You are on page 1of 19

Kỹ năng làm việc nhóm

1. Động não tập thể


o Không bình luận ý tưởng:
Không thể động não nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau—các nhóm cần cảm thấy
thoải mái khi nói lên suy nghĩ của mình và chấp nhận rủi ro. Như chúng tôi đã lưu
ý trong bài viết về sự an toàn tâm lý, cũng giống như lòng tin, “sự an toàn tâm lý
rất mong manh: nó hình thành từ từ, nhưng tan vỡ rất nhanh”. Hãy chắc chắn nhắc
nhở những người cộng tác động não của bạn rằng không có ý tưởng nào tồi cả.
Chủ ý thiết lập một môi trường nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi đóng góp và
tiếng nói của họ được lắng nghe là điều quan trọng. Nhưng làm thế nào bạn có thể
tạo ra một môi trường như vậy?
Khi suy nghĩ về hoàn cảnh của phiên động não của bạn, hãy xem xét các yếu tố
sau:

 Nếu phiên động não của bạn diễn ra đồng bộ, hãy đảm bảo rằng bạn lên
lịch vào thời điểm phù hợp với giờ làm việc của tất cả các bên liên quan.
Nếu không có cách nào để tránh khoảng thời gian khó khăn cho một số
thành viên trong nhóm, hãy liên hệ và hỏi xem điều đó có được chấp nhận
trước khi lên lịch cuộc họp hay không.
 Nếu bạn đang gặp gỡ nhiều người, thì điều đó thôi cũng có thể đáng sợ,
đặc biệt là trong môi trường ảo nơi mọi người có thể không biết nhau.
Trong những trường hợp này, chia thành các nhóm thảo luận nhỏ hơn có
thể thúc đẩy sự tham gia tốt hơn.
 Trì hoãn phán xét và yêu cầu làm rõ ý tưởng của đồng đội trước khi thách
thức họ trước nhóm.
 Nhắc nhở mọi người rằng quan điểm trái ngược là bình thường, nó cần
được tôn trọng. (Rất có thể, nếu mọi người hoàn toàn đồng ý, thì đó
không phải là một buổi làm việc hiệu quả.)

o Liệt kê tất cả ý tưởng


 Hãy nhớ rằng, “số lượng sinh ra chất lượng”. Quá trình sàng lọc và sắp xếp
diễn ra sau đó.
 Nnhắm đến số lượng ý tưởng trong brainstorming là để tạo ra một lượng lớn
các ý tưởng mới để tăng khả năng tìm ra những ý tưởng tốt nhất. Khi có
nhiều ý tưởng hơn, đội ngũ có nhiều cơ hội để sàng lọc và chọn lọc ra những
ý tưởng tốt nhất để phát triển.
 Ngoài ra, tập trung vào số lượng ý tưởng cũng có thể khuyến khích sự sáng
tạo và phát triển ý tưởng. Khi có nhiều ý tưởng khác nhau, người tham gia sẽ
cảm thấy được tự do để phát triển những ý tưởng táo bạo và đột phá hơn.
 Nếu chỉ tập trung vào chất lượng ý tưởng, đội ngũ có thể bị hạn chế trong
khả năng sáng tạo và không có đủ thời gian để tìm ra ý tưởng tốt nhất. Tuy
nhiên, sau khi thu thập đủ số lượng ý tưởng, đội ngũ có thể sàng lọc và đánh
giá chất lượng của từng ý tưởng để tìm ra những ý tưởng tiềm năng nhất.
o Phát triển ý tưởng
 Nếu các thành viên trong nhóm trình bày ý tưởng tương tự với những người
khác trong nhóm, hãy đưa họ vào danh sách vì mục tiêu của động não là tạo
ra nhiều ý tưởng. Lợi ích của việc động não với một nhóm là mỗi thành viên
mang đến một quan điểm và trải nghiệm độc đáo.
 Ví dụ: nếu một cửa hàng sách đang tìm cách quảng cáo cho một sự kiện sắp
diễn ra, ai đó có thể đề xuất giảm giá vào ngày diễn ra sự kiện. Những người
khác có thể đề xuất cung cấp sách hoặc hàng hóa miễn phí vào ngày hôm đó
hoặc giảm giá khi đăng ký thành viên. Bạn có thể xem xét các biến thể này
khi tiến tới giai đoạn lập kế hoạch sau khi động não.
 Tách chủ nhân ý tưởng ra
Điều này giúp mọi người tập trung vào việc đánh giá và phát triển ý
tưởng dựa trên chất lượng và tiềm năng của nó, thay vì dựa trên quan
điểm cá nhân hay vị thế của người đề xuất.
 Chú ý những ý tưởng điên rồ
o Những ý tưởng này thường là những suy nghĩ sáng tạo và không giới
hạn, có thể dẫn đến những phát minh hoặc giải pháp đột phá. Đây là
lý do tại sao một trong những nguyên tắc cơ bản của động não là
không phán xét - để mọi người cảm thấy tự do đưa ra mọi ý tưởng, kể
cả những ý tưởng có vẻ không thực tế hoặc không thông thường lúc
đầu. Khi mọi người không sợ bị chỉ trích, họ có thể tự do khám phá và
chia sẻ mà không bị hạn chế bởi những quy chuẩn thông thường, từ đó
tạo ra một không gian sáng tạo mà ở đó mọi ý tưởng đều có giá trị và
có thể được xem xét.

