You are on page 1of 3

Nghị luận xã hội

Chuyên đề 1: Kĩ năng làm bài nghị luận xã hội


Bước 1: Xác định vấn đề cần nghị luận
- Nghị luận về một vấn đề thực tiễn, đời sống
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
*Tips:
Đọc và xác định nội dung bài đọc hiểu-> vấn đề cần nghị luận trong bài NLXH
Bước 2: Lập dàn bài
A, Mở đoạn
- Mở đầu theo cách gián tiếp, 1 câu danh ngôn, 1 câu nói nổi tiếng
- Dẫn vào vấn đề cần nghị luận
VD:
Napoleon I (Hoàng đế Pháp) : “Sau khi phạm sai lầm hay gặp phải bất
hạnh, người tài hoa luôn đứng dậy trên đôi chân của mình.”

Trong cuộc sống để giải quyết được các vấn đề khó khăn và đi tới đỉnh vinh
quang cần phải có sự rèn luyện và hội tụ rất nhiều yếu tố một trong những yếu
tố đó chính là bản lĩnh.
B, Thân đoạn
- Định nghĩa:
VD: Bản lĩnh được hiểu là tinh thần không ngại khó, ngại khổ sẵn sàng đương
đầu với khó khăn thử thách để vươn đến những thành công.
- Giải thích vấn đề
Nêu nguyên nhân, hệ quả về mặt lí thuyết
VD: Bản lĩnh là một yếu tố quan trọng để góp phần vào sự thành công của mỗi
người. Một con người bản lĩnh luôn giám nghĩ, giám làm không ngại khó khăn,
gian khổ, không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Dù ngoài kia biết bao khó
khăn gian khổ, vất vả nhưng người đó vẫn giữ một tinh thần sắt đá và điềm tĩnh
vượt qua.
+ Như thế nào là người bản lĩnh?
+ Trau dồi sự bản lĩnh sẽ giúp gì cho cuộc sống?
+ Người thiếu bản lĩnh sẽ ra sao?
- Nêu dẫn chứng
Văn học
Thực tiễn
VD: Như Bác Hồ của chúng ta, Bác ra đi tìm đường cứu nước với đôi bàn tay
trắng. Thử hỏi nếu một người không có bản lĩnh thì có ai dám lênh đênh góc bể
chân trời với đôi bàn tay trắng. Bác của chúng ta với bản lĩnh hơn người và lòng
yêu nước nồng nàn đã quyết định ra đi vượt qua mọi khó khăn để rồi tìm ra con
đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi lầm than để con cháu hôm nay được sống
trong hòa bình và hạnh phúc.

Dẫn chứng văn học:


Nhân vật chính của truyện Lặng Lẽ Sa Pa- anh thanh niên - điểm sáng nổi bật
nhất trong bức tranh mà tác giả Nguyễn Thành Long tập trung thể hiện. Tác giả
khắc hoạ hình ảnh anh thanh niên có dáng người thấp bé nhưng sống một
mình trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét, quanh năm suốt tháng giữa cái
lặng lẽ mênh mông của cỏ cây, mây núi. Công việc của anh là làm vật lý địa cầu
khiêm khí tượng thủy văn. Tuy vậy, anh vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, tự biết
làm cho cuộc sống của mình vui vẻ đầm ấm thơ mộng, ý nghĩa.

- Phản đề
VD: Bên cạnh những tấm gương sống bản lĩnh, những người dám đương đầu
với thủ thách, khó khăn để đem lại giá trị cho mình và cho người khác, nhưng
trong xã hội muôn màu muôn vẻ này, đâu đó vẫn tồn tại những cá nhân chưa đủ
bản lĩnh để vượt qua chính mình, vượt qua những cám dỗ thường ngày như xem
điện thoại, chơi game,…để thực hiện những mục tiêu của mình.

- Liên hệ bản thân


VD: Bản thân chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh đối với con đường thành
công của bản thân hãy không ngừng rèn luyện bản lĩnh để sau này vững chãi
giữa đời.
C, Kết đoạn
- Kết bằng một câu danh ngôn, câu nói nổi tiếng và kết luận lại vấn đề cần
nghị luận
VD:
Hãy sống hiên ngang như cây tùng, cây bách và mạnh mẽ vươn lên để thành
công góp phần xây dựng xã hội và tổ quốc.

(1 đoạn văn dài 2/3 trang giấy~ 20 dòng (k 15 chữ/dòng))

*Một số cụm từ và câu giúp cải thiện lối diễn đạt


“Mưu cao chẳng bằng chí dày.”

“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.”

“Bất kỳ một sự đả kích nào cũng không nên trở thành cái cớ cho bạn sa
ngã.”
“Bạn không thể thay đổi thế giới nhưng bạn có thể thay đổi bản thân
mình.Việc cần làm là chọn lựa một con đường đúng đắn và kiên trì bước
tiếp.”

“Hãy cảm ơn những lúc bạn gặp khó khăn, bởi nếu không có khó khăn, bạn
sẽ không có cơ hội để hiểu mình và trải nghiệm cuộc sống.”

*Danh ngôn nổi tiếng


Napoleon I (Hoàng đế Pháp) : “Sau khi phạm sai lầm hay gặp phải bất hạnh,
người tài hoa luôn đứng dậy trên đôi chân của mình.”
Nhà văn John Ruskin: “Bản lĩnh là sức mạnh hợp nhất của kinh nghiệm, trí tuệ và
đam mê trong guồng hành động.”

You might also like