You are on page 1of 15

Câu 1:

Sách là một người bạn không thể thiếu của


chúng ta trong cuộc đời học sinh. Sách là nguồn
tri thức của nhân loại, giúp chúng ta vượt qua
bao khó khăn thử thách. Nhưng dù biết sách là
một “người bạn” vô cùng quan trọng của tuổi
trẻ. Dù biết được tầm quan trọng của sách, ấy
vậy mà em vẫn không thể duy trì được thói
quen đọc sách, em luôn ngưỡng mộ những bạn
hằng ngày vào giờ ra chơi luôn cầm một quyển
sách trên tay để đọc. Nhưng đã đến lúc để thay
đổi, em cần một nguồn động lực để tiếp sức cho
em chinh phục thử thách khó khăn này và cuốn sách “YOU CAN” của tác
giả George Matthew Adams đã giúp em làm được điều ấy.
Được xuất bản ở Việt Nam bởi nhà xuất bản First News. Đây là một cuốn
sách Self Help giúp ta nhận ra những vùng trời mới và bắt đầu cải thiện
chính bản thân mình. Cuốn sách tuy ngắn nhưng chứa đựng trong nó là
những triết lý thay đổi cuộc đời của không biết bao nhiêu người.
“Cùng với Nghĩ Giàu và Làm Giàu của Napoleon Hill, “Không gì là không
thể” của George Matthew Adams đã trở thành người bạn đồng hành thân
thiết của rất nhiều người. Những triết lý đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc và
hữu dụng của Không gì là không thể đã giúp rất nhiều người đạt được thành
công như họ mong đợi. Đến với những bí quyết này, bạn sẽ nhận ra rằng:
Không có giới hạn trong tư duy của con người ngoài những giới hạn do
chính con người đặt ra.
Mỗi nghịch cảnh, thất bại hay đau khổ đều mang trong nó hạt giống của
những lợi ích tương đương hoặc lớn hơn. Hãy học cách đối mặt và vượt qua
thất bại. Hãy để Không gì là không thể đồng hành với bạn trên hành trình
khám phá sức mạnh bản thân và đạt đến thành công hằng mong đợi.”
-Không gì là không thể
Quyển sách tuy không có chủ đề xuyên suốt
nhưng từng nội dung trong đó luôn hướng
đến người đọc phát triển toàn vẹn bản thân
mình. Những điều nhỏ nhặt ai cũng biết
nhưng không làm được, đã được diễn tả
truyền cảm hứng cho bạn đọc để phát huy
hết khả năng của mình.
Từ những việc căn bản như “Sử dụng thời
gian hợp lí”, cho đến những chủ để tưởng
chừng như tầm thường như “Ngày hôm
nay”. Thoạt nhìn ai cũng nghĩ từ “Ngày hôm
nay” không có gì để động viên chúng ta cố gắng nhưng với tài năng của
mình tác giả đã phân tích vào tận sâu trong gốc rễ đưa cho ta những triết lý
vô cùng thâm sâu.
“Đừng để lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận…xuất hiện trong ngày
hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ và chỉ xảy đến trong
tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính
cuộc sống của mình”.
Nhưng đối với em phần hay nhất cũng như phù hợp nhất đối em chính là
phần “Hãy khám phá”. Là một học sinh với tuổi trẻ đầy sức sống đang bước
từng bước thật nhanh vào đường đời, ở độ tuổi có khả năng làm được mọi
điều mình muốn. Đáng lẻ ra đây sẽ là độ tuổi luôn không ngừng khám phá
điều mới nhưng đối với em, em lại sợ sự thay đổi bởi vì em muốn một cuộc
sống có “công thức”, có thể biết được việc gì xảy ra và quản lý nó, một
cuộc sống luôn trong tầm kiểm soát của em nơi mà em không bao giờ buồn.
Nhưng đây là một việc sai lầm cuộc sống không bao giờ chỉ có mỗi niềm
vui, nó còn có cả nỗi buồn và sự thất vọng. Tuy các cảm giác này làm cho
ta đau đớn nhưng chính nó cũng giúp ta hướng tới tương lai
“Cuộc sống không có gì khiến ta phải sợ hãi. Cuộc sống chỉ chứa đựng
những bí mật để ta tìm hiểu và khám phá”
-Marie Curie-
“Tôi luôn cố gắng làm những gì tôi chưa biết, và từ đó, tôi có thể làm
được những điều tưởng như ngoài khả năng của mình”
-Pablo Picasso-
“Henry J. Kaiser là một ví dụ điển hình về mối tương
quan giữa năng lực lãnh đạo và sáng kiến cá nhân.
Trong chiến tranh thế giớ thứ hai, ông đã làm cho thế
giới phải kinh ngạc với sáng kiến đóng tàu mới của
mình. Với sáng kiến này, nền công nghiệp đóng tàu
thế giới đã rút ngắn thời gian và bước sang trang
mới. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là trước đó,
Kaiser chưa từng đóng tàu”.

