể chế chính trị thay đổi). Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ các quốc
gia ĐNA bước vào giai đoạn phục hưng nghệ thuật. Thời kỳ này có sự chuyển biến về ngôn ngữ và chữ
viết. Hầu hết các quốc gia ĐNA đều sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ
Phạn.Thế kỷ XVIII, hầu hết các quốc gia phong kiến ĐNA bước vào thời kỳ suy thoái và lần lượt bị
các nước tư bản phương Tây xâm lược.
* Thứ hai: Trên cơ sở lịch sử, văn hóa đó ĐNA ngày nay là một khu vực chiến lược trên nhiều lĩnh
vực; kinh tế, chính trị, quân sự… với 11 quốc gia độc lập có thể chế chính trị, xã hội khác nhau:- Về
kinh tế: ĐNA là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cung cấp 80% nguyên liệu quý hiếm cho
công nghiệp (kim loại), sản lượng dầu mỏ đứng hàng thứ ba trên thế giới, có nhiều đảo và thềm lục địa,
trừ lượng vàng chiếm 20%, thiếc chiếm 72% trữ lượng thế giới.Lương thực vô cùng dồi dào; sản lượng
lúa chiếm 30%, sản lượng hương liệu chiếm 57% sản lượng TG
- Về tài nguyên con người: thể hiện ở 2 phương diện; chất xám, năng động, linh hoạt; số lượng hơn nửa
tỉ dân số tuổi lao động (2007).
- ĐNA có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên đường giao lưu quốc tế, nó nằm trọn giữa hai đại
dương lớn Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự.
- ĐNA là nơi có nhiều thương cảng lớn, đặc biệt là Singapo với số lượng thuyền qua lại hàng vạn lượt
trong một năm.
Câu 2: Cảnh quan tự nhiên và xã hội Đông Nam Á?
* Về cảnh quan tự nhiên:ĐNA có diện tích rộng lớn (trên 4 triệu km2) nằm trong phạm vi từ 920 đến
1400 kinh đông và từ khoảng 280 vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 150 vĩNam -> ĐNA như là một
ngã tư của các châu lục lớn.
+ Về mặt địa lí, cảnh quan:
- ĐNA có núi rừng trùng điệp như Mianma, châu thổ chaophraya (Thái Lan), Tông lê sap (Campuchia),
s.Hồng, s.Cửu Long (Việt Nam).
- ĐNA cũng là nơi có nhiều đảo và quần đảo; Inđô nê xia có hơn 13000 đảo,Philipin trên 600 đảo. Các
đảo và quần đảo với những vịnh lớn nhỏ, xen kẽ với những eo biển đã tạo nên cảnh quan tự nhiên rất
đặc sắc và hùng vĩ. Đồng thời cũng tạo thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
- Xen kẽ giữa đồi, núi là những đồng bằng nhỏ và hẹp nhưng có lượng phù sa tương đối lớn do các con
sông bồi đắp hàng năm-> tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.
+ Về khí hậu:- ĐNA được gọi là “châu Á gió mùa” bởi đặc trưng khí hậu nóng và ẩm với hai mùa khô
và mưa rõ rệt.Do có đường xích đạo chạy qua và có đường bờ biển bao quanh đã tạo cho ĐNA khí hậu
nóng ẩm mưa nhiều. Gió mùa cùng những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người sinh
họat và trồng trọt, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới với vô số các loài động thực vật. Với lượng mưa
lớn (1500-3000 mm/năm); độ ẩm trên 80%, nhiệt độ trung bình năm từ 20-270c; lượng bức xạ mặt trời
lớn tạo ra những cánh rừng rộng với các cây công nghiệp, cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao; Từ lâu,
ĐNA đã trở thành quê hương của những cây hương liệu và gia vị quý hiếm như hồ tiêu, sa nhân, quế,
hồi…
- Khí hậu nhiệt đới cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc (tạo nên những vùng phù sa rộng lớn) thuận
lợi cho phát triển cây lúa. Cây lúa có mặt ở hầu hết các quốc gia ĐNA từ lục địa đến hải đảo, nó là nền
tảng tạo nên bản sắc văn hóa ĐNA. Và cho đến nay cây lúa vẫn là cây lương thực chủ yếu và có giá trị
xuất khẩu cao
- ĐNA cũng là quê hương của những loài động vật quý hiếm; voi, tê giác, bòtót…là “viện bảo tàng
muôn thú” với nhiều loài được ghi vào sách đỏ.
