You are on page 1of 28

Tư duy phản biện

TS. Võ Thị Nga


Lỗi lập luận tương hợp.
Các bước trong đánh giá lập luận

• Lọc tu từ.
• Vẽ cấu trúc lập luận.
• Đánh giá độ tin cậy của nguồn:
– Nguồn có khách quan không? Nguồn có độ tin cậy cao không?
– Có nhiều nguồn khác đồng ý với quan điểm đó không?
– Phân biệt giữa ý kiến chủ quan và thông tin khách quan: Mỹ Linh không
đưa ra bằng chứng nào vs. Cả xã hội đang chung lưng đấu cật…
– Nếu là ý kiến chủ quan, người viết có đủ kiến thức để đưa ra ý kiến đó
không? (Câu chuyện của viện trưởng, công ty CP, và người nông dân).

3
• Kết luận: Việc Mỹ Linh lên tiếng phản đối phí bảo trì đường là không nên.
• Lý do:
– Mỹ Linh không đưa ra được bằng chứng cụ thể chứng tỏ “phí chồng phí”
 khách quan.
– Mỹ Linh không có chuyên môn và đầu óc để phê phán Bộ trưởng
 chủ quan (không biết gì về Mỹ Linh (thành kiến ca sỹ không có đầu óc, tấn công cá
nhân). Ngoài ra, là người sử dụng đường xá, Mỹ Linh có tư cách để phản biện chính
sách này.
– Là người của công chúng, phát ngôn như vậy là vô trách nhiệm.
chủ quan. Người của công chúng cũng có thể lên tiếng phản biện như thường.
– Mỹ Linh là người nhà giàu, sử dụng nhiều tài nguyên đường phố, nên bản thân cô
cũng nên đóng phí chủ quan. Ngoài ra, phạm lỗi ngụy biện không tương hợp. Việc
Mỹ Linh giàu không liên quan đến lập luận có nên đóng phí hay không.
– Muốn đạt được mục đích này, thì phải hi sinh mục đích khác khách quan.

4
• Đánh giá bản thân lập luận.
– Luận cứ đưa ra có chính xác không?
– Tổng hợp các luận cứ đã đủ để chứng minh cho kết luận
chưa? Còn các luận cứ phản biện kết luận thì sao? (Những
lý do khiến Mỹ Linh nên phản biện chính sách).
– Lỗi tương hợp.
– Lỗi không tương hợp.

5
Lỗi tương hợp

• Là lập luận trong đó bằng chứng có liên quan đến kết


luận, nhưng bổ trợ không đầy đủ hoặc sai.

6
Nhầm quan hệ tương quan và quan hệ nhân quả

• Correlation vs. causation.


• Kết luận B là nguyên nhân của A chỉ vì A và B xảy ra
song song với nhau (tương quan).
• Tại sao nhóm bạn X hay ngồi bàn đầu?

7
Nguyên nhân của hiện tượng sau:
• Tại sao nhóm bạn X hay ngồi bàn đầu? Nếu chỉ dựa vào một
thông tin này, nguyên nhân có thể do:
– Ngẫu nhiên.
– Cả nhóm mắt cận.
– Một bạn mắt cận, nhưng cả nhóm chơi với nhau nên ngồi
gần nhau.
– Thái độ học tập tốt nên ngồi bàn đầu để tiếp thu bài tốt hơn.
– Nhiều lý do khác 🡪 làm thế nào để ta biết là lý do 1 hay 2,
hay lý do nào khác?

8
Vậy thì…

• Một hiện tượng xảy ra có thể có rất nhiều lý do, khả


năng.
• Để kết luận là một lý do đòi hỏi phải kiểm tra giả thuyết
bằng nhiều bằng chứng.
• Đưa ra kết luận về nguyên nhân một hiện tượng một
cách vội vã chỉ vì chúng xảy ra song song với nhau là
một loại ngụy biện tương hợp.

9
Trong cuộc sống, tìm ra quan hệ nhân
quả rất quan trọng
1. "Tắc đường là do nhiều xe máy"? --> Hạn chế xe máy.
2. "Tắc đường là do cơ sở hạ tầng kém"? --> Nâng cấp CSHT.
3. "Các bạn trẻ ngày nay ỷ lại vì ở nhà cha mẹ làm hết"?
4. “Ăn nhiều táo sẽ giúp da đẹp”.
5. “Ảnh hưởng/tác động của đầu tư nước ngoài lên thị trường
trong nước là…”
6. “Người đeo kính thường học giỏi. Vì vậy, chúng ta nên đeo
kính thường xuyên hơn..”.

