You are on page 1of 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐOẠN VĂN GIỮA KỲ 1

ĐỀ 1

“Trên con đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn)
Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về câu nói trên.

1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề bàn luận
- Dẫn dắt câu nói: “Trên con đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng”
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- “Thành công”: Là đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng, là sống đầy đủ về tinh thần và vật
chất, là nhận được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống.
- “Lười biếng”: Là thói quen xấu làm suy giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, làm việc, là ỷ lại
vào người khác, không tự thân vận động …
-> Ý nghĩa câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc,
chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những
người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…
b. Bàn luận
- Câu nói trên là một cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về bước đường đến thành công
- Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường
bằng nhung lụa.
- Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổI bằng mồ hôi và công sức, trong
suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.
- Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì
trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.
- Dẫn chứng:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh cần cù chăm chỉ nên người đã sống được ở nước ngoài và tiếp thu
thành công nền tinh hoa của họ
+ Anh Lê Bá Khánh Trình đã nỗ lực hêt mình để nắm trong tay giải thưởng cao quý của
cuộc thi Toán quốc tế.
c. Mở rộng, phê phán
- Cuộc sống vẫn còn những con người lười biếng, chỉ muốn hưởng thành quả lao động của
người khác. Cần phê phán, bài trừ.
- Để thành công, ngoài việc không lười biếng, ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác.
d. Bài học
- Cần phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ, cần cù để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống vươn
đến sự thành công.
- Tránh những thói hư tật xấu làm đình đốn trì trệ con đường đến với sự thành công: lười biếng,
ỷ lại, tự thỏa mãn với bản thân,…
3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của vấn đề. Liên hệ bản thân

-------------------------------------------
ĐỀ 2

“Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”
Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

1. Mở đoạn
- Trong cuộc sống, sự không ngừng nỗ lực và không ngừng hoàn thiện bản thân tất yếu sẽ mang
đến thành công cho mỗi chúng ta.
- Dẫn dắt ý kiến: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn
thiện bản thân mình”.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- “Thành công”: Hoàn thành, đạt được một hay nhiều mục tiêu nào đó mình đặt ra.
- “Cố gắng hết sức”: Nỗ lực, kiên trì, gắng sức liên tục, bền bỉ đến mức cao nhất.
- “Không ngừng hoàn thiện bản thân”: Luôn luôn, liên tục luôn học tập, trau dồi kiến thức
và rèn luyện, tu dưỡng nhân cách, lối sống đẹp cho bản thân.
-> Ý nghĩa câu nói: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng
hoàn thiện bản thân mình” cho chúng ta hiểu rằng mỗi chúng ta để đạt được thành công phải
hết sức cố gắng, kiên trì, quyết tâm và không ngừng hoàn thiện bản thân, nhân cách của mình.
b. Bàn luận
- Thành công là điều không dễ dàng đạt được hay có thể nắm bắt trong cuộc sống.
- Đôi khi, thành công đến sau mỗi thất bại, vì vậy, nếu bỏ cuộc giữa chừng thì bạn không bao
giờ vươn tới mục tiêu của mình.
- Thành công cũng không đến với những người không chịu thay đổi theo chiều hướng tích cực
và cũng không ở lại quá lâu với những ai dễ dàng hài lòng với bản thân.
- Con người là chủ thể quyết định suy nghĩ, hành vi của chính mình và kết quả của mỗi việc
làm, hành động của họ. Do đó, thành công chỉ gõ cửa nhà bạn khi bạn không ngừng cố gắng và hoàn
thiện bản thân.
- Dẫn chứng:
+ Leonardo Davinci trở thành danh họa kiệt xuất thế giới nhờ tháng ngày khổ luyện vẽ những
quả trứng để rồi hoàn thiện kĩ năng của mình hơn qua mỗi bức hình tưởng chừng như đơn giản.
+ Thomas Alva Edison phải mất hơn 3000 lần thử nghiệm mới tạo ra được bóng đèn điện.
Nếu không có đủ sự kiên trì, không biết cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình,
có lẽ Edison có thể đã bỏ cuộc, và nhân loại chưa thể có bóng đèn điện để thắp sáng lúc ấy.
c. Mở rộng, phê phán
- Theo đuổi thành công đến cùng không có nghĩa là bất chấp tất cả để có được điều mình mong
muốn. Thành công chỉ bền vững nếu con người cố gắng dựa trên nội lực của bản thân và không
ngừng hoàn thiện chính mình.
- Phê phán những người lười nhác, thụ động, không biết phấn đấu vươn lên, ỷ lại, dựa dẫm vào
người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình.. Những người như thế sẽ không bao giờ có
được thành công trong cuộc sống, cuộc sống của học chỉ là sống mòn, sống thừa.
d. Bài học
- Cần hiểu vai trò của điều kiện và cách thức để thành công.
- Mỗi chúng ta cần không ngừng học tập, trau dồi kiến thức; tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân
cách, trau dồi kĩ năng sống và thích ứng với thời đại khoa học công nghệ tri thức và thị trường mở.
3. Kết đoạn: Tóm lại, cố gắng phấn đấu và không ngừng hoàn thiện bản thân của con người có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
-------------------------------------------
ĐỀ 3

