You are on page 1of 7

Lặp lại vấn đề – Lỗi ngụy biện trong

IELTS Writing (Phần 2)


Cách phát hiện Begging the Question Fallacy – lỗi
ngụy biện trong IELTS Writing

Loại 1
Mô hình: 
 Premise: Statement p 
 Conclusion (Claim): Statement p’ (p là cách diễn đạt khác của
p’)

Do statement p và p’ đồng nghĩa nên với mô hình này, lập luận chỉ
có 1 tiền đề (major premise và minor premise trùng nhau).
Ví dụ: 
Premise: It is a decent, ethical act to save serious sufferers from
painful deaths. (Đó là hành động tử tế, đạo đức để giải thoát
những người những người bệnh nặng khỏi cái chết đau đớn)
Conclusion (Claim): Active euthanasia is morally acceptable. (An tử
(phương pháp giúp người bị bệnh nan y ra đi nhẹ nhàng) có thể
chấp nhận được về mặt đạo đức)
Phân tích: Khi phân tích lập luận trên về lỗi ngụy biện trong IELTS
Writing, người đọc sẽ nhận ra người viết chỉ đang nhắc lại 1 ý 2
lần. ‘Decent, ethical’ gần như đồng nghĩa với ‘morally acceptable’.
‘Active euthanasia’, theo định nghĩa của Cambridge dictionary, là
the act of killing someone who is very ill or very old so that they do
not suffer any more (hành động chấm dứt cuộc đời cho một người
quá ốm hoặc quá già để họ không còn phải chịu đựng đau đớn). Vì
vậy, ‘save serious sufferers from painful deaths’ mang nghĩa tương
tự ‘active euthanasia’ chứ không hề giải thích vì sao active
euthanasia là morally acceptable. Do đó, thực chất premise nêu
cùng ý với conclusion: active euthanasia is morally unacceptable.
Người viết không hề đưa ra lý do vì sao euthanasia lại morally
acceptable.

Loại 2
Mô hình: 
 Premise: Statement p đúng
 Conclusion (Claim): Statement không phải p (not-p) không
đúng

Ví dụ: Same-sex marriage is unnatural since human beings are


naturally attracted to the opposite sex.
Premise: since human beings are naturally attracted to the
opposite sex (vì theo lẽ tự nhiên, con người bị thu hút bởi giới tính
trái ngược)
Conclusion: Same-sex marriage is unnatural (Hôn nhân đồng giới
là không tự nhiên)
Phân tích: Tương tự như ví dụ ở loại 1, tiền đề lập luận này, thay vì
chứng minh kết luận, lại ngộ nhận kết luận bằng cách viết lại kết
luận bằng một cách diễn đạt khác. Vì theo lẽ tự nhiên, con người
bị thu hút bởi giới tính trái ngược (statement p) nên việc con người
không bị thu hút bởi giới tính trái ngược là trái tự nhiên (statement
not-p không đúng.) Vì vậy, lập luận này không thuyết phục. 

Loại 3 
Mô hình:
 Conclusion (Claim): Statement q 
 Minor premise (Stated reason): Statement p
 Major premise (Warrant) (bị ẩn đi trong câu) Statement r. Tuy
nhiên, statement r là thừa nhận không có chứng cứ.

Ví dụ: 
Conclusion (Claim): Avengers: End game is considered the greatest
movie in the history of cinema (Avengers: End game là phim điện
ảnh hay nhất lịch sử)
Minor premise (Stated reason): because it is the highest-grossing
movie of all time (vì đây là bộ phim đạt doanh thu cao nhất mọi
thời đại)
Major premise (Warrant) (bị ẩn đi trong câu): The greatest movie is
the highest-grossing movie (Phim điện ảnh hay nhất là phim đạt
doanh thu cao nhất)
Phân tích: Trong nhiều trường hợp, lỗi ngụy biện trong IELTS
Writing – Begging the question fallacy khá rõ ràng. Tuy nhiên,
trong vài trường hợp, fallacy này có thể khó nhận ra. Avengers:
End game đúng là bộ phim đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử
phim ảnh (greatest movie in the history of cinema) và stated
reason không phải một cách nói khác lặp lại claim. Tuy nhiên, với
argument này, lỗi nằm ở warrant bị ẩn đi. Người viết ngầm cho
răng bộ phim hay nhất là bộ phim có doanh thu cao nhất. Tuy
nhiên, điều này không được chứng minh là đúng. Không có lý lẽ
chứng minh warrant, vì vậy, claim cũng chưa được chứng minh. 
Đọc thêm: Các hình thức ngụy biện thường gặp trong tư duy Logic
(Phần 1)

