You are on page 1of 11

Dàn ý giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên

1. Mở bài

- Giới thiệu về câu tục ngữ: Có chí thì nên. 

- Câu tục ngữ là lời khuyên của ông cha muốn nói với con cháu phải biết kiên trì, nỗ lực thì
mới thành công.

2. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:

 “Chí”: Tức là ý chí, nghị lực, tinh thần của một con người.
 “Nên”: Ở đây chỉ sự thành công, chỉ mục đích đạt được mà con người ta mơ ước đạt
tới trong cuộc sống.
 “Có chí thì nên”: Muốn khuyên chúng ta rằng ai có ý chí thì sẽ có được thành công.
Vậy nên phải biết giữ vững ý chí, tinh thần của mình, quyết tâm kiên trì thực hiện
mục tiêu đã đặt ra thì ắt sẽ làm "nên", ắt sẽ có được thành công như ý muốn.

- Tại sao nói “có chí thì nên”?

 Khi bạn có ý chí thì bạn sẽ có động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá
trình tiến bước tới thành công.
 Có ý chí, có mơ ước làm "nên" thì sẽ biết tìm tòi, khám phá, biết vạch rõ con đường
để tới được mục tiêu của mình.
 Có ý chí thì sẽ có được sự kiên trì, quyết tâm, nỗ lực tới cùng để thực hiện mơ ước
của mình.

- Làm thế nào để thực hiện câu tục ngữ "Có chí thì nên"?

 Phải xây dựng cho mình một mục tiêu phấn đấu. Có lý tưởng, có mơ ước thì mới bắt
tay thực hiện giấc mơ của mình được.
 Phải lập ra những kế hoạch nhỏ, những công việc nhỏ làm bước tiến dần tới mục tiêu
lớn hơn cũng như tiến dần tới mơ ước của mình.
 Phải luôn luôn tự mình nỗ lực trước mọi khó khăn sóng gió và thử thách, luôn kiên trì,
quyết tâm thì sẽ thành công.

- Dẫn chứng:

 Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký tuy hai tay không thể viết nhưng thầy đã luyện viết bằng
bàn chân và trở thành một giảng viên đại học.
 Nhà bác học Edison đã phát minh ra bóng đèn sau hơn hai ngàn lần thử nghiệm...

- Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mỗi người trong xã hội:

 Đối với lớp trẻ: Cần có lý tưởng, thực hiện lý tưởng của mình
 Đối với thế hệ sinh viên, học sinh: Cần phải biết phấn đấu trong sự nghiệp học hành
để lớn lên giúp ích cho xã hội.
3. Kết bài

- Khẳng định lại bài học mà câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta.

- Là thế hệ con cháu chúng ta cần làm gì cho xứng đáng với lời dạy của cha ông.

Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên - Mẫu 1

Bác Hồ từng nói rằng:

"Không có việc gì khó


Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp bể
Có chí ắt làm nên"

Đó là câu nói mà Người muốn khuyên bảo lớp thanh niên mọi thế hệ phải biết kiên tâm thực
hiện mục tiêu của mình dù có bao khó khăn, thử thách lớn lao đang chờ đợi. Câu nói lời
khuyên của Bác cũng được Người lấy từ kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông ta để lại. Đó là
câu tục ngữ "Có chí thì nên". Câu tục ngữ là một lời khuyên dành cho mọi người rằng hãy
biết kiên trì, nỗ lực, có chí hướng rõ ràng thì sẽ làm nên được sự nghiệp lớn lao.

Trải qua bao ngàn năm xây dựng và giữ nước, ông cha ta đã để lại cho con cháu biết bao điều
về những trang sử hào hùng của dân tộc. Không chỉ vậy, họ còn để lại cho chúng ta một kho
tàng đồ sộ về văn hóa dân tộc. Những kho tàng về ca dao tục ngữ chính là những lời khuyên
răn, lời dạy dỗ mà cha ông ta muốn nói cho chúng ta được đúc rút qua bao thế hệ. Khi ông bà
ta muốn khuyên con cháu phải chọn lấy bạn bè, chọn lấy người để học hỏi, ông bà ta khuyên
"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Cũng như vậy bằng câu tục ngữ "Có công mài sắt có
ngày nên kim", ông cha muốn khuyên ta rằng phải biết kiên trì cố gắng thì mới thành công.
Còn khi muốn khuyên ta phải có lý tưởng, có ý chí thì mới làm nên được sự nghiệp thì ông bà
ta dạy rằng "Có chí thì nên".

