You are on page 1of 11

Chương 2

Nhiên liệu từ nỗi sợ


Làm sao để vượt qua những bất an và phá vỡ chu kỳ tư duy an toàn

“Gửi tới những kẻ điên rồ,” giọng nói của diễn viên Richard Dreyfus trịnh trọng
cất lên, trong khi những khuôn mặt thiên t|i như Picasso, Amelia Earhart, v|
Mahatma Gandhi hiện lên màn hình. Họ là "những người lạc lõng. Những kẻ nổi
loạn. Những tên phá rối… Họ không ưa c{c nguyên tắc v| l|m đảo lộn hiện tại.
Chỉ những "kẻ đủ điên khùng để nghĩ bản thân có thể thay đổi thế giới,” Dreyfus
nhắc nhở chúng ta, "mới l|m được điều đó."

Năm 1997, đoạn quảng c{o Nghĩ Kh{c Biệt của Apple đã kh{i qu{t niềm hân
hoan v| tưởng thưởng khi bứt phá ranh giới trong ba mươi gi}y thơ mộng. Việc
cho rằng bước đột phá sáng tạo chỉ thuộc về một nhóm người kiệt xuất, những
kẻ có th{i độ bất tuân bẩm sinh và phớt lờ việc xuôi theo áp lực xã hội, thoạt
nghe có vẻ đúng. Trong khi hầu hết chúng ta phải đấu tranh với nỗi bất an v| tư
tưởng kìm hãm, những kẻ nổi loạn n|y chưa từng biết đến cuộc tranh đấu đó.

Tuy nhiên, thực tế về trải nghiệm chống lại các quy tắc lại thường vô cùng khác
biệt. Trong c{i nhìn kĩ hơn về cuộc sống của một trong những “kẻ khùng điên,”
Mahatma Gandhi, chúng ta nhận ra ngay sự thiếu tự nhiên của việc đấu tranh đi
ngược lại đ{m đông, thậm chí với những người có tâm thế tưởng như ho| hữu
với nó. Gandhi, một biểu tượng trên khắp thế giới giờ đ}y về lòng dũng cảm khi
đối mặt hiểm nguy, từng vật lộn đấu tranh với nỗi sợ trở nên lạc lõng và bị đ{nh
giá. Trong cuốn tự truyện ông viết, "Tôi từng rất nhút nhát và né tránh các mối
quan hệ. Chỉ coi những cuốn sách và bài học là bạn đồng h|nh.” Khi bé ông từng
chạy từ trường về nhà "bởi vì tôi không chịu được việc phải nói chuyện với bất
cứ ai," vì sợ “nhỡ ai đó ch}m chọc mình.”
Cũng như khi trưởng thành, Gandhi mắc phải chứng thẹn thùng không thuyên
giảm. Ở tuổi hai mươi, khi đang học luật tại Anh, ông gia nhập Hội Ăn Chay
Lu}n Đôn v| trở thành một nh| lãnh đạo được kính nể. Nhưng thậm chí khi phát
biểu trước một cộng đồng nhỏ bé như vậy, ông thường từ bỏ bài diễn văn của
mình, và chuyển ghi chép cho một đồng nghiệp ho|n th|nh. Người đ|n ông
từng dẫn đầu cuộc tuần hành của h|ng trăm ng|n người v| đưa ra những phát
biểu làm khuấy động quần chúng ghi lại rằng nỗi lo }u trong ông chưa từng biến
mất. .

“Khi tôi phải diễn thuyết trước công chúng, sự hiện diện của h|ng t{ người và
hơn thế nữa khiến tôi bối rối,” ông ấy ghi lại.

“Tôi thấy ngập ngừng mỗi khi đứng trước đ{m đông kh{n giả l| người lạ, và
tránh phải diễn thuyết bất cứ khi nào có thể.”

Gandhi chưa từng thoải mái hoàn toàn với tương t{c xã hội, nhưng ông cho rằng
khó khăn đó của bản thân là nguồn lực quan trọng. Ông ghi lại rằng việc đương
đầu với lo }u v| đẩy mình ra khỏi vùng an to|n khi đến trước đ{m đông l| c{ch
rèn luyện cơ bản để chuẩn bị ông cho việc đặt cược tính mạng trong cuộc đấu
tranh với bất công.

Dù cho nỗi sợ hãi chưa từng mất đi, ông đã t{i định nghĩa nó, xem nó như nguồn
sức mạnh.

