You are on page 1of 5

*Lưu ý: Với tất cả các đề và các nhóm, nên ưu tiên tìm được nhiều căn cứ pháp lý

nhất có thể, ngoài LHP cũng được miễn là các bạn chứng minh được nó có liên quan,
có điều chỉnh vấn đề, có xuất phát từ một điều luật nào đó trong LHP. Tiếp đến, các
bạn hãy đi đến xem xét lợi ích hoặc thiệt hại của vấn đề đối với các chủ thể có liên
quan đến vấn đề từ đó xây dựng nó thành luận điểm. Như vậy thì bài làm của các bạn
sẽ đầy đủ hơn và cũng giúp cho các bạn nhìn nhận và đoán được phần nào các ý của
đối thủ và cũng nên xây dựng các ý phản biện phù hợp.
Nói chung là: Chúc các bạn làm tốt nhất và có một trải nghiệm học tập thú vị nhé!
P/S: Rất là xin lỗi các bạn vì thời gian quá ngắn cho 6 bài để nhận xét kỹ từng bài nên
có thể có các bài về sau chị sẽ không nhận xét được kỹ hoặc không nhận xét được
luôn:0, nhưng mà còn các ac BGK nữa nên có gì hãy chủ động hỏi thêm ac ấy nhé! Và
chị cũng sẽ không đưa ra một mô hình luận điểm mới đâu vì mô hình đó cần phải
được chuẩn bị kỹ mà chị thì không có đi sâu vào tìm hiểu các đề này nên tất cả ý nhận
xét đều dựa trên bài của các bạn thôi nhé!
___________
Chủ đề 1: Để quản lý thông tin, phát ngôn trên Internet, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền dự định ban hành quy định người nào muốn livestream trên mạng xã
hội phải xin phép cơ quan nhà nước. [Bình thường phải ủng hộ trước rồi mới phản

đối nm khs lại mở docs phản đối trước nên xin phép đi ngược lại thế giới nha😊]

Đội phản đối:


1. Về phần giải thích khái niệm liên quan:
Trước hết về quan điểm cá nhân, những khái niệm/cụm từ chị thấy cần làm rõ đã được
chị gạch chân trong đề rồi và đó sẽ nên là những cụm từ quan trọng mà cả hai phía ý
kiến cần phải chú ý khai thác theo hướng có lợi cho quan điểm của mình vì nó hoàn
toàn có thể được “lợi dụng” một cách thích hợp.
Ở đây, các bạn lựa chọn giải thích cụm “dịch vụ MXH”, về cơ bản chị đang thấy nó
không liên quan đến vấn đề các bạn cần tranh luận vì lý do sau: thứ nhất, đề bài không
đề cập đến cụm từ “dịch vụ” nào; thứ hai, MXH ở đây nên được hiểu là MÔI
TRƯỜNG phát sinh vấn đề cần bàn luận. Vì thế, nếu các bạn đi theo giải nghĩa dịch
vụ, có thể các bạn sẽ đi nhầm định hướng hoặc cấu trúc lý luận về sau sẽ không chỉn
chu hoặc không liên quan trực tiếp tới vấn đề bàn luận.
Tương tự, “livestream” cần được giải nghĩa, nhưng như chị đã gạch chân thì có thể
hiểu nên đặt nó trong môi trường phát sinh vấn đề. Nếu các bạn đặt vấn đề giải thích
như vậy thì nó sẽ dễ dàng để các bạn chỉ ra các tiêu cực – đồng thời là nguyên nhân
mà các bạn phản đối và dễ phát triển các luận điểm liên quan. Chị đưa một ví dụ làm
rõ nhé: Livestream trên MXH thì có thể được chia sẻ  có thể lan truyền tới rộng rãi
các đối tượng (bao gồm mọi lứa tuổi, giới tính,…)  nếu có hành vi, ngôn từ không
chuẩn mực thì ảnh hưởng xấu rộng rãi hoặc gây tranh cãi, mâu thuẫn không đáng có.
2. Về các luận điểm:
*Luận điểm 1:
Với căn cứ pháp lý là Điều 25 LHP thì đây hoàn toàn là một căn cứ chính xác và các
bạn khai thác nó với hai khía cạnh như bài chị cũng hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên,
trong triển khai diễn đạt thì chị vẫn thấy một số vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, chị thấy các bạn có dùng từ “hạn chế quá mức”, các bạn nên cân nhắc thay
đổi cách dùng từ vì điều này thực chất là không đúng và hoàn toàn có cơ sở để bên
còn lại phản biện và chị lưu ý là việc bắt chẹt câu chữ để phản biện là “skill” cần thiết
cho các bạn trong lúc thực hành đấy nhé. Ví dụ, chị ở phe bên kia chị sẽ phản biện
rằng: “Việc làm như vậy hoàn toàn không phải là “hạn chế quá mức”, phía đội phản
đối đang hiểu vấn đề theo một cách tiêu cực thái quá. Với xuất phát từ những ý kiến
(gì đó về tiêu cực phát sinh từ vấn đề) thì việc kiểm soát như vậy sẽ giúp giải quyết
vấn đề thông qua việc hạn chế là đúng. Tuy nhiên, tự do ngôn luận của con người
không dừng ở những phát ngôn trên MXH, trên thực tế con người sống ở môi trường
vật lý thực tế và chúng ta phát ngôn trực tiếp ngoài đời sống là chủ yếu và với vấn đề
trên chúng tôi xin khẳng định không có sự cấm đoán hay hạn chế nào với việc phát
ngôn ngoài đời sống, mà với phát ngôn trên mạng thì chúng tôi cũng chỉ giới hạn với
một hình thức thể hiện là livestream và vì thế chúng tôi cho rằng phía phản đối đang
suy diễn theo hướng áp dụng các biện pháp cưỡng chế thay vì kiểm soát dẫn đến hệ
quả là hạn chế quá mức.” Ví dụ vậy thì các bạn sẽ phản biện như thế nào?