Vậy "Có chí thì nên" là gì? "Chí" ở đây tức là ý chí, chí hướng, là nghị lực tinh thần của một
con người, mà thông qua đó con người sẽ có thêm động lực để làm nên sự nghiệp của mình.
Còn "nên" ở đây được hiểu là chỉ sự thành công, là sự nghiệp viên mãn, là lý tưởng, mục tiêu
đã được thực hiện. Câu tục ngữ "Có chí thì nên" có ý muốn khuyên chúng ta rằng có ý chí, có
quyết tâm thì con người sẽ làm nên được những việc to lớn. Phải biết giữ vững ý chí, lòng
quyết tâm, cũng như nỗ lực to lớn đó, nhất định chúng ta sẽ làm được điều mà mình mong
muốn.

Bởi vì khi có ý chí thì chúng ta sẽ có được một động lực thôi thúc chúng ta phải làm việc,
phải quyết tâm tiến tới mục tiêu đã định, dù có bao nhiêu khó khăn, chúng ta cũng cảm thấy
không sờn lòng. Có ý chí tức là đã có trong tay những lý tưởng, những mơ ước. Chính những
lý tưởng, mơ ước làm "nên" ấy sẽ mở đường cho chúng ta, giúp chúng ta xác định được con
đường phía trước sẽ phải tiến bước như thế nào. Có được ý chí, chúng ta cũng có được sự
kiên trì, sự lạc quan vào những điều tốt đẹp, vào mục tiêu tươi sáng của mình. Chính ý chí là
ngọn nguồn cho ta và cùng ta tiến bước. Bạn hãy thử nghĩ xem, nếu không có ý chí và lý
tưởng, chúng ta sẽ không thể biết chúng ta nên làm gì, nên hành động như thế nào. Điều đó sẽ
có thể dẫn tới việc chúng ta mất phương hướng, hành động sai trái. Vậy mới nói, có chí rất
quan trọng, có chí hướng, chúng ta sẽ chỉ hướng tới mục tiêu đã định sẵn, sẽ vượt qua mọi
thử thách, khó khăn để thực hiện.
Thế nhưng không phải ai cũng có được ý chí kiên cường như thế. Muốn có được ý chí, đầu
tiên chúng ta phải lập ra mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống. Chúng ta muốn có điều gì và
muốn thực hiện điều gì. Từ đó mới đặt ra mục tiêu cũng như lý tưởng của riêng mình. Điều
đó sẽ là kim chỉ nam điều hướng mọi hành động của chúng ta. Khi đã có được lý tưởng, mục
tiêu cho riêng mình, hãy lập ra những kế hoạch nhỏ, những bước nhỏ để chuẩn bị tiến tới đích
ngắm của mình. Bằng việc thực hiện những công việc nhỏ nhặt, những ý tưởng nhỏ, bạn đã
đang dần dần bước tới cánh cửa cuối cùng mà mình hướng tới rồi. Trong khi thực hiện những
điều này, chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn không thể tránh khỏi. Nhưng hãy luôn nhắc
nhở mình rằng "Có chí thì nên" hay " Thất bại là mẹ thành công". Đừng bao giờ nản lòng bởi
vì mỗi khó khăn bạn gặp phải thì bạn đã đang dần tiến gần hơn tới mục tiêu của mình rồi.

Trong cuộc sống của chúng ta, không ít những tấm gương với ý chí, nghị lực vươn lên, chứng
minh cho câu tục ngữ "Có chí thì nên" của ông cha ta. Hẳn bạn đã từng một lần nghe tới cái
tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - người bị liệt đôi bàn tay và không thể nào cầm bút viết
được. Thế nhưng giờ đây, Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành một giảng viên đại học. Thầy đã
dùng đôi bàn chân của mình thay thế cho đôi tay học lấy những con chữ để khai sáng cho tâm
hồn mình và cả cho những thế hệ sau. Thầy đã dạy cho chúng ta biết về ý chí, về lòng quyết
tâm, nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình. Nếu không có lý tưởng, có mục tiêu phải biết được
con chữ, thì liệu thầy có làm nên được điều mà không phải ai cũng làm được đó không? Nếu
không có ý chí kiên cường, làm sao đôi chân có thể thay đôi tay khéo léo học được cách viết
chữ chứ?

Hay như nhà bác học Thomas Edison cũng khiến người ta phải khâm phục về ý chí của mình.
Ông là người đã sáng tạo ra bóng đèn điện qua hai ngàn lần thử nghiệm. Mỗi lần thử nghiệm
thất bại, ông đều tự nhủ lần sau sẽ là thành công. Cứ như vậy tới hơn hai ngàn lần thì ông đã
thành công thực sự. Vậy nên mỗi bước nhỏ trong kế hoạch cũng đều là một viên gạch để giúp
chúng ta bước gần hơn tới mục tiêu của mình. Nếu như không có ý chí thì liệu hai con người
này có thể làm nên được những điều kỳ diệu đến thế không? Liệu Nguyễn Ngọc Ký có trở
thành một người thầy giáo khiến bao thế hệ phải thán phục? Hay Thomas Edison liệu có được
cả thế giới nhắc tới như một nhà bác học vĩ đại nhất hay không?

