You are on page 1of 7

-Slide: Ngọc Bé, Hồng Anh

-Thuyết trình: Minh Nhàn, Như Ý, Minh Phương cute hihi


-Tìm nội dung: Quang Hiệp, Trà Vy, Văn Phúc, Văn Trung
-đầu tiên là MP là QTRD, tt là Ys về QTPT, Nhàn về nd CNHN, Ý về Tích cực, Nhàn về hạn
chế cuối cùng là MP kết
CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI
1.QUÁ TRÌNH RA ĐỜI: (MINH PHƯƠNG)
Chủ nghĩa hoài nghi triết học (tiếng Anh: philosophical skepticism) là trường phái tư tưởng
triết học xem xét một cách hệ thống và với thái độ phê phán về quan niệm rằng tri thức tuyệt
đối và sự xác tín là có thể, nghĩa là câu hỏi liệu các tri thức và nhận thức có đúng hay không
và liệu người ta có thể có tri thức thực sự hay không. Chủ nghĩa hoài nghi triết học đối lập
với chủ nghĩa giáo điều triết học - trường phái cho rằng có một tập hợp nhất định gồm các
khẳng định có căn cứ đích xác, hoàn toàn xác tín và chân thực.
Pyrrho (360 TCN tại Elis, Hy Lạp-270 TCN) là nhà triết học người Hy Lạp. Ông vừa là
người khai sinh ra chủ nghĩa hoài nghi không chỉ của Hy Lạp mà của cả châu Âu, vừa là cha
đẻ của Thuyết không thể biết rõ.
Khai sinh chủ nghĩa hoài nghi
Từ hoài nghi, theo ý của Pyrrho, có nghĩa là "tôi đang xét", "tôi đang nghiên cứu", tôi đang
suy xét",... Những câu đại loại vậy thể hiện một thái độ do dự, không dứt khoát chọn ra phán
đoán nào.
Pyrrho đã cho rằng hạnh phúc là vấn đề trung tâm của triết học. Hạnh phúc là một từ chỉ
trạng thái an bằng thoải mái, đầy hưng phấn và muốn làm việc thiện. Kẻ thù của hạnh phúc là
đau khổ và phẫn nộ.
Tiếp tục đi sâu vấn đề này, Pyrrho cho rằng khi đi tìm nền tảng cho hạnh phúc, con người đối
diễn với ba câu hỏi:
• Sự vật được hình thành từ cái gì?
• Con người quan hệ với sự vật như thế nào?
• Trong quan hệ trên, con người sẽ được hưởng gì?
Và ông đi trả lời từng câu hỏi:
• Với câu hỏi "Sự vật được hình thành như thế nào?", Pyrrho cho rằng đây là câu hỏi
không thể có câu trả lời đáng tin vì chúng ta chưa tìm ra được bản chất của chúng:
Do có tính chất hỗn hợp, các giác quan của chúng ta không thể lĩnh hội được chính
xác bản chất của các vật thể ở bên ngoài. Ngay cả lý tính cũng không thể lĩnh hội được vì các
giác quan thường mắc sai lầm”
• Để trả lời câu hỏi thứ hai, "Con người quan hệ sự vật như thế nào?", Pyrrho đã viết
như thế này:
Tính biến đổi và liên tục không ổn định về chất của các sự vật đưa tới sự phân biệt
không rõ ràng của chúng trong trực giác, do vậy không thể phán xét về chúng từ góc độ chân
lý hay sự giả dối. Do vậy, tốt hơn hết là kiểm soát các khẳng định nhất quyết và có trạng thái
tinh thần bình thản, hoàn toàn tự do trong phán đoán

Ý nghĩa của đoạn văn trên đó là không nên có một khẳng định quả quyết về sự vật, cụ thể ở
đây là quan hệ giữa chúng và con người. Và tác giả của đoạn văn này cũng đưa ra lời khuyên
là nếu nhất thiết phải trả lời, hãy trả lời theo kiểu có thể là vậy. Với quan niệm như thế,
Pyrrho đã xây dựng cái gọi là ataraxia: bình thản trước mọi biến cố.
• Còn đối với cau hỏi cuối cùng, "Trong quan hệ con người-sự vật, con người được
hưởng gì?", Pyrrho đã trả lời ngay rằng: Con người được hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây
là vô cảm, là khép mình, là mặc kệ tất cả, nhìn cuộc đời qua khe cửa hẹp.
Đánh giá
Sextus Empiricus đánh giá như sau về Pyrrho:
Mặt trời làm cho cái trước đó nhìn thấy trở nên nhìn thấy được còn Pyrrho thì ngược
lại làm rối mù những cái mà ai cũng nhìn thấy rõ ”
Sau này, cả Diogenes Laërtius, Cicero và Georg Wilhelm Friedrich Hegel đều có chung đánh
giá về Pyrrho. Họ cho rằng, Pyrrho đã bỏ rơi con người trước khi bỏ rơi chính mình.

