You are on page 1of 25

 

Chương VI
Chứ ng minh và bác bỏ
I - KHÁI NIỆM VỀ CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ

Chứng minh là thao tác tư duy nhằm vạch ra cơ sở để


dẫn đến thừ a nhận tính đúng đắn, đáng tin cậy của
một luận điểm nhất định. Cơ sở ấy chính là nhữ ng
luận cứ đã đượ c chứ ng minh hoặc đã đượ c công
nhận là đúng và mối liên hệ logic giữ a nhữ ng luận cứ
ấy vớ i luận điểm cần chứ ng minh.
 
Bác bỏ, trướ c hết là thao tác tư duy nhằm vạch ra căn
cứ để khẳng định sự sai lầm củ a một luận điểm nhất
định (bác bỏ luận đề). Ngoài ra bác bỏ còn bao hàm
việc vạch ra nhữ ng lỗi logic củ a một phép chứ ng
minh khác để từ đó khẳng định phép chứ ng minh ấy
là không có sứ c thuyết phục và không có giá trị.
CHỨNG MINH

Luận cứ Luận
Luận đề chứng
là những phán là quá trình thiết
là luận điểm, là đoán, những luận lập mối liên hệ
vấn đề cần chứng điểm.... đã được logic giữa các luận
minh hoặc bác chứng minh là đúng cứ để đi đến
bỏ. Luận đề trả hoặc được công thuyết phục sự
lời câu hỏi: nhận là đúng dùng công nhận luận đề
làm cơ sở để chứng là đúng hoặc sai.
chứng minh hoặc
minh hoặc bác bỏ Luận chứng trả lời
bác bỏ điều gì?
luận đề. Luận cứ trả câu hỏi: Chứng
Vấn đề cần lời câu hỏi: Lấy gì để
chứng minh hoặc minh hoặc bác bỏ
chứng minh hoặc như thế nào?
bác bỏ là gì? bác bỏ?
Bằng cách nào?
• Lưu ý:
Không được đồng nhất việc bác bỏ môt
phép chứng minh bằng việc vạch ra những
lỗi logic của nó với việc bác bỏ luận luận đề
của phép chứng minh ấy. Bác bỏ luận cứ
hoặc bác bỏ phương pháp luận chứng
không có nghĩa là đã bác bỏ được luận đề,
không thể xem là đã đủ cơ sở để khẳng
định luận đề ấy là sai và luận đề ngược lại là
đúng.
II - NHỮNG QUI TẮC CHUNG CỦA CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ

Qui tắc đối với luận đề

Qui tắc 1:
Muốn
. chứng minh luận
Qui tắc 2: Qui tắc 3:
đề là đúng thì bản
thân luận đề phải Luận đề phải Luận đề phải
thật sự là luận được phát được giữ
điểm đúng, ngược biểu đầy đủ, vững trong
lại muốn chứng rõ ràng và suốt quá
minh luận đề là không mâu trình chứng
sai thì bản thân
thuẫn minh.
luận đề phải thực
sự là luận điểm
sai.
Qui tắc 1: Qui tắc này chứng tỏ logic của tư
duy không thể hoàn toàn độc lập với hiện
thực khách quan mà ngược lại tư duy chỉ
được xem là đúng đắn khi nó phù hợp với hiện
thực khách quan. Mọi mưu toan chứng minh
luận điểm đúng thành sai hoặc sai thành đúng
đều là ngụy biện. Trong các ngụy biện luôn có
sự vi phạm những qui luật, qui tắc logic.
 
Qui tắc 2:
Luận đề là vấn đề được đưa ra để chứng minh,
nếu nội dung của nó không mang tính xác định
thì người chứng minh không biết phải chứng
minh điều gì và do đó, phép chứng minh sẽ
không có phương hướng rõ ràng, xác định. Nếu
luận đề có mâu thuẫn logic tức là có sự sai lầm
thì không thể chứng minh nó là đúng được.
Qui tắc 3:
Luận đề là yếu tố quan trọng nhất trong phép
chứng minh, là mục tiêu cuối cùng của phép
chứng minh. Luận đề đòi hỏi các luận cứ đều
phải có quan hệ logic với nó, phải hướng về việc
chứng minh hoặc bác bỏ nó. Cần loại bỏ ra khỏi
phép chứng minh những luận cứ tuy đúng
nhưng không nhằm vào việc chứng minh hoặc
bác bỏ luận đề. Vi phạm qui tắc này một cách
không cố ý được gọi là xa đề hoặc lạc đề. Cố ý vi
phạm qui tắc này, tức là cố ý lái quá trình chứng
minh hoặc bác bỏ sang một hướng khác, được
gọi là đánh tráo luận đề.
Qui tắc đối với luận cứ

