You are on page 1of 4

Câu 1: Lập luận bằng cách nêu phản đề là gì?

1. Định nghĩa và tầm quan trọng

Counterargument (lập luận phản đề) là đưa ra một quan điểm trái với quan điểm của
người viết và sau đó tìm ra dẫn chứng, lập luận để bác bỏ quan điểm trái chiều đó. Khi
chúng ta có đoạn phản biện trong bài viết sẽ sử dụng những lý lẽ và dẫn chứng để bác bỏ
một quan điểm nào đó trái ngược với quan điểm của người viết. Lập luận phản đề có thể
làm cho bài luận thuyết phục hơn vì nó cho thấy rằng người viết đã xem xét nhiều khía
cạnh của vấn đề. Barnet và Bedau (2005) cho rằng một luận điểm sẽ được củng cố vững
vàng hơn thông qua lập luận phản đề.

Ví dụ:

 Mục tiêu của người viết: chứng minh đầu tư vào khám phá vũ trụ là cần thiết.
 Luận điểm phản đề: Tiền nên dùng để giải quyết các vấn đề thiết yếu trên Trái
Đất thay vì đầu tư vào khám phá vũ trụ.
 Phản bác: Việc khám phá vũ trụ là một phương pháp giải quyết vấn đề dân số
(một vấn đề thiết yếu trên Trái Đất), tạo cơ hội cho con người tìm thấy những
hành tinh khác thích hợp để sống.

2. Cấu trúc của lập luận phản đề và cách triển khai

Thông thường sẽ có hai phần trong một Counterargument

 Phần 1 (Counterargument) : Đưa ra ý kiến trái chiều


 Phần 2 (Refutation): Chỉ ra thiếu sót của ý kiến trái chiều để phản bác lại.

Thông thường có hai cách để viết đoạn chứa lập luận phản đề

Dạng 1: Cả một đoạn đưa ra lập luận phản đề rồi sau đó phản bác nó

Đây là dạng thường được dùng của lập luận phản đề. thường được đặt ở một đoạn văn
tách biệt. Đoạn thân bài 1 trước đó sẽ dùng để phân tích vì sao quan điểm được phản biện
được cho là đúng.

Dạng 2: Chỉ là một phần nhỏ trong một đoạn văn (ít gặp hơn)

Dạng này hiếm gặp hơn dạng một nhưng cũng khá phổ biến. Người viết sẽ chỉ đưa một ý
kiến trái chiều nhỏ và phản bác lại như một ý trong bài thay vì triển khai thành cả đoạn.

3. Một số lỗi thường gặp khi dùng lập luận phản đề và cách khắc phục
- Chỉ dùng lập luận phản đề khi người viết chắc chắn tìm được lỗ hổng trong lập luận
phản đề đó để phản bác lại một cách hợp lý.

- Người viết chỉ ra được lỗ hổng của ý kiến trái chiều, điều này giúp luận điểm chặt chẽ
hơn. Tuy nhiên lập luận phản đề không phải là điều kiện bắt buộc để có được điểm viết
cao.

Với người viết ở trình độ thấp, viết lập luận phản đề có thể mắc các lỗi sau:

a. lập luận phản bác

Nếu người viết không thể hiện rõ ý đồ đưa lập luận phản đề trong bài hoặc đưa lập luận
phản đề nhưng không phản bác lại, quan điểm sẽ trở nên không rõ ràng xuyên suốt bài
luận.

Ví dụ:

Có một luận điểm ủng hộ hình phạt tù vì hình phạt tù có thể gửi một thông điệp mạnh mẽ
đến những người có khả năng phạm tội trong tương lai và khiến họ suy nghĩ kỹ trước khi
thực hiện tội ác. Mặc dù các hình phạt nghiêm khắc có thể ngăn cản một số kẻ vi phạm
pháp luật, nhưng các tù nhân có thể nuôi dưỡng lòng thù hận đối với hệ thống tư pháp và
trả thù sau đó.

Trong ví dụ trên, lập luận phản đề “Hình phạt tù là gửi một thông điệp mạnh mẽ đến
những kẻ có ý định phạm tội để khiến họ phải suy nghĩ kỹ trước khi phạm tội.” đặt trong
bài nhưng không được chỉ ra rõ là lập luận phản đề. Vì vậy người đọc có thể bị nhầm
tưởng đây là luận điểm chính trong bài, khiến quan điểm chung của cả bài không được rõ
ràng. Bài viết đang chỉ ra bất cập của hình phạt tù nhưng lại có một câu về lợi ích của
hình phạt này. Vì vậy việc sử dụng phản mệnh đề nếu không được làm một cách rõ ràng
sẽ khiến bài không thể hiện được quan điểm của toàn bài.

