You are on page 1of 11

Mở đầu:

Triết học nên được hiểu là một hành trình hơn là một kết quả dưới dạng kiến thức,
thông tin. Người Hy Lạp định nghĩa triết học là sự yêu mến lòng khôn ngoan hơn
là bản thân sự khôn ngoan (Philisophia ghép từ philia (lòng yêu mến) và sophia (sự
khôn ngoan) Như vậy, hành trình triết học dù cần có sự khẳng định lẫn phủ định,
nhưng không khảng định nào và phủ định nào lại tuyệt đối. Biện chứng pháp của
Socrate là một công cụ tuyệt vời và toàn bích của triết học, vấn đề nằm ở chỗ con
người vận dụng được đến đâu trong thực tế, mở được bao nhiêu cửa sổ cho mình.

Praise of Dialetic (René Magritte)


Chữ sophia-sự khôn ngoan mà người Hy Lạp muốn truyền tải không phải là những
kiến thức liên quan đến sự kiện xoay quanh sự vật, những biểu hiện bề nổi, mà
phải là hiểu biết sâu xa chạm đến bản chất của chúng. Con người có lẽ sẽ vĩnh viễn
không đạt được cho mình sự hiểu biết hoan mỹ như vậy. Tuy nhiên, hành trình vẫn
phải tiếp tục.
Dù có quan điểm khác nhau, có thể tóm gọn những ý tưởng về thế giới và con
người của những nhà tư tưởng lớn được xây dựng trên hai ý niệm chung: Vật chất
và Ý thức. Mỗi người đề cao một ý niệm, theo đuổi và xây dựng triết lý của mình
trên lập trường khác nhau, nhưng không ai không trải qua giai đoạn tìm hiểu về ý
thức.
Hiểu biết về nguồn gốc ý thức là khởi điểm đúng đắn để bắt đầu hành trình đi đến
hiểu biết về ý thức, và sau cùng là hiểu biết về thế giới. Song đây cũng là điểm
lung lay nhất, dễ vỡ nhất. Truy ngược để tìm căn nguyên của một đối tượng gặp
hai trở ngại. Đầu tiên là trở ngại về khả năng, hiểu biết của chúng ta bị giới hạn bởi
những phát kiến khoa học ta sở hữu, càng ít thông tin về con người và thế giới, con
đường truy ngược càng gian nan và dễ sai lệch. Tiếp đó là trở ngại của niềm tin. Ta
chọn cái gì làm điểm bắt đầu cho quá trình truy ngược? Niềm tin khác nhau đẩy
đến kết luận khác nhau, và thiên kiến xác nhận (confirmation bias) chưa bao giờ
cho phép chúng ta mở lòng để đón nhận các niềm tin đối lập với mình trong hành
trình suy luận. Điều này khiến cho các kết luận về khởi nguồn, sau đó là bản chất,
ý nghĩa…nhiều khi chỉ là phỏng đoán đầy nhiệt huyết.
Để hiểu về nguồn gốc ý thức thì không cách nào tốt hơn là tiếp biến quan điểm của
những người mình đặt niềm tin hoặc những tư tưởng có bề dày suy luận. Tôi không
đặt niềm tin vào Marx, nhưng tư tưởng của ông là thành quả của một hành trình
giàu giá trị, do vậy tiếp biến những gì ông để lại cũng là cách đúng đắn để đi đến
hiểu biết. Bên cạnh phân tích những điểm nổi bật trong suy luận của Marx, so sánh
chúng với các tư tưởng khác mà bản thân biết đến cũng là phương pháp cần có,
đây cũng là cách mà biện chứng pháp hoạt động. Tuy chúng ta không có thành
Anthens ở đây, nhưng lại có sách vở và thông tin từ mạng, do vậy quả không phải
một điều kiện tồi.
Trước khi bàn luận sâu hơn, tôi cũng muốn phủ định lối viết của giáo trình. Trích
nguyên văn: Những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy tâm, duy vật siêu hình trong
quan niệm về ý thức đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt để lợi dụng, lấy đó
làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động. Việc đưa
những luận điểm như vậy vào trong phần giới thiệu về các quan điểm của những chủ
nghĩa khác duy vật biện chứng như duy tâm hay duy vật siêu hình hoàn toàn vô
dụng, phải chăng chỉ có ý định hạ thấp quan điểm khác mình nhằm nâng quan điểm
của mình lên. Bởi có thể thấy rất rõ, động cơ và bản chất của các tư tưởng hoàn toàn
tách biệt với việc tư tưởng ấy được vận dụng bởi ai và vào việc gì. Bất cứ tư tưởng