Qui tắc 1:
Luận cứ phải Qui tắc 2: Qui tắc 3:
là những luận Luận cứ Luận cứ
điểm đã phải đúng
được chứng phải đủ để
minh là đúng độc lập dẫn đến
hoặc được với luận luận đề.
công nhận là đề.
đúng.
Qui tắc 1:
Luận cứ là cơ sở của phép chứng minh.
Nếu cơ sở không vững chắc thì phép
chứng minh không thể đứng vững. Nếu có
luận cứ sai hoặc những luận cứ chưa
được chứng minh là đúng hay sai thì phép
chứng minh sẽ không có sức thuyết phục,
thậm chí sẽ dễ dàng bị bác bỏ.
Qui tắc 2:
Với tính cách là một luận điểm đúng dùng làm cơ sở để
chứng minh hoặc bác bỏ luận đề thì trước hết bản
thân luận cứ phải được chứng minh trước khi được
công nhận là đúng. Nếu ta dùng luận đề để chứng
minh tính đúng đắn của luận cứ thì phép chứng minh
sẽ phạm vào lỗi "chứng minh luẩn quẩn". A được dùng
để chứng minh B đúng và ngược lại B lại được dùng để
chứng minh A đúng thì cả hai đều không được chứng
minh. Hơn nữa, bản thân luận đề là luận điểm cần
được chứng minh, chưa được công nhận là đúng thì
không thể dùng làm luận cứ để chứng minh một luận
điểm khác được. Như vậy, theo qui tắc này thì luận đề
phải là hệ quả của luận cứ chứ không thể ngược lại.
Qui tắc 3:
Chưa đủ luận cứ mà đã đi đến kết luận
cuối cùng thì kết luận ấy sẽ trở nên áp
đặt. Luận đề sẽ không được chấp nhận
nếu nếu nó là “vô căn cứ” hoặc “thiếu
căn cứ”.
Qui tắc đối với luận chứng

Qui tắc 1: Qui tắc 2: Qui tắc 3:


Trong quá Phải bảo Phải bảo đảm
trình chứng đảm tính tính nhất quán
trong quá trình
minh phải hệ thống chứng minh.
bảo đảm trong việc Trong chứng minh
tuân thủ sắp xếp phải loại trừ mâu
tất cả các các luận thuẫn giữa các
qui tắc, các cứ dẫn luận cứ với nhau
qui luật đến luận và giữa luận cứ
logic. với luận đề.
Qui tắc 1:
Chứng minh là sự vận dụng tổng hợp toàn bộ
những qui tắc, qui luật logic; vi phạm bất cứ lỗi
logic nào cũng sẽ làm cho phép chứng minh
thiếu chặt chẽ, không có sức thuyết phục. Phép
chứng minh tốt là phép chứng minh chỉ sử dụng
những suy luận hợp logic. Những suy luận có lý
xuất hiện trong phép chứng minh sẽ làm giảm
giá trị của phép chứng minh ấy.
Qui tắc 2:
Đủ luận cứ thì phép chứng minh chưa hẳn là có sức
thuyết phục. Khi đã có đủ luận cứ thì một vấn đề quan
trọng khác là việc thiết lập mối liên hệ logic giữa luận
đề các luận cứ với nhau và giữa các luận cứ với sao
cho tính tất yếu đúng (hoặc tất yếu sai) của luận đề
được thể hiện một cách rõ ràng. Có những phép
chứng minh không có sức thuyết phục không phải vì
không đủ luận cứ mà là do việc trình bày, sắp xếp các
luận cứ một cách lộn xộn, rời rạc, không liên tục. Vì
vậy trong quá trình chứng minh không thể không chú ý
đến việc thiết lập các quan hệ logic trong phép chứng
minh ấy: Phải xuất phát từ đâu và qua những bước
trung gian nào trước khi đi đến kết luận cuối cùng.
Qui tắc 3:
Phải bảo đảm tính nhất quán trong quá
trình chứng minh. Trong chứng minh phải
loại trừ mâu thuẫn giữa các luận cứ với
nhau và giữa luận cứ với luận đề.
III - CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG
MINH VÀ BÁC BỎ
• Các phương pháp chứng minh

