You are on page 1of 3

ĐỀ 4:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Giáo sư William L. Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động
viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà ba mươi năm về trước. Một tuần sau,
ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng:
Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già
cô đơn tám mươi tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường
như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ta đã
dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm
ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức
thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần
được cảm nhận.
(Nguồn: http://songtrongtinhyeu.blogspot.com)

Câu 1). Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản.
- Giáo sư William L. Stidger là một học sinh của một người giáo viên dạy ông ba mươi năm về trước.
Câu 2). Bà giáo đã nhận được bức thư cảm ơn đầu tiên vào hoàn cảnh nào?
- Bà giáo nhận được bức thư cảm ơn đầu tiên của Willie khi bà là một cụ già cô đơn tám mươi tuổi,
sống đơn độc, lủi thủi sống qua ngày một mình.
Câu 3). Xác định và cho biết tác dụng của câu đặc biệt có trong văn bản trên.
- Câu đặc biệt có trong văn bản trên là “Willie yêu quý của ta!”
- Tác dụng: dùng để gọi đáp giáo sư William L. Stidger từ cô giáo.
Câu 4). Chỉ rõ và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Chính bức thư ấy đã
sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm
nhận
- Biện pháp tu từ trong câu văn trên là hoán dụ (trái tim già nua cô đơn)
- Tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng, hoàn cảnh cô đơn của bà giáo và tô đậm ý nghĩa của những lời cảm
ơn chân thành đến từ học sinh của bà
Câu 5). Theo em, vì sao bức thư có khả năng sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của bà giáo? Từ đó, em
rút ra bài học gì cho bản thân.
Trong câu chuyện trên, bà giáo có nhắc đến việc bức thư của giáo sư Willie là bức thư gửi lời
cảm ơn chân thành đầu tiên trong suốt quãng đời sự nghiệp dạy dỗ của mình. Theo em đây cũng là lí do
tại sao bức thư có khả năng làm sưởi ấm trái tim già nua, cô đơn của bà giáo. Từ đó, chúng ta phải biết
“tôn sư trọng đạo”, phải biết ơn những người đã giáo dục, nuôi dạy mình nên người.
Câu 6) Viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.
BÀI LÀM
Ở đời này chẳng mấy ai mà muốn được thành công? Song, có những người muốn đạt mục tiêu,
nhưng không có đủ niềm tin, ý chí vươn lên và nghị lực; kết quả là họ không đạt được gì. Vì vậy, từ
xưa đến nay người ta vẫn lưu truyền câu tục ngữ “Có chí thì nên”. Trải qua bao năm tháng, câu tục ngữ
vẫn giữ được ý nghĩa nguyên vẹn, sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí” trong cuộc sống.
“Chí” ở đây được hiểu là ý chí, nghị lực, sự kiên trì, quyết tâm. Rộng hơn, “chí” cũng có thể là
những ước mơ, hoài bão; những khát vọng lớn nhất của con người. “Nên” chính là thành quả, là sự
thành công. “Nên” không tự mà có được; chúng được tạo ra nhờ ý chí, nghị lực và sự kiên trì, quyết
tâm của con người mà tạo nên nó. Ai có chí thì sẽ thành công. Ai có chí thì sẽ tích lũy được những kết
quả xứng đáng.
Tiếc thay, không tồn tại một con đường ngắn toàn là màu hồng nào dẫn chúng ta đến thành
công. Không phải lúc nào con đường đó cũng bằng phẳng, dễ đi, mà có những thời điểm, chúng ta sẽ