Cách khắc phục Begging the Question Fallacy – lỗi


ngụy biện trong IELTS Writing
Để tránh lỗi ngụy biện trong IELTS Writing – Begging the Question
Fallacy, người viết nên phân tích lập luận thành premises và
conclusion dưới dạng outline ngắn (như các ví dụ được phân tích ở
trên). Sau đó, người viết kiểm tra liệu còn tồn tại lỗ hổng (gap) nào
giữa các premises và giữa premises với conclusion không. Nếu có,
người viết cần thêm statement để nối liền lỗ hồng đó. Nếu
premises chưa được chứng minh thì người viết sẽ dễ mắc lỗi
Begging the Question. 
Ví dụ: Khi phân tích argument “The granola bar the healthiest food
because it consists of nutritious ingredients,” người viết sẽ có
outline ngắn sau:
Conclusion (Claim): The granola bar is the healthiest food  (Món
granola là đồ ăn tốt cho sức khoẻ nhất) 
Minor premise (Stated Reason): because it consists of nutritious
ingredients  (vì nó bao gồm những nguyên liệu nhiều chất dinh
dưỡng)
Từ outline trên, người viết có thể nhận thấy có lỗ hổng giữa
conclusion và minor premise, đó là lập luận đang ngầm thừa nhận
Healthiest foods are those made from nutritious ingredients.
Người viết cần điền thêm Major premise để nối liền lỗ hổng. Dưới
đây là bản outline đầy đủ:
Conclusion (Claim): The granola bar is the healthiest food
Minor premise (Stated Reason): because it consists of nutritious
ingredients
Major premise (Warrant): Healthiest foods are those made from
nutritious ingredients (Những đồ ăn tốt cho sức khoẻ nhất là đồ ăn
được làm từ nguyên liệu nhiều dinh dưỡng)
Tuy nhiên, ‘healthiest foods are those made from nutritious
ingredients’ là premise chưa được chứng minh. Người viết cần xem
xét lý do ‘có nguyên liệu nhiều dinh dưỡng’ có đủ để chứng minh
đó là ‘thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhất’ không. Nếu câu trả lời là
không, lập luận của người viết chưa đủ chặt chẽ. 
Bên cạnh đó, người viết cần kiểm tra liệu premises thực sự chứng
minh cho conclusion hay chỉ đơn thuần nhắc lại conclusion theo
cách diễn đạt khác. Premises cần chứng minh, bổ trợ, giải thích cho
conclusion và premises phải là sự thật, số liệu,… có bằng chứng, cơ
sở thay vì là những thừa nhận vô căn cứ. 
Ví dụ:  The iPhone is the most advanced smartphone on the market
since no other brands have produced a better smartphone.
Bản outline của argument trên như sau:
Conclusion (Claim): The Iphone is the most advanced smartphone
on the market (Iphone là điện thoại thông minh tân tiến nhất trên
thị trường)
Premise: since no other brands have produced a better
smartphone (vì chưa có hãng nào sản xuất một điện thoại thông
minh tốt hơn)
Với lập luận trên, premise chỉ đơn thuần nhắc lại conclusion theo
cách khác chứ chưa hề chứng minh lí do vì sao Iphone lại là điện
thoại tân tiến nhất. Vì vậy, lập luận này không có hiệu lực.
Để khắc phục lỗi ngụy biện trên, người viết có thể chỉnh sửa lại lập
luận như sau:
“iPhone 12 Pro Max is an advanced smartphone since it optimizes
user experience with such outstanding features as revolutionary
camera system, immersive display and superior performance.”
Dưới đây là bản outline của lập luận đã chỉnh sửa:
Conclusion (Claim): Iphone 12 Pro Max is an advanced smartphone
(Iphone 12 Pro Max là một chiếc điện thoại thông minh tân tiến)
Minor Premise (Stated Reason): since it optimizes user experience
with such outstanding features as revolutionary camera system and
superior performance (vì nó tối ưu hoá trải nghiệm người dùng với
những tính năng nổi bật như hệ thống camera mang tính cách
mạng và hiệu năng vượt trội)
Major Premise (Warrant): An advanced smartphone is the one
which optimizes user experience with such outstanding features as
revolutionary camera system and superior performance (Điện thoại
thông minh tân tiến là loại tối ưu hóa trải nghiệm người dùng với
những tính năng nổi bật như hệ thống camera mang tính cách
mạng và hiệu năng vượt trội)
Với bản outline trên, đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa các premises,
giữa premises và conclusion. Minor premise chứng minh cho
conclusion, và major premise là sự thật được công nhận rộng rãi. 

You might also like