Phương Tây cổ
Truyền thống phương Tây về chủ nghĩa hoài nghi một cách có hệ thống có nguồn gốc ít nhất
từ thời Pyrrho xứ Elis. Ông bận tâm đến những bất đồng ý kiến trong tất cả các trường phái
triết học thời ông, trong đó có cả triết học khắc kỷ (Stoicism) của chính ông. Người ta kể
rằng, ông đã trở nên rất bối rối vì mình không thể quyết định được một cách hợp lý trường
phái triết học nào là đúng đắn. Khi tự thừa nhận điều này, cuối cùng ông đã có được sự bình
yên nội tâm mà ông đang tìm kiếm.
2.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN: (NHƯ Ý)
Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa hoài nghi đã đóng vai trò khác nhau tùy thuộc
ở chỗ là nó đại biểu cho lợi ích của giai cấp nào. Với tư cách là một trường phái
triết học riêng biệt, chủ nghĩa hoài nghi xuất hiện trong thời kỳ khủng hoảng
của chế độ chiếm hữu nô lệ ở nước Hy Lạp cổ đại hồi thế kỷ IV - III trước công
nguyên; ông tổ của chủ nghĩa này là Pyrrho, còn 1 trong những đại biểu nổi
tiếng nhất là Aenesidemus .Chủ nghĩa hoài nghi cổ đại nhằm mục đích chống
lại hướng phát triển duy vật của triết học.
Trong thời đại Phục hưng, các nhà triết học Pháp Michel Montaigne, Pierre
Charron và Pierre Bayle đã sử dụng chủ nghĩa hoài nghi để đấu tranh chống
chủ nghĩa kinh viện trung cổ và chống giáo hội. Ở thế kỷ XVIII, chủ nghĩa
hoài nghi được khôi phục dưới dạng chủ nghĩa bất khả tri của David Hume và
Immanuel Kant; Gottlieb Schulze (Aenesideinus) đã mưu toan hiện đại hóa
chủ nghĩa hoài nghi cổ đại. Khác với chủ nghĩa hoài nghi cổ đại, chủ nghĩa
hoài nghi mới tuyên bố hoàn toàn dứt khoát rằng không thể có một nhận
thức khoa học được. Chúng ta đã biết có một số triết gia như Aristotle và
Descartes nghiêng về quan điểm: có những khẳng định chúng ta phải chấp nhận
mà không cần theo kèm bất cứ sự biện minh nào bởi chúng có thể tự biện minh
hoặc chúng ta có thể tự tri nhận chúng bằng trực giác. Và tất nhiên có những
người nghi ngờ ngay cả những điều này (trường hợp global scepticism).
Chủ nghĩa hoài nghi phát triển cực thịnh ở thời Tiền Trung cổ (Antiquity).
Nó cũng thống trị học viện của Plato sau khi ông này qua đời. Người tiếp quản
thứ 6 của học viện – Arcesilaus – đã định hướng các học viên theo khuynh
hướng hoài nghi từ những năm 273 trước công nguyên và kéo dài nó ra 100
năm tiếp theo. Descartes đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không
thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại".
Từ tính chất chắc chắn do sự hiện hữu của hữu thể tư duy, ông tiến hành xây
dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức, ông đã lần bước tới sự hiện hữu
của Thượng đế. Ông biện hộ cho sự hiện hữu ấy bằng cách đưa ra bằng chứng
dựa trên luận cứ mang tính bản thể luận của Anselm và bằng chứng dựa trên
nguyên nhân đệ nhất, cái chắc chắn tạo ra trong người tư duy ý tưởng về
Thượng đế. Như thế, trong khi đạt tới sự hiện hữu của Thượng đế, Descartes
cũng với tới thực tại của thế giới vật lý thông qua Thượng đế. Do đó, thế
giới ngoại tại mà chúng ta đang tri giác phải hiện hữu. Descartes rơi trở lại sự
chấp nhận là thật những cái được chúng ta tri giác một cách rõ rệt và riêng biệt.
Và ông nghiên cứu thế giới vật chất bằng cách tri giác các nối kết của nó. Ông
nhìn thế giới vật chất như có tính máy móc chủ nghĩa, hoàn toàn cách ly với tâm
trí, cái độc nhất nối kết giữa hai hữu thể bằng sự can thiệp của Thượng đế. Tới
ngang đây, quan điểm của Descartes gần như hoàn toàn mang tính nhị nguyên
luận.