Với lớp trẻ, lớp thanh niên, câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta về ý chí, về chí hướng cần
có trong đời để làm nên sự nghiệp, giúp ích cho xã hội. Nếu không có ý chí, chắc chắn sẽ
không thể có được thành công, thậm chí có thể đi theo hướng sai lầm. Khi còn là học sinh,
sinh viên, chúng ta cũng cần đặt ra cho mình những hướng đi rõ ràng và thực hiện nó bằng tất
cả nỗ lực của mình bằng việc học tập, tu dưỡng tốt.

Tác giả Paul Poelo đã nói trong cuốn "Nhà giả kim" rằng: "Khi bạn thực hiện mơ ước thì cả
thế giới sẽ chung tay giúp đỡ bạn". Vậy nên hãy lập ra cho mình một mục tiêu để phấn đấu,
kiên trì, bền bỉ tới cùng với mục tiêu đó thì chắc chắn bạn sẽ thành công như ông cha ta nói
"Có chí thì nên".

I. Dàn ý Chứng minh “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của


chúng ta”
1.  Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.


2. Thân bài

– Giải thích các khái niệm:


+ “Rừng” là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập
trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.
+ “Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.
– Chứng minh vấn đề cần bàn luận:
+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,…) để làm ra các sản
phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,… làm nhà, xây dựng đình chùa,…
+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,…
+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,…
+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.
+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.
+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm
Đồng), U Minh (Kiên Giang),…
+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn
Xuân Sanh, Hoàng Việt,…

– Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?


+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng….

3. Kết bài

– Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.
– Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo
vệ cuộc sống của chính mình.

>> Xem thêm Dàn ý Chứng minh Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta tại đây.

II. Bài văn mẫu Chứng minh “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc


sống của chúng ta”
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và mang lại rất nhiều lợi ích mà thiên nhiên đã
ban tặng cho con người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ rừng vì “Bảo vệ rừng là bảo
vệ cuộc sống của chúng ta”.

Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu “rừng” là khoảng đất rộng lớn thường ở cao hơn so với đồng
bằng, là nơi sinh sống, tập trung của rất nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Nói đến rừng, ta
nghĩ ngay đến các loại cây cối được trồng dày đặc, mọc um tùm và xanh tươi tốt với đủ loại
muông thú khác nhau tạo nên một quần thể đa dạng, mang nhiều lợi ích. Bảo vệ rừng chính là
giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển tự nhiên.

Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng? Trước hết, rừng cung cấp cho chúng ta một số lượng gỗ
lớn với nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như lim, táu, mun, trắc,…). Đây chính là những
nguyên vật liệu được con người sử dụng rộng rãi trong đời sống và vô cùng quan trọng trong
sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Cụ thể, gỗ quý được dùng để xây những ngôi chùa với
những thiết kế kiểu dáng bắt mắt, xây lăng tẩm, xây nhà. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rất
nhiều trong các đồ dùng gia đình (giường, tủ, bàn, ghế…), trong giao thông (cầu, cống, phà,
thuyền, bè…), trong nhạc cụ (đàn, sáo, nhị)…Nhìn chung, gỗ mang lại nhiều giá trị lớn cho
con người, không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra toàn thế giới. Bên cạnh việc
cung cấp gỗ, rừng còn là nơi tập trung của rất nhiều cây thuốc quý (thuốc nam, thuốc bắc,…),
là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

Ngoài ra, rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, mang lại
sự đa dạng sinh học. Nhưng đứng trước thực trạng cuộc sống hiện đại như hiện nay, bụi bặm,
ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề cấp bách của toàn xã hội và rừng xanh đực xem như “lá
phổi xanh” của Trái Đất cung cấp oxi, điều hòa khí hậu và làm cho môi trường xung quanh
chúng ta trong lành, mát mẻ hơn. Nó còn là thành trì khá vững chắc ngăn chặn lũ lụt, chống
xói mòn đất, hạn chế lũ quét và những tổn thất, mất mát to lớn do thiên tai mang lại. Không
những vậy, rừng còn là địa điểm thu hút khách du lịch ở khắp mọi miền đất nước, là nơi nghỉ
dưỡng trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, là địa điểm tham quan, nghiên cứu… như rừng Cúc
Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),… Và về mặt tinh
thần, rừng cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ… như Nhớ rừng
(Thế Lữ), Việt Bắc (Tố Hữu), Rừng xanh yêu thương (Huy Cường),…

Có thể thấy, rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, nó mang
lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần ra sức chung tay bảo
vệ rừng, duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có bằng cách tích cực tham gia vận động mọi
người trồng cây gây rừng, có những biện pháp phòng chống cháy rừng, ngăn chặn triệt để nạn
lâm tặc, nạn phá rừng bừa bãi để duy trì nguồn tài nguyên vô giá của nước ta vì bảo vệ rừng
chính là chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Như vậy, thật đúng đắn khi nói rằng “Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Bạn và tôi, chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường.

