You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Nguyễn Yến Nhi


Lớp : POL 1001 15
Khóa : QH 2019
Mã số sinh viên: 19041601

Hà Nội – 2021

1
BÀI LUẬN GIỮA KỲ
1.1.Nêu cảm nhận của anh/chị về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đối với em môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn học rất hữu ích và
có tính thực tiễn áp dụng vào đời sống cao. Ở đây em có cơ hội để tìm hiểu
nhiều hơn về tư tưởng của Bác, từ đó soi mình vào tấm gương sáng là Bác để
học tập, nâng cấp bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Nhờ bộ môn này em đã có
khả năng cải thiện được lối sống và học tập một các khoa học, tích cực. Mới
đầu em cứ nghĩ rằng đây sẽ là một bộ môn khô khan khó hiểu với nhiều kiến
thức nặng nhưng sau khi đã trải qua một con đường học nhất định em phát
hiện ra bộ môn này không khó khăn như em đã suy nghĩ, có rất nhiều điều
thú vị và bổ ích trong mỗi tiết học và giờ học.
1.2.Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì sao?
- Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, em tâm đắc tư tưởng nêu cao tinh thần trách
nhiệm, nói đi đôi với làm. Bác từng dạy: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta
cần phải thực hành. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước
cho người ta bắt chước. Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác
chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý”1.Chính vì lẽ
luôn coi để hành động và lời nói song hành, người ta luôn thấy ở Bác một sự
nhất quán lớn. Câu chuyện kể rằng khi nước nhà vừa giành được độc lập
năm 1945, đứng trước nạn đói đang đến gần, Bác kêu gọi toàn dân diệt “giặc
đói” bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H., 2002, tập 4 (1945-1946), tr. 246-247

2
đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm gương thực hiện trước.
Người nói: “Nếu hôm nào đi tiếp khách, tôi xin nhịn bù vào ngày hôm sau”2.
- Chính câu chuyện này của Bác đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em về tư
tưởng lời nói đi đôi với hành động của Bác. Muốn chứng minh cho người
khác thấy bản lĩnh, để cho người khác trao lòng tin cho mình thì phải cho
mọi người thấy sự quyết tâm biểu hiện một cách cụ thể và đầy đủ nhất thông
qua hành động. Đúng rằng lời nói thì ai cũng nói được, lời nói thốt ra không
tốn công sức tuy nhưng làm sao để bản thân xứng đáng với lời nói đó lại là
cả một cánh cửa đầy thách thức và khó khăn đang chờ đợi. Mà chìa khóa duy
nhất để mở cánh cửa ấy chính là hành động của chúng ta. Không chỉ ngồi
yên đó, không làm gì mà mong muốn vấn đề được giải quyết. Hơn hết chúng
ta phải xây dựng tính tự giác đừng để lời nói của mình thì thốt ra nhưng hành
động lại không thấy đâu. Cũng như Bác đã từng không hài lòng mà nói: “Các
chú có biết không, tạo hóa cho mỗi người hai con mắt để nhìn, hai cái tai để
nghe, hai lỗ mũi để ngửi nhưng chỉ cho mỗi người một cái miệng để nói, do
đó, các chú nói ít thôi”3. Những người như vậy thực sự đáng phê phán, đáng
chê trách. Thậm chí họ đang phí hoài thời gian của bản thân để nói những
điều họ không chắc có làm được hoặc còn không không làm được nếu chỉ có
nói mà không có làm. Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất
giữa lời nói và hành động, lời nói đi đối với việc làm là điều không dễ, nó
đòi hỏi cần phải có sự cố gắng, bền bỉ và một quyết tâm cao, bởi bất kỳ công
việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn,
nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được.

2
Theo Vũ Kỳ, NXB Chính trị Quốc Gia
3
Theo Bộ Nội Vụ, ngày 2-6-2015, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá
nhân, nói đi đôi với làm

3
1.3.Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng Hồ
Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó vào học
tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?
- Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng Hồ
Chí Minh, em thích bài học về tinh thần vượt khó nhất. Trong suốt quãng
thời gian hoạt động Cách mang và buôn ba trên con đường cứu nước, gặp
muôn trùng khó khăn nhưng chưa một lần nào Bác từ bỏ mà vẫn giữ vững ý
chí của mình. Vượt qua những rào cản to lớn tưởng chừng ít người có thể
chống cự nổi, tinh thần vượt khó và tấm lòng yêu nước như một tấm la bàn
giúp Bác không ngừng tiến lên phía trước để vượt qua bao giông bão. Trước
ngày định mệnh mà Bác lên tàu rời bến Nhà Rồng, khi mà người bạn hỏi “
Chúng ta lấy tiền đâu mà đi” Bác đã trả lời đầy tự tin vừa giơ hai bàn tay ra “
Đây, tiền đây.”4 Từ ngày hôm ấy trên con đường cứu nước, Bác làm đủ mọi
nghề nghiệp từ hai bàn tay ấy, làm phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp
năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước. Từng bị bắt và
tống giam vào ngục tối, bị xét xử như một tội đồ, đối diện với việc bị tù đày
về thể xác, tra tấn về tinh thần nhưng Bác vẫn luôn giữ trong mình tinh thần
không chịu khuất phục. Dù trong ngục có tối, Bác luôn coi ánh trăng là
người bạn tâm giao, hoàn cảnh tù đày có khổ cực, chỉ cần lời thơ ý văn xuất
hiện Bác cũng ngẫu hứng chắp lên những áng thơ hay. Thật ứng với lời nói
không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Dẫu khó khăn cứ chồng chất
khó khăn, như một ngôi sao sáng giữa đêm đông tinh thần vượt khó quật
cường giúp người tiếp tục bước tiếp trên con người đã chọn để gặt hái những