Có 2 trường phái hoài nghi chủ đạo trong thời kỳ cổ đại: Hoài nghi học viên
(academic scepticism): thuộc về nhánh hoài nghi của học viện Plato (từ thế kỷ
thứ 3 đến thế kỷ thứ nhất trước công nguyên). Chủ nghĩa hoài nghi của
Pyrrhon (Pyrrhonian Scepticism): được khởi xướng bởi Pyrrhon. Và mặc dù
không có học viện theo đúng nghĩa những Pyrrhon sở hữu rất nhiều môn đồ. Cả
2 trường phái này đều phản đối những kiến thức giáo điều được truyền dạy thời
đó. Cả 2 cũng đều bận tâm đến những bất đồng ý kiến giữa các trường phái triết
học thời đó, trong đó có cả triết học khắc kỷ của chính Pyrrhon. Một câu chuyện
đã kể lại rằng chính Pyrrhon đã trở nên rất bối rối khi không thể lựa chọn trường
phái triết học nào là đúng đắn. Và lúc ông tự thừa nhận điều này cũng là lúc ông
tìm kiếm được “sự bình yên nội tâm”.

3.NỘI DUNG CỦA CNHN:( MINH NHÀN)


Thuyết hoài nghi là lập trường truy vấn khả thể của việc biện minh đầy đủ bất cứ chân lý
nào. Luận cứ quy thoái, một vấn đề nền tảng trong nhận thức luận, diễn ra khi, để chứng
minh đầy đủ bất cứ phán đoán nào, bản thân sự biện minh của nó cần được nâng đỡ bằng một
biện minh khác. Chuỗi này có thể thực hiện ba sự lựa chọn có thể có, mà theo thế tam nan
Münchhausen thì cả ba lựa chọn này đều không thỏa mãn. Lựa chọn thứ nhất là vô tận luận:
chuỗi biện minh này có thể đi đến vô cùng tận. Lựa chọn thứ hai là duy căn luận: chuỗi biện
minh rốt cuộc phải lấy những lòng tin cơ bản hay những tiên đề không thể chứng minh làm
căn cứ. Lựa chọn cuối cùng, như ở cố kết luận, là tạo ra chuỗi vòng luẩn quẩn sao cho một
phát biểu được bao gồm trong chuỗi biện minh của chính nó.
Vd: Giả sử ta đang nhớ lại thời trung học và ta nhớ rất rõ về một ông thầy thể dục đáng ghét,
người rất thô lỗ và nói oang oang. Do đó ta tin rằng ra đã có một người thầy thể dục đáng
ghét; và niềm tin này đã được chứng minh. Bằng cách nào? Bởi thực tế là ta nhớ chuyện đó.
Chỉ vậy thôi. Một lần nữa, nói một cách kỹ thuật hơn, sự kiện ta nhớ về ông thầy thể dục
đáng ghét của ta chứng minh niềm tin của ta rằng ta đã có người thầy giáo đó.

4.TÍCH CỰC: (NHƯ Ý)