I. Mở bài

 Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

Trong cuộc sống, nhiều khi đã từng khiến tôi nản ý chí, gục ngã. Nhưng khi đọc những lời
khích kệ của Bác cho mọi người nhân buổi đương dựng, kháng chiến, tôi như được tiếp thêm
động lực và sự cố gắng cho mình. Bác viết rằng:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

II. Thân bài

a. Giải thích
 Đào núi và lấp biển: Đây là cách nói ẩn dụ cho những điều lớn lao, khó khăn tưởng
chừng như khó có thể đạt được
 Nội dung bài thơ: bài thơ như là sự khẳng định một chân lý sống trong cuộc đời. Mọi
điều dù có khó khăn đến đâu đều có thể hoàn thành chỉ cần con người ta có ý chí
quyết tâm vượt qua nó.

b. Chứng minh

 Thông điệp qua bài thơ là đúng đắn.


 Trong cuộc sống, mọi khó khăn đều có cách giải quyết. 
 Những khó khăn trong cuộc sống không phải là những rào cản mà là phương thức
giúp ta học cách giải quyết vượt qua, khi ấy nó sẽ trở thành bước đệm đưa ta chinh
phục những chân trời mới.
 Thế giới có điện thắp sáng màn đêm u tịch, con người có thể ” bay” trên bầu trời như
là một ký tích nhờ sự sáng tạo ra máy bay. Những điều ấy có thể với những người
trước đây là điều không thể, thậm trí là ảo tưởng điên rồ. Nhưng mọi sự đều có thể trở
thành sự thật, như là cách bác khẳng định không có việc gì khó, bất khả thi.
 Tuy nhiên mọi khó khăn sẽ chỉ được vượt qua nếu nó được xây đắp bởi lòng kiên trì,
sự bền bỉ của một ý chí quyết tâm. 
 Ta không thể trông trờ vào một kỳ tích xuất hiện như há miệng chờ sung. Khó khăn
chỉ có thể vượt qua khi ta có động lực phấn đấu không ngừng nghỉ.
 Điều gì khiến Edison vẫn tiếp tục cố gắng sau ngàn thí nghiệm thất bại? Ý chí nghị
lực đã giúp nhà bác học thiên tài tiếp tục cố gắng nỗ lưc, để rồi ánh sáng con người ấy
tạo ra đã thắp sáng cả nhân loại. Trong lich sử kháng chiến của dân tộc, đất nước Việt
Nam ta đã chiến thắng cường quốc trên thế giới, mà lịch sự gọi là lừng lẫy năm châu,
trấn động địa cầu. Một đất nước mạnh về quân sự, kinh tế tưởng như là không thể.
Nhưng ta có điều họ không thể có, đó là ý chí quyết tâm, khao khát độc lập tự do cho
dân tộc. Đó là lòng yêu nước, đã trở thành ngọn lửa, sức mạnh để khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại. Chiến thắng chỉ dành cho những người có ý chí
kiên cường, bởi có nó thì dù ” Đào núi” hay ” Lấp biển” ta vẫn tin rằng mình có thể
chiếm lĩnh.

c. Mở rộng( Liên hệ thực tế)

 Tuy nhiên chắc rằng trong cuộc sống những khó khăn sẽ không hề dễ dàng vượt qua.
Nhiều ban thì thế mà cũng dễ dàng từ bỏ nản chí. Nhưng bạn ơi ” Thất bại là mẹ
thành công “, bởi vậy hãy nuôi dưỡng ý chí bằng những lời tự động viên khích lệ cho
mình
 Có ý chí, ta còn cần phải bắt tay hành động, thực hiện nếu không ý chí ấy sẽ rơi vào
mù quáng, ảo vọng.

III Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.