nào cũng có thể bị vận dụng vào mục đích xấu, và vì vậy tư tưởng không nên bị
đánh giá, hoặc bị chêm vào những đánh giá về việc chúng được vận dụng ra sao.
Cần từ bỏ lối tư duy và lối viết QUÁ MỨC ẤU TRĨ này, dành sự tôn trọng đối với
những trí thức đời trước và những trí thức khác mình nếu chúng ta muốn gọi mình là
người học triết.
Vào đề:
A. Những tư tưởng khác khẳng định nguồn gốc ý thức
Có hai tư tưởng chính đối lập với tư tưởng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đó là
chủ nghĩa duy tâm, gồm chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ quan, chủ nghĩa
duy vật siêu hình có sự tương đồng ở điểm xuất phát nhưng suy luận khác biệt so
với duy vật biện chứng. Trong đó, chính Marx đã tiếp biến một phần tư tưởng của
Hegel-một đại biểu sáng giá cho chủ nghĩa duy tâm khách quan. Mà Hegel cũng là
người đẩy cao hơn suy luận so với Plato về lý thuyết của duy tâm khách quan.
Stephen Law nhận định Marx đã đảo ngược phép biện chứng của Hegel (right side
up)
1. Chủ nghĩa duy tâm
a) Khách quan
Các nhà triết học duy tâm khách quan cho rằng, ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn
tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn
bộ thế giới vật chất (ý thức này có thể nằm ngoài con người)
Plato tuyệt đối hóa vai trò của tư duy (lý tính), ông là một người duy lý và cho rằng
bằng tư duy, hồi tưởng, con người có thể nắm được bản chất thế giới vì đó là cách
để con người nắm bắt được các Hình thái.
Trong Đường phân chia, Plato cho rằng cái làm cho mọi thứ là chính nó, những
thực thể làm cho mọi thứ hiện hữu, không thể được xác định bằng các sự vật mà
ta có thể cảm nhận là thật (thế giới vật chất) mà chỉ có thể bằng các Hình thái
(thuộc về một thế giới ý thức rộng lớn hơn và có thể nằm ngoài con người). Ta
không thể nói ra bản chất của CÂY XANH bằng việc chỉ vào những đặc điểm của
một cây sồi, cây lúa, cây rau má…dù chúng rất thật với chúng ta, nhưng chúng
không phải thật nhất và không toàn bích để thể hiện bản chất của CÂY. Vậy cái
gì làm cho mọi thứ là chính nó, làm mọi thứ hiện hữu, làm cây sồi, cây lúa là
CÂY? Plato gọi chúng là Hình thái (form). Chỉ có một Hình thái cho mỗi loại sự
vật, vì vậy Hình thái là bản chất của sự vật. Hình thái CÂY (tính CÂY hay
treeness) quyết định những cái cây tồn tại phải là cây chứ không phải thứ khác. Số
hai là ví dụ rõ nhất cho Hình thái. Chúng ta có tính hai, Hình thái hai, được biểu
hiện bằng các hình tượng, sự vật, vật chất khác nhau (số hai được viết bằng mực,
hai chấm tròn, hai con bò, hai cây sồi…) Plato nhận định con người có thể tri nhận
được thế giới Hình thái này bằng việc tư duy-hồi tưởng vì ông cho rằng, trước khi
được sinh ra, chúng ta cũng sống dưới dạng những linh hồn trong một thế giới
Hình thái. Đây là xuất phát một cách tự nhiên mà có của con người, là bản chất
nguyên gốc được trao bởi chúa trời. Có thể tìm đọc hai cuốn Meno và Phaedo để
hiểu rõ hơn.
Hegel còn đẩy cao và suy tưởng ‘nặng’ hơn Plato. Ông gọi Hình thái là các Ý
niệm. Theo ông, mỗi Ý niệm duy trì, quyết định cho mỗi vật chất, mỗi loại sự vật
là chính nó, nhưng cao hơn cả các Ý niệm đó (những Ý niệm làm cho thế giới tự
nhiên và thế giới tinh thần của con người là chính nó), Hegel cho rằng có một Ý
niệm tối thượng-Geist, là bản chất của mọi sự, duy trì cho mọi sự. Ý niệm này
có tính biện chứng, chúng thay đổi và vì vậy thế giới vật chất, các sự vật cũng
thay đổi theo. Đương nhiên ông bị Marx phản đối vì tính mơ hồ của định nghĩa về
Ý niệm tối thượng này. Marx đi từ xuất phát điểm là vật chất duy trì mọi thứ, quyết
định ý thức, vật chất có tính biện chứng, thay đổi, tương và vì vậy ý thức về chúng
cũng nảy sinh theo.