Khi lớn lên, Gandhi nói đến tính hay ngượng, điều từng khiến ông xấu hổ, là
một trong những tài sản then chốt. Như c{i c{ch nói chuyện ngập ngừng và quá
chậm rãi, ông cho là do mình chẳng hối tiếc dù chỉ một từ đã nói. Điều đó, như
ông phản ánh, là chìa khóa cho sự lãnh đạo của ông.

Tất cả chúng ta đều cảm thấy hồi hộp, lo lắng khi bắt đầu một con đường mới lạ,
chưa được thăm dò. C{ch chúng ta đấu tranh với nỗi lo sợ đó tạo nên mọi sự
khác biệt.
Tôi bắt đầu tìm kiếm các biện ph{p để thoát khỏi chu kỳ tư duy an to|n với một
giả định tương đối hợp lý: không thể tránh khỏi nhận thức về các mối đe doạ,
nhưng nếu ta học cách không phản ứng với sự lo lắng, chúng ta có thể làm gián
đoạn chu trình.

Tuy nhiên, tôi nhanh chóng nhận ra rằng, giống như những người tham gia
trong thí nghiệm khâu ráp chuỗi hạt rẻ tiền, tôi đang cố phá vỡ liên kết sai trong
chuỗi mắt xích. Cố gắng ngăn bản thân thấy lo lắng chỉ làm chu kỳ trở nên nguy
hại hơn.

Các nhà tâm lý học gọi h|nh động áp chế cảm xúc tiêu cực l| “trốn tránh thực
nghiệm.” Người ta dành phần năng lượng khổng lồ để làm chủ điều này.
Nhưng những nỗ lực không những vô dụng mà còn nguy hại. Trốn tránh thực
nghiệm thực sự làm những cảm xúc không mong muốn trở nên trầm trọng hơn.

Steven Hayes, một nhà tâm lý tại Đại học Nevada, thành phố Reno, người
nghiên cứu về “trốn tránh thực nghiệm”, cho biết h|nh động n|y mang đặc tính
có hại vô cùng. Với tình huống xảy ra bên ngo|i cơ thể, ông viết, con người có cơ
chế phù hợp để hình thành thế giới, chủ yếu dùng phương ph{p “Nếu bạn
không thích nó, tìm c{ch để tống khứ nó đi v| tho{t khỏi nó.”

Nhưng ở bên trong cơ thể, những cơ chế ngược lại thường đúng. Quy tắc là, ông
nói rằng, “Nếu bạn không sẵn lòng nhận lấy điều gì, bạn sẽ nhận lấy nó.” Nói
một cách thực tế, điều n|y có nghĩa l| nếu bạn không sẵn lòng để cảm thấy lo âu,
bạn sẽ càng thấy lo lắng nhiều hơn, thêm v|o đó bạn sẽ sống cuộc đời nhiều gò
bó, hạn hẹp.

Để thấy t{c động của quy tắc này, hãy cùng quay lại câu chuyện của Mahatma
Gandhi và sự thiếu thoải mái khi bản thân nhận được nhiều chú ý của ông. Thử
tưởng tượng ông lựa chọn không để cho bản th}n rơi v|o tình huống phải xấu
hổ. Liệu có dẫn ông tới cuộc sống nhiều hạn chế hơn không? Hẳn sẽ là vậy. Liệu
ông có bớt mắc phải chứng lo }u hay ngượng ngùng? Không hề. Trớ trêu thay,
như một sự đè nén tiềm ẩn đầy rủi ro, Hayes giả thuyết với lập luận rằng, ông sẽ
phải chịu đựng những triệu chứng nặng hơn.

Các nghiên cứu gần đ}y đã cung cấp những xác minh mạnh mẽ cho lời khẳng
định của Hayes. Các nhà khoa học đã chọn ra 70 ứng cử viên đại học cho một thí
nghiệm trong đó c{c sinh viên được cho biết họ sẽ cảm thấy đau đớn. Một nửa số
người tham gia được bảo họ sẽ phải đè nén suy nghĩ về c{c bước thí nghiệm họ
sắp phải làm trong vòng 9 phút. Một nửa kh{c được hướng dẫn để họ đơn giản
chú ý tới cảm xúc của mình về thí nghiệm sẽ diễn ra. Bước tiếp đến là nỗi đau
đ{ng sợ. Mỗi người tham dự được yêu cầu nhúng cánh tay của họ vào xô nước
đ{ trong một phút. Nhóm người phải đè nén suy nghĩ ghi lại nhiều đau đớn hơn
đ{ng kể so với nhóm người chỉ cần chú ý tới cảm xúc lo lắng từ sớm. Những
người cố gắng để không thấy lo âu không những không tránh khỏi hồi hộp, lo
lắng mà còn có cảm giác tồi tệ hơn sau khi nó thực sự xảy ra. Không ngạc nhiên
khi các nhà tâm lý học cho thấy chỉ cần niềm tin đơn giản rằng “lo lắng là xấu”
dẫn đến rối loạn lo âu và trầm cảm.