Cách suy nghĩ của người thành công:


Họ là 5% luôn MUỐN thành công.
Họ bắt buộc phải thành công.
Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để thành công.

Cách suy nghĩ của kẻ thất bại:


Họ là 95% THÍCH thành công.
Không thành công cũng không có gì ghê gớm đối với họ.
Họ chỉ sẵn sàng làm những việc họ thích làm.
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Adam Khoo - NXB Phụ Nữ, năm 2019, trang 29)
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn về thành công.

1. Mở đoạn: Giới thiệu được nhận định từ đề bài (đoạn trích) và rút ra vấn đề nghị luận: thành công
2. Thân đoạn:
a. Giải thích
- Đạt được kết quả, mục đích như dự định (theo Từ điển Tiếng Việt)
- Theo mục đích của mỗi người đặt ra về thành công thì có loại thành công bình thường (mục
tiêu nhỏ, ước mơ gần) có loại thành công lớn lao vĩ đại (lý tưởng lớn, cao cả)
b. Bàn luận
- Con đường dẫn đến thành công dựa vào sự suy nghĩ “muốn thành công”, quyết tâm, nỗ
lực vươn lên. Ngược lại, đặt ra mục tiêu nhưng không kiên trì, chỉ do thích nên thiếu sự nỗ lực
“không thành công cũng không có gì ghê gớm” sẽ dẫn đến thất bại.
- Tại sao sự quyết tâm, nỗ lực lại là một trong những yếu tố quyết định thành công?
+ Cuộc sống, ai cũng muốn thành công. Mục tiêu càng lớn thì con đường đạt đến càng
khó khăn, càng đòi hỏi con người có sự kiên trì, nỗ lực để vượt qua.
+ Có quyết tâm, kiên định với mục tiêu đặt ra, con người mới tập trung trí tuệ, sức lực
để bước đến đích cuối cùng.
+ Sự quyết tâm sẽ giúp con người có sức mạnh, có nghị lực đứng lên từ những thất bại.
Chỉ có những kẻ lười biếng, yếu hèn mới quy sự thành công hay thất bại cho số phận.
+ Bản thân mỗi con người là yếu tố quyết định đầu tiên. Do ý muốn chủ quan, suy nghĩ
của từng người mà ta có thành công hay thất bại.
- Dẫn chứng:
+ Leonardo Davinci trở thành danh họa kiệt xuất thế giới nhờ tháng ngày khổ luyện vẽ những
quả trứng để rồi hoàn thiện kĩ năng của mình hơn qua mỗi bức hình tưởng chừng như đơn giản.
+ Thomas Alva Edison phải mất hơn 3000 lần thử nghiệm mới tạo ra được bóng đèn điện.
Nếu không có đủ sự kiên trì, không biết cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình,
có lẽ Edison có thể đã bỏ cuộc, và nhân loại chưa thể có bóng đèn điện để thắp sáng lúc ấy.
c. Mở rộng, phê phán
- Xây dựng nhận thức, thái độ đúng
- Phê phán: Những kẻ lười biếng, sống không có mục đích phấn đấu, chỉ làm những việc thich
làm, làm việc mà không đặt mục đích phải đạt được kết quả cuối cùng, … Những kẻ khi thất bại lại
trách móc người khác, oán than đổ thừa cho số phận.
d. Bài học
Con đường học tập là con đường chông gai. Nỗ lực, vượt khó là một điều kiện cần để thành
công trên con đường học tập..
3. Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề nghị luận.