 Ý thức của con người chỉ là sự "hồi tưởng" về "ý niệm", hay "tự ý thức" lại
"ý niệm tuyệt đối".
 Ý thức có nguồn gốc siêu nhiên (chúa trời) và bí ẩn (vốn đã có sẵn như vậy)

b) Chủ quan
Hume là một trong những đại biểu của chủ nghĩa này, lý thuyết về Ấn tượng và
Khái niệm cũng như biểu hiện theo chủ nghĩa kinh nghiệm của ông cũng rất thú vị.
Nhìn chung, ông cho rằng muốn khẳng định một điều gì đó là có thật, phải dựa vào
việc con người có thể tưởng tượng ra điều đó hiện hữu hay không, cũng như ngược
lại, muốn phủ định một điều, phải dựa vào việc con người thậm chí không thể
tưởng tượng ra điều đấy. Việc con người tưởng tượng là đang xây dựng Ý niệm,
dựa trên những Ấn tượng (kinh nghiệm về cảm giác đối với thực tại xung quanh).
Chỉ khi Ấn tượng hiện hữu, con người có kinh nghiệm (thông qua cảm giác, sử
dụng các giác quan để tiếp nhận thông tin) về một vật thì chúng ta mới có thể tư
duy, suy nghĩ, tưởng tượng về vật đó.

 Cảm giác về vật chất hình thành nên kinh nghiệm (ấn tượng) về vật chất đó,
từ đây đẩy ra các ý niệm (suy nghĩ, đánh giá, tưởng tượng, hình dung…) về
vật chất, giúp ta khẳng định nó tồn tại. Cảm giác chủ quan của một người
quyết định vật chất đối với người đó có thật hay không.
 Ý thức (phần ý niệm) xuất phát từ cảm giác con người, kinh nghiệm của con
người.

2. Duy vật siêu hình


Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi ý thức cũng
chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra. Một số nhà duy vật
khác thuộc phái "Vật hoạt luận" (Rôbinê, Hếchken, Điđơrô) lại quan niệm ý thức
là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất - từ giới vô sinh đến giới hữu
sinh, mà cao nhất là con người. Hylozoism xem tất cả vật chất đều có sự sống.
 Duy vật siêu hình khẳng định nguồn gốc vật chất cũng chung nguồn gốc ý
thức, chúng là một.
 Bộ óc (vật chất) là ý thức, và mọi vật chất đều có ý thức.
Dù giáo trình viết do trình độ phát triển khoa học của thời đại mà họ đang sống
còn nhiều hạn chế và bị phương pháp siêu hình chi phối nên những quan niệm về ý
thức còn nhiều sai lầm. Nhưng có thật sự duy luận của Vật hoạt luận là sai không?
Chúng ta không thể chắc chắn. Marx xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là
thuộc tính của vật chất; nhưng không phải của mọi dạng vật chất, mà là thuộc
tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người (rộng hơn
là óc động vật nói chung) Tuy nhiên, đây là khẳng định có thể sẽ lỗi thời. Thế nào
là sự sống? Thế nào là sự sống có tổ chức đủ cao để có ý thức? Liệu có những dạng
ý thức và dạng sự sống con ngươi không khám phá được? Ta khẳng định như vậy
do thế giới vốn là vậy hay do chính ta, quá bất lực, chỉ có thể khẳng định như vậy?
Với quan điểm này, cần hoài nghi như Descartes (có thật hay không) và khẳng
định tính khả thi như Hume (không thật hay không)