Lời khuyên của Bác Hồ dành cho chúng ta mãi là một chân lý đúng đắn. Khó khăn nào cũng
có thể vượt qua chỉ cần ta có lòng kiên trì. Trong tương lai sau này có thể sẽ còn nhiều khó
khăn, những em tin rằng chỉ cần có ý chí em có thể đạt được những điều mà em mong muốn.
Bác Hồ luôn là tấm gương sáng để cho thanh niên Việt Nam học tập và noi theo. Trong suốt
cuộc đời của Người, Người cũng đã để lại rất nhiều bài học quý giá trở thành lí tưởng sống
của nhiều thanh niên hiện nay. Trong đó có bài học về ý chí kiên cường đã trở thành kim chỉ
nam hành động cho từng người:

 Không có việc gì khó


 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên.

Bác đã khéo léo gửi gắm bài học qua bốn câu thơ ngắn ngủi. “Khó” là những việc vất vả, đòi
hỏi sự kiên trì, cố gắng thì mới có thể làm được. Còn “Bền” là sức chịu đựng, sự dẻo dai có
thể chịu được khó khăn, nặng nhọc trong một khoảng thời gian dài. “Đào núi, lấp biển” là ẩn
dụ cho những công việc khó khăn, gian khổ mà không thể làm được, tựa như đào núi và lấp
biển. “Làm nên” là đạt được thành quả, đạt được những điều bản thân mình mong muốn.
Bằng những hình ảnh đó, bốn câu thơ đã khẳng định sức mạnh của ý chí kiến cường, tinh
thần kiên trì, nhẫn nại có thể giúp ta vượt qua được mọi khó khăn tưởng chừng như không thể
vượt qua được. Đây là bài học mà mỗi người nên học.

Chúng ta cần phải có ý chí kiên trì, nhẫn nại bởi lẽ cuộc sống có muôn vàn điều khó khăn mà
chúng ta không thể lường trước, cũng sẽ không có ai ở bên chỉ bảo, hướng dẫn chúng ta làm
sao để vượt qua những khó khăn đó. Chính vì thế, chỉ có bản thân mình tự kiên trì, cố gắng
hết sức, bền bỉ không chịu thua cuộc trước khó khăn thì chúng ta mới gặt hái được thành
công.

Vậy tại sao kiên trì, nhẫn nạo lại giúp ta đạt được mong muốn? Bởi vì kiên trì, nhẫn lại là sức
mạnh thuộc về tinh thần, chúng ta có sự kiên trì, nhẫn nại thì sức mạnh đó mãi mãi không bao
giờ mất đi. Nó âm thầm tồn tại, cổ vũ cho chúng ta vượt qua khó khăn. Trước những công
việc khó, ta cứ nhẩn nha, từ từ làm từng chút, chút một, ngày qua ngày như tằm ăn dâu, một
ngày nào đó, chúng ta sẽ nhận ra mình hoàn thành công việc lúc nào không hay. Đây là sức
mạnh lớn nhất, là vũ khí đặc biệt, quan trọng không khác gì vũ khí vật chất. Chúng ta đã
được nghe rất nhiều về các tấm gương có lòng kiên trì nhẫn nại. Chắc hẳn ai cũng biết đến
Walt Disney- ông vua của giải trí dành cho trẻ em. Nhưng có lẽ ít người biết rằng, người
thành lập nên công ty giải trí này, đã bị đuổi việc và đánh giá là thiếu trí tưởng tượng và
không có ý tưởng tốt, đồng thời, ông đã bị từ chối 302 lần trước khi gom đủ vốn để thành lập
công ty. Và với lòng kiên trì, ông đã thành công xây dựng lên một đế chế giải trí với phim
hoạt hình, phim người thật, công ti giải trí,…đồng thời kiếm về hàng tỷ đô la mỗi năm. Tất cả
đều nhờ vào sự kiên trì và lòng quyết tâm.

Có thể nói, ý chí nghị lực, lòng kiên trì đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường thành
công của mỗi con người. Đây là một đức tính mà mỗi người chỉ có thể tự tìm hiểu, rèn luyện
lấy cho bản thân mình bằng cách xác định mục tiêu đúng đắn, không ngừng cố gắng làm và
nhắc nhở bản thân, từ đó tạo một thói quen cho chính mình.

Với học sinh, lời dạy của Bác thật sự có một ý nghĩa to lớn, nó cổ vũ tinh thần, thúc giục
thanh niên về ý thức và tránh nhiệm của bản thân. Chúng ta nên rèn luyện sự kiên trì, nhẫn
nại từ những công việc hằng ngày như chăm chỉ làm bài, thức dậy sớm, tập thể dục buổi
sáng,… Lòng kiên trì rèn luyện qua những việc nhỏ nhoi ấy sẽ đem đến cho chúng ta những
trái ngọt không thể ngờ.
AT- wikivui.com

Chỉ cần chúng ta cố gắng hết mình thì chúng ta có thể làm những điều mà bản thân nghĩ
rằng sẽ không bao giờ làm được

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 CHỨNG MINH "KHÔNG CÓ


VIỆC GÌ KHÓ/CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN/ĐÀO NÚI
VÀ LẤP BIỂN/QUYẾT CHÍ ẮT LÀM NÊN"
Con người ngày nay và mai sau dù có tài năng đến đâu cũng vẫn luôn phải trau dồi cho bản
thân những đức tính để hoàn thiện mình. Trong đó, tính kiên trì, ý chí quyết tâm là rất cần
thiết. Bác Hồ đã từng căn dặn:"Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp
biển/Quyết chí ắt làm nên."