Henry J. Kaiser
Có lẻ Kaiser đã có những cảm giác hoảng sợ và lo lắng nhưng chính lòng
khám phá đã thôi thúc ông thực hiện ý tưởng của mình và thành công.
Trên cuộc đời đôi khi những ý tưởng vĩ đại
xuất hiện từ những nơi rất tầm thường, có khi
không thuộc lĩnh vực của nó. Ông Kaiser đã
tự tin đống một chiếc tàu bằng một cách thức
hoàn toàn mới trong khi ông chưa từng đống
tàu trước đây, vào lúc ấy – thế chiến thứ hai –
nơi mà chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể giết
chết cả nghìn người. Vậy tại sao em lại sợ
khám phá khi em gần như không trả giá đắt
nào cả mà ngược lại còn tích lũy thêm được
kinh nghiệm. Việc khám phá còn giúp em có
thêm kinh nghiệm sống và sự đồng cảm trước
số phận của những con người nghèo khổ.
“O.Henry được nhiều người mến mộ bởi
không chỉ ở văn chương trau chuốt, mỹ miều mà còn ở những triết lý sâu
sắc với trải nghiệm phong phú và khám phá không ngừng của mình,
O.Henry đã phản ánh chân thực và đa dạng xã hội Mỹ đương thời. Chân
dung những nhân vật phải sống cuộc đời luẩn quẩn, bế tắc trong tác phẩm
của ông đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều thế hệ độc giả”.
“Hãy tìm hiểu, khám phá thế giới quanh mình vì đó chính là khởi nguồn
của mọi sự sáng tạo. Hãy bắt đầu một cuộc sống mới, năng động và sâu sắc
hơn. Hãy tìm cảm hứng từ những chuyến đi, trong trang viết hoặc khám phá
của các thế hệ đi trước. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, điều quan trọng là
bạn đã học hỏi được điều gì từ chính cuộc thám hiểm này. Vì thế, trước khi
não bộ của bạn thực hiện chức năng khám phá, bạn phải xác định được
quan điểm và mục tiêu thật sự của mình. Khi ấy, hành trình khám phá của
bạn chắc chắn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.”
Bên cạnh những bài học cho bản thân còn là những bài học về đối nhân xử
thế: “Cho và nhận”, “Hãy làm người hữu ích”, “Cách xử sự”, “Ý thức trách
nhiệm”, “Sự tôn trọng”, “Bạn bè”, “Tổ tiên”,…Đọc sách không chỉ để thay
đổi cho chúng ta mà đọc sách để ta biết và khuyến khích mọi người cùng
đọc, cùng khai thác nguồn tri thức dồi dào này làm thay đổi cả một cộng
đồng.
“Trân trọng sự đóng góp và
giúp đỡ của người khác là một
trong những thói quen tốt nhất
mà mỗi người chúng ta nên
hình thành cho mình. Chúng
ta không ai lại cảm thấy hối
tiếc khi nói lời cảm ơn hay
khó chịu khi nhận lòng biết
ơn từ người khác.
Bất kể người đó là ai – bạn đời, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc một người xa lạ
- và điều người đó làm cho bạn nhỏ đến thế nào, thì cũng đừng bao giờ
quên nói lời cảm ơn với nụ cười tươi. Sự trân trọng luôn đem đến cho
chúng ta niềm phấn khích cao độ, giúp ta cảm thấy yêu đời hơn”.
Hãy khắc ghi những câu nói này vào tim để không làm tổn thương người
khác vô cớ để từ đó xây dựng một cộng đồng sách hùng mạnh.
Và với khả năng diễn đạt tài tình, chặt chẽ mà
súc tích Geoger Matthew Adams đã tạo nên
một nguồn đọc lực để giúp em đổi thay từng
ngày.
Em nhớ vào thời gian này năm ngoái em còn
đang cậm cụi ngỏ từng chữ một bằng ngón trỏ
mà giờ đầy em đã có thể ngõ bàn phím bằng 10
ngón. Mỗi việc làm trên đời này đều có thể
thực hiện được nếu như bạn “dám làm”. Nhưng
phải có cách làm phù hợp và sự kiên trì lặp đi
lặp lại mỗi ngày. Hồi em còn lớp 5 em thấy
ngõ bằng hai ngón trỏ nhanh hơn nhưng chỉ là
lúc ban đầu, em biết việc tập ngõ 10 ngón ban
đầu rất khó nhưng nó sẽ tốt cho tươi lai nhưng
vì ngại khó mà vẫn giữ nguyên cách làm cũ. Cuộc sống luôn không ngừng
di chuyển và tiến tới vì vậy chúng ta hãy “dám làm”, “dám thay đổi”, “dám
khám phá” để bắt kịp với cuộc đời.
Câu 2:
Đọc sách là một việc vô cùng tốt ai cũng biết điều này. Nhưng em muốn
nhấn mạnh thêm là “Tại sao chúng ta đọc sách”. Đọc sách có phải để biết
thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống, để viết văn hay hơn. Không đọc sách
còn hơn thế rất nhiều đọc sách khiến cho tâm hồn ta thanh thản và nhẹ
nhõm, có được tâm trạng tốt để từ đó hoàn thành các công việc có hiệu quả
cao hơn. Việc đọc sách còn giúp chúng ta gắn kết với nhau, qua những câu
văn ta có thể hiểu được những gì tác giả đã trải qua và từ đó rút thông điệp
và yêu quý mọi người xung quanh mình hơn nữa.
Đó chính là lý do vì sao ta đọc sách vậy để làm gì để ta khuyến khích mọi
người đến với nguồn tri thức dồi dào này. Sau đây em có một vài biện pháp
mà em nghỉ sẽ cải thiện tinh thần ham đọc sách của mọi người.
Đối với gia đình, việc cha mẹ đi làm thêm không có thời gian chăm con là
một việc rất thường gặp trong cuộc sống bộn bề ngày nay. Để có thời gian
yên lặng để hoàn thành công việc cha mẹ thường đưa điện thoại để con
xem. Đây là một hành động nguy hiểm ai cũng có thể nghĩ đến nhưng mọi
người không biết được tầm ảnh hưởng của nó đến não bộ của trẻ như thế
nào. Một cuộc nghiên cứu của Trung tâm Khám phá Đọc & Đọc hiểu, trực
thuộc Bệnh viện Trẻ em Cincinnati (Mỹ) đã công bố kết quả quét não của
hai đứa trẻ.
Đây là bộ não của một trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thường được cha mẹ đọc sách
cho nghe