Theo tôi, con người cho đến lúc tuyệt chủng cũng chưa phủ định được những di
sản mà các chủ nghĩa khác nhau này để lại, với Plato là thuyết Đường phân chia,
với Hegel là Ý niệm tuyệt đối, Hume với Ấn tượng và Ý niệm…dù chúng có đối
lập với tư tưởng của Marx. Ngay cả với các phát kiến khoa học, chúng vẫn có
những điêm đúng và khả thi, vì thế không thể phủ định (nói theo Hume)

B. Tư tưởng của Marx về nguồn gốc ý thức

1. Ý thức trong mối quan hệ với bộ não


Óc người là khí quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người.
Mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách
rời. Sinh lý và ý thức là hai mặt của một quá trình - quá trình sinh lý thần kinh
trong bộ óc người mang nội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chất mang
nội dung thông tin.
Khi bộ óc diễn ra quá trình sinh lý (liên kết nơ ron thần kinh, phối hợp các phân
khu…) thì đồng thời quá trình ý thức cũng diễn ra (sự suy luận, gợi nhớ, hình dung
về những hình ảnh, âm thanh hoặc khái niệm...)
 Bộ óc là lớp vỏ vật chất, là hình thức mang nội dung là Ý thức. Đối lập với
tư tưởng của duy vật siêu hình cho rằng bộ óc và ý thức là một.
Như vậy, chỉ khi bộ óc tồn tại, ý thức mới tồn tại, bộ óc người càng phát triển,
hoàn thiện, bình thường thì ý thức cũng càng phát triển, hoàn thiện và bình thường
theo. Ý thức vì thế theo quan niệm của Marx, chủ nghĩa duy vật biện chứng không
có nguồn gốc mơ hồ, kì bí như Plato suy tưởng, cũng không quyết định được vật
chất theo lý thuyết của Hegel. Ý thức là sở hữu của con người, là nội dung của bộ
óc người, bị chi phối bởi vật chất của thế giới khách quan và chính vật chất là bộ
óc (óc ra sao, ý thức thế ấy)