Thứ hai, với cái luận điểm này cá nhân chị đọc nghe nó rất là cấn ở đâu đó, có lẽ là do
cách dùng từ (maybe). Chị hiểu là các bạn muốn khai thác theo hướng việc được sử
dụng quyền phát biểu sẽ giúp con người phát triển, nhưng hãy khai thác theo kiểu:
giúp công dân bộc lộ ý kiến  có những góc nhìn đa chiều  hiểu sâu vấn đề  hiểu
trọn vẹn gốc rễ và đưa ra biện pháp hiệu quả + minh chứng một sự kiện nào đó được
mọi người tự do ngôn luận và cuối cùng đi đến một kết quả tốt cho XH, đó là hướng
chị sẽ khai thác với ý này. Đặc biệt nên có minh chứng thực tiễn – nâng cao sức
thuyết phục lên, đừng giới hạn rằng luận điểm này dựa trên luật thì thuần luật và lý
thuyết, luật cũng chỉ để áp dụng vào thực tiễn thôi mà? Và cái ý tiếp theo của các bạn
đó, thực chất nó hoàn toàn có thể gộp chung vào ý trên chị trích thôi, vì học luật các
bạn nên hiểu vấn đề theo hướng chính trị - xã hội, nên gắn nó vào với nhau để khai
thác sẽ hay hơn đấy.
Ý này nói xa xôi to lớn quá rồi và đọc đến đây chị cũng đang cảm thấy các bạn có xu
hướng khai thác vấn đề ở tầm vĩ mô, nhưng mà nghe nó cứ bay bay kiểu gì ấy. Và
thực ra ý này cũng dễ bị phản biện, kiểu: “Theo như quan điểm nêu trên của các bạn,
có vẻ chỉ khi phát ngôn trên MXH, chỉ khi nấp sau một chiếc màn hình và giấu đi
danh tính của mình thì người ta mới dám nói thật. Chúng tôi cho rằng các bạn chưa
nhận thấy được vấn đề rằng người ta hoàn toàn dễ dàng bộc lộ mình theo hướng tiêu
cực hơn trên MXH và ví dụ thực tiễn là (ví dụ số liệu về bạo lực trên MXH tại VN
chẳng hạn). Chính vì thế chúng tôi càng cho rằng cần thiết phải có một sự kiểm soát
chặt chẽ với những phát ngôn mạng.”
[Chị thấy là việc nhận xét một ý nêu trên khá kỹ và cũng chỉ ra được vấn đề chính của
trong bài của các bạn là xây dựng luận điểm vĩ mô và còn thiếu minh chứng thực tiễn
cho các luận điểm quan trọng nên chị xin phép sau đây nhận xét nhanh thôi nhé:0]
*Luận điểm 2: Tại sao chỉ là kinh tế - giáo dục thôi vậy? Văn hóa thì sao? Người ta
quảng bá văn hóa qua MXH cũng nhiều mà, thêm nữa nếu chỉ tập trung vào kinh tế thì
chị nhớ là nhà nước mình theo hướng là phát triển kinh tế nhưng giữ bản sắc VH, bên
kia mà họ phản biện là livestream gây hình ảnh xấu cho VH nước nhà xong bảo các
bạn chỉ cần kinh tế bỏ VH thì phản biện ntn đây? Vậy nên ở đây các bạn không nên
chia theo lĩnh vực đời sống, hãy khai thác sâu vào cái thiệt hại cho chủ thể liên quan
ấy: nhà nước hoặc công dân, với khai thác luận điểm 2 như hiện tại chị đánh giá đây là
một luận điểm yếu.
*Luận điểm 3: Thay vì nói là “đi ngược lại mục tiêu hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt
Nam hiện nay”, các bạn nên nói “gây áp lực/gánh nặng không cần thiết cho BMNN”.
Chị không thấy việc quy định như thế sẽ có liên quan nào tới hoàn thiện BMNN, và
đọc các ý các bạn viết sau đó chị cũng thấy nó phù hợp vs cách đặt tiêu đề như trên và
chị cũng thấy là đi theo hướng đó các bạn sẽ khai thác được nhiều hơn đấy. Và note
nhỏ là với luận điểm 3 ntn thì có thể thấy các bạn đang phần nào chạm vào và khai
thác được ảnh hưởng với một trong 2 chủ thể là NN, vậy luận điểm 2 các bạn nên cố
gắng khai thác trực tiếp vào chủ thể còn lại là công dân nhé.
Đội ủng hộ:
1. Về phần giải thích khái niệm liên quan: Các bạn nên đưa cho chị thêm một khái
niệm mà không xuất hiện trong đề nhưng sẽ giúp các bạn phần nào trong hệ thống
luận điểm hoặc phản biện là “phát ngôn trên MXH” nhé, ví dụ về việc khai thác cụm
này ntn thì đọc ở bên trên nxet phản đối ha.
2. Về luận điểm:
Chị không thấy được một hệ thống luận điểm rõ ràng ở đây, chị nghĩ sẽ hay hơn nếu
xây dựng cấu trúc bài như đội phản đối, luận điểm được gọi tên rõ ràng sẽ dễ nắm bắt
và chứng tỏ được sự mạch lạc trong tư duy và hiểu vấn đề.
Với bài của các bạn thì chị cảm thấy các bạn xây dựng bài theo kiểu ghép mảnh ghép
í:0. Ý là nó được ghép vào bởi các ý bất kì mà các bạn tìm ra được vậy, hãy xem lại
xem có gì có thể gộp chung và gọi nó ra được thành một cái ý để cấu thành luận điểm
rõ ràng hay không nhé. Có khá nhiều thông tin thực tiễn, đó là cần thiết nhưng hãy
chọn lọc kỹ thông tin phù hợp đặt vào vị trí thích hợp:0. Ngoài ra cần xem xét lại các
căn cứ pháp lý.

