You are on page 1of 4

Họ và Tên: BÙI NGUYÊN ANH

MSV: 21030233

Lớp: Tâm lý học Chuẩn K66

ĐỀ THI GIỮA KỲ MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 2021

Yêu cầu: - Mỗi câu giải thích từ 5-7 dòng

- Tổng 10 câu: mỗi câu 1 điểm

LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH NGẮN GỌN:

Câu 1. Trong định nghĩa vật chất, V.I.Lênin đã chỉ ra thuộc tính quan trọng nhất
phân biệt vật chất với ý thức là tồn tại khách quan.

ĐÚNG. Đặc tính tồn tại khách quan đã chỉ rõ sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất
và ý thức. Vật chất tồn tại khách quan ở đây mang nghĩa thế giới vật chất chính
là thế giới khách quan, tồn tại mà không phụ thuộc và nằm ngoài ý thức-thế giới
chủ quan của con người. Đó là thế giới đang hiện hữu thực sự, cụ thể và không
phải hư vô bên ngoài con người, không phải những hình tượng yếu kém biểu
hiện cho thế giới ý thức khách quan như quan niệm của Plato hay tồn tại phụ
thuộc vào cảm tính con người theo Hume.

Câu 2. Vật chất là thực tại khách quan và con người không thể nhận thức được.

SAI ở vế 2. Vật chất đúng là thực tại khách quan nhưng con người có thể nhận
thức được. Nói đúng hơn, sự nhận thức của con người xuất phát từ chính thực
tại khách quan đấy. Không thể nói đến nhận thức nếu gắn liền với vật chất-thực
tại khách quan vào. Thế giới vật chất luôn tồn tại hiện tượng vật chất và hiện
tượng tinh thần. Hiện tượng tinh thần, vốn bao gồm nhận thức của con người, là
thứ cấp của hiện tượng vật chất, những gì tồn tại trong thực tại khách quan, nội
dung của nhận thức là sự sao chép, phản ánh những gì có trong thế giới vật chất.
Như vậy đã nói đến nhận thức là nói đến sự phản ánh vật chất, do đó vật chất
luôn gắn liền với sự phản ánh. Có chăng chỉ có thể bàn luận sâu ở việc phản ánh
ở mức độ nào mà thôi.
Câu 3. Đứng im là trạng thái không vận động của một sự vật ở một giai đoạn
nhất định trong sự phát triển của nó.

SAI. Đứng im là trạng thái ổn định về chất của một sự vật ở một giai đoạn nhất
định trong sự phát triển của nó. Đứng im là một dạng vận động mà trong đó sự
vật chưa thay đổi về bản chất và còn là chính nó. Như vậy, sự ổn định về chất
kia vẫn là vận động. Vật chất vận động không ngừng và không loại trừ, thậm
chí bao hàm cả sự đứng im tương đối. Vì vậy đứng im không thể khiến vật chất
không vận động được, dù xét ở một khía cạnh cụ thể trong những mối quan hệ,
điều kiện cụ thể nào.

Câu 4. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.

SAI theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. ĐÚNG theo quan niệm
của chủ nghĩa duy vật siêu hình mà cụ thể là những người theo Vật hoạt luận.
Theo duy vật biện chứng, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, nhưng không
phải mọi dạng vật chất mà là của dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con
người. Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất của bộ óc con người mà sự phản
ánh ấy không chỉ mang tính tái tạo, sao chép mà còn mang tính sáng tạo, từ đó
con người mới tạo nên thế giới tự nhiên thứ hai chứ không chỉ hình thành nên
thế giới tinh thần chủ quan của ý thức. Những giới tự nhiên vô sinh, hữu sinh,
thực vật, óc động vật chỉ thực hiện sự phản ánh một cách thụ động chưa chọn
lọc, hoặc có chọn lọc nhưng chỉ nhằm thích nghi hoặc theo bản năng, vì thế sự
phản ánh đó chỉ đạt ở mức cao nhất là tâm lý, chưa phải ý thức. Ý thức chỉ
thuộc về bộ óc con người.

Câu 5. Nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao
động và ngôn ngữ.

ĐÚNG. Lao động và ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội quyết định trực tiếp đến sự
ra đời và phát triển của ý thức, trong khi nguồn gốc tự nhiên-bộ óc người sau
quá trình tiến hóa lâu dài và tương tác với thế giới khách quan có ảnh hưởng sâu
xa. Nhờ lao động tạo ra của cải vật chất, con người mới có cơ hội sử dụng bộ óc
và khả năng phản ánh một cách vượt trội, từ đó đẩy lên phản ánh sáng tạo, hình
thành nên ý thức phân biệt với tâm lý của động vật. Lao động làm bộ óc “phình
to” về mặt vật lý. Lao động giúp con người hoàn thiện giác quan, từ đó thu về
lượng thông tin nhiều hơn để tiếp tục giúp ý thức phát triển. Lao động giúp
ngôn ngữ ra đời, trở thành công cụ biểu đạt, truyền tải tư tưởng, thông tin giúp ý
thức con người càng mở rộng hơn khi tưởng tác với những nguồn thông tin
ngày càng nhiều. Ngôn ngữ giúp con người tư duy trừu tượng, đỡ phụ thuộc vào
các đối tượng vật chất cụ thể để từ đó phát triển ý thức cao hơn nữa.