gặp những khúc quanh co gập ghềnh, gặp những chông gai, những ngọn núi cao đến tuốt trời. Những
lúc như vậy, chúng ta sẽ rất dễ dàng vấp ngã, mà nếu cũng ta không có chí, thì chắc chắn chúng ta sẽ
không đứng dậy được. Và đôi khi, chúng ta sẽ không đến đích cuối cùng, đó chính là sự thành công,
những thành quả xứng đáng mà mình đã ban đầu đưa ra. Nhưng nếu ngược lại thì sao, nếu chúng ta biết
lấy ý chí làm động lực, biết lấy thất bại làm kinh nghiệm, biết lấy những lần vấp ngã làm bài học, thì
những chướng ngại vật ấy giờ chỉ như khi dừng đèn đỏ bên đường, chỉ như những bước đi đưa chúng
ta đến thành công có ý nghĩa hơn. Ý chí có liên kết đến sự thành công, mỗi thành công đều mang một ý
chỉ, thành công càng lớn thì đòi hỏi ý chí càng cao. Nếu bạn chưa đạt đến thành công của mình, chẳng
qua là bạn chưa có đủ niềm tin, sự kiên trì và hơn hết, ý chí và nghị lực mà thôi!
Trong cuộc sống này, tôi chưa bao giờ gặp hay nghe những ai thành công mà không có nghị lực
cả. Có lẽ bạn đã nghe qua câu chuyện, có một người đàn ông vô gia cư, đã từng làm nhà báo nhưng bị
tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng, rồi ông lại bị nếm mùi phá sản nhiều lần. Nhưng ông không quyết bỏ
cuộc. Nhờ tạo nên những nhân vật hoạt hình nổi tiếng như Mickey Mouse, vịt Donald, hay Bạch tuyết
và bảy chú lùn mà ông đã thành công vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất hoạt hình. Ông cũng là người
sáng lập Disneyland, một công viên vui chơi khổng lồ nổi tiếng ở California, Hoa Kì. Người đàn ông
đó chính là Walt Disney. Gần hơn về mảnh đất Việt Nam thân yêu của ta, chúng ta có những tấm
gương sáng về ý chí, nghị lực và sự vươn lên. Bạn có biết, thời xưa có một cậu bé, thuở nhỏ viết chữ
rất xấu, nhưng cậu quyết tâm mượn những quyển vở luyện chữ đẹp, vất vả ngày đêm kiên trì tập viết.
Một khi chữ đã đẹp lên, cậu còn viết lên cột nhà để chữ thêm cứng cáp. Lớn lên, ông trở thành một nhà
văn lỗi lạc với biệt danh “văn hay chữ đẹp”. Ông chính là một nhân vật nỏi tiếng trong lịch sử nước ta,
Cao Bá Quát. Những câu chuyện trên càng làm sáng tỏ cho câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
Trái với “có chí thì nên” là “thấy sóng cả mà ngả tay chèo”. Thật vậy, trong cuộc sống có những
người rất muốn đạt thành công, nhưng lại không có niềm tin, sự kiên trì, hay hơn hết là ý chí quyết tâm
và nghị lực; thấy việc nặng nhọc là rên rỉ, đùn đẩy, có suy nghĩ mình không tài nào làm được, kết cục là
phải từ bỏ tất cả. Những người như thế sẽ không bao giờ đạt được mục đích, kết quả mà mình đưa ra,
thậm chí, tronng vài trường hợp, sẽ vấp ngã ngay trong những bước đi đầu tiên mà không thể đứng dậy
được. Thử nghĩ, trong một xã hội đầy rẫy những loại người như vậy, thì xã hội ấy sẽ không thể tiếp tục
tiến lên, văn minh sẽ không tiến bộ được, liệu còn có thành công?
Qua đó, ta thấy được rằng ý chí rất quan trọng. Song, ý chí không phải là cái có sẵn, vì vậy,
chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện và mài bén sự ý chí trong tâm hồn mình, từ trong nghĩ suy, biến
thành hành động và quyết tâm thực hiện. Phải sống có kế hoạch, làm việc có mục tiêu, phải đặt niềm
tin, kiên trì với ước mơ. Dù thất bại đừng lùi bước, dù chông gai đừng sợ hãi, hãy vững vàng đứng lên
và tiến lên phía trước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Ý chí ắt làm nên.”

You might also like