Ví dụ như cái này chẳng hạn, chị không hiểu sao lại đặt Điều 69 làm căn cứ cho văn
hóa nữa:0. Thêm cái là với bài như hiện giờ, các bạn đang cho chị cảm giác các bạn sa
đà không đi vào trọng tâm đề, vấn đề lớn nhất của bài là ý quá vụn khiến khó theo dõi
và khó hiểu.
_______________
Chủ đề 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự định ban hành luật về quyền được
lãng quên, trong đó người dân có quyền yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tìm
kiếm, lưu trữ xóa bỏ những thông tin cá nhân mang tính nhạy cảm của mình trên
Internet.
Đội ủng hộ:
1. Về phần giải thích khái niệm liên quan:
Chị thấy phần này khá là oke rồi, các cái các bạn giải thích đều là “keyword” quan
trọng đấy, còn với những cái mà chị gạch chân mà các bạn không có cũng không sao
cả nhưng vẫn nên lưu ý các từ đó nhé.
2. Về luận điểm:
Ô mai ca, chị thấy đây là một bài làm tốt và có sự tìm hiểu sâu đó. Các bạn chia được
ra cơ sở pháp lý vs thực tiễn rất mạch lạc. Nói thậc là chị cũng chưa đọc kỹ câu từ như
phần nxet cho bài đầu tiên đâu, nhưng mà đọc ý và thấy được cái cách chia luận điểm
khai thác như vậy thì chị thấy đây là một bài khá có tiềm năng đấy, có thể nói là tốt
nhất cho đến lúc này.
Đội phản đối:
1. Về phần giải thích khái niệm liên quan: Nên bổ sung thêm phần này nhé các bạn ơi!
Lý do là: việc cái bạn định nghĩa một cái gì đó cũng giúp nhiều cho các bạn trong việc