+ Sông ngòi: ĐNA có hệ thống sông ngòi dày đặc; sông Iraoa đi, Kê ri len (Mianma), sông Mê Công…
Các con sông không chỉ có giá trị về GTVT mà còn tạo ra trữ lượng thủy điện khá lớn và những đồng
bằng phù sa màu mỡ.
+ Về mặt quân sự: ĐNA là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng; nằm trên tuyến đường quốc tế, án
ngữ con đường chiến lược Thái Bình Dương.
* Về cảnh quan xã hội:
- ĐNA là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho những bước đi đầu tiên củaloài người. Địa bàn sinh
sống nhỏ nhưng với nguồn thức ăn phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người thời cổ sinh
sống. ĐNA được coi là cáinôi của loài người, từ xa xưa con người đã sinh sống ở khu vực này; ở Thẩm
Hai, Thẩm Khuyên, Núi Đọ…đã tìm thấy dấu vết của quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Dấu
vết hóa thạch của loài vượn bậc cao tìm thấy ở Mianma (40 triệu năm), vượn khổng lồ ở Inđônêxia (5
triệu năm).
- ĐNA là nơi quần cư của nhiều dân tộc thuộc đại chủng Môngôlôit và Nêgrôit. Tuy họ nói các ngôn
ngữ khác nhau nhưng sống quần tụ gắn bó với nhau (người Thái, người Mã Lai, Khơme…).
- Các quốc gia ĐNA đều có chung tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo cả bản địa và ngoại sinh du nhập vào.
Do đó, các tộc người thường có sự hòa đồng, cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống mà không xung đột
dân tộc, tôn giáo nặng nề.
- Mỗi quốc gia ĐNA có thể chế chính trị khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu, định hướng phát triển
chung (ASEAN, AFTA).
- Kinh tế; là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cung cấp 80% nguyên liệu quý hiếm cho công nghiệp
(kim loại), sản lượng dầu mỏ đứng hàng thứ ba trên thế giới, có nhiều đảo và thềm lục địa, trừ lượng
vàng chiếm 20%, thiếc chiếm 72% trữ lượng thế giới.Lương thực vô cùng dồi dào; sản lượng lúa chiếm
30%, sản lượng hương liệu chiếm 57% sản lượng TG.
Câu 3: Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến Đông Nam Á?
-Ngay từ đầu công nguyên, các quốc gia ĐNA đã chịu ảnh hưởng của văn háo Ấn Độ thông qua các
thương nhân và các nhà truyền đạo.
- Khác với Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ được du nhập vào ĐNA không phải bằng cách cưỡng bức, bằng
sự đô hộ mà bằng con đường hòa bình. Do đó, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ vào các quốc gia ĐNA
gần như tự nhiên.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới các quốc gia ĐNA được thể hiện trên 3 bình diện sau:
* Thứ nhất: thiết chế Ấn.
Ngay từ khi lập nước, các vị vua của các nước ĐNA đã áp dụng hệ thống thần quyền của Ấn Độ để xây
dựng hệ thống thần quyền riêng của mình. Hầu như các quốc gia ĐNA đều thờ các vị thần đứng đầu
linh hồn: ở Phù Nam thờ thần Naga (thần mình rắn); nhiều nơi thờ thần Ugan (trâu, bò); Agri (thần
lửa); đặc biệt là hệ thống tam thần (Brama- thần sáng tạo, Siva- thần hủy diệt và Visnu- thần bảo vệ).
Trong các ngôi đền đều có tượng của 3vị thần này.Hệ thống đẳng cấp; những đẳng cấp đều gắn với các
giai cấp.