Như phương pháp Socrates, đối thoại giúp mở dần tri thức cho con
người. Sự thực hành tri thức của nhà Hoài nghi cách nào đó không thể
tồn tại lâu theo lối ấy, vì sau khi bảo vệ quan điểm vắng bóng chân lý,
và treo lửng phán đoán để có được bình an, phái Hoài nghi cách nào
đó cũng rơi vào sự giáo điều và thuyết tương đối về tri thức và đạo
đức.
Song ở một mức độ nào đó, thuyết Hoài nghi đóng góp quan điểm về
tính chắc chắn, bằng cách phá đổ tinh thần giáo điều, tức thái độ chắc
chắn những gì mình tin là đúng và mọi người phải chấp nhận nó mà
không tập trung vào chứng cớ hoặc các quan điểm khác. Những người
được kể vào nhóm này gồm những người nghĩ mình đã tìm ra chân lý
và những người thú nhận mình không tìm ra chân lý và cũng khẳng
định chân lý không thể tìm ra được. Nhóm còn lại không được kể vào
giáo điều là nhóm đi tìm chân lý. Nhà hoài nghi thuộc nhóm ba này-
đứng giữa hai khả thể kia.
5.HẠN CHẾ: (MINH NHÀN)
Các phê phán chủ nghĩa hoài nghi
Sự xác tín tuyệt đối
Trước hết, trong cả ba luận cứ trên — luận cứ của Hume, của Descartes, và luận cứ vòng tròn
—kết luận được rút ra là ta không thể chứng minh cái gì. Ta không thể chứng minh rằng dữ
liệu cảm giác đại diện cho thực tại bên ngoài. Ta không thể chứng minh rằng không phải ta
đang mơ. Ta không thể chứng minh rằng tri giác hay ký ức là đáng tin cậy. Nhưng giờ hãy tự
hỏi mình: việc ta không thể chứng minh cái gì đó có nghĩa rằng ta không biết hay không? hay
rằng tin vào cái đó là không hợp lý và đúng đắn?
Hãy lấy mối nghi ngờ mơ của Descartes làm ví dụ. Giả sử ta tin rằng ta không thể chứng
minh rằng không phải ta đang mơ; và thậm chí ta còn có thể thừa nhận rằng có một khả năng
nhỏ xíu rằng ta hiện đang mơ. Tuy nhiên, một người không theo chủ nghĩa hoài nghi có thể
trả lời: Thế thì đã sao? Nếu tôi không chứng minh được rằng tôi đang không mơ thì đã sao?
Ai quan tâm nếu có một khả năng nhỏ li ti rằng tôi đang nằm mơ thật? Điều đó có thực sự
quan trọng đối với các khẳng định tri thức của tôi không?
Cá nhân Descartes cho rằng điều đó nhất định là quan trọng. Ông muốn có tri thức chắc chắn
—tri thức không vướng một chút nghi ngờ. Và do vậy ông cho rằng nếu ta có thể có một chút
nghi ngờ dù là nhỏ nhất về cái gì đó, thì ta không thực sự biết nó. Ví dụ, mối nghi ngờ mơ gợi
ra một khả năng rất nhỏ rằng thực ra không phải độc giả đang đọc bài viết này mà độc giả có
thể đang nằm mơ; và Descartes chắc sẽ nói (tại thời điểm đó—về sau ông cho rằng ông đã
chứng minh thuyết hoài nghi này là sai) rằng bạn không biết rằng có phải bạn đang đọc bài
này ngay lúc này hay không.
Do đó, ta phải tự hỏi: ta có bắt buộc phải có sự xác tính tuyệt đối, không có một chút nghi
ngờ nào, để có được tri thức hay không? Đó sẽ chắc chắn là mức độ biện minh cao nhất, và
khi đó ta có lẽ sẽ nói rằng tri thức đó không chỉ là niềm tin mà tính đúng đắn đã được biện
minh đủ, mà nó còn là niềm tin chắc chắn đúng
Nhiều nhà triết học không cho rằng một cấp độ biện minh mạnh đến vậy là cần thiết đối với
tri thức. Họ nói rằng, dù sao thì ta vẫn có thể biết thời tiết sẽ như thế nào bằng cách xem bản
tin dự báo thời tiết. Đôi khi ta sai, nhưng nếu ta đúng thì ta có tri thức. Do vậy, họ không đặc
biệt bận tâm nếu họ không thể chứng minh rằng không phải họ đang nằm mơ. Họ cho rằng
khả năng họ đang mơ là cực kỳ nhỏ, và rằng họ hoàn toàn được biện minh khi nghĩ rằng họ
đang thức. Và họ không cần phải biết với độ xác tín tuyệt đối rằng họ đang thức, để được
