You are on page 1of 2

Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân

Thanh của nghĩa quân Tây Sơn


Bài làm:
“Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chen vai thích cánh cùng nhau nói:
Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”.
Đọc những câu thơ oai hùng cùa Ngô Ngọc Du khắc họa khung cảnh tưng bừng,
náo nhiệt của nhân dân kinh thành Thăng Long trong chiến thắng Kỷ Dậu năm 1789,
lòng ta vẫn bồi hồi xúc động cảm xúc tự hào, vui sướng khi dẹp được thù trong, đánh tan
giặc ngoài. Đó chính là những thời khắc mà cả cuộc đời này Quang Trung – Nguyễn Huệ
ta sẽ không bao giờ quên được.
Năm ấy, khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, ta hết sức tức giận và căm
phẫn. Nhưng lúc này lòng dân chưa yên, tình hình trong nước rối loạn nên ngày 25 tháng
chạp, Nguyễn Huệ ta lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung để yên lòng nhân dân,
khởi binh đánh giặc. Trước sự chứng kiến của ba quân, ta hạ lệnh xuất quân, thân chinh
cầm quân đánh giặc.
Ngày 29 ta hội quân ở Nghệ An. Tại đây, ta gặp quân sư La Sơn phu tử Nguyễn
Thiếp để lên kế hoạch cho cuộc tấn công sắp tới. Khi xong mọi việc, ta mở cuộc duyệt
binh, tuyển thêm vạn quân tinh nhuệ để củng cố lực lượng tiến đánh quân Thanh. Để an
ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm, ta ban lời phủ dụ để khơi dậy
lòng yêu nước, ý chí chống giặc.
Hôm sau, nghĩ quân Tây Sơn hành quân thần tốc đến được Tam Điệp (Ninh Bình).
Không theo binh pháp “quân thua chém tưởng” và thấu hiểu bề tôi là hạng võ dũng
không có tài tùy cơ ứng biến, ta tha bổng cho hai tướng Sở và Lân sau thất bại chiến trận.
Tại đây, ta cũng xác định phương án ngoại giao với triều đình nhà Thanh sau này cùng
với việc chỉ rõ cách đánh nhanh thắng nhanh để giành được thế chủ động. Trong ngày 30
tháng chạp đó, ta quyết định tổ chức tiệc khao quân để thổi bừng khí thế nghĩa quân và
hẹn với các tướng sĩ là ngày mồng 7 tết quân ta sẽ chiếm lại được kinh thành và ăn mừng
chiến lợi. Đến tối, quân ta lên đường, sẵn sàng cho cuộc tấn công thành Thăng Long.
Trên đường hành quân thần tốc từ Tam Điệp (Ninh Bình) đến vùng tiếp giáp Thăng
Long (Phú Xuyên), gặp đồn giặc nào là xung trận., đánh đâu thắng đấy. Quân ta tới sông
Gián thì phá được lối phòng thủ. Toán quân Thanh do thám ở đó đều bị bắt sống hết. Nửa
đêm mồng 3 tháng giêng, ta xuất quân đánh vào Hà Hồi. Biết kẻ địch không phòng bị,
tinh thần lại đang hoang mang, ta cho quân bao vây hết kinh thành, bắt loa gọi vào trong
nhằm làm rối loạn đội hình giặc. Bằng thuật đánh vào tâm lí sợ hãi của giặc, ta đã hạ
được đồn Hà Hồi.
Mờ sáng mồng 5 tháng giêng, quân ta tiến sát đền Ngọc Hồi. Tại đây, ta dùng đón
đánh trực diện, ra lệnh binh lính lấy những tấm ván ghép liền với nhau và lấy rơm dấp
nước phủ kín, cứ như thế mười người sẽ nâng được một tấm, tạo thành thế trận chữ
“nhất”. Việc làm này nhằm mục đích giúp quân lính tránh được tên đạn, dễ dàng tiến
quân và tiếp cận phá thành. Tối hôm ấy ta cho quân tiến công, lợi dụng hướng gió thổi
quân Thanh cho ống phun khói lửa để làm rối loạn đội hình của quân ta rồi thừa cơ chém
giết. Nhưng không ngờ, trời lại đổi gió, khói bay trở lại khiến chúng bị động. Quân
Thanh hoảng loạn, không định hướng được quân ta. Đến lúc ấy thì ta đã cho quân bắt cầu
thang vượt thành, xâm nhập được đền Ngọc Hồi. Quân giặc náo loạn, dẫm đạp lên nhau
mà chết. Đến cả Sầm Nghi Đống cũng phải thắt cổ tự vẫn.
Lường trước được quân Thanh sẽ tìm lối chạy thoát, ta cho quân theo bờ đê Uyên
Duyên kéo lên, nghi binh ở phía Đông để đánh chặn. Quân Thanh lại tìm đến lối thoát
theo đường Vịnh Kiều, ta lại cho quân kéo xuống đầm mực, cho voi chiến dẫm đạp lên
khiến quân thù bạt vía, chết nhiều như ngả rạ. Tiếp tục đến trưa hôm sau, ta cho quân tiến
vào thành Thanh Long. Tôn Sĩ Nghị lúc ấy đang dự yến tiệc, chơi vui thì nghe tin cấp
báo, sợ kinh hoàng, không kịp mặc áo giáp lên ngựa chạy về nước. Quân lính rối loạn,
dẫm đạp lên nhau mà chết. Lê Chiêu Thống nhục nhã, đê hèn, chui cống chạy trốn sang
Trung Quốc.
Kết quả, quân ta chiến thắng oanh liệt. Triều đại Tây Sơn bắt đầu được xây dựng.
Lòng ta vui mừng khôn xiết. Từ đây, nhân dân Đại Việt ta đã thoát ra khỏi được cảnh
sống lầm than, khốn khổ và sống hạnh phúc, yên vui trong cảnh thái bình mới của đất
nước.

You might also like