10
Giới trẻ giờ coi trọng tiền vì…
“Lên lớp, các thầy cô bảo cố mà học để làm giàu tri thức nhưng ra ngoài kia sẽ
có những cái khác trong xã hội ngầm mách bảo các em cố mà kiếm tiền,
không kiếm được tiền thì không tồn tại được.
Đến giờ Đạo đức, cô bảo phải thương yêu người già, người tàn tật nhưng ra
ngoài đường, thấy mấy tay cưỡi siêu xe đâm bụp vào bà già nhưng chỉ móc
cục tiền vứt lại… Những hiện tượng này có tác dụng hoàn toàn ngược lại với
bài học ở giảng đường, các em sẽ thấy cứ có tiền thì làm gì cũng được.”
(TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đại học và nghề
nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục).
 đã đủ để thuyết phục về quan hệ nhân quả chưa?

11
Nhầm quan hệ tương quan và quan hệ nhân quả

Nhận thấy A và B xảy ra song song (Giới trẻ coi trọng tiền –
Giáo viên dạy khác với thực tế) 🡪 A là nguyên nhân của
B. Nhưng các khả năng khác:
– Ngẫu nhiên.
– Cả hai sự kiện đều là kết quả của một tác nhân thứ ba.
– B 🡪 A, chứ không phải A 🡪 B.

12
Lỗi tương hợp: Ngẫu nhiên.

Ngẫu nhiên
Khi một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra được người lập luận coi là có tính quy luật.

• Ví dụ:
– Một người sinh năm rồng rất thành công 🡪 việc người ta sinh
năm rồng là nguyên nhân cho thành công đó.
– Hai người yêu nhau có cùng sinh nhật 🡪 cùng sinh nhật là
nguyên nhân của mối tình (hợp nhau).

13
Lỗi tương hợp – Nguyên nhân ẩn

• Hiện tượng: Hôm nào không đánh răng là hôm


sau đau đầu.
Không đánh răng là nguyên nhân dẫn đến
đau đầu?

14
Lỗi tương hợp – Nguyên nhân ẩn

• Hiện tượng: Hôm nào không đánh răng là hôm sau


đau đầu.
 Không đánh răng là nguyên nhân dẫn đến đau
đầu?
– Nguyên nhân ẩn: Thường những hôm không đánh
răng là những hôm đi nhậu về muộn
hôm sau bị đau đầu.

15
Lỗi tương hợp – Nguyên nhân ẩn

• Nghiên cứu “Mê tín, kế hoạch hóa gia đình, và phát triển
con người” (Đỗ Quý Toàn và Phùng Đức Tùng 2006).
– Trẻ sinh ra vào năm tốt nhận được giáo dục và y tế tốt
hơn.
Năm tốt là nguyên nhân cho giáo dục và y tế tốt?

16
Lỗi tương hợp – Nguyên nhân ẩn
• Nghiên cứu “Mê tín, kế hoạch hóa gia đình, và phát triển con người” (Đỗ
Quý Toàn và Phùng Đức Tùng 2006).
– Trẻ sinh ra vào năm tốt nhận được giáo dục và y tế tốt hơn (nghiên cứu
1976 – 1996).
Năm tốt là nguyên nhân cho giáo dục và y tế tốt?
– Số trẻ sinh năm tốt nhiều hơn hẳn các năm khác 🡪 do đặc điểm bố mẹ
(giàu hơn, v.v.) và có kế hoạch.
– Trẻ được sinh theo kế hoạch nhận được nhiều sự quan tâm hơn trẻ
ngoài kế hoạch 🡪 giáo dục và y tế tốt hơn.
Đặc điểm bố mẹ và kế hoạch hóa gia đình là nguyên nhân ẩn cho cả
“năm tốt” và giáo dục, y tế tốt.

17
Thực hành

1. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ được sinh bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo nhẹ cân và yếu hơn trẻ được
sinh thường. Vì vậy, chúng ta không nên khuyến khích thụ
tinh nhân tạo vì sẽ sinh ra trẻ yếu.
2. Một số nghiên cứu cho thấy người dành vài tiếng/ngày xem
TV biểu hiện nhiều thành kiến, kinh thị phụ nữ hơn, và nghĩ
bạo lực xảy ra nhiều hơn thực tế. Do đó, chúng ta nên hạn
chế xem TV để tránh những thái độ tiêu cực trên.