Các khu vực màu đỏ cho thấy sự tăng trưởng về chất trắng có tổ chức. Nói
cách khác, đây là một đứa trẻ có khả năng ngôn ngữ và kỹ năng đọc viết tốt.
Đây là bộ não của một trẻ mẫu giáo thường dành trung bình 2 giờ/ngày để
xem điện thoại .
Màu xanh trong não hiển thị cho sự kém phát triển và vô tổ chức của chất
trắng. Điều này đồng nghĩa với việc đứa trẻ này sẽ gặp khó khăn trong học
tập khi lớn lên.
Tiến sĩ John Hutton – bác sĩ nhi khoa, đồng thời
là nhà nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trẻ em
Cincinnati cho biết: “Điều này rất quan trọng vì
bộ não của trẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất
trong 5 năm đầu tiên. Những đứa trẻ có nhiều
trải nghiệm kích thích bộ não sắp xếp tổ chức có
lợi thế rất lớn khi đến tuổi đi học. Và thực sự rất
khó để não bộ đạt được sự sắp xếp này nếu cha
mẹ bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm của trẻ”
Trong khi chất xám của não chứa phần lớn các tế
bào dùng để điều khiển cơ thể nên làm gì, thì
chất trắng lại được ví như một mạng lưới truyền thông nội bộ của bộ não,
cho phép các tín hiệu điện di chuyển từ vùng này sang vùng khác mà không
bị gián đoạn. Bởi chất trắng được tạo thành từ các sợi, và thường được phân
phối thành các bó gọi là các dải – hình thành các kết nối giữa các tế bào não
và phần còn lại của hệ thần kinh.
Số lượng và sự tổ chức của chất trắng rất quan trọng đối với khả năng nhận
thức – chìa khóa của sự phát triển ngôn ngữ cũng như khả năng đọc viết của
trẻ. Nếu chất trắng thiếu tổ chức và kém phát triển, nó có thể làm chậm tốc
độ xử lý của não và việc học của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
“Trẻ em được sinh ra với rất nhiều tế bào thần kinh, nhưng về cơ bản chúng
là những tế bào trống rỗng, rời rạc. Chính nhờ vào những cuộc trò chuyện,
đi dạo, chơi trò chơi, khám phá, đọc sách,… đã tạo nên sự kết nối và củng
cố mối quan hệ giữa các tế bào thần kinh này. Bất kỳ thứ gì không được sử
dụng tốt đều bị não cắt tỉa và chết đi.
Và mặc dù bộ não có thể thay đổi và học hỏi ở mọi lứa tuổi, nhưng nó đạt
hiệu quả nhất trong 5 năm đầu tiên. Đó là lý do tại sao những trải nghiệm
thời thơ ấu lại rất quan trọng”, Tiến sĩ John Hutton nói thêm.
“Sử dụng các thiết bị điện tử thông minh đã ảnh hưởng đến khả năng nhận
thức, mà cụ thể là khả năng ngôn ngữ, đọc hiểu của trẻ”, Tiến sĩ John
Hutton chia sẽ. “Mặt khác, việc dành thời gian cho điện thoại, ipad cũng
khiến trẻ không còn thời gian để chơi đồ chơi nhằm khích thích trí tưởng
tượng, cũng như đi ra ngoài trời để khám phá thiên nhiên”
Nhưng ta đã thấy việc cho trẻ em tiếp
xúc từ nhỏ với điện thoại là rất nguy
hiểm vì vậy điều đơn giản mà chúng
ta có thể làm đó chính là trò chuyện
với con, đọc sách cho con nghe dùng
trí tưởng tượng của chúng ta –các vị
phụ huynh- để kể cho con nghe tạo
cho con thêm hứng thú với sách vở.
Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hãy
kể chuyện cho con nghe.
Đây là những việc không tốn
nhiều thời gian ấy vậy mà ta lại
không làm. Đúng là sau những
giờ làm việc căng thẳng ta muốn
vào giường và ngủ ngay nhưng
hãy cố thêm chút nữa (20-30
phút) để đọc sách cho con nghe
điều này không chỉ có lợi cho sự
phát triển của trẻ mà còn giúp ta
thư thả đầu óc và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Và đặc biệt điều đơn giản nhất mà
ai cũng có thể làm đó chính là lời khen. Cha mẹ hãy khen thưởng và đọc
viên con mỗi khi con đọc xong một cuốn sách và lắng nghe những ý nghĩa
mà con mình rút ra khi đọc xong quyển sách đó. Nhưng trên hết ta hãy thay
đổi ý thức của mình, đọc sách ở thời điểm nào cũng vô cùng quan trọng chứ
không phải “Nó còn bé tí thế kia thì đọc sách cái gì?
Đối với xã hội, như nhà văn Thành Lê đã nhận xét:

