You are on page 1of 5

Hiện nay, giới trẻ đang rất ưa chuộng các thể loại sách của những tác giả

Trung
Quốc như ngôn tình… Mà lại quên mất đi những quyển sách tuy nhỏ bé nhưng
lại là những chọn lọc có ích và tinh hoa nhất . Nó giúp ta nhận ra trong đời sống
còn những mảnh nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, làm cho chúng
ta thay đổi được những ý nghĩ và quan điểm sống của bản thân theo hướng
tích cực hơn. Và cuốn sách tôi muốn giới thiệu với các bạn được đặt tên là hạt
giống tâm hồn “ ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ ƯỚC MƠ.” Đây là cuốn sách gồm
những câu chuyện ngắn đến từ nhiều tác giả khác nhau.

Cuốn sách chứa đựng những điều nhỏ nhặt mà kiên cường trong cuộc
sống được các tác giả viết lại một cách sâu sắc mang nhiều ý nhĩa sâu xa đáng
suy ngẫm. Cuốn sách góp phần giựt dậy những con người đang cảm thấy chán
chường trong cuộc sống, họ vấp ngã, họ bỏ cuộc thế nhưng nếu không thông
qua cuốn sách này họ sẽ không bao giờ biết được trong thế giới rộng lớn ngoài
kia có biết bao nhiêu con người thiếu may mắn hơn ta nhưng họ vẫn không
bao giờ bỏ cuộc, họ không cảm thấy thất bại mà họ chỉ ngày qua ngày cố gắng
vượt qua mọi thử thách, sóng gió kia.
Cuốn sách được in bởi nhà sản xuất tổng hợp TP.Hồ Chí Minh. Với sự góp phần
của nhiều tác giả khác nhau do First News tổng hợp và thực hiện. Cuốn sách ra
đời vào năm 2005. Quyển sách thuộc lĩnh vực quản trị cuộc đời. Cuốn sách bao
gồm 42 câu chuyện ngắn và trong số 42 câu chuyện có những ý nghĩa khác
nhau giúp ta nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan hơn, tích cực hơn.
Bìa sách là sự trộn lẫn giữa màu đen và màu đỏ. Màu đen như đang nói lên
những suy nghĩ tiêu cực của con người, màu đỏ như nói lên sự quyết tâm của
những con người thiếu may mắn hơn chúng ta trong cuộc sống. Hình ảnh một
người đàn ông đang cố đi lên một vách đá với chỉ một sợi dây trong tay như
đang ngầm nói rằng con người ta chỉ cần dùng những thứ trong tay mình mà đi
lên chứ không cần đến những thứ cầu kì để kéo họ lên trên vách núi nhanh
hơn. Sách dài 140 trang giấy, sách in khổ 13 x 20,5cm. Mặt sau của sách là
những câu nói của nhiều người khác nhau để khích lệ con người ta hãy tích cực
lên và cuộc sống này vẫn còn nhiều mặt sáng khác nữa. Giá của quyển sách này
chỉ 30.000đ.
Các câu chuyện đều có những cái tên riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau như:
Khát vọng của nàng Violet; Chiếc dù màu đỏ; Âm thanh của sự kiên trì; Cậu bé
hái sao; Tấm lòng người mẹ nuôi; Điều kì diệu của niềm tin; Nỗ lực có giá trị
nhất; Dành cho bạn…; Hãy tin vào những phép màu; Đôi mắt của tâm hồn; Nhà
văn tí hon; Thiên thần tuyết, Thắng và thua; Đừng bao giờ…; Khát vọng của tuổi
trẻ; Hãy tin vào chính mình; Đường hầm xuyên qua trái đất; Những giá trị cuộc
sống; Những lá thư; Điều gì là quan trọng?; Con đường dẫn đến thành công; Sự
chia sẻ giản đơn; Cậu bé mù và bông hoa dại; Bài trượt băng của Heidi; Chiếc
chân giả & cuộc hành trình; Để cuộc sống ý nghĩa hơn; Những đồng xu của bà;
chiếc xe lăn dưới mưa; Cục tẩy của tôi; Dải băng màu đỏ; Và tôi làm được!; Họ
đã không từ bỏ…; Những lựa chọn cho cuộc sống; Hãy bắt đầu từ những điều
bình dị; Ngày hôm nay tôi sẽ…; Ước mơ và hiện thực; Ngọn gió và cây sồi; Giá
trị vĩ đại của một tai nạn; Hoặc Sống hoặc Tồn tại; Những khả năng vô tận và
cuối cùng là Điều chúng tôi không nói.
Và 2 câu chuyện Điều gì là quan trọng nhất và Con đường dẫn đến thành công
là 2 câu chuyện tôi yêu thích nhất trong số 42 mẩu truyện ngắn kia. “Điều gì là
quan trọng nhất ” nói về con người ta vẫn chỉ luôn ghi nhớ và đánh giá một
người nào đó qua những lần sai lầm của họ mà không bao giờ nhớ đến những
lúc họ miệt mài, họ lao lực. Những con người đó gần như gạt bỏ hoặc không
nhớ đến lúc họ cố gắng mà chỉ chăm chăm nhìn nhận họ qua sai lầm. Giống
như khi thầy giáo giơ lên tờ giấy với một vệt đen và hỏi học sinh rằng” các em
có thấy gì không?” Thì cả phòng học đều vang lên câu trả lời “ Đó là một vệt