* Thứ hai: Hệ thống văn tự và các văn bản quan trọng.
Hầu hết các nước ĐNA đều sử dụng chữ Phạn (Sanxcrit) của Ấn Độ.
- Qua các văn bia, người ta thấy rằng; chữ Phạn của người Ấn Độ được du nhập vào các quốc gia ĐNA
từ rất sớm (từ những thế kỷ đầu TCN). Trên cơ sở chữ Phạn những quốc Gia ĐNA đã sáng tạo ra chữ
viết riêng của mình.VD: người Chăm (thế kỷ IV), người Khơme (thế kỷ VII) đều đã có chữ viết riêng.
Trên cơ sở nét cong của chữ Phạn, người Chăm đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình bao
gồm 16 nguyên âm, 31 phụ âm và 32 âm sắc.
- Dựa trên cơ sở của chữ Phạn các quốc gia ĐNA đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng của mình. Việc
sáng tạo và cải tiến chữ Phạn của các nước ĐNA khong phải là sự bắt trước đơn giản mà là một quá
trình lao động côngphu và sáng tạo.
- Bên cạnh đó các quốc gia ĐNA còn chịu ảnh hưởng của các văn bản quan trọng. Đó là hai bản trường
ca nổi tiếng Mahabharata và Ramayana. Ở một số nơi như đảo Giava của In đô nê xi a đã dựa vào cốt
truyện gốc để cải tiếnvà tạo ra những biến thể tương tự. Ảnh hưởng của hai trường ca đó đối với đảo
Giava sâu đến mức người ta không biết chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Họ quan niệm đó là của chính
mình.
- Truyền thuyết về sự thành lập của nhà nước Phù Nam cũng phỏng theo câuchuyện về thần mình rắn
Naga của Ấn Độ.
* Thứ ba: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Các công trình kiến trúc và điêu khắc của ĐNA đều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ;
tháp trên bệ, kỹ thuật gia công trên đá.
- Sự ảnh hưởng đó được thể hiện qua các đền tháp, chùa chiền được xây dựng ở khắp ĐNA. VD;
Ăngcovat (Campuchia), hệ thống các tháp (Champa), Thạt Luổng (Lào)…Các công trình kiến trúc trên
chịu ảnh hưởngcủa kiến trúc Hin đu giáo (Ăngcovat, tháp Chăm), và kiến trúc Phật giáo (Thạt Luổng).
* Bên cạnh đó, các nước ĐNA còn chịu ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Bàlamôn từ Ấn Độ. Các tôn
giáo (đặc biệt là Phật giáo) có ảnh hưởng rất sâuđậm vào các nước ĐNA. Ở một số nước Phật giáo đã
trở thành quốc giáo. VD; Việt Nam dưới thời nhà Trần với việc vua cho xây dựng nhiều chùa chiền,
đích thân vua trở thành sư tổ của các phái…=> Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đã làm phong phú
thêm bức tranh văn hóa của các nước ĐNA. Tuy nhiên, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ không làm cho
ĐNA trở thành khu vực “Ấn Độ hóa” mà vẫn giữ vững được bản sắc văn hóa riêng của mình cộng với
sự tiếp thu có chọn lọc của văn hóa Ấn Độ.
Câu 4: Cơ sở hình thành các quốc gia cổ ĐNA?
Các quốc gia ĐNA hình thành không đồng nhất về mặt thời gian nhưng có nhiều điểm tương đồng về
điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội. Nhà nước ĐNA ra đời dựa trên những cơ sở sau:
* Thứ nhất: Nhà nước ra đời gắn với con người cư trú từ rất sớm ở nơi đây dựa trên kỹ thuật đồng
thau.