biện minh cho việc tin rằng họ đang thức. Cũng lưu ý rằng chính Descartes cuối cùng cũng đã
loại bỏ các nghi ngờ hoài nghi của mình.
Điều thứ hai mà ta có thể nhận xét về chủ nghĩa hoài nghi: nếu người hoài nghi đòi hỏi độ
xác tín tuyệt đối là một yêu cầu cho tri thức, thì ta có thể trả lời rằng chính điều đó cũng nên
được áp dụng cho chính chủ nghĩa hoài nghi. Chính chủ nghĩa hoài nghi có hoàn toàn nằm
ngoài các nghi ngờ hay không? Chẳng phải ta có thể đưa ra nhiều kiểu phê phán đối với chủ
nghĩa hoài nghi? Do vậy, có vẻ như là không ai có thể biết rằng chủ nghĩa hoài nghi là đúng.
Do đó, những người hoài nghi chủ nghĩa không thể biết rằng chủ nghĩa hoài nghi là đúng.
Nhưng thực ra đây là một luận điểm yếu, vì nó không thực sự bác bỏ chủ nghĩa hoài nghi. Dù
sao thì những người hoài nghi chủ nghĩa cũng có thể hoàn toàn vui vẻ thừa nhận rằng không
ai biết chủ nghĩa hoài nghi có đúng hay không. Họ có thể hài lòng với việc nói rằng chủ nghĩa
hoài nghi rất có thể đúng. Đó không phải loại tuyên bố mà đa số những người khác sẽ hài
lòng.
Thuyết về độ tin cậy quy trình (Process Reliabilism)
Phê phán thứ ba, đặc biệt áp dụng cho luận cứ vòng tròn, là của triết gia người Scotland
Thomas Reid. Reid lý luận như sau. Giả sử rằng những người hoài nghi chủ nghĩa nói đúng,
và tri giác là không đáng tin cậy. Nhưng tri giác chỉ là một trong các quá trình nhận
thức của tôi; và nếu nó không đáng tin cậy thì các quá trình khác cũng phải không đáng tin
cậy. Tất cả các năng lực của tôi đều chui ra từ cùng một cửa hàng; do đó, nếu một cái có lỗi
thì những cái khác chắc cũng vậy. Nhưng điều đó có nghĩa rằng cả năng lực lập luận, cái mà
những người hoài nghi chủ nghĩa sử dụng, cũng phải không đáng tin cậy nốt. Nói cách khác,
khi ta lập luận, chắc chắn ta sẽ có sai sót, và do vậy ta không bao giờ có thể tin những luận cứ
mà ta dành cho bất cứ khẳng định nào. Nhưng rồi điều đó cũng áp dụng cho luận cứ của
những người hoài nghi chủ nghĩa dành cho chủ nghĩa hoài nghi! Vậy là nếu những người
hoài nghi chủ nghĩa nói đúng, thì ta không nên quan tâm đến chủ nghĩa hoài nghi, vì những
người hoài nghi chủ nghĩa đã đi đến kết luận hoài nghi bằng các lập luận. Và nếu những
người hoài nghi chủ nghĩa đã sai, thì tất nhiên ta cũng không cần quan tâm đến chủ nghĩa
hoài nghi. Trong trường hợp nào thì ta cũng không cần nghi ngờ một cách thật sự về sự đáng
tin cậy của các năng lực nhận thức của mình.
Hoài nghi không đem đến sự triệt để Trên hết, chủ nghĩa hoài nghi có cơ sở tồn tại dựa trên
tinh thần theo đuổi bình an và đích nhắm là loại bỏ giáo điều, nhưng cách làm của phái này
dường như không thể đứng lâu, như trong lãnh vực tri thức và đạo đức. Về mặt tri thức, hoài
nghi của phái Hoài nghi không đưa đến chân lý. Nghĩa là người Hoài nghi không đưa ra phán
đoán, và như vậy không giúp giải quyết các mâu thuẫn. Cách giải quyết này không triệt để.
Bởi thứ nhất, nếu có hai mệnh đề trong tranh luận có giá trị ngang nhau, cùng có khả năng
đúng, hoài nghi không giúp ta tìm cách giải quyết. Hoặc, nếu hai mệnh đề không có giá trị
ngang nhau, chiều hướng của lý luận sẽ là mệnh đề đúng hơn sẽ phủ định mệnh đề ít đúng
hơn, như trong các đối thoại của Socrates. Tiến trình này làm lộ dần tri thức nhưng phái Hoài
nghi không nhắc đến. Thứ hai, khi đặt một mệnh đề đối lập với mệnh đề có sẵn, người Hoài
nghi làm cho tri thức trở nên tương đối và người tìm kiếm tri thức hoang mang, vì tri thức chỉ
dừng ở mức chấp nhận được hoặc có thể vậy. Điều này trái với các phương pháp tri thức