Thay vì cố né tránh hay chống lại sự lo lắng, những nhà nghiên cứu lo âu từ bản
chất nói rằng chúng ta cần học cách thoải m{i hơn với sự khó chịu của nó, để
giúp giảm bớt những thôi thúc dẫn tới phản ứng căng thẳng cấp tính, và giải
phóng sự sáng tạo trong phản ứng của ta với các thách thức. Tập làm quen với
chút lo lắng dễ đem lại cho chúng ta cơ hội để thay đổi thói quen, mở đường cho
những khả năng mới.

Nhưng l|m sao để xây dựng được sức chịu đựng này? Bằng c{ch điều chỉnh
những gì chúng ta nghĩ về sự lo }u. Đ}y l| một phát hiện mấu chốt trong tâm lý
học, mang tên thuyết nhận thức. Nhà tâm lý học Aaron Beck, người tiên phong
phát triển thuyết này, chỉ ra rằng con người có thể học cách quản lý nỗi lo và bứt
ra khỏi vòng luẩn quẩn ngày một nghiêm trọng dưới sự kìm hãm của nó thông
qua cái mà ông gọi là tái cấu trúc nhận thức. Tái cấu trúc nhận thức là quá trình
luyện tập để hướng bản th}n chúng ta đến suy nghĩ tích cực thay vì suy nghĩ tiêu
cực về sự lo lắng mình đang cảm thấy và tình huống mình đang phải đương đầu.
Cuộc đời Gandhi là minh chứng cho sức mạnh của việc học kỹ năng n|y.
Ở London, tính ngại ngùng của Gandhi đe doạ phủ bóng đen lên mọi triển vọng
thành công của ông. Trải qua nỗi cô đơn s}u sắc và mất phương hướng, ông trở
về quê nhà Ấn Độ với tham vọng nửa vời là trở thành một luật sư. Không có gì
đ{ng ngạc nhiên khi nỗi sợ vẫn vượt đại dương b{m theo ông v|o phòng xử án.

Công việc đầu tiên ông nhận tại một toà án chuyên xử các vụ kiện nợ nhỏ chỉ là
một vụ tranh chấp 10 đôla đơn giản, và Gandhi tin chắc rằng thân chủ của ông sẽ
thắng. Nhưng khi ông đứng lên để kiếm tra chéo nhân chứng phản biện, Gandhi
hồi tưởng, “Tim tôi rơi bịch xuống. Đầu óc tôi quay cuồng và tôi cảm thấy như cả
to| {n cũng vậy. Tôi không thể nghĩ được câu hỏi n|o.” Gandhi tuyệt vọng nhìn
quanh tìm kiếm sự trợ giúp, nhưng như thể cảnh tượng từ một cơn {c mộng, ông
phải đối mặt với tiếng cười nhạo của cử toạ lẫn quan toà. “Tôi ngồi xuống và nói
với người đại diện rằng tôi không thể thực hiện vụ n|y.”

Quay cuồng bởi thất bại, trước trách nhiệm chăm lo cho người vợ v| hai đứa con,
và bị con quỷ trong tâm trói buộc, người luật sư trẻ lại tiếp tục ra đi, lần này là
một công việc ở Nam Phi thoạt trông có vẻ vô cùng phù hợp. Nơi đó c{ch xa
những luật sư v| quan to| m| ông đã tự l|m trò cười trước mặt họ, và công việc,
như ông được bảo, không yêu cầu kỹ năng gì đặc biệt. Nếu ông cố gắng thì khó
mà thất bại.