2. Ý thức là kết quả cao nhất của khả năng phản ánh thế giới khách quan.
Mà khả năng phản ánh thế giới khách quan là thuộc tính của vật chất.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, được biểu hiện trong
sự liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau. Đó là sự tái tạo
những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại của chúng. Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác
động và vật nhận tác động; đồng thời luôn mang nội dung thông tin của vật tác
động.
Cây hút chất dinh dưỡng từ đất -> Đặc điểm (liên quan đến hóa học) thuộc hệ
thống vật chất (khoáng vật) của đất đã được tái tạo lại ở hệ thống vật chất (các thớ
cơ, ống dẫn, vỏ) của cây. Quá trình phản ánh từ đất lên cây luôn mang thông tin
của đất (những chất hóa học trong đất)
Tia sét đánh trúng cọc gỗ -> Đặc điểm của tia sét được tái tạo lại trên cọc gỗ
(năng lượng được tái tạo lại biểu hiện thành đặc điểm bị cháy rụi trên thân cọc) Sự
phản ánh đặc điểm của tia sét lên chiếc cọc luôn mang theo thông tin về tia sét
(năng lượng)
Tìm thêm ví dụ?
Vật chất càng có kết cấu phát triển, phức tạp thì khả năng phản ánh thế giới
càng cao, mang nhiều thông tin. Marx chia vật chất ra thành hai phần chính tương
ứng với khả năng phản ánh của chúng từ thấp đến cao.
Ở mức thấp nhất là giới tự nhiên vô sinh (ví dụ về chiếc cọc kia) có kết cấu vật
chất đơn giản (so với bộ não) nên phản ánh cũng chỉ ở mức thấp, thụ động, không
qua chọn lọc, trình độ phản ánh-biểu hiện của những đặc điểm, thông tin chỉ dừng
ở biểu hiện hóa học và vật lý -> Phản ánh cơ lý hóa
Như vậy, khả năng phản ánh ở cấp độ này chưa thể đẩy ra ý thức. Khác với những
người teo Vật hoạt luận, Marx chủ trương vật chất ở cấp độ nào cũng có khả năng
phản ánh nhưng chỉ cấp độ cao nhất là não người mới hình thành ý thức
Ngay cả với giới tự nhiên hữu sinh, với kết cấu vật chất phức tạp hơn, khả năng
phản ánh được nâng lên thành phản ánh sinh học, có định hướng và chọn lọc,
như thực vật thì biểu hiện sự phản ánh bằng kích thích, động vật có hệ thần kinh
biểu hiện bằng phản xạ; cũng chưa thể hình thành ý thức. Vì theo Marx, chúng chỉ
là sự phản ánh mang tính bản năng hình thành do nhu cầu sinh lý trực tiếp do cơ
thể chi phối. Như vậy ý thức phải là kết quả của thuộc tính phản ánh không chỉ
mang tính lựa chọn, định hướng mà còn là thuộc tính phản ánh có thể tách rời
khỏi nhu cầu sinh lý, bản năng của cơ thể.
Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản
ánh cao nhất của thế giới vật chất. Ý thức là sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ
óc con người. Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng
lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Tuy nhiên, điều này cũng cần phải xem xét lại. Điều gì được xem là nhu cầu sinh
lý trực tiếp của cơ thể? Vì không chỉ việc cơ thể bị đau (nên cần được báo hiệu về
cơn đau) hay bị đói (cần báo hiệu về cơn đói để nảy sinh sự thèm ăn) mới được
xem là các nhu cầu sinh lý. Việc con người vận dụng giác quan tương tác với thế
giới bên ngoài vốn dĩ đã sinh ra nhu cầu sinh lý (mắt thấy con hổ, não nảy sinh
phản ứng sợ hãi, tiết ra adrenaline khiến tim đập nhanh...) Chúng thuộc về bản
năng của con người (theo ý tưởng mô-đun của Dan Sperber và Lawrence
Hirschfeld, mô đun sợ rắn, sợ bóng tối, yêu thương-tình mẫu tử…) và đều có thể
nảy sinh ra ý thức. Chúng thực chất, theo lý thuyết của Hume, và các nhà tâm lý
học hiện đại, là nguồn gốc của ý thức. Phần bản năng, đam mê (passion) chi phối ý
thức. Ngay cả khi Marx chia cấp độ của ý thức ra bao gồm vô thức và tiềm thức,
thì cũng đã bao gồm cả nguồn gốc bản năng của ý thức. Vô thức, nếu không xuất
phát từ bản năng được di truyền thì do đâu mà ra? Bộ não con người được hình
thành do di truyền, và vì vậy không tránh khỏi tính bản năng khi diễn ra quá trình ý
thức. Mặt khác, nếu nói động vật không có ý thức thì cũng sai so với minh chứng
khoa học hiện thời.
Ở đây, không rõ Marx, có sự lầm lẫn hay không, khi gộp chung ý thức (phần
không hoàn toàn thuộc bản năng) vào chung với vô thức và tiềm thức (phần thuộc
bản năng) vào làm một, rồi sau đó phủ nhận những gì thuộc về bản năng và nhu
cầu sinh lý (như khả năng phản ánh sinh học của động vật) có thể hình thành nên ý
thức.
Tôi cũng không đồng tình với Marx. Ý thức chưa bao giờ là, và sẽ không bao giờ
là hình thức phản ánh thực tại cao nhất. Điều này xuất phát từ hai nguyên do. Đầu
tiên phải nói đến sự bất toàn cho đến bất lực của các giác quan trong việc cố tái
hiện thế giới sao cho khách quan nhất. Não bộ vì thế không thể có đủ thông tin để
có được những phản ứng (tái hiện hình ảnh, sản sinh chất hóa học, liên kết các nơ-
ron…) một cách hoàn chỉnh. Con người nhìn được tối đa góc 200 độ, và não bộ
phản ứng với những gì xảy ra trong phạm vi 200 độ ấy mà thôi.
Nguyên nhân thứ hai chính là những xúi giục của đam mê. “Reason is, and ought
only to be the slave of the passions.” (Lý lẽ, không là gì và không thể làm gì khác,
ngoài nô lệ của đam mê) - David Hume. Những trực giác (đam mê) này là yếu tố
xuất hiện hiển nhiên, chúng định hình mọi thứ, và ý thức cũng không ngoại lệ. Ý
thức có tính chọn lọc và vì thế không thể phản ánh bất cứ thứ gì một cách hoàn mỹ.
Việc khẳng định ý thức như vậy có lẽ là vì chúng ta đang tuyệt đối hóa vai trò của
ý thức con người, mà quên đi tính khả thi của tồn tại những thế giới ý thức khách
quan như Ý niệm tuyệt đối của Hegel, có thể còn toàn vẹn hơn cả vật chất. Hoặc
nếu xét theo thuyết Hình thức của Plato, tồn tại một thế giới chứa đựng những hình
thức tồn tại không phụ thuộc vào con người, quyết định thế giới (tính hai, tính tm
giác, tính vũ trụ…) chúng không phản ánh hiện thực mà còn quyết định hiện thực,
và trên hết, chúng nằm ngoài sự tồn tại của con người (trái đất có tính trái đất,
Hình thức trái đất, mà trái đất tồn tại trước con người bao nhiêu năm?) Đương
nhiên thế giới hình thức ấy, thế giới của ý thức ấy đến từ đâu cũng còn là vấn đề
nan giải, có thể không thể giải thích, chứng minh, nhưng lại khả thi.
Kết luận:
 Bộ óc được hình thành một phần do di truyền, trong quá trình bộ óc tương
tác với thế giới khách quan, diễn ra sự phản ánh có định hướng, lựa chọn, trở
thành cơ sở cho ý thức ra đời