4
Câu chuyện về hai bàn tay, Theo Vũ Kỳ, NXB Chính trị Quốc Gia

4
quả ngọt sau này là những chiến thắng vang dội của quân đội ta mang lai về
độc lập tự do cho dân tộc.
- Nếu vận dụng bài học đó vào học tập và cuộc sống của bản thân thì trước
hết em sẽ vận dụng vào việc học ngoại ngữ của bản thân. Hành trình đi đến
đâu, Bác cũng tranh thủ học một ít tiếng nước đó để tiện chủ động trong giao
tiếp và công việc. Bác Hồ đã có thể nói được nhiều ngoại ngữ khác như:
tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức,...Như mọi người đều biết con đường học
ngôn ngữ đòi hỏi rất nhiều cố gắng nỗ lực và tinh thần vượt khó là điều kiện
không thể thiếu nếu muốn sử dụng thành thạo môn ngôn ngữ nhất là ngôn
ngữ đó không phải tiếng mẹ đẻ. Với bản thân em, hiện nay đang học tiếng
Nhật, ngôn ngữ tượng hình có đến 3 bảng chữ cái cũng làm em cảm thấy rất
nản khi phải ghi nhớ được cách đọc, cách viết cách đọc của một số lượng
lớn từ. Theo như Bác từng chia sẻ từ kinh nghiệm việc kiên trì học ngoại
ngữ: nếu chúng ta mỗi ngày học 5 chữ (không yêu cầu nhiều hơn) thì trong
100 ngày chúng ta học được 500 chữ, 6 tháng học được 900 chữ. Biết được
900 chữ chúng ta có thể đọc được báo viết bằng thứ tiếng mà chúng ta học.
Người từng kể lại rằng: cách học đơn giản mà hiệu quả là muốn biết một vật
nào đó tiếng Pháp gọi là gì, thì Người chỉ vật ấy rồi hỏi người xung quanh,
sau đó viết vào mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để vừa làm việc, vừa
học được. Có khi Bác viết chữ vào cánh tay, để tối đi làm về, rửa tay xong
rồi, Người lại viết các chữ mới khác để học. Học được chữ nào, Bác ghép
câu và sử dụng ngay, để tránh quên từ. Em nghĩ từ đây mình có thể xây dựng
một khung thời gian thích hợp để học ngoại ngữ mà không gây áp lực quá
cho bản thân. Đồng thời kết hợp sử dụng các từ ngữ mình đã học một cách
thường xuyên để tránh quên những kiến thức đã học, vừa học vừa áp dụng
ngay vào thực tế. Tranh thủ thời gian làm việc nhà, hay khi đi làm thêm của

5
mình vẫn có thể sử dụng thời gian một cách tích cực. Quan trọng nhất vẫn là
tinh thần vượt khó. Như Bác cũng chia sẻ không yêu cầu nhiều hơn 5 chữ để
tránh khiến bản thân mất đi ý chí ban đầu, mà hãy làm quen dần dần từ từ
xây dựng thành thói quen chỉ có như vậy chúng ta mới củng cố được tinh
thần sẵn sàng vượt qua khó khăn. Một khi đã có vốn từ nhất định hãy thử
thách bản thân ở một mức độ mới như vậy tinh thần vượt khó cũng được
nâng nên một phần.
- Và không chỉ với việc học ngoại ngữ nói riêng mà còn là việc học tập cũng
là một con đường rất dài như Lênin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi”.
Đây là con đường không hồi kết vì tri thức quanh ta là vô cùng tận, dành cho
những người đang khám phá một chân trời tri thức nào đó, tinh thần vượt
khó chính là ngọn hải đăng soi sáng con đường này. Dù biết trước có bao
khó khăn, phải đối diện với bao thách thức, chỉ cần chúng ta cố gắng nỗ lực
hết mình thì kết quả sẽ không phụ sự kỳ vọng của chúng ta. Biết rằng có
những lúc dường như tưởng chừng chúng ta sắp gục ngã vì có quá nhiều
chướng ngại vật trên con đường này nhưng chỉ có những ai dũng cảm đi qua
cơn mưa mới gặp được cầu vồng, người đắm mình trong màn đêm mới có
thể thấy anh sao đẹp nhường nào.

Tài liệu tham khảo


Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H., 2002, tập 4 (1945-1946), tr. 246-247

Báo Nhân dân, số 2, ngày 25-3-1951, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H., 2002, tập 6 (1950-1952),
tr. 181-182

Theo Bộ Nội Vụ, ngày 2-6-2015, Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ
nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm

Tạp chí Tuyên giáo, ngày 13-9-2011, Học tập Bác về việc học và sử dụng ngoại ngữ

Câu chuyện về hai bàn tay, Theo Vũ Kỳ, NXB Chính trị Quốc Gia

You might also like