Trước tiên ta hiểu bốn câu thơ là lời nhắn gửi của Bác dành cho toàn bộ thanh niên Việt Nam.
Hình ảnh "đào núi lấp biển" là hình ảnh ẩn dụ cho những việc khó khăn, mất nhiều công sức
để thực hiện. Chí là sự kiên cường, quyết tâm của con người trong công việc. Bốn câu thơ
ngắn gọn, không sử dụng những hình ảnh cầu kì, biện pháp tu từ độc đáo nhưng đã nêu lên
một bài học sâu sắc cho mọi người: khi có quyết tâm cao, biệt gì cũng thành công.

Bài học trên hoàn toàn đúng đắn. Cuộc sông không phải khóc nào cũng bằng phẳng và dễ
dàng, đâu ai biết trước được điều gì đang đón chờ ta. Và tất nhiên, sẽ có những khó khăn nhất
định bất kể việc lớn hay nhỏ. Khi đối mặt với những khó khắn ấy, con người rất cần một tinh
thần kiên cường, mộ ý chí quyết tâm để mạnh mẽ xuyên qua nó. Con đường ngắn nhất để
vượt qua thử thách là dsi xuyên qua nó. Nhưng điều này không phải ai cũng làm được, nó đòi
hỏi con người phải có bản lĩnh vững vàng và một tinh thần bất khuất. Điều ấy có được từ đâu
nếu không phải từ một con người luôn mang trong mình ngọn lửa hừng hực của ý chí phi
thường. Như những em bé mắc bệnh hiểm nghèo, các em chính là hiện thân của những người
anh hùng. Bệnh tật đau đớn dày vò các em nhưng trên môi các em, nó cười chưa bao giờ tắt.
Tinh thần ấy không chỉ khiến căn bệnh ngày một lùi dần mà còn thắp lên ánh sáng trong lòng
bao người. 

Nếu không có ý chí nghị lực, con người ta sẽ dễ bị gục ngã trước khó khăn thử thách. Cuộc
sống này vô cùng khắc nghiệt, muốn tồn tại và phát triển, người ta phải biết học cách sống
chung với khó khắn gian khổ, biến chúng thành điều kiện để khẳng định mình. Nhưng người
đã không có ý chỉ sẽ chỉ thấy ngọ cụt trong thử thách, nó còn là biểu hiện của sự thiếu kinh
nghiệm, sớm dẫn đến thất bại, cuối cùng là buông xuôi tuyệt vọng. Như một số bạn trẻ ngày
nay, sống quá quen trong sự sắp xếp của cha mẹ, đến khi ra trường không biết tự giải quyết
vấn đề của bản thân, hai mươi tuổi vẫn như một đứa trẻ to xác, cha mẹ vẫn phải chăm lo đủ
thứ. Và rồi khi gặp một chuyện nhỏ thôi cũng thấy chán nản tuyệt vọng mà rút lui. Nhưng
một khi tinh thần không có thì dù có đi đường nào cũng vẫn là ngõ cụt. 

Người có ý chí nghị lực còn là một chỗ dựa đáng tin cậy của những người xung quanh và
điều này càng giúp những công việc khó nhọc như "đào núi, lấp biển" trở nên nhẹ nhàng hơn,
thuận lợi hơn. Vì khi ta có ý chí cầu tiến ta sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, nó giúp ta
có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn để thuận lợi vượt qua thử thách trên đường đời. 
Tình thần kiên cường và ý chí quyết tâm có vai trò vô cùng buồn trọng đối với cuộc hành
trình hoàn thiện bản thân của mỗi người. Tuy nhiên phải phân biệt rõ gia quyết tâm và cố
chấp. Đôi khi có những việc vượt quá khả năng của bản than thì không nên cố theo đuổi,
nhân vô thập toàn, người hiểu rõ bản thân nhất là người thông minh nhất. Và giới trẻ ngày
nay, đang có một số bộ phận không có ý chí, nghị lực đó là nhưng người đáng bị lên án, phê
phán. Là học sinh, em sẽ luôn rèn luyện cho bản thân tinh thần kiên cường quyết tâm để đạt
được ước mơ của mình.