3. Ý thức được hình thành trực tiếp từ nguồn gốc xã hội


Nhà thần kinh học Gary Marcus giải thích: Tự nhiên ban cho trẻ sơ sinh một bộ
não phức tạp, nhưng đó là một bộ não được cài đặt sẵn- theo nghĩa linh hoạt và có
thể thay đổi… Ông đề xuất hình ảnh minh họa bộ não giống như một cuốn sách và
chúng ta đã được gạch đầu dòng ở mọi chương (nhưng chưa hoàn chỉnh) nhờ các
gien di truyền. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: "Con người cũng có cả "ý thức"
nữa. Song, đó không phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã là ý thức "thuần tuý"...
Do đó, ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng
nào con người còn tồn tại"1. Như vậy phần chưa hoàn chỉnh ấy, được viết tiếp như
thế nà, phải dựa vào các yếu tố xã hội, sự tương tác chủ động giữa con người-con
người và con người-tự nhiên chứ không chỉ tiếp thu thụ động những gì người khác
và tự nhiên đem lại. Ý thức được hoàn thiện nhờ vào nguồn gốc xã hội và vì thế là
một hiện tượng mang bản chất xã hội.
Theo Marx thì hai tương tác xã hội chính, hai hoạt động xã hội chính đóng vai trò
nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và sử dụng ngôn ngữ.
The hand-mill gives you a society with the feudal lord; the steam-mill, a society
with the industrial capitalist. (Chiếc cối xay bằng tay đem đến xã hội phong kiến,
một cối xay bằng hơi nước, đem đến xã hội với nền công nghiệp tư bản) Công cụ
lao động phát triển kéo đến những sự thay đổi, từ sự thay đổi về thể chế chính trị
cho đến thay đổi về ý thức. "Nhưng cùng với sự phát triển của bàn tay thì từng
bước một đầu óc cũng phát triển, ý thức xuất hiện” (Ăng-ghen) Đôi tay dần biết sử
dụng những công cụ khác nhau. Theo yếu tố kỹ thuật: Thời đại đồ đá, đồ sắt[2], đồ
đồng, cối xay gió, máy hơi nước, tên lửa, vũ trụ, tin học... Đã giúp chúng ta biến
khả năng phản ánh thụ động thông thường thành khả năng phản ánh chọn lọc, sáng
tạo, từ đó hình thành ý thức. Nếu nguồn gốc tự nhiên là bộ não cho chúng ta khả
năng thì nguồn gốc xã hội cho chúng ta điều kiện để sử dụng, vận dụng và nang
cao khả năng ấy. Ý thức vì thế không chỉ là phản ánh tái tạo mà còn là phản ánh
sáng tạo, sinh ra “giới tự nhiên thứ hai”, gồm những vật phẩm chưa bao giờ xuất
hiện trong tự nhiên (túi nilon, rác thải nhựa)
Một số ý nghĩa của quá trình lao động?
Ph. Ăngghen viết: "Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ
rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách
giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ"
Dù còn nhiều tranh cãi về việc ngôn ngữ ra đời từ đâu, song cũng có thể khẳng
định lao động là một trong những yếu tố quan trọng hình thành ngôn ngữ. Ngôn
ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Hệ thống tín hiệu vật
chất ở đây bao gồm rung động âm thanh (khi nói) hoặc chữ viết (được biểu thị qua
các bản khắc đá, mực trên giấy, hình vẽ trên tường...)
1
Nó xuất hiện trở thành "vỏ vật chất" của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý
thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử.
Ngôn ngữ nói chung chính là sản phẩm của xã hội-lịch sử loài người, là hình thức
cho ý thức tồn tại. Ý thức con người (gồm những lý lẽ, tư tưởng, tình cảm, kiến
thức, trí nhớ,...) được truyền tải và truyền đạt qua ngôn ngữ, ví dụ điển hình như ca
dao, dân ca, tục ngữ.
 Ngôn ngữ truyền đạt ý thức con người, trong đó bao gồm tư tưởng, tình cảm,
trí nhớ...
Ngôn ngữ còn một ý nghĩa to lớn khác, là trở thành công cụ để con người vận dụng
ý thức tách biệt với vật chất cụ thể. Chúng ta có khả năng suy nghĩ, biểu đạt những
thông tin trừu tượng mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với một vật cụ thể.
Chúng ta có thể mường tượng, tin tưởng, suy luận để rút ra các quy luật như Công
lý, Đạo đức...và truyền đạt những thông tin ấy cho nhau. Trong Homosapien, có
giả thiết ngôn ngữ được sử dụng để truyền tải niềm tin về thần thánh. Ngôn ngữ vì
thế nâng cao năng lực tư duy của con người, mở rộng ý thức của con người.
 Ngôn ngữ giúp con người có thể tư duy trừu tượng và san sẻ tư duy này