Gandhi phải đối mặt với một cú sốc. Ông đến văn phòng luật Dada Abdulla và
đối mặt với một vụ án tài chính phức tạp mà chỉ người có hiểu biết sâu về kế
toán mới có thể đảm nhận, trong khi ông không hề có. Ông lại chết cứng vì nỗi
sợ. Nhưng Eknath Easwaran, người viết tiểu sử v| cũng l| bạn ông, thuật lại
rằng trước khi ông kịp chạy trốn một lần nữa, người luật sư trẻ đã có một
khoảnh khắc giác ngộ. “Mỗi lần ông ấy trốn chạy khỏi thất bại trước đó, bất kể
ông đi tới đ}u, tình huống tương tự có vẻ luôn lặp lại ở mức độ ngày càng
nghiêm trọng,” Easwaran viết. Như thể vòng suy nghĩ an to|n đột nhiên trở nên
rõ r|ng trước mắt Gandhi, v| đi cùng với nhận thức đó l| mong muốn phá vỡ
nó.
Lần này Gandhi miệt mài học tập về nghiệp vụ kế to{n. Ông đ|o xới tất cả
những chi tiết phức tạp của vụ việc và nhanh chóng trở thành một chuyên gia
được công nhận. Cuối cùng, cả hai bên đều xem ông như một vị hiền giả đã dẫn
dắt vụ việc đến kết cục mỹ mãn cho cả đôi bên. Rốt cuộc ông cũng đã cảm nhận
được sức mạnh của bản thân và khám phá ra cái mà ông gọi l| “bí mật của thành
công.”

“Ông ấy bắt đầu xem mỗi khó khăn l| một cơ hội,” Easwaran giải thích, “để tạo
nên một thử thách có khả năng khơi gợi thêm trí tuệ v| óc tưởng tượng trong
ông.”

Sau vụ kiện này, Gandhi bắt đầu nhìn nhận các thử th{ch như l| cơ hội để phát
triển. Một sự kiện mấu chốt nữa đã ho|n th|nh qu{ trình biến ông trở thành một
vĩ nh}n suy nghĩ v| h|nh động liều lĩnh.

Gandhi đi công t{c theo chỉ thị bằng vé tàu hỏa hạng nhất, song khi đi qua thị
trấn vùng núi Pietermaritzburg, ông đã rất sốc khi một hành khách da trắng
phàn nàn rằng có một người da màu nhỏ thó đã ngồi nhầm khoang. Vé tàu của
Gandhi là vé hạng nhất, nhưng theo luật, ông không được phép sở hữu nó. Khi
nhân viên tàu cố đuổi ông đi, Gandhi đã phản kháng, và cuối cùng ông bị ép
phải xuống tàu, bị bỏ lại qua đêm trong một ga bỏ hoang. Đêm đó trời rất lạnh,
mà ông chẳng có cả áo khoác lẫn hành lý; chúng vẫn còn ở trên con t|u đã bỏ rơi
ông.

Suốt đêm d|i lạnh lẽo ấy, Gandhi đã đối mặt với nỗi sợ của mình. Ông hạ quyết
tâm rằng ông có thể một lần nữa trốn chạy khỏi đất nước đã sỉ nhục ông, hoặc
ông sẽ phản kháng lại.

Ông tự nhắc nhở mình rằng đã qu{ nhiều lần vì thoát khỏi những cảm xúc
không thoải m{i m| đ}m đầu vào thất bại, ngược lại khi ông tiếp cận chúng với
sự tò mò và hứng thú, ông đã th|nh công. Ông có thể gọi khoảnh khắc giác ngộ ở
nh| ga l| “sự cố sáng tạo nhất” trong đời, bởi một khi đã xem những cảm xúc
đau đớn không còn là mối đe dọa mà là dấu hiệu cho thấy cơ hội để bản thân trở
nên mạnh mẽ hơn, Gandhi đã tạo ra không gian trong t}m trí để bình tĩnh v|
thông suốt. Từ đó ông tạo ra khái niệm satyagraha, tức nguyên tắc phản kháng
phi bạo lực, một trong những công cụ phản kháng xã hội mạnh mẽ nhất mà thế
giới từng biết đến, dẫn đến thành quả cho những nỗ lực giải phóng Ấn Độ của
ông.

Trong v|i th{ng, Gandhi đã lãnh đạo nhiều đo|n diễu hành của người Ấn tại
Nam Phi để phản đối luật phân biệt chủng tộc hà khắc mới ban hành. Rất nhanh,
ông đã đến đối mặt với Tướng Jan Smuts, khi đó l| thư ký thuộc địa.

“Tôi đến để nói với ông rằng tôi sẽ chiến đấu chống lại chính quyền của ông,”
Gandhi nói nhẹ nh|ng nhưng kiên quyết.