“Trở ngại lớn nhất đối với việc đọc sách của các em vẫn là từ phía... người
lớn, từ thói quen của cha mẹ, thầy cô. Cao hơn nữa là từ chính sách của
ngành giáo dục, văn hóa. Mỗi năm chúng ta dành biết bao tiền của cho các
dự án giáo dục, văn hóa nhưng hệ thống thư viện từ trường học đến cộng
đồng vẫn nghèo nàn, cũ kỹ cả cơ sở vật chất và số lượng đầu sách.”
Vậy điều đầu tiên ta cần làm đối với
xã hội là hãy mở thêm nhiều thư
viện sách báo, các nơi những người
yêu văn chương có thể tụ tập và bàn
luận. Điều này giúp tăng tương tác
xã hội, giúp người lao động hoạt
động có năng suất cao hơn. Về phía
trường học, cần phải có một tiết để học sinh đọc sách (khoảng một hai tuần
tiết sinh hoạt sẽ trở thành tiết đọc sách tự do), xem việc động sách như là
một hình thức giải trí chứ không phải bài tập về nhà, kích thích sự hứng thụ
của học sinh vào sách vở.

Việc này có tác động lớn đến lớp học khi học sinh đọc nhiều sách có nhiều
kiến thức sẽ tích cực giơ tay phát biểu đóng góp xây dựng bài học, tạo nên
một không khí lớp học sôi động từ đó các thầy cô có thêm động lực để
truyền đạt nhiều kiến thức hơn, giúp giáo viên có thêm niềm vui khi dạy.
Việc gì làm ta vui và thích thì tất nhiên ta sẽ làm nó nhiều lần và từ đó tìm
ra những phương án để cải thiện cái mình thích.
Và cuối cùng điều quan trọng nhất đó chính là thay đổi chính ý thức của
học sinh. Việc chúng ta ghét sách là do kĩ năng đọc chúng ta còn yếu dẫn
đến không làm việc đó thời xuyên. Sắp xếp thời gian trong ngày lên kế
hoạch rõ ràng và có thời gian đọc sách. Việc trong tiết đọc sách chúng ta
không đọc mà chơi điện thoại vì nó vui hơn là lỗi do chúng ta. Nhưng ta
hãy nghĩ đến bao nhiêu người đang đề ra kế hoạch để ta có cuộc sống tốt
hơn. Các kế hoạch dù có tốt hay chi tiết tới đâu kế hoạc đó sẽ không thành
công khi những người trong kế hoạch không chịu thay đổi. Hãy để lòng biết
ơn giúp chúng ta thoát khỏi thú vui gây hại đó và cố gắng tận dụng những
cơ hội mà người khác cho mình.
Đối với em dù kế hoạch có chi tiết hay tỉ mỉ đến đâu nó cũng sẻ không
thành công nếu không thay đổi đươc ý thức của cả cộng đồng. Chính chúng
ta là người thực hiện kế hoạch thành công nhất.
Nguyễn Trọng Tín 11B

You might also like