Chứng minh Chứng minh


luận đề trực luận đề gián
tiếp tiếp
a) Chứng minh luận đề trực tiếp
Chứng minh luận đề trực tiếp là bằng những
luận cứ chân thực, phù hợp với tính đúng
đắn của luận đề suy ra rằng luận đề là đúng
mà không thông qua việc bác bỏ luận điểm
trái ngược với luận đề.
b) Chứng minh luận đề gián tiếp
* Phương pháp thứ nhất của chứng minh luận đề gián tiếp là thông
qua việc chứng minh rằng phản đề (luận điểm có nội dung và giá trị
trái ngược với luận đề) là sai suy ra rằng luận đề là đúng. Tức là
muốn chứng minh luận đề a là đúng, trước hết phải chứng minh
phản đề ~a là sai. Phương pháp này được gọi là chứng minh bằng
phản đề hay phản chứng.
Cơ sở của phương pháp này là qui luật bài trung. Theo qui luật bài
trung thì phán đoán av~a là phán đoán hằng đúng. Do đó, nếu
chứng minh được ~a là sai thì a chắc chắn là đúng.
Quá trình chứng minh được thực hiện qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ luận đề (l) thiết lập phản đề (p). Phản đề phải là
phán đoán mâu thuẫn với luận đề. Đôi khi phản đề cũng có thể là
một phán đoán khẳng định nhưng không tương hợp với luận đề,
đồng thời nếu phản đề ấy là sai thì luận đề phải chắc chắn đúng.
Giai đoạn 2: Rút ra hệ quả tất yếu (h) từ phản đề đồng thời đối
chiếu với những luận điểm đúng đắn mâu thuẫn với hệ quả ấy, từ đó
suy ra phản đề là sai
 Giai đoạn 3: Từ sự sai lầm của phản đề, suy ra luận đề là đúng
theo công thức:

* Ngoài ra có thể chứng minh gián tiếp bằng phương pháp loại
trừ.
Trong trường hợp xuất hiện nhiều tình huống lựa chọn, nếu các
tình huống khác đều bị loại trừ thì tình huống còn lại (luận đề)
sẽ được chứng minh. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi
trong các tình huống đưa ra phải có tình huống đúng, tức là
phán đoán tuyển của các tình huống phải là phán đoán đúng.
Phép chứng minh trên được thể hiện trong sơ đồ sau:
 

Trong đó (l) là luận đề cần chứng minh; (m,n) là những tình


huống bị loại trừ.
• Các phương pháp bác bỏ

Bác bỏ luận Bác bỏ luận Bác bỏ một


đề trực tiếp đề gián tiếp phép chứng
minh
a) Bác bỏ luận đề trực tiếp
Bác bỏ luận đề trực tiếp là bằng những luận
cứ chân thực có nội dung và giá trị trái
ngược với luận đề, suy ra rằng luận đề là sai.
b) Bác bỏ luận đề gián tiếp
Có 2 cách:
* Chứng minh luận điểm mâu thuẫn với luận đề là đúng, từ
đó suy ra luận đề là sai. Cơ sở của phương pháp này là qui
luật phi mâu thuẫn: công thức a^~a = 0 chứng tỏ 2 phán
đoán mâu thuẫn với nhau thì có ít nhất một phán đoán sai.
Do đó nếu ~a là đúng thì suy ra a là sai.
* Chứng minh hệ quả tất yếu của luận đề là sai thì suy ra
luận đề cũng sai. Ta có: a là luận đề cần bác bỏ, b là hệ quả
tất yếu của a.
Theo qui tắc suy luận phản đảo
 

Nếu bác bỏ được hệ quả thì cũng sẽ bác bỏ được cơ sở.


c) Bác bỏ một phép chứng minh
Phép chứng minh đòi hỏi phải tuân thủ tất cả các qui
tắc, qui luật logic. Nếu vi phạm bất kỳ qui tắc, qui luật
logic nào thì phép chứng minh sẽ dễ dàng bị bác bỏ.
Vì vậy, chúng ta có thể bác bỏ một phép chứng minh
nào đó thông qua việc vạch ra những lỗi logic trong
lập luận của phép chứng minh ấy như:
- Đánh tráo khái niệm hoặc đánh tráo luận đề.
- Luận cứ sai hoặc chưa được chứng minh là đúng
hoặc không độc lập với luận đề.
- Mâu thuẫn trong lập luận.
- Dùng suy luận không hợp logic...
 
Câu hỏi và bài tập
I - Câu hỏi:
1 - Khái niệm về chứng minh và bác bỏ. So sánh chứng minh với suy
luận.
2 - Những qui tắc cơ bản của phép chứng minh.
II - Bài tập:
1 - Khi được hỏi ý kiến riêng của nhà phê bình về vở kịch mà ông vừa xem,
nhà phê bình nói: “Làm sao mà tôi có thể phê bình hay hay dỡ được nếu tôi
không biết được ai đã sáng tác vở kịch này?”. Nhà phê bình đã vi phạm lỗi gì?
2 - Hai cách bác bỏ sau đây có giống nhau không? Bác bỏ nào đúng phương
pháp?
a) Bố vợ thử tài 2 người con rể, hỏi: “Tại sao con vịt lại nổi?”.
Người con rể học trò đáp: “Đa mao thiểu nhục tắc phù” (Nhiều lông ít thịt thì
tất yếu sẽ nổi).
Người con rể nông dân bác: “Chiếc thuyền có lông có thịt đâu mà cũng nổi?
b) Trả lời câu hỏi: “Vì sao cái kèn lại kêu to?”, A đáp: “Vì nó có tòa loa nên kêu
to”. B bác lại: “Cái ống nhổ cũng có tòa loa sao không kêu?”.
 

You might also like