Cư dân nguyên thủy ĐNA đã xuất hiện trên mảnh đất này và trở thành chủ nhân của sự phát triển thời
kỳ đồ đá, đồ đồng rồi đến đồ sắt. Trải qau hàng chục vạn năm, con người từ vùng rừng núi đã tiến
xuống vùng châu thổ và ven các con sông, ven biển…Các thế hệ cư dân đã nối tiếp nhau làm nên thời
kỳ đồ đồng rực rỡ. Thời kỳ đồ đá là nền tảng cơ sở để hình thành nền văn minh ĐNA sau này. Tiếp sau
thời kỳ đồ đá là thời kỳ đồ đồng có mặt ở ĐNA vào hoảng thiên nhiên kỷ II TCN. Việc sử dụng công
cụ bằng kim loại trở nên phổ biến vừa có tác dụng củng cố xã hộinguyên thủy, vừa đẩy xã hội đó đến
thời kỳ tan rã và khi mâu thuẫn xã hội lên cao thì nhà nước ra đời. Đó chính là cơ sở để hình thành nhà
nước.
* Thứ hai: Từ việc săn bắn, hái lượm, đánh cá, cư dân ĐNA đã hình thành nghề trồng trọt và chăn nuôi;
trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau, củ, quả…cùng với việc thuần
dưỡng gia súc, chăn nuôi ra đời. Trải qua hàng chục vạn năm, cơ sở kinh tế cho sự ra đời của nhànước
đã xuất hiện: Đó là khi kinh tế nhà nước phát triển, của cải dư thừa, trong các bộ tộc của xã hội nguyên
thủy, khi phân chia sản phẩm đã bị một số người có thế lực chiếm đoạt, hình thành hai giai cấp đối
kháng; những người có nhiều tài sản trở thành giai cấp thống trị, những người có ít hoặc không có tài
sản thì trở thành giai cấp bị trị.. Để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời chống lại sự phản kháng của
giai cấp bị trị, giai cấp thống trị đã lập nên một tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình đó chính là nhà
nước. Nhà nước ra đời.
* Thứ ba: điều kiện tự nhiên với đồi núi đan xen, với châu thổ và hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển
bao quanh, hệ thống đảo và quần đảo phong phú cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo điều kiện ra
đời của nền văn minh ĐNA. Điều kiện tự nhiên ấy với thảm thực vật, động vật phong phú và đa dạng
(cả trên cạn và dưới nước) tạo điều kiện cho sự tồn tại của con người và là nền tảng cho sự phát triển
kinh tê- xã hội ở ĐNA. Đây chính là lí do mà ĐNA trở thành cái nôi của loài người; di chỉ khảo cổ ở
Giava, Núi Đọ, Thẩn Hai, Thẩm Khuyên…
* Ngoài ra nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi phải có hệ thốngtưới tiêu. Đồng thời để
chống trọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên (mưa, bão, lũ lụt, hạn hán…)dòi hỏi các công xã phải liên
kết với nhau. Đây cũng là cơ sở để hình thành Nhà nước.
* Sự ra đời của các quốc gia ĐNA gắn liền với sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa
thông qua việc trao đổi buôn bán với các nướcđó. Đồng thời giữa các tiểu quốc khác nhau cũng có mối
quan hệ, trao đổi văn hóa tren sơ sở phát triển bản sắc văn hóa riêng của mỗi tiểu quốc, mỗi tộc
người.Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỷ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kỳ đã được hình thành và
phát triển ở phía Nam ĐNA (30 tiểu quốc).- Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có Chăm pa.- Hạ lưu s.Mê
Công có vương quốc Phù Nam.- Lưu vực s.Iraoa đi; Xích Thổ.- Lãnh thổ Inđô nê xia có Malaixia,
Turama.Trong các quốc gia đó nổi lên là vương quốc Phù Nam xuất hiện ở thế kỷ I. Nhà nước này tồn
tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VI với 13 đời vua,đã từng chinh phục nhiều nước ĐNA, làm chủ một vùng
rộng lớn, phát triển kinh tế, giàu có, thịnh vượng.
Câu 5: Vấn đề người Thái ở khu vực ĐNA?