 Bài tập: Giải pháp chống kẹt xe tại TP.HCM


 Giảm bớt lượng lớn dân số nhập cư trong các quận nội thành
 Từ các cơ sở sản xuất nhỏ có từ 5-10 công nhân trở lên cho đến các xưởng
sản xuất lớn và đặc biệt các trường ĐH, CĐ, THCN, DN, các cơ sở đào tạo
hàng năm thu nhận hàng ngàn, hàng vạn người từ các địa phương trên khắp
cả nước đến đều đưa vào nội thành.
 Đối với các cơ sở sản xuất quy mô lớn, TP đã có chủ trương di dời theo
Quyết định 80, 81, nhưng tiến triển rất chậm chạp, nhiều xí nghiệp may mặc,
cơ sở sản xuất vẫn chưa ra khỏi các cơ sở của họ, chưa có quy định cụ thể
về thành lập các khu công nghiệp phục vụ các cơ sở sản xuất nhỏ để hạn chế
nhân công nhập cư mà lượng nhân công thu hút vào khu vực này cũng rất
đông.
 Hàng loạt trường ĐH, CĐ, dạy nghề cần di dời ra các quận vùng ven với
các ký túc xá kèm theo để hạn chế số lượng lớn sinh viên hàng năm nhập
vào nội thành. Ngừng ngay các dự án mở rộng, nâng cấp, xây mới các
trường lớp đào tạo, dạy nghề các loại trong khu vực nội thành.
 Đặc biệt cần rà soát cho ngừng ngay các cơ sở đào tạo, học nghề đặt tại các
giao lộ, trục đường thường xuyên kẹt xe.
 Xử lý nghiêm lỗi vi phạm đậu xe lấn tuyến tại các giao lộ
 Tại các giao lộ, khi có tín hiệu dừng của đèn đỏ hoặc CSGT là một lượng
lớn người điều khiển xe gắn máy chạy lên lấn tuyến chiếm hết mặc đường
theo chiều ngang làm cho các phương tiện giao thông từ các tuyến rẽ vào
không lưu thông được. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tắc nghẽn giao
thông kéo dài tại các giao lộ trong giờ cao điểm.
 Cây cũng làm mất an toàn giao thông
 Tại rất nhiều vị trí trên các tuyến đường, các cây xanh trồng quá sát lề hoặc
do quá trình nâng cấp mở rộng đường, do cây mọc cong nghiêng ra mặt
đường, gây ảnh hưởng rất lớn đến an toàn giao thông.
 Bảo tồn cây xanh cho TP là điều nên làm, nhưng cũng nên mạnh dạn rà soát
chặt bỏ những cây có khả năng gây nguy hiểm cho các phương tiện giao
thông.
 Cần có quy định về cự ly tối thiểu khi trồng cây mới để khi cây lớn lên
không lấn ra đường như trường hợp cây mới trồng tại 161 Pasteur, quận 3
trồng quá sát lề đường. Cần quy định khoảng cách từ cành, thân cây tối thiểu
theo chiều thẳng đứng từ lề đường để tránh đụng vào thùng xe, thân xe.
 Phân chia khoảng cách các vạch sơn phân luồng cho hợp lý
 Thực tế lượng xe gắn máy gấp nhiều lần xe ôtô, nhưng việc kẻ vạch sơn chia