Cách khắc phục:

 Khi viết lập luận phản đề cần có những cụm từ chỉ rõ đó là lập luận phản đề
 Khi đưa ra lập luận phản đề, cần đưa ra phần phản bác ngay phía sau và chốt lại
quan điểm ở cuối đoạn để tránh gây nhầm lẫn về quan điểm chung của cả bài.

b. Không chỉ được ra lỗ hổng trong lập luận phản đề để phản biện lại

Một trong những lý do người viết đưa lập luận phản đề là để chứng minh người viết xem
xét các khía cạnh khác nhau của vấn đề và có thể chỉ ra điểm yếu của các luận điểm đối
lập đó. Vì vậy, việc không chỉ ra được lỗ hổng trong lập luận phản đề sẽ dẫn đến không
phản biện lại được, khiến luận điểm của bài bị vô lý và không thuyết phục.
Ví dụ: Bên phản đối có thể tranh luận rằng việc khám phá vũ trụ có thể giúp con người
thoát khỏi việc bị thiên thạch va chạm - việc mà có thể phá hủy toàn bộ hành tinh của
chúng ta. Điều này có thể đúng ở mức độ nhất định nhưng loài người cũng không biết
khi nào thảm họa diễn ra. Thảm họa có thể sẽ diễn ra trong cả nghìn năm nữa vì vậy
không cần lo lắng về rủi ro này.

Trong đoạn văn trên, người viết sử dụng lập luận phản đề không hiệu quả vì lập luận
phản bác lại yếu hơn lập luận trong phản mệnh đề. Trong khi lập luận phản đề đưa ra lý
do khám phá vũ trụ làm giảm rủi ro bị thiên thạch va vào rất xác đáng, lập luận phản bác
“loài người cũng không biết khi nào thảm họa diễn ra. Thảm họa có thể sẽ diễn ra trong
cả nghìn năm nữa vì vậy không cần lo lắng về rủi ro này.” lại mang tính suy đoán và
thiếu tính khách quan. Điều này khiến quan điểm phản đối khám phá vũ trụ bị kém thuyết
phục.

Cách khắc phục:

Xác định đúng lập luận phản đề có thể dùng. Một lập luận phản đề tốt cần đảm bảo
những tiêu chí sau:

 Lập luận phản đề không nên dùng những ý quá mạnh đến mức chính người viết
không tìm ra được lỗ hổng để phản biện. Điều này sẽ khiến người viết bị bí ý
tưởng hoặc có xu hướng phản biện lại một cách yếu ớt, không thuyết phục.

Ví dụ:

“Bên phản đối có thể tranh luận rằng việc khám phá vũ trụ có thể giúp con người thoát
khỏi việc bị thiên thạch va chạm - việc mà có thể phá hủy toàn bộ hành tinh của chúng
ta.” Luận điểm này mạnh và khá khó để tìm được ra luận điểm phù hợp để phản bác lại.

 Lập luận phản đề cũng không nên quá nhỏ lẻ hoặc quá vô lý đến mức không ai tin.
Lập luận phản đề dạng này sẽ dễ để phản bác lại, nhưng việc phản bác lại không
mang lại được sự thuyết phục cho luận điểm trong bài.

Ví dụ:

“Bên phản đối có thể tranh luận rằng việc khám phá vũ trụ là để thỏa mãn sự tò mò vốn
có của loài người.”

Luận điểm phản đề này khá yếu vì nó đánh vào một lợi ích rất nhỏ, không đáng kể của
việc khám phá vũ trụ.

 Khi tìm được lập luận phản đề hợp lý thì cần chỉ ra các lỗ hổng trong lập luận đó.
Sau đó, cần dự tính xem mình có thể phản biện lại được các lỗ hổng đó một cách
hợp lý không. Nếu làm được các yêu cầu đó thì có thể bắt đầu sử dụng lập luận
phản đề.

4. Cách người viết phản biện lại cũng hiệu quả:

 Người viết không phủ nhận ngay mà công nhận phần đúng của phản mệnh đề,
nhưng đồng thời cũng chỉ ra mặt chưa hợp lý của phản mệnh đề này.
 Người viết chỉ ra được lỗ hổng là việc tìm ra hành tinh khác là khả thi nhưng sẽ
mất thời gian dài, trong khi ô nhiễm môi trường có thể phá hủy cả hành tinh thì
việc đầu tư cho môi trường là cấp thiết hơn.
 Người viết cũng chỉ ra thêm một lỗ hổng nữa: việc quá tải dân số có thể giải quyết
bằng cách biện pháp ít tốn kém hơn và vẫn hiệu quả là nâng cao nhận thức về kế
hoạch hóa gia đình và các biện pháp kiểm soát sinh.
Câu 2: Hãy việt 1 đoạn văn 10 câu sử dụng câu lập luận bằng cách nêu phản đề cho
nhận định sau: " Sinh viên trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ tự tin, năng
động, sáng tạo"
Mặc dù có những hiệu ứng tích cực về sinh viên của trường đại học Kinh Doanh và Công
Nghệ, không thể một cách hoàn toàn chắc chắn rằng tất cả họ đều tự tin, năng động và
sáng tạo. Thực tế, sự đa dạng của sinh viên và ảnh hưởng từ môi trường xã hội có thể tạo
ra sự biến đổi đáng kể trong tính cách và phẩm chất của họ. Một số sinh viên có thể thể
hiện sự tự tin và năng động một cách rõ ràng, trong khi những người khác có thể đang
trải qua giai đoạn thách thức và tìm kiếm sự tự tin. Sự sáng tạo cũng không phải là điều
tự nhiên đối với tất cả sinh viên, và có thể cần thời gian và sự khuyến khích để phát triển
nó. Môi trường học tập và ảnh hưởng từ cộng đồng học thuật có thể là yếu tố quan trọng
trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất này. Do đó, việc đánh giá toàn diện về
sinh viên trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ cần xem xét sự đa dạng và biến đổi
của họ một cách công bằng và cân nhắc.

You might also like