“Ý ông l| ông đến đ}y để nói với tôi điều đó sao?” viên tướng ho|i nghi. “Ông
có muốn nói gì nữa không?”

“Có,” Gandhi trả lời. “Tôi sẽ thắng. Với sự giúp đỡ của ông.”

Những lời này là của một người đ|n ông khi đối mặt với sức mạnh {p đảo,
người m| v|i năm trước còn không thể kiểm tra chéo nhân chứng tại một vụ kiện
nhỏ. Lời nói của ông truyền tải một sự liều lĩnh gần như bất khả thi nhưng cũng
là sự thật: ông quả thực đã thắng, và cuối cùng ông đã có sự giúp đỡ của Smuts.

Làm quen với sự không thoải mái

Làm sao chúng ta có thể tạo ra không gian để suy nghĩ tích cực hơn về những
thử th{ch độc đ{o, như Gandhi đã l|m? T}m lý học nhận thức cho thấy rằng quá
trình ý thức rằng chúng ta đang có phản ứng tự động theo cảm tính, và tập chấp
nhận cảm xúc thay vì cố né tr{nh chúng, tuy đơn giản nhưng có thể là một quá
trình vô cùng hữu dụng. Gandhi thoạt trông có vẻ là một tấm gương xa vời,
nhưng ông không hề đơn độc trong việc học cách nhìn nhận nỗi lo }u như l| chỉ
dẫn để phát triển. Nhiều người suy nghĩ mạo hiểm tôi từng gặp đã l|m được kỳ
tích là tự cắt đứt lối mòn suy nghĩ của chính họ v| đón nhận sự không thoải mái.
Micah White là một trong số đó. Anh đã đối đầu với các chính trị gia, cảnh sát,
và thậm chí cả những tổ chức phi lợi nhuận ở cùng phe với anh. Anh từng tổ
chức những cuộc nổi dậy trong khu học xá và xâm nhập vào các vùng chiến. Bạn
có nhớ phong trào Chiếm lấy Phố Wall? White đã góp phần dấy lên phong trào
này trong thời gian làm việc lại Adbusters. Anh ta l| người đặt tên cho phong
trào và kêu gọi những nhà hoạt động đầu tiên đến đóng trại.

White theo đuổi một nguyên tắc đơn giản: không bao giờ sử dụng một chiến
thuật hai lần. Anh tin rằng sự mới mẻ và bất ngờ lôi kéo mọi người xuống
đường, khiến báo giới phải quan tâm và cảnh sát phải bối rối. Tuy vậy, anh cũng
phải đối phó với cái bẫy suy nghĩ an to|n.

“Tôi vẫn luôn là một người dễ lo lắng,” anh thừa nhận với tôi. Anh mô tả việc
phải vật lộn với sự hoài nghi và không chắc chắn mỗi khi thể hiện một ý tưởng
mới. “Nhưng để có được thành công, tôi phải tái diễn giải xem những cảm nghĩ
ấy có nghĩa l| gì.”

White đã thề sẽ không lặp lại cùng một chiến thuật hai lần, anh không thể cho
phép bản thân thỏa mãn với những gì đã được sử dụng thành công trong quá
khứ. Anh cần phải luôn luôn cân nhắc những ý tưởng sáng tạo và nhiều rủi ro.
Qua nhiều năm, việc t{i định nghĩa nỗi lo }u đã tạo cho anh tầm nhìn chiến lược,
giữ cho nguồn sáng tạo luôn luôn dồi d|o. “Tôi nhận ra rằng chúng ta sẽ có cảm
giác khó chịu ngay trước khi nghĩ ra được một ý tưởng thật hay ho,” anh nói.
“Tôi coi cảm giác khó chịu đó l| một tín hiệu đ{ng mừng.”