đều mặt đường cho các loại xe, thậm chí đa số các tuyến đường đều kẻ vạch
sơn dành riêng cho ôtô quá rộng rãi dư thừa để cho ôtô chạy vượt ẩu, chạy
quá tốc độ, trong khi đó tuyến dành cho xe gắn máy thì nhỏ hơn tuyến dành
cho ôtô rất nhiều, rồi lực lượng CSGT lập các chốt chặn đột xuất vào các giờ
cao điểm bắt phạt xe gắn máy chạy lấn tuyến làm cho các xe chen chúc nhau
va quẹt, gây tai nạn, tắc nghẽn giao thông.
 Tất cả các tuyến đường đều vạch sơn theo kiểu “Đường làm cho ta nhưng sử
dụng theo Tây”, hãy xem đường Trường Chinh, Điện Biên Phủ, xuyên Á là
những con đường mới làm, xe gắn máy thậm chí không có chỗ để chạy vì
tuyến dành riêng cho xe quá hẹp lại bị xe buýt chiếm mất.
 Vạch phân tuyến kẻ quá sát giao lộ làm cho xe gắn máy khi xả đèn đỏ phải
ép vào luồng cũng là nguyên nhân gây tắc đường. Bề rộng dành riêng cho
làn xe ôtô chỉ nên = bề rộng thân xe (tính từ mép ngoài 2 kính chiếu hậu) +
0.5m.
 Đèn thông tin tại các giao lộ
 Mỗi đèn thông tin tín hiệu tại các giao lộ ở về phía đối diện nên có một ô
lệnh dừng hoặc được lưu thông phía sau lưng của đèn để phía đối diện quan
sát dễ hơn. Nếu không có loại đèn đó thì tốt nhất nên gắn đèn báo lưu thông
cho phía bên này nhưng đặt về phía bên kia sẽ có tầm quan sát tốt hơn.
 Nên giảm lượng xe buýt trên các tuyến đường chính
 Với hình dáng đồ sộ, những loại xe này được thiết kế để chạy trên xa lộ thì
lại cho chạy trong đường nội thành là loại đường có bề rộng nhỏ, người
đông, chỉ cần kẹt xe một chút là hàng chục chiếc xe buýt dồn lại làm cho tắc
nghẽn giao thông càng trầm trọng thêm. Vì vậy cần giảm lượng xe buýt trên
các tuyến đường chính trong nội thành.--PageBreak--
 Cần trả lương cao cho CSGT
 Cần coi nghề CSGT là nghề quan trọng đặc biệt liên quan đến vấn đề an
toàn tính mạng con người. Nếu ta cứ coi họ cũng như mọi đối tượng lao
động khác và trả lương cho họ theo mặt bằng chung thì cho dù có đề ra biện
pháp gì cũng hạn chế tác dụng.
 Nên trả cho những người trực tiếp làm nhiệm vụ trên đường mức lương cao,
phù hợp sức lao động họ bỏ ra và không phải đóng thuế thu nhập. Kinh phí
trả lương được trích từ nguồn xử phạt vi phạm. Khi được nhận lương cao,
CSGT sẽ đề cao trách nhiệm, làm việc tận tình hơn, sẽ góp phần hạn chế nạn
kẹt xe.
2. Thuyết phục người khác:

a) Âm điệu giọng nói và ngôn ngữ cơ thể:


 Âm điệu giọng nói:
Nói nhanh. Vâng. Chính xác là vậy! Mọi người thường
dễ bị thuyết phục hơn bởi một người nói nhanh, tự tin
hơn là sự chính xác. Nghe có vẻ hợp lý. Bạn nói càng
nhanh, người nghe có càng ít thời gian để xử lý những
điều bạn nói và thắc mắc. Bằng cách đó, bạn sẽ tạo được
cảm giác rằng bạn thật sự nắm bắt được vấn đề qua việc
đưa ra hàng loạt dữ kiện ở tốc độ nhanh, với sự tự tin hơn
hết.
 Ngôn ngữ cơ thể:
-Làm chủ cơ thể: Nếu bạn có vẻ khó gần, thu mình, và không muốn
thỏa hiệp, mọi người sẽ không muốn lắng nghe bạn. Kể cả khi bạn nói
hoàn toàn đúng, họ cũng chỉ nhìn vào ngôn ngữ cơ thể bạn thôi. Hãy
cẩn trọng với cử chỉ của mình cũng như cẩn trọng với lời nói.

 Hãy cởi mở. Không khoanh vào nhau và hướng cơ thể


của bạn về phía người đối diện. Duy trì giao tiếp bằng
mắt thật tốt, mỉm cười và đừng sốt sắng.
 Bắt chước người khác. Một lần nữa, con người thích
những người mà họ cảm nhận rằng người đó giống họ,
bằng cách bắt chước họ, bạn thật sự đang đặt mình vào
vị trí của họ. Khi họ dựa vào khuỷu tay, hãy dựa vào
khuỷu tay đối diện. Khi họ ngả người, hãy ngả người.
Đừng làm điều này một cách quá chủ ý vì điều này sẽ
thu hút sự chú ý, thực tế thì nếu bạn đã cảm giác có
được mối liên kết, bạn nên gần như tự động làm điều
này.

- Nhất quán: Hãy tưởng tượng một chính trị gia kỳ cựu đang ăn vận
trang trọng trên bục. Một phóng viên đưa ra một câu hỏi rằng vì sao những
người ủng hộ ông đều ở độ tuổi 50 trở lên. Đáp lại, ông lắc nắm tay, quyết
liệt khẳng định “Tôi đồng cảm với thế hệ trẻ.” Có điều gì đó sai ở đây
chăng?

 Tất cả đều sai. Toàn bộ hình ảnh của ông ấy: ngôn ngữ hình thể, cử
động đều đi ngược lại những gì ông ta nói. Ông ấy có một câu trả
lời thích hợp, nhẹ nhàng nhưng ngôn ngữ cơ thể lại quá cứng nhắc,
không thoải mái và quyết liệt. Kết quả là ông ấy không đáng tin. Để
trở nên thuyết phục, thông điệp và ngôn ngữ cơ thể của bạn phải đi
đôi với nhau. Hoặc là, bạn sẽ trông như một tên nói dối trắng trợn.
b) Hiểu người khác:
 Chú ý cảm xúc người nghe:
o Con người là sinh vật cảm xúc. Chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên cảm
xúc hơn là lý trí. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố luôn được khai thác nhiều nhất trong
nghệ thuật thuyết phục.
o Mọi câu từ, cử chỉ hay cách nói chuyện của bạn cần tạo được cảm xúc mạnh mẽ
cho người đối diện. Điểm quan trọng trong việc khai thác cảm xúc trong nghệ
thuật thuyết phục là đánh vào điểm yếu và sở thích của người nghe. Khi người
nghe cảm thấy rằng thông điệp của bạn có liên quan đến lợi ích của họ, họ sẽ có
nhiều khả năng bị thuyết phục hơn.