- Vào đầu công nguyên, trên vùng đất thuộc vùng lãnh thổ Thái Lan ngày nay, cư dân sông trên vùng
đất này đã biết đến một số hoạt động kinh tế; họ quen với nghề đi biển, biết trồng lúa tưới nước, thuần
dưỡng và sử dụng sức kéo của trâu bò, biết chế tạo công cụ lao động…
- Cùng thời điểm trên ở thượng nguồn sông Mê Công có 6 bộ lạc người Bạch cư trú ở xung quanh hồ
Nhị Hải. Họ tiến hành canh tác nông nghiệp. Mỗi bộ lạc có một vương quốc riêng gọi là Chiếu. 6 bộ
lạc đó là; Mông Tuấn, Mông Xá, Đằng Đạm, Lăng Khung, Phi Lãng, Việt Tích. Các bộ lạc trên đều gọi
thủ lĩnh của mình là “chao”, “chậu” (chiếu). Người Mông Xá được sự giúp đỡ của nhà Đường dưới
thời Đường Huyền Tông đã thống nhất6 bộ lạc và lấy tên là Nam Chiếu, trung tâm nhà nước gọi là Đại
Lý.Chính quyền Nam Chiếu có quan hệ mật thiết với nhà Đường. Cư dân của Nam Chiếu là người Di
và người Bạch, nhưng theo thư tịch cổ ghi thì cư dânchủ yếu là người Bạch song đứng đầu nhà nước lại
là người Di. Thủ đô làThái Hòa (cách thành Đại Lý vài dặm). Đây là vùng đất có vị trí phòng thủ chiến
lược và nằm giữa một khu vực đất đai màu mỡ.- Thế kỷ IX, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, Nam
Chiếu đã nổi dậy chống lại nhà Đường, mở rộng lãnh thổ về phía Tây Nam Trung Quốc, thương lưu
sông Iraoa đi. Đầu tiên tấn công Miến Điện, sau đó là Vân Nam (ngày nay), phía Bắc Lào, Thái Lan và
Tứ Xuyên. Sau đó tấn công Mianma thậm chí cả An Nam.- Thế kỷ XIII, Nam Chiếu bị diệt vong bởi
làn song di cư của Mông Cổ. Theo Vương Tịch cổ chép; Nam Chiếu tồn tại đến 1253, có 6 dòng thiên
di chính của người Nam Chiếu:Dòng Xiêm và dòng DuônDòng Lào (Lào Lùm) lập vương quyền Lan
Xang.Dòng Tai- Thai (Thái) cư trú ở vùng Tây Bắc lãnh thổ Việt Nam.Dòng Shan thiên di theo triền
sông Iraoa đi đến tộc người Miến.Dòng Lư thiên di vào vùng Vân Nam (Trung Quốc ngày nay).Mọt bộ
phận lớn nhất của người Thái đã thiên di vào vùng đất của người Môn Khơ me.- Năm 1906, quốc gia
của người Thái tên là Phayao ra đời. Sau đó là Lavo. Sau sự kiện này, hàng loạt các tiểu quốc khác ra
đời. Đây là những quốc gia đầu tiên của người Thái, số lượng người Thái ngày càng tăng lên hình
thành những cộng đồng người Thái lớn nhất ở Sokhu (nằm trong đế quốc Ăngco). Trên cơ sở đó, người
Thái đã sáng lập ra tiểu quốc So khu thay. Trong ba tiểu quốc thì Sukhothay là mạnh nhất. Khi đế quốc
Ăng co lâm vào khủng hoảng, ba tiểu quốc của người Thái đã liên minh với nhau thành lập một vương
quốc lớn. Sau khi lập quốc bắt đầu từ thế kỷ XIII trở đi, hướng chính của người Thái là hướng Đông
(Đông Tiến). Các giai đoạn khác, người Tháivẫn giữ được vị trí là một trong những trung tâm của các
mối quan hệ khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình Đông Tiến dụng độ với Đại Việt, Lan Xang, Ăng
co.=> Như vậy, lúc đầu trung tâm của người Thái là Nam Chiếu, khi các quốc gia Đông Nam Á suy
yếu thì Thái Lan vẫn phát triển mạnh. Khi các quốc giaĐNA khác bị thực dân xâm lược thì Thái Lan
vẫn giữ được độc lập.Câu 6: Tư tưởng tôn giáo và tín ngưỡng của cư dân ĐNA thời cổ-trung đại?Tín