-------------------------------------------
ĐỀ 4

“Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”


Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

1. Mở đoạn
- Trong cuộc sống, sự không ngừng nỗ lực, có ý chí tất yếu sẽ mang đến thành công cho mỗi
chúng ta.
- Dẫn dắt ý kiến: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- “Ý chí”: là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn,
gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
- “Con đường”: có thể là đường dẫn đến lí tưởng, con đường dẫn đến tương lai, con đường
dẫn đến thành công…
-> Ý nghĩa câu nói: Câu nói muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: cuộc sống có vô vàn những
thách thức nhưng nếu có ý chí thì chúng ta sẽ tìm ra cách vượt qua nó và thành công.
b. Bàn luận
- Con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc đầy những chông gai thử thách. Để có thể vượt
chúng ta cần có ý chí.
- Đôi khi, chúng ta sẽ vấp ngã và thất bại nhưng ý chí giúp ta đứng dậy và tiếp tục
vững bước tiếp.
- Qua thất bại sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống để có thể giải quyết khó khăn một cách
dễ dàng hơn.
- Ý chí là chìa khóa để mở ta con đường thành công.
- Nếu thiếu đi ý chí tức là chúng ta đã chịu đầu hàng trước khó khăn thử thách và ta sẽ bị rơi
vào thất bại.
- Người có nghị lực luôn được mọi người tôn trọng, xã hội tôn vinh, lịch sử lưu danh.
- Trở thành nguồn động lực, tấm gương sáng cho mọi người
- Dẫn chứng:
+ Nick Vuijic sinh ra đã không có tứ chi, phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung
quanh nhưng nhờ ý chí và suy nghĩ tích cực anh đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép và trở thành
nhà diễn thuyết, tuyên truyền động lực và đại sứ truyền cảm hứng sống nổi tiếng trên thế giới.
+ Ludwig Van Beethoven, một con người đã dũng cảm vượt qua nỗi đau mất đi thính giác,
một con người đã tạo nên những kiệt tác khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
c. Mở rộng, phê phán
- Phê phán những người thiếu ý chí, dễ dàng buông xuôi, bỏ cuộc trước khó khăn, để mặc cho
số phận quyết định.
- Đó là kiểu sống tầm thường, vô giá trị và không có ý nghĩa; khó thành công, không được xã
hội tôn trọng…
d. Bài học: Muốn thành công, ngoài ý chí, chúng ta cần có hoài bão, ước mơ, lí tưởng sống. Chúng
ta cũng cần trau dồi vốn kiến thức, vốn sống, tích lũy kinh nghiệm sống từ người khác, học hỏi người
khác.
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại, ý chí có vai trò rất quan trọng trên bước đường đời của chúng ta.
- Đưa ra lời khuyên, mỗi người hãy tự rèn luyện để có được ý chí nghị lực giúp chúng ta thành
công trên bước đường đời.
-------------------------------------------
ĐỀ 5

“Thất bại chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công”
Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

1. Mở đoạn
- Trong cuộc sống, sự không ngừng nỗ lực và không ngừng hoàn thiện bản thân tất yếu sẽ mang
đến thành công cho mỗi chúng ta.
- Trích dẫn đề: “Thất bại chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công”.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- “Thất bại”: là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
- “Thành công”: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu
-> Ý nghĩa câu nói: Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp
ngã, thất bại. Nhưng ta phải biết điều chỉnh từ chính những thất bại đó thì bản thân mới có thể
thành công.