Bài học của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Em nhất định sẽ học tập thật tốt và làm theo
lời dạy bải của Bác để góp phần nhỏ bé của mình đưa đất nước sánh vai bạn bè năm châu. 

Bác Hồ luôn là tấm gương sáng để cho thanh niên Việt Nam học tập và noi theo. Trong suốt
cuộc đời của Người, Người cũng đã để lại rất nhiều bài học quý giá trở thành lí tưởng sống
của nhiều thanh niên hiện nay. Trong đó có bài học về ý chí kiên cường đã trở thành kim chỉ
nam hành động cho từng người:

 Không có việc gì khó


 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên.

Bác đã khéo léo gửi gắm bài học qua bốn câu thơ ngắn ngủi. “Khó” là những việc vất vả, đòi
hỏi sự kiên trì, cố gắng thì mới có thể làm được. Còn “Bền” là sức chịu đựng, sự dẻo dai có
thể chịu được khó khăn, nặng nhọc trong một khoảng thời gian dài. “Đào núi, lấp biển” là ẩn
dụ cho những công việc khó khăn, gian khổ mà không thể làm được, tựa như đào núi và lấp
biển. “Làm nên” là đạt được thành quả, đạt được những điều bản thân mình mong muốn.
Bằng những hình ảnh đó, bốn câu thơ đã khẳng định sức mạnh của ý chí kiến cường, tinh
thần kiên trì, nhẫn nại có thể giúp ta vượt qua được mọi khó khăn tưởng chừng như không thể
vượt qua được. Đây là bài học mà mỗi người nên học.

Chúng ta cần phải có ý chí kiên trì, nhẫn nại bởi lẽ cuộc sống có muôn vàn điều khó khăn mà
chúng ta không thể lường trước, cũng sẽ không có ai ở bên chỉ bảo, hướng dẫn chúng ta làm
sao để vượt qua những khó khăn đó. Chính vì thế, chỉ có bản thân mình tự kiên trì, cố gắng
hết sức, bền bỉ không chịu thua cuộc trước khó khăn thì chúng ta mới gặt hái được thành
công.

Vậy tại sao kiên trì, nhẫn nạo lại giúp ta đạt được mong muốn? Bởi vì kiên trì, nhẫn lại là sức
mạnh thuộc về tinh thần, chúng ta có sự kiên trì, nhẫn nại thì sức mạnh đó mãi mãi không bao
giờ mất đi. Nó âm thầm tồn tại, cổ vũ cho chúng ta vượt qua khó khăn. Trước những công
việc khó, ta cứ nhẩn nha, từ từ làm từng chút, chút một, ngày qua ngày như tằm ăn dâu, một
ngày nào đó, chúng ta sẽ nhận ra mình hoàn thành công việc lúc nào không hay. Đây là sức
mạnh lớn nhất, là vũ khí đặc biệt, quan trọng không khác gì vũ khí vật chất. Chúng ta đã
được nghe rất nhiều về các tấm gương có lòng kiên trì nhẫn nại. Chắc hẳn ai cũng biết đến
Walt Disney- ông vua của giải trí dành cho trẻ em. Nhưng có lẽ ít người biết rằng, người
thành lập nên công ty giải trí này, đã bị đuổi việc và đánh giá là thiếu trí tưởng tượng và
không có ý tưởng tốt, đồng thời, ông đã bị từ chối 302 lần trước khi gom đủ vốn để thành lập
công ty. Và với lòng kiên trì, ông đã thành công xây dựng lên một đế chế giải trí với phim
hoạt hình, phim người thật, công ti giải trí,…đồng thời kiếm về hàng tỷ đô la mỗi năm. Tất cả
đều nhờ vào sự kiên trì và lòng quyết tâm.
Có thể nói, ý chí nghị lực, lòng kiên trì đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường thành
công của mỗi con người. Đây là một đức tính mà mỗi người chỉ có thể tự tìm hiểu, rèn luyện
lấy cho bản thân mình bằng cách xác định mục tiêu đúng đắn, không ngừng cố gắng làm và
nhắc nhở bản thân, từ đó tạo một thói quen cho chính mình.

Với học sinh, lời dạy của Bác thật sự có một ý nghĩa to lớn, nó cổ vũ tinh thần, thúc giục
thanh niên về ý thức và tránh nhiệm của bản thân. Chúng ta nên rèn luyện sự kiên trì, nhẫn
nại từ những công việc hằng ngày như chăm chỉ làm bài, thức dậy sớm, tập thể dục buổi
sáng,… Lòng kiên trì rèn luyện qua những việc nhỏ nhoi ấy sẽ đem đến cho chúng ta những
trái ngọt không thể ngờ.