Câu 6. Phép biện chứng duy vật cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở bên
ngoài sự vật.

SAI. Nguồn gốc của vận động nằm ở cả trong và ngoài nhưng nguồn gốc của
phát triển chỉ nằm bên trong sự vật.Nguồn gốc của sự vận động là những tác
động giữa các mặt, khuynh hướng, lực lượng, nằm bên trong sự vật và sự tác
động qua lại với những sự vật, hiện tượng bên ngoài sự vật ấy. Những tác động
giữa các mặt đối lập bên trong của sự vật tạo ra mâu thuẫn, và chỉ việc giải
quyết mâu thuẫn bên trong ấy mới có khả năng tạo động lực cho việc phát triển,
làm cái cũ mất đi và cái mới ra đời, thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất.
Từ đó khẳng định phát triển là hiện tượng tự thân bắt nguồn từ những mâu
thuẫn bên trong của sự vật.

Câu 7. Thế giới này được tạo thành bởi một chuỗi liên hệ nhân quả.

ĐÚNG. Mối quan hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của các sự vật hiện
tượng, thuộc bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Nhân quả còn mang tính tất
yếu, trong những điều kiện cụ thể trong sự tồn tại của thế giới, nguyên nhân sẽ
còn sinh ra kết quả tạo thành một chuỗi vô hạn, mà những kết quả ấy là sự vật,
hiện tượng của thế giới. Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới cũng luôn có
nguyên nhân, chỉ là con người đã phát hiện hay chưa. Việc tồn tại của thế giới
luôn có nguyên nhân, và sự tồn tại của thế giới lại cho ra những kết quả, nối dài
sự tồn tại ấy, những kết quả lại chuyển hóa thành nguyên nhân để cho ra những
kết quả thứ cấp, có thể khẳng định chuỗi liên hệ nhân quả vô hạn hình thành và
duy trì thế giới.

Câu 8. Hiện tượng nào, bản chất ấy.

SAI. Hiện tượng và bản chất thống nhất nhưng không đồng nhất. Hiện tượng là
biểu hiện bất toàn của bản chất, ánh lên bản chất. Tuy tồn tại trong mối liên hệ
hữu cơ với bản chất, trong một số điều kiện nhất định, bản chất bị thể hiện bằng
những hình thức-hiện tượng đã cải biến, xuyên tạc, bộc lộ không đầy đủ bản
chất. Hiện tượng do đó thể hiện nghèo nàn hoặc phong phú, đa dạng hơn tự thân
bản chất và do đó, khi áp dụng phương pháp luận, không thể đánh đồng hai khái
niệm này và suy ngược để khẳng định bản chất từ những hiện tượng cụ thể.

Câu 9. Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật có tính độc lập
tương đối, không có mối quan hệ tác động đến nhau.
SAI. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Chất và
lượng nằm trong mối quan hệ biện chứng, và thống nhất với nhau trong một độ.
Tuy vậy, chất và lượng luôn có sự thay đổi và tác động lẫn nhau khi đang thống
nhất trong một độ. Vì lượng dễ biến đổi hơn nên khi lượng phá vỡ độ cũ, chạm
đến điểm nút và tạo ra bước nhảy sẽ thể hiện sự thay đổivề lượng trước, dẫn đến
sự thay đổi về chất, đồng thời tạo ra độ mới và điểm nút mới. Khi chất thay đổi,
lượng cũng thay đổi theo sao cho phù hợp để tiếp tục thống nhất và phát triển
trong một độ mới.

Câu 10. Một mảnh vải may thành áo và một mảnh vải để nguyên không khác
nhau về chất.

ĐÚNG. Chất của sự vật được tổng hợp từ những thuộc tính cơ bản của sự vật
đó trong mối liên hệ cụ thể với sự vật khác. Trong đó nếu đặt mảnh vải để
nguyên và mảnh vải của áo trong mối liên hệ, có thể thấy chúng có cùng thuộc
tính cơ bản, những thuộc tính cơ bản ấy tổng hợp lại thành chất. Như vậy hai
mảnh vải để nguyên và được may thành áo không khác nhau về chất, tuy vậy
chúng có thể khác nhau về lượng, hoặc khác nhau về chất nếu ta không so vải-
vải mà so vải-chiếc áo, vốn là mối liên hệ khác. Chưa kể trong quá trình may
thành áo, vốn là sự vận động của sự vật, có thể khiến mảnh vải này có thêm chất
mới. Như vậy, nhìn chung nếu lấy thuộc tính cơ bản của vải để tổng hợp lại gọi
thành chất, hai mảnh vải này trong mối liên hệ với nhau không khác nhau về
chất.

You might also like