Đương nhiên loài vật cũng có ngôn ngữ riêng, loài vật cũng lao động theo cách
riêng của chúng, nhằm tồn tại như con người hoặc mở rộng, nâng cao chất lượng
sống (ong làm tổ, hải ly xây đập, chim xây tổ...và ong đương nhiên có xu hướng
mở rộng tổ mình để phù hợp với nhu cầu về chỗ ở) Loài vượn biết cách giao tiếp
để cảnh báo, đe dọa, thể hiện tình yêu thương...Chúng rất có thể biết cười. Có thể
xem phim First Man (2017) để tìm hiểu thêm. DÙ sao, lao động dù có thể là một
trong những nhân tố sinh ra ngôn ngữ, từ đó giúp hình thành ý thức, song chúng
chưa phải nhân tốt quyết định việc con người có ý thức cao hơn, và ngôn ngữ con
người cũng phức tạp hơn. Một giả thuyết ch rằng con người có những niềm tin vào
một ý niệm siêu hình như thần thánh, và ngôn ngữ ra đời phục vụ cho mục đích san
sẻ niềm tin, chính niềm tin ấy cũng có thể là chất keo gắn kết xã hội.
Đương nhiên, nhắc tới Marx là tập trung vào các cụm từ phát triển-kinh tế-sản
xuất. Theo Marx, tự do đích thực có được khi sự phát triển của xã hội cho phép con
người có thể tự quyết và tham gia vào các hình thức sản xuất, giúp người đó có thể
bộc lộ đúng đắn tính người. Như vậy, lao động sản xuất là chìa khóa đem lại tự do,
quyền tự quyết và trao cho chúng ta tính người, mà đầu tiên là được trao đến ý
thức.
Kết luận:
 Lao động giúp con người phát triển bộ óc để hình thành ý thức
 Ngôn ngữ, ra đời do lao động, là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương
thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử. Ngôn ngữ là
công cụ truyền đạt ý thức và phát triển ý thức

You might also like