khoa học mà Aristotle đã xây dựng.Thứ ba, giả như tri giác hoàn toàn đúng thì nó có khả
năng bị đánh lừa, nhưng quá trình tư duy có thể giúp ta nhận ra điều đó, như trong nhận thức
luận của Aristotle, khi ông nói về trực giác của trí khôn.
Hơn nữa, việc phủ nhận có tri thức tuyệt đối, do tính hời hợt của các khẳng định giáo điều,
dường như làm giảm tinh thần theo đuổi chân lý tối hậu của thế giới, điều mà các bộ môn
triết học vẫn đi tìm trong khả năng của mình; chẳng hạn đạo đức học, hay tri thức luận. Do
vậy, nếu tinh thần hoài nghi đòi hỏi các khoa học đi tìm cơ sở nền tảng cho những lý thuyết
chắc chắn, vì tri thức thì bao la, và giới hạn nơi khả năng nhận thức của con người, thì tinh
thần ấy là tích cực. Song nếu phủ quyết tính chắc chắn của mọi khẳng định mà phái Hoài
nghi sử dụng thuyết tương đối của Protagoras,
hoài nghi cũng sẽ không đứng vững được. Do vậy, chủ nghĩa hoài nghi chống giáo điều,
nghĩa là thúc đẩy người ta đi tìm chứng cứ nhằm xác định chân lý, nhưng không vượt qua để
khắc phục giáo điều, nghĩa là không giúp tìm chân lý. Hoặc, ở ngay sự phân biệt giữa hiện
tượng và bản chất của sự vật theo Sextus cũng đã bị phản đối là giáo điều.
Quan niệm về tri thức như trên kéo theo hệ quả nơi nền đạo đức, điều mà Socrates và Plato
đã nhấn mạnh ‘đức hạnh sẽ không thể có mà không có tri thức’.
Nói cách khác, các hành động đưa ra đều đòi hỏi có nền tảng vững chắc đóng vai trò như
những hướng dẫn đáng tin cậy. Trong khi tránh phán đoán, người Hoài nghi làm ta hoang
mang không thấy điều thực, không giúp ta tìm thấy niềm tin đúng, thay vì tin đúng để có bình
an thực. Người Hoài nghi có lý khi cho rằng các luật lệ và quy tắc đạo đức chỉ dừng ở mức
chấp nhận được, vì có thể thay đổi, và do vậy, ta không được lầm tưởng bề ngoài với thực tại,
hơn hết phải tránh cuồng tín và giáo điều. Song một xã hội muốn trở nên tốt, các ý niệm cần
mang tính phổ quát, như Socrates vẫn luôn đi tìm,
chẳng hạn ai cũng hiểu khôn ngoan là nhân đức. Nhờ vậy hành vi của con người mới được
hướng dẫn đúng. Như vậy, xét về mặt tích cực, người Hoài nghi truy vấn là để người ta truy
vấn. Đầu tiên là tình trạng giáo điều, sau là giúp các khẳng quyết chân lý đi vào tính chắc
chắn của nó. Mặt khác, người Hoài nghi tiếp tục tra khảo vấn đề đó, nhưng tiếc rằng kiểu truy
vấn này dường như chỉ để truy vấn và làm xã hội không có tính chắc chắn, vì khẳng định
không có chân lý, như vậy có thể rơi vào chính giáo điều hoặc không dấn thân vào tri thức.
6.KẾT THÚC: (MINH PHƯƠNG)
Bằng cách ấy, chủ nghĩa hoài nghi kết thúc với việc tiết giảm thành công những nền tảng của
văn hóa Hy Lạp cổ đại, vốn đã hình thành trào lưu giáo điều mà chủ nghĩa Khắc kỷ là đại
diện. Phái Hoài nghi như vậy đã hoàn thành sứ mạng mình đề ra. Nói cách khác, họ đã sống
triệt để lý tưởng qua những công sức mà Arcesilaus, học trò của Pyrrho và Sextus đã dành ra
để làm.Điều này đồng nghĩa nhà Hoài nghi tìm được bình an, nhưng khi việc thực hành tri
thức của phái khó tồn tại, sự bình an cách nào đó cũng sẽ rơi vào thế tương tự.

Chủ nghĩa hoài nghi tồn tại trong khoảng gần hai thế kỷ. Sự ra đời, lớn lên và chết đi của
thuyết này trùng với sự khai sinh, lớn lên và chết đi của các hệ thống Hy Lạp. Lối suy tư của
phái cũng không tồn tại sau cái chết của Sextus, và trong khi sự kết thúc đang đến gần với
thuyết Hoài nghi, đã xuất hiện ở Alexandria một trường phái tư tưởng mới: tân Plato.

You might also like