bẻ lái câu chuyện đó nha😊. Ví dụ thì cũng đọc lại phần phản đối đề 1 nhé!

2. Về luận điểm:
*Luận điểm 1: Chị thấy đây không phải luận điểm mạnh, kbiet nữa kiểu thấy nó
không ảnh hưởng lớn đến vậy với tự do ngôn luận hay gì đó í. Nếu ở phe kia í chị thấy
ý này dễ phản biện, đề cũng đã nói cái việc lãng quên hay k thì công dân có quyền yêu
cầu mà nên là kiểu không phải ai cũng có nhu cầu đó nên hẳn nhiên nó không cấm
đoán hoặc gây ảnh hưởng đồng loạt diện rộng + đang đề xuất đưa luật thì luật nó
đưa các tiêu chí gì đó với lãng quên để tránh ảnh hưởng đến mấy cái các em nói được
thôi. Đó giả sử vậy thì phản biện lại như nào đây? Ý không mạnh và căn cứ pháp lý
cũng cân nhắc nha (hiểu theo nghĩa nó cũng đang hơi khập khiễng khi được đặt ở
đây).
*Luận điểm 2: Hừm, có khả năng nm chị cảm thấy nên làm sao đó để khai thác đc
rộng hơn, đối tượng doanh nghiệp quá hẹp so với những chủ thể có thể liên quan hoặc
ảnh hưởng ấy.
*Luận điểm 3: Chị cho rằng đây sẽ là một luận điểm mạnh và sáng, nên được khai
thác sâu kĩ nhất, hiểu theo nghĩa hay chỉ ra cho người ta thấy nhiều bức tranh tối màu
hơn đi, cho thấy các hệ quả xấu nó như thế nào ấy.
*Luận điểm 4: Cũng là luận điểm tốt nè và cũng nên được chú trọng.
Ở đây thì các bạn nên sắp xếp lại luận điểm, chị không biết là lúc sắp luận điểm ntn
các bạn không để ý hay là có chủ đích cái gì tốt thì để sau nm không phải nha. Trong
tranh biện, luận điểm nào mạnh nhất, tốt nhất phải được nói đầu tiên đưa lên trước vì
thời gian có hạn, cái nào mạnh nhất đưa lên đầu mới nói được nhiều nha.

You might also like