 Đặt mình vào vị trí của họ:


o Tất cả chúng ta ai cũng muốn được tôn trọng và thấu hiểu. Vì vậy, bạn hãy lắng nghe,
thấu hiểu những gì đối phương nói và đặt mình vào vị trí đối phương. Điều này sẽ giúp
bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ và thuyết phục họ dễ dàng hơn.
 Nghĩ đến lợi ích của họ thay vì bản thân:
o Có qua có lại – Principle of reciprocity. Nguyên tắc này cho rằng con người có xu
hướng đáp lại những gì người khác làm cho mình. Khi ai đó làm điều gì đó tốt cho
chúng ta, chúng ta thường cảm thấy có nghĩa vụ phải đáp lại. Điều này có thể được sử
dụng để thuyết phục người khác bằng cách làm cho họ cảm thấy như họ đã được nợ.
o Ví dụ: Khi bạn đi mua hàng ở cửa hàng, nhân viên bán hàng thường sẽ tặng
cho bạn một món quà nhỏ như bút, sổ tay hoặc mẫu sản phẩm. Món quà này
sẽ khiến bạn cảm thấy biết ơn và cảm thấy “có nghĩa vụ” phải quay lại lần 2
để mua hàng của cửa hàng đó.
o Bài học rút ra của nguyên tắc này là Hãy luôn là người cho đi trước và bạn sẽ
nhận lại những món quà bất ngờ cho hành động đó.

3. Kỹ năng lắng nghe:


a) Cấp độ lắng
nghe
Không nghe: Làm việc khác, cố tình không nghe.
Giả vờ nghe:
Tỏ vẻ chú ý nghe nhưng thực ra đang nghĩ chuyện khác.
Nghe có chọn lọc: Thấy cái gì đúng, hay, chưa biết thì nghe. Chỉ nghe phần
mình quan tâm. Nếu nghe chọn lọc thì mình có hiểu 100% người đối diện
nói không?
Nghe chăm chú: Tập trung mọi sự chú ý vào người đối thoại để chú ý
hiểu họ. Nhưng lắng nghe dựa trên quan điểm, bỏ vào đó sự phát xét, đánh
giá và sự suy diễn, dẫn đến bạn không thể đồng cảm người đối diện.
Nghe thấu cảm: Nghe 100% nhưng gạt bỏ đi sự phát xét, suy diễn, đồng
cảm với họ và giải quyết vấn đề dựa trên góc nhìn của họ
Vậy thì giờ hỏi tất cả các bạn, bạn đang ở cấp độ nào? Và bạn mong muốn
mình đang ở cấp độ số mấy? 4 cấp độ lắng nghe này thì hãy tự đặt ra cho
mình khả năng tự lắng nghe của mình nhé
b) 4 Yếu tố cản trở
1. Sự phát xét:
Khi nghe
người đối
diện, trong
đầu mình có
sự phán xét:
đúng hay sai,
tin hay
không, thật
hay không
thật. Tất cả
những sự
phán xét,
những tiếng
nói diễn ra ở
trong đầu của
bạn, trong
lúc đó. Nó sẽ
khiến cho
bạn không
thể tập trung
ý mà người
đối diện họ
nói, và cuối
cùng bạn
không thể
lắng nghe
một cách
trọn vẹn
2. Thành kiến:
Là một quan
điểm cố định
về người đối
diện. Vd:
Bạn có thành
kiến với
người bạn
của bạn trong
cửa hàng,
bạn có thành
kiến à anh ta
là người trình
bày rất dài
dòng, nên
mỗi khi anh
ta định nói
về một vấn
đề gì đó,
trong đầu
mình lại xuất
hiện một
tiếng nói
nhỏ, à thằng
này trình bày
rất dài dòng,
rất mệt. Cuối
cùng, chính
tiếng nói nhỏ
đã khiến bạn
không muốn
lắng nghe
Có những người có thành kiến với người ở tỉnh khác. Tất là khi
bạn nghe một người nào đó giới thiệu tôi tên là Sơn, tôi là
người đến từ tỉnh đó. Thì ngay lập tức, khi người đó tới giao
tiếp với bạn bạn có xu hướng không muốn lắng nghe, bởi vì cái
thành kiến, cái quan điểm bạn quy chụp cho họ là như vậy