18
Ngụy biện tương hợp – Nhầm nguyên
nhân và kết quả
• Người có thái độ tích cực thường có sức khỏe tốt
 Thái độ tích cực là nguyên nhân của sức khỏe tốt?

19
Ngụy biện tương hợp – Nhầm nguyên
nhân và kết quả
• Người có thái độ tích cực thường có sức khỏe tốt
Thái độ tích cực là nguyên nhân của sức khỏe tốt?
• Hay sức khỏe tốt là nguyên nhân của thái độ tích
cực?

20
4.1. Ngụy biện tương hợp
Khái quát hóa vội vã
Người lập luận sử dụng suy luận quy nạp để đi đến kết luận tổng quát sau
khi khảo sát rất ít trường hợp riêng.

• Ví dụ:
Người Na Uy rất lười biếng. Tớ có hai người bạn cùng phòng nguời Na
Uy, họ không bao giờ chịu dọn dẹp phòng và làm bài tập về nhà.

Khái quát hóa vội vã có thể dẫn đến thành kiến


(stereotyping).

21
Ngụy biện tương hợp – Khái quát hóa vội vã
1. Một người bị cảm  uống một loại thuốc mới ra thị
trường thì khỏi ngay
Kết luận: Thuốc này giải cảm hữu hiệu.
2. Một người bị cảm  uống thuốc X khỏi ngay. Nguyên nhân:
– Có thể người đó cảm 4 ngày rồi, ngày thứ 5 uống thuốc X thì cũng
vừa khỏi cảm.
– Có thể một người hợp thuốc. Phải tìm hiểu xem trong 100, 1000
người uống thuốc này, vào ngày đầu tiên bị cảm, thì bao nhiêu người
khỏi cảm.

22
Ngụy biện tương hợp – Khái quát hóa
vội vã
• Một người quen của bạn đang dùng một loại thuốc X,
nói rất có tác dụng trong việc điều trị bệnh XYZ
 Tại sao bạn lại dễ tin tưởng và sử dụng loại thuốc này
hơn.

23
Vậy làm sao để tìm được mối quan hệ
nhân quả?
• Sử dụng kiến thức cá nhân để loại bỏ:
– Những xe có số 4 trên biển có tỷ lệ tai nạn cao hơn (4 = tứ = tử).
• Đưa ra giả thuyết:
– "Sử dụng facebook là nguyên nhân của trầm cảm".
– Kiểm tra giả thuyết:
• Nhóm thí nghiệm (experimental) và nhóm đối chứng (control): chọn ngẫu
nhiên 200 người (có thể người chưa dùng fb bao giờ) --> 1 nhóm sử
dụng facebook 5 tiếng/ngày, 1 nhóm không sử dụng.
• Qua thời gian: Trước và sau khi dùng facebook.

24
Thực hành

• Xem video em bé Trung Quốc bị đâm.


• Tại sao lại có hiện tượng vô cảm như vậy?
– Có những giả thuyết gì?
– Có những cách nào để kiểm tra giả thuyết đó?

25
Ngụy biện tương hợp – Sử dụng thống kê sai

• Khi đọc thống kê, cần lưu ý:


– Số mẫu.
– Đọc kỹ số liệu trên bảng biểu.
– Cách đặt câu hỏi trong điều tra:
• “Nếu bệnh nhân có thói quen nhai kẹo cao su, bác sĩ thấy dùng kẹo có
đường hay không đường tốt cho răng hơn?”
 kết luận: 99% bác sĩ cho rằng kẹo cao su không đường có lợi cho răng.
– Có nhiều trường hợp cố tình bóp méo dữ liệu.

26
Tài liệu tham khảo

• Moore, BN and Parker, R 2007, “Causal explanation”, Critical Thinking, tái bản lần 8, Mc Graw Hill,
New York.
• Van Den Brink-Budgen, R 2006, “Khai thác những nhược điểm trong một lập luận” (chương 4),
Critical thinking for students, tái bản lần 3, Nguyễn Đức Dân dịch, Howtobook, United Kingdom.

27
see
you!

You might also like