Bằng cách diễn giải n|y, White đã l|m gi{n đoạn vòng lặp suy nghĩ an to|n.
Chúng ta không thể né tránh sự lo lắng, v| chúng ta cũng biết rằng một khi sự lo
lắng kích thích hưng phấn vỏ não, về mặt sinh học chúng ta ở trong thế vô cùng
bất lợi và khó mà tìm ra những giải pháp sáng tạo. Nhưng nếu chúng ta có thể
ch|o đón một chút khó chịu với niềm tin rằng đó l| dấu hiệu cần thiết của tiềm
năng ph{t triển, chúng ta có thể cảm thấy sự hưng phấn vỏ não. Dành ra một lúc
(hoặc một ng|y) để nó tan đi, v| chúng ta sẽ lại nắm quyền điều khiển hành vi
của mình.
White đã t{i định nghĩa sự lo lắng, coi đó l| c{i đ{ng trông chờ bởi nó cho thấy
anh đã vượt qua ranh giởi của những ý tưởng đã thử, ý tưởng đúng v| ý tưởng
tàn lụi. Thay vì liều lĩnh chịu đựng sự không thoải m{i, anh đã học cách dùng nó
làm nhiên liệu cho sức sáng tạo của mình. C{ch nghĩ đó đặc biệt hữu ích với anh
khi phong trào Chiếm lấy Phố Wall tan rã m| chưa đạt được mục tiêu đề ra nào.
Thay vì đổ lỗi cho người khác hay tách mình ra khỏi phong trào, anh lập tức bắt
tay vào nghiên cứu nguyên nhân và bài học từ cái mà anh gọi l| “một thất bại
hữu ích” để xây dựng các chiến dịch phản kháng sau này.

Những phát hiện và kỹ thuật tôi sẽ giới thiệu trong c{c chương tiếp theo khá là
khó. Chúng gây khó chịu, và một phần trong chúng ta dĩ nhiên muốn học về
chúng từ một khoảng cách an toàn, cất giữ chúng như những ý tưởng hay ho
hơn l| một con đường dẫn đến h|nh động. Nhưng với nền tảng l| lòng dũng
cảm và tâm thế đón nhận chứ không né tránh nỗi lo sợ, chúng ta có thể học cách
làm chủ cảm giác khó chịu và thay đổi lối mòn suy nghĩ. Chúng ta sẽ bắt đầu
hành trình khám phá với việc thực hành phủ nhận cái tôi, tức l| vượt qua
“chuyên gia” trong bạn để lấy lại lợi thế của một người mới bắt đầu.
LÒNG DŨNG CẢM: BÀI HỌC RÚT RA

Tìm kiếm những khoảnh khắc ít kích động

Ngay cả trong lúc khủng hoảng, chúng ta vẫn cần dành ra những khoảng nghỉ
để có thể tư duy tìm ra những khả năng mới, vượt lên lối suy nghĩ thông thường.
Thomas Edison thậm chí còn đặt nhiều quả bóng trên một cái chảo kim loại để
đ{nh thức khi ông lỡ ngủ quên, nhờ vậy ông có thể chớp được nhiều ý tưởng
hay ho trong lúc mơ m|ng.

Bạn làm thế nào để tách mình khỏi mớ hỗn độn, dù chỉ một lát? Thiền năm phút? Tắm?
Tản bộ? Tất cả các việc trên đều cho thấy giúp giảm kích động và mở ra những khía cạnh
độc đáo.

Chấp nhận sự lo lắng như là một phần của cuộc hành trình

Bạn còn nhớ nhóm sinh viên cố gắng tự nhủ là họ sẽ ít phải chịu đau hơn chứ?
Sự thật thì ngược lại. Tỏ ra cứng rắn trước sự khó chịu hay né tránh những tình
huống khó chịu dường như sẽ gây ra cho bạn càng nhiều lo }u. Tương tự
Gandhi, chúng ta sẽ có được sức mạnh giải quyết vấn đề bằng cách nhìn nhận
những khó khăn l| cơ hội để khơi gợi càng nhiều trí tuệ v| óc tưởng tượng của
bản thân.

Tìm kiếm những tình huống đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn. Chú ý đến cảm xúc của bạn
khi trải nghiệm điều đó. Bằng cách cẩn thận quan sát cách mình phản ứng, có thể bạn sẽ
thấy những trải nghiệm này quý giá và có lẽ còn thú vị hơn những sự việc dễ dàng, thoải
mái trước đây.

Tái hình dung nỗi sợ là nhiên liệu cho sức sáng tạo

Người đồng sáng lập phong trào Chiếm lấy Phố Wall, Micah White, nói, “Tôi
nhận ra rằng chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu ngay trước khi nghĩ ra được một ý
tưởng thật hay ho. Tôi coi cảm giác khó chịu đó l| một tín hiệu đ{ng mừng.”
Cách bạn diễn giải cảm giác tạo nên mọi sự khác biệt.
Khi bạn cảm thấy sợ hãi, hãy tự nhủ rằng nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ở mấp
mé một sự bùng nổ về sáng tạo. Đó không phải chỉ là hy vọng thôi đâu. Khoa học đấy.

You might also like