You are on page 1of 6

Cách lập luận trong IELTS Writing và

Speaking ứng dụng tính hợp lệ và


hợp lý P2
Đảm bảo tính hợp lệ và hợp lý khi lập luận 

Sử dụng ngôn ngữ nói giảm khi lập luận trong IELTS Writing
và Speaking (hedging words)
Phạm vi của kết luận quá rộng chính là một nguyên nhân lớn khiến
ta bị mắc lỗi kết luận vội và làm mất đi tính hợp lý của lập luận.
Cách hữu hiệu để tránh lỗi lập luận trong IELTS Writing và
Speaking nằm ở việc chúng ta lựa chọn ngôn từ khi diễn đạt kết
luận, đặc biệt là với những loại từ chỉ phạm vi và mức độ khẳng
định (Guth, 1964). Hãy cùng so sánh ba ví dụ sau:
Ví dụ 1: “…Elderly people have a very conservative mind  (đầu óc
bảo thủ)  about gender roles.
Ví dụ 2: “…All  the ideas that elderly people have about life are
becoming  irrelevant  for younger people…. But  the greatest  disparity
between the generations  is  seen in their attitudes towards gender
roles.”
Ví dụ 3: “…Many of  the ideas that elderly people have about life are
becoming  less  relevant  for younger people…. But  perhaps the
greatest  disparity between the generations  can  be seen in their
attitudes towards gender roles.”
(Trích IELTS Writing Task 2: Simon’s Essay Analysis – Toàn ZIM)
So với ví dụ 1 và 2, phạm vi và mức độ khẳng định của lập luận
trong ví dụ 3 được diễn đạt cẩn trọng hơn. Người đọc hay người
nghe khi nhìn vào lập luận này cũng sẽ ít hoài nghi về độ đáng tin
cậy của kết luận, từ đó tính hợp lý của lập luận cũng sẽ cao hơn.
Thực tế cho thấy có rất ít trường hợp mà ta có thể sử dụng hợp lý
những từ như “all, every, nobody, nothing,…”.  Và những từ
như “most of, the majority,…”  cũng cần phải có những tiền đề chắc
chắn hoặc dẫn chứng đủ nhiều để có thể được sử dụng đúng. Vì
vậy, khi nói về phạm vi, ta có thế dùng một số từ nói giảm sau:
Ví dụ:
 Some of the ideas that elderly people have about life are
becoming less relevant for younger people.
 A number/proportion of the ideas that elderly people have
about life are becoming less relevant for younger people.
 Certain ideas that elderly people have about life are
becoming less relevant for younger people

Tương tự với phạm vi của kết luận, mức độ khẳng định trong lập
luận cũng cần được chú ý rất nhiều khi lập luận. Điều này không
chỉ thể hiện qua một số từ vựng trong câu, mà còn qua cách người
viết diễn đạt ý. Trong 3 ví dụ trên, ví dụ 1 mang tính khẳng định
cao nhất, và cũng là lập luận dễ mắc lỗi ngụy biện nặng nhất. Để
có thể kết luận chắc chắn như vậy về một tệp đối tượng khổng lồ
như là người già (elderly people), ta cần sẽ cần một lượng bằng
chứng và số liệu vượt quá giới hạn của một bài thi IELTS. Vậy để
giới hạn mức độ khẳng định của lập luận, ta có thể dùng một số
loại từ sau:
Danh từ possibility / likelihood / chance
VD: There is a real possibility that electronic cigarettes
causes fatal health problems.
possible / uncertain / unlikely / likely
Tính từ VD: It is possible that electronic cigarettes causes fatal
health problems.
suggest / indicate / estimate / assume / seem /
appear to be / tend to
Động từ
VD: Fatal health problems appears to be caused by
electronic cigarettes.
probably / possibly / perhaps / seemingly /
presumably
Trạng từ
Ex: Fatal health problems are perhaps caused by
electronic cigarettes.
may / might / can / could / would
Động từ khiếm
Ex: Electronic cigarettes may cause fatal health
khuyết
problems.