đen.” Các bạn học sinh chỉ vẫn chú ý đến cái vệt đen mà không để ý rằng xung
quanh cái vệt đen ấy là một khoảng giấy trắng tinh. Khi họ thấy một vết dơ trên
tờ giấy thì luôn luôn vứt chúng đi và tìm cho mình một tờ giấy trắng khác mà
không bao giờ nhìn xem vẫn còn trắng ở xung quanh, vẫn có thể sử dụng. Cũng
giống như con người, khi họ nỗ lực, cố gắng thì chẳng ai biết ngoài bản thân họ
nhưng đến khi họ mắc phải sai lầm thì mọi ánh mắt đều đổ dồn cái lỗi lầm ấy
mà không để ý rằng họ đã phải bỏ ra bao nhiêu thời gian, bao nhiêu công sức
nhưng chỉ vì một sai lầm nho nhỏ mà đổ sông đổ biển, tan thành mây khói. Câu
chuyện đã nói rằng chúng ta cần nhìn nhận mọi việc một cách khách quan vì
đằng sau những lỗi lầm thì phải trải qua một quá trình dài đăng đẳng. “Con
đường dẫn đến thành công” nói về để đạt được một sự thành công vang dội,
điều ta cần không phải là tiền tài, mối quan hệ ngoài luồng, một tài năng xuất
chúng mà điều cần thiết là mình phải có mục tiêu, ước mơ, hoài bão của bản
thân mình. Mình đặt mục tiêu và quyết tâm thực hiện nó cho dù có bao nhiêu
chông gai, trắc trở trên con đường mình đã chọn, cho dù là vấp ngã một cách
đau đớn, cho dù là có bao nhiêu sự ngăn cản từ xã hội thì cũng phải vững vàng
ngồi dậy đặt những bước chân thật chặt lên những lời nói, những sự coi
thường của người khác mà đi về phía trước. Chỉ có khi bạn thắng được bản
thân mình thì không việc gì là không thể, chỉ cần bạn kiên trì, tin tưởng vào bản
thân, vào sự lựa chọn của mình thì bạn sẽ thành công thôi. Giống như câu
chuyện nói rằng một nghiên cứu về những người tốt nghiệp Đại học Harvard
cho thấy rằng sau 20 năm, phần lớn những người có mục tiêu rõ ràng đều có
sự nghiệp thành công hơn những người khác.
Từ 2 câu chuyện trên, tôi rút ra cho bản thân rằng mình không nên nhìn vào
những sai lầm của người khác và đánh giá họ qua những điều tiêu cực mà phải
nhìn nhận những sự cố gắng, sự khó khăn của họ đã trải qua mới đánh giá
được con người họ. Thứ hai, tôi đã đặt ra cho bản thân mình những mục tiêu,
những hoài bão của mình thế nhưng mỗi khi gặp khó khăn, tôi vẫn luôn nản
lòng và chùn bước nhưng sau khi đọc được câu chuyện và cả quyển sách này ,
tôi biết rằng những sự cố gắng của mình vẫn chưa là gì, khó khăn mình gặp vẫn
chưa là bao nhưng lại dễ nản lòng như thế, vì vậy tôi cần kiên trì hơn để thực
hiện những ước mơ của chính mình và nếu tôi cố gắng thì chắc chắn tôi cũng
sẽ được đền đáp lại một cách xứng đáng thôi. Và không chỉ 2 câu chuyện trên
mà còn rất nhiều những câu chuyện kia mang lại cho tôi những suy nghĩ tích
cực hơn trong cuộc sống sau mỗi lần vấp ngã.
Hiện Nay, đa số văn hóa đọc của giới trẻ hiện tại là các thể loại sách như ngôn
tình, đam mỹ… Vốn dĩ những quyển sách ấy không phải là không tốt mà nó chỉ
là những thứ khiến ta thư giản, giải trí còn những quyển sách triết lý, những
sách nói về đời sống không phải là không có nhiều đọc giả nhưng cũng chỉ là
không đông thôi. Bọn họ dường như lãng quên đi những quyển sách cho ta
sống tích cực hơn, sống có mục tiêu, không buông thả chính mình và cho ta mở
rộng kho tàng kiến thức của bản thân. Văn hóa đọc của giới trẻ là chạy theo cái
mới mà lại bỏ lỡ đi những quyển sách đã cũ nhưng vẫn chính là cần thiết và bổ
ích cho bản thân khi còn trẻ và cả khi già đi. Vì vậy, hãy đừng vì mải mê chạy
theo thời đại, theo các thể loại sách mới mà quên lãng đi những cuốn sách là
cột mốc của thời gian và cuộc đời mình.
Cuốn sách “Hạt giống tâm hồn: Đừng từ bỏ ước mơ” gần như thức tỉnh tôi
trong những sự thất bại, mệt mỏi mà bừng tỉnh dậy tiếp tục theo đuổi những
ước mơ của mình. Có những người họ không có gì cả nhưng vẫn có thể thực
hiện được ước mơ của bản thân mình thì tại sao tôi lại không thể? Vui vì đã có
những quyển sách như thế này để tiếp thêm động lực cho bản thân mình. Vì
vậy, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ khi mình còn có thể thực hiện nó.

You might also like