3. Tôi biết rồi:


là một suy
nghĩ rất phổ
biến. Hầu
như ai trong
chúng ta đều
gặp phải. Khi
người đối
diện họ nói
về chủ đề
nào đó mà
bạn đã từng
biết trong
quá khứ thì
ngay lập tức
chúng ta có
suy nghĩ bên
trong, mình
đã từng nghe
đâu đó rồi, à
này mình đã
từng làm rất
rõ rồi. Và
chính những
cái suy nghĩ
đó ngay lập
tức thể hiện
ra hành vi là
bạn không
tiếp tục nghe
người kia nói
nữa. Và khi
mà không
nghe bạn
không thể
hiêu được
nội dung
người kia
muốn truyền
tải, những
thông điệp
mà họ muốn
nói với bạn,
dẫn đến bạn
không thể
học được
những thứ
mới.
Đây là nguyên nhân chính và nguyên nhân quan trọng khiến
bạn không thể phát triển chính mình. Người nào muốn phát
triển bản thân nhanh thì người đó phải bỏ đi suy nghĩ là tôi biết
rồi, dù mình đã từng nghe, dù mình đã từng biết, nhưng người
mới, hoàn cảnh mới, bối cảnh mới, nó sẽ giúp cho bạn rút ra
được những bài học mới. Kỹ năng quan trọng không kém gì kỹ
năng học tập những điều mới đó là kỹ năng loại bỏ đi những
điều mình đã biết, coi như mình là tờ giấy trắng và lắng nghe
một cách trọn vẹn. Chỉ khi đó bạn sẽ hấp thu được mọi kiến
thức, được mọi ý tưởng và phát triển một cách nhanh chóng.
4. Giữ thể
diện: Thể
diện là hình
ảnh mà mình
tưởng tượng
ra về bản
thân mình là
một con
người tốt đẹp
như thế. Thế
nên, khi mà
nghe ai đó
nói một cái
điều gì đó tác
động đến thể
diện của
mình là mình
có xu hướng
không muốn
lắng nghe.
Giờ lấy ví dụ, đã bao giờ một người giáo viên góp ý cho bạn
chưa, và khi mà họ góp ý, bạn có suy nghĩ gì, bạn có cảm nhận
gì, có phải chăng khi họ góp ý ngay lập tức mình muốn tìm ra
những lí đo để mình giải thích và ngay lập tức mình không hề
muốn lắng nghe những điều đó, và ngay lập tức bạn có những
cảm xúc tiêu cực với những lời góp ý đó. Bởi vì những lời góp
ý sẽ làm cho thể diện mình xấu đi, nó sẽ làm cho mình mất thể
diện với những người khác và bạn không muốn lắng nghe, hoặc
có những ai đã từng lắng nghe chê bạn chưa? Khi họ có những
lời chê đối với mình, thì mình cũng cho rằng nó làm xấu đi thể
diện của mình mà mình không muốn lắng nghe những lời chê
đó, nhưng mà ngược lại, những lời khen ngợi dành cho bạn, bạn
thấy nó tốt cho thể diện của mình, mình muốn lắng nghe những
lời yêu thương, muốn lắng nghe những lời cảm ơn, động viên
mà không muốn lắng nghe những lời đóng góp. Bởi vì đó là sự
giữ thể diện. Và nếu như chúng ta phát hiện ra những điều này,
chúng ta có khả năng đón nhận lời đóng góp và coi đó là một
bài học phát hiện.
c) 3 bước lắng
nghe:
Bước 1: Chăm chú nghe