Suy luận từ sự thật khi lập luận trong IELTS Writing và


Speaking
Sử dụng tiền đề sai hoặc chưa được chứng minh rõ là một trong
những lý do một lập luận được xem là không hợp lý. Như vậy, việc
suy luận từ tiền đề là những “sự thật” sẽ giúp bảo đảm tính hợp lý
cho lập luận. Hơn nữa, một bài viết/bài nói chứa nhiều “sự thật” thì
sẽ khiến người khác đồng cảm với quan điểm của tác giả và dễ bị
thuyết phục bởi nó hơn (Guth, 1964). Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là:
như thế nào thì gọi là “sự thật”?
Trong khuôn khổ của bài thi IELTS, ta có thể định nghĩa “sự thật” là
“fact” – những điều có thể xác minh qua quan sát trực quan hoặc
qua số liệu, hoặc “truth” – những niềm tin, nhận xét được số đông
tin rằng là đúng (Walsh, 2018). Một số ví dụ của những “sự thật”
này là:
Ví dụ 1:  Mỗi người chỉ có 24 giờ trong ngày. 
Đây là một “fact” vì ta có thể đo được số giờ trên.
Ví dụ 2: Sau một ngày làm việc thì ai cũng cần được nghỉ ngơi.
Đây là một “truth” vì đa số chúng ta tin vào điều này, tuy nhiên
không nhất thiết là tất cả. 
Ví dụ 3: Cơ thể chúng ta sau một ngày làm việc sẽ trở nên mệt mỏi
và sẽ cần được nghỉ ngơi để sạc lại năng lượng.
Khác với ví dụ 2, “sự thật” này là một hiện tượng ta có thể quan sát
được dựa trên phản ứng của cơ thể sau khi làm việc. Vì vậy, ví dụ 3
là một “fact”
Với các ví dụ trên, một đoạn lập luận về chủ đề “Vì sao nam và nữ
phải chia việc nhà với nhau” có thể được hình thành như sau:
Mỗi người chỉ có 24 giờ trong ngày và sau một ngày làm việc thì ta
cần được nghỉ ngơi. Nếu như một người, nam hoặc nữ, phải gánh
vác toàn bộ việc nhà thì quỹ thời gian để nghỉ ngơi của họ sẽ bị
giảm đi đáng kể. Việc này sẽ tạo ra vô số vấn đề về sức khỏe cũng
như tinh thần cho người đó.
Với loại tiền đề là những “truth” thì người học cần xem xét rất cẩn
thận để tránh lỗi ngụy biện khái quát vội – tức xem ý kiến chủ
quan của mình thành ý kiến của nhiều người. Ngoài ra, ta cũng
không nên cố tình ngụy biện một ý kiến cá nhân thành một “truth”
chỉ để chứng minh cho quan điểm của mình.

Cân nhắc về yếu tố khán giả khi lập luận trong IELTS Writing
và Speaking
Như đã kết luận ở phần trước khi phân tích về tính hợp lệ và hợp lý
trong lập luận, người đọc và người nghe là nhân tố chính quyết
định tính đúng đắn của tiền đề. Thật vậy, ví như lỗi tiền đề ẩn, nếu
như tác giả thất bại trong việc giúp người đọc nhìn ra tiền đề ẩn
trong lập luận, lập luận đó sẽ bị xem là không hợp lý. Vì thế, khi
làm bài thi Writing Task 2 hoặc Speaking Part 3, người học cũng
cần chú ý đến góc độ của người chấm thi thay vì chỉ tập trung vào
việc thể hiện suy nghĩ của mình.
Một số ví dụ cho lỗi này là:
In my opinion, good-looking people have a higher chance of
becoming famous. A quintessential example of that argument would
be a hot girl called “Trung ran can mo”, who rose to fame overnight
for her tiktok videos.
Ở đây thí sinh sử dụng ví dụ của hot girl “Trứng rán cần mỡ” để
làm ví dụ củng cố cho luận điểm của mình. Tuy nhiên khả năng
cao là giám khảo sẽ không biết người này là ai và sẽ cảm thấy lập
luận của thí sinh này khó hiểu. Lập luận vì thế mà trở nên kém hợp
lý và chưa đủ sức thuyết phục với giám khảo.
Ví dụ:

Trong luận điểm này người viết đang cho rằng các môn học
chính (core subjects) bao gồm Toán và Anh Văn. Tuy nhiên nếu cân
nhắc về yếu tố giám khảo là người nước ngoài, môn Anh Văn chưa
hẳn sẽ được xem như là một môn học chính và kiến thức của môn
này sẽ được ứng dụng rộng rãi khi lên đại học. Vì vậy, tiền đề của
lập luận này có thể được đánh giá là chưa hợp lý.

You might also like