b. Bàn luận
- Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách
nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượt qua
- Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lực và lý tưởng, năng lực của bản
thân.
- Dẫn chứng: Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại
+ Walt Disney đã từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star chỉ vì họ nói rằng: “ông thiếu trí
tưởng tượng và không có những ý tưởng tốt”. Cứ thế thất bại này nối tiếp thất bại khác và ông đã
phải nhận 302 lời từ chối. Tất cả những nỗi thất vọng đó đến trước khi ông gom góp đủ tiền thành
lập công ty Walt Disney – cái tên đình đám hiện nay.
+ Steve Jobs đã bị sa thải khỏi chính công ty mà ông bắt đầu. Thất bại này khiến ông nhận
rằng đam mê lớn hơn tất cả. Ông tiếp tục phát triển các dự án khác như NeXT và Pixar. Sự thành
công của chúng đã khiến Apple mời Steve Jobs quay lại vị trí CEO của Apple.
c. Mở rộng, phê phán
- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn
đổ thừa cho hoàn cảnh.
- Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự thất bại là một trong
những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là mẹ thành công”.
d. Bài học
- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực.
- Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.
- Biết rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của
mình.
3. Kết đoạn: Tóm lại, thất bại chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

-------------------------------------------
ĐỀ 6

Đại văn hào người Nga M.Gorki từng nói: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không
có tình thương .
Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhận định trên

1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng
tình thương.

2. Thân đoạn
a. Giải thích
- “Bắc Cực”: cực bắc của Trái Đất, nơi quanh năm băng tuyết bao phủ khiến cho nhiều vùng
không có cả sự sống, vô cùng lạnh lẽo.
- “Nơi không có tình thương con người”: nơi con người sống với nhau bằng sự lạnh lùng, vô
cảm, không có tí tình thương, sự san sẻ, giúp đỡ nhau.
-> Ý nghĩa câu nói: Khi không có tình yêu thương, cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh
lẽo hơn cả Bắc Cực. Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ
nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn
trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Bàn luận
- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu
thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát
triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
- Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự
sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
- Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu
tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
- Dẫn chứng: Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự
đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng …

c. Mở rộng, phê phán


- Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không
cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những
người này cần bị phê phán, chỉ trích.

d. Bài học: mỗi chúng ta, hãy quan tâm và yêu thương những người xung quanh nhiều hơn và sống
với tấm lòng nhân hậu, tình nghĩa, biết yêu thương, san sẻ với những người xung quanh, biết thương
cảm với những mảnh đời bất hạnh.

3. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận ý kiến: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà
là nơi thiếu vắng tình thương”
-------------------------------------------
ĐỀ 7

Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn để trả lời cho câu hỏi:
Phải chăng chia sẻ là một biểu hiện của yêu thương?

1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và
hạnh phúc”. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân đoạn

a. Giải thích
- “Yêu thương”: tình cảm gắn bó tha thiết, quan tâm hết lòng với người khác.
- “Chia sẻ”: là cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau;
chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn; giúp đỡ họ khi họ không có khả năng
thực hiện
-> Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết san sẻ những từ những điều nhỏ nhặt nhất với
những người xung quanh, như vậy chúng ta đã thể hiện tình yêu thương của mình với mọi người
xung quanh.

b. Phân tích
- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta chia
sẻ, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng
sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
- Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự
sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
- Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu
tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c.Dẫn chứng:
Đối mặt với đại dịch Covid-19, con người Việt Nam lại bộc lộ được tinh thần tương thân
tương ái vốn có. Rất nhiều những cây ATM gạo, ATM khẩu trang… miễn phí được xây dựng. Dịch
bệnh phức tạp, những hoàn cảnh khó khăn mỗi ngày lại tăng lên và tấm lòng nhân ái cứ thế được
kích hoạt tự nhiên và lan tỏa..

d. Mở rộng, phê phán


Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà
không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… →
những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận

You might also like