AT- wikivui.com

Chỉ cần chúng ta cố gắng hết mình thì chúng ta có thể làm những điều mà bản thân nghĩ
rằng sẽ không bao giờ làm được

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều trò giải trí đầy cám dỗ: trò chơi điện tử,
truyền hình, ca nhạc,... Chúng khiến ta quên đi một người bạn vô cùng thân thiện, đáng quý,
đó là thiên nhiên. Nhiều người không hiểu rằng thiên nhiên chính là nơi đem lại cho ta sức
khoẻ, sự hiểu biết và niềm vui vô tận, và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu
mến thiên nhiên.

Thiên nhiên không phải những gì xa lạ, nó bao gồm những điều kiện tự nhiên vây quanh
chúng ta: khí trời, nước, gió, cây xanh, chim chóc, đất đai,... Thiên nhiên mang lại cho ta sự
sống và sức khỏe. Không khí là yếu tố vô cùng quan trọng giúp con người tồn tại. Trong
không khí có khí oxi rất cần thiết cho máu nuôi cơ thể, cho lửa cháy nấu chín thức ăn, sưởi
ấm cho cơ thể. Không khí càng giàu oxi thì càng trong lành, càng giúp con người khỏe mạnh.
Nhưng nếu con người sử dụng quá nhiều oxi và thải ra nhiều chất độc hại thì nhân tố nào sẽ
giúp tái tạo lại ôxi? Xin thưa, đó cũng là một người bạn thiên nhiên của chúng ta: cây xanh.
Đúng vậy, trong lá cây có chất diệp lục giúp biến đổi khí cácboníc, khí độc hại do các hoạt
động sống của con người thải ra, thành khí ôxi tiếp tục giúp con người duy trì sự sống.

Chẳng những thế, trong thiên nhiên còn chứa đựng vô vàn loại thực phẩm, dược phẩm có thể
nuôi sống và chữa bệnh cho con người nữa. Ta có thể kể đến các loại rau rừng, măng, linh
chi, đinh hương, thảo quả...

Thiên nhiên còn mang đến cho con người những hiểu biết vô tận về sự sống. Nhờ thiên
nhiên, ta hiểu rõ đời sống của các loài cây cối trong rừng: cây lá rộng, cây lá kim, cây hạt kín,
cây hạt trần, cây thân cỏ, cây thân gỗ, cây rễ chùm, cây rễ trụ,... Chao ôi! Chỉ riêng đời sống
thực vật thôi đã phong phú, đa dạng lắm rồi! Lại còn đời sống của các loài động vật. Có thể
phân chia, tìm hiểu theo bao nhiêu loại: động vật trên cạn, động vật dưới nước, động vật
lưỡng cư, động vật thân mềm, động vật có xương sống, động vật bò sát, động vật có vú,...
Không chỉ vậy, đi sâu vào tự nhiên, ta còn nắm vững được nhiều quy luật tự nhiên thú vị góp
phần phục vụ đời sống. Điều đó đã được ông cha ta chứng minh qua kho tàng tục ngữ phong
phú: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt,... Có bao nguồn
tri thức mà thiên nhiên đang vẫy gọi ta khám phá.
Từ những điều bổ ích, lí thú như trên mà thiên nhiên mang đến cho con người những niềm
vui bất tận. Đó là niềm vui được hiểu biết, được khám phá về thế giới quanh mình, niềm vui
được sẻ chia trong cuộc sống.

Với những lợi ích to lớn mà thiên nhiên mang lại, con người cần biết gần gũi và yêu mến
thiên nhiên. Chúng ta có thể tổ chức những chuyến dã ngoại ra ngoại ô, đến với núi rừng,
biển cả. Chúng ta có thể dậy sớm tập thể dục để tận hưởng khí trời thanh mát. Chúng ta có
thể tìm hiểu về thiên nhiên qua các phương tiện thông tin đại chúng... Và quan trọng nhất là
có những biện pháp để gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên. Điều đó xuất phát từ thực tế là thiên nhiên
đang bị phá hoại nặng nề: không khí, nguồn nước bị ô nhiễm; rừng bị tàn phá; động vật rừng
bị tuyệt chủng,... Vì vậy, chúng ta cần biết cách bảo vệ gìn giữ thiên nhiên tươi đẹp bằng
những hành động cụ thể: không vứt rác bừa bãi, không bắn hại chim chóc, không bẻ cành hái
hoa nơi công cộng... đồng thời trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm nước, phân loại rác,...

Thiên nhiên quả là người bạn thân thiết với con người đặc biệt là đối với tuổi thơ. Bởi vậy,
người học sinh cần biết cách gần gũi và yêu mến thiên nhiên hơn nữa.

You might also like