ngưỡng và tôn giáo là hai lĩnh vực của đời sống văn hóa của cư dân ĐNA. Nó chứng minh cho nhân
loại thấy đời sống tinh thần vô cùng phong phú đa dạng của cư dân nơi đây. Có hai dạng cơ bản; yếu tố
nội sinh và yếu tố ngoại sin* Nội sinh (tín ngưỡng): tín ngưỡng ĐNA hình thành từ rất sớm. Do có
cùngcơ tầng văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước, có chung điều kiện tự nhiên, hình thành nếp sống, lối
sống gần gũi nên cư dân ĐNA đều có chung yếu tố tín ngưỡng. Cụ thể:- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
từ xa xưa, cư dân ĐNA đã tin vào sức mạnh của tự nhiên. Do không giải thích được các hiện tượng của
tự nhiên nên họ đã tỏ lòng kính trọng, sợ hãi tự nhiên.+ Những sự vật hiện tượng tự nhiên có liên quan
đến lao động sản xuất; mặt trời, sấm, chớp, mây, mưa, đất, nước…đều trở thành đối tượng sùng bái,
thậm chí họ đã thờ một số loại cây mà họ cho là có linh hồn và được thờ cúng rất thiêng liêng. Vì thế
mà trong các lễ hội của cư dân ĐNA đều gắn liền với việc thờ cúng thần nước, thần đất, thần sấm, thần
mưa…để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng, cây cối tốt tươi.+ Đặc biệt cư dân ĐNA còn thờ thần
lúa và thần mùa màng. Theo quan niệmcủa cư dân thì đây là hai vị thần đem lại no đủ cho con người.
Vì thế việc thờ cúng hai vị thần này được tổ chức một cách thiêng liêng.+ Ngoài ra, ở một số quốc gia;
Việt Nam, Lào, Mianma, Inđônêxia…còn thờmột số loại động vật tượng trưng cho sự tinh khôn, cần cù
như voi, rùa, trâu, chó..- Thờ cúng tổ tiên: Đây là tín ngưỡng rất quan trọng của cư dân ĐNA,
đượctruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của cư dân ĐNA thì người chết chỉ mất đi
phần xác, còn phần hồn vẫn theo con cháu, bảo vệ, phù hộ độ trì cho con cháu. Do vậy, việc thờ cúng
tổ tiên là thể hiện lòng tôn kính của thế hệ sau đối với những người đi trước, thể hiện ước muốn đươc
tổ tiên phù hộ cho sức khỏe, ấm no, làm ăn thuận lợi, may mắn…Chính vì thế mà bàn thờ tổ tiên
thường được đặt ở những nơi trang trọng trong nhà. Những ngày lễ, ngày giỗ là ngày sum họp gia đình
và gia tộc rất thiêng liêng.=> Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã in sâu vào tiềm thức của cư dân ĐNA.
Sau này khia các tôn giáo khác du nhập vào ĐNA như Thiên chúa Giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo thì
những dân tộc ĐNA bên cạnh việc thờ cúng việc thờ cúng các vị thần tôn giáo thiêng liêng của mình,
họ vẫn thờ cúng tổ tiên.- Tín ngưỡng phồn thực: Là khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của muôn loài (đã
có từ rất xa xưa). Ở các quốc gia khác nhau, hình thức thể hiện tín ngưỡng này cũng khác nhau.Tục thờ
sinh thực khí là một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực. Ý nghĩa của tục này là cầu mong được mùa,
cây cối tốt tươi, hoa trái bội thu, mùa màng tươi tốt, các sinh vật sinh sôi nảy nở.Ở Việt Nam tục này
thường thấy trên các thạp đồng, có hình đôi nam nữ giao phối tự nhiên hay tín ngưỡng Nõ- Nường (6/6
ở Bắn Ninh) cũng là một

You might also like