1. Nhận diện
yếu tố cản
trở: Ví dụ
đang nghe
người lạ nào
nói, mình bắt
đầu mình
thấy sự lắng
nghe của
mình nó bị
giảm đi, hình
như mình
đang có sự
đánh giá và
phán xét,
hình như
mình đang có
suy nghĩ tôi
biết rồi và
hình như
mình đang có
thành kiến
tiêu cực đến
người đó và
hình như họ
đang nói một
điều gì đó tác
động đến thể
diện của
mình nên
mình không
muốn lắng
nghe. Bước
đầu tiên,
mình nhận ra
những yếu tố
cản trở đó,
và khi nhận
ra rồi, ồ
những yếu tố
này xuất hiện
sẽ khiến cho
mình không
lắng nghe
được và
mình không
thể hiểu được
những điều
đó. Hãy loại
bỏ nó đi và
lắng nghe
trọn vẹn
những điều
họ nói. Và
đây là điều
kiện đầu tiên.
2. Không ngắt
lời: Điều
kiẹn cực
quan trọng
mà chúng ta
có thể chăm
chú lắng
nghe và đây
cũng là yếu
tố nhiều
người mắc
phải nhất, đó
là không ngắt
lời người nói.
Tại sao lại
như vậy? Khi
chúng ta
nghe những
người nào đó
nói chuyện
mà chúng ta
cảm thấy
điều đó
không đúng,
chúng ta cảm
thấy chúng ta
cần phải đưa
quan điểm
của mình vào
thì ngay lập
tức chúng ta
không kiềm
chế cảm xúc
và ngắt lời
người nói.
Đã bao giờ,
bạn đang nói
mà người đối
diện ngắt lời
bạn chưa?
Lúc đó, cảm
xúc của bạn
thế nào?
Người đối
diện có thể
hiểu hét ý mà
bạn muốn
nói hay
không? Chắc
chắn là
không. Vậy
nên, đừng
làm điều đó
với những
người khác.
Khi chúng ta
nghe ai đó
nói chuyện
thì hãy bình
tĩnh không
ngắt lời lắng
nghe toàn bộ
câu chuyện
họ muốn nói,
lắng nghe
toàn bộ ý mà
họ muốn
truyền tải thì
khi đó tôi tin
chắc rằng
bạn sẽ thấu
hiểu được
họ. Và bạn sẽ
có rất nhiều
ý tưởng để
phát triển
bản thân
mình.
Tuy nhiên lắng nghe chăm chú thôi chưa đủ. Khi bạn nói
chuyện với một người đối diện chẳng hạn, mà họ cứ ngồi im,
họ không ngắt lời bạn, họ bắt đầu ngồi suy nghĩ thì bạn có
muốn nói chuyện với họ? Rất chán, không cảm xúc, và đôi khi
mình cảm thấy họ không muốn nói chuyện với mình nữa. Và
bước 2 giúp chúng ta khơi gợi người đối diện nhiều hơn, đó là
nghe gợi mở
Bước 2. Nghe gợi mở: Hay còn gọi là nghe chủ động. Đây là
một kỹ thuật để khiến cho người đối diện họ muốn chia sẻ hết câu
chuyện của họ, họ muốn nói chuyện với bạn, họ có cảm xúc tích
cực, họ có thiện cảm khi giao tiếp với bạn.
1. Gật đầu: Là cách đơn giản nhất để người đối diện biết là bạn
đang lắng nghe. Nếu chúng ta cứ ngồi im không động đậy gì cả thì
người nói cảm thấy rất chán nản, nhưng bạn chỉ cần gật đầu thì
người đối diện biết là bạn đang lằng nghe và họ sẽ chia sẻ hết câu
chuyện, cái nội dung mà muốn truyền tải dành cho bạn.
2. Từ cảm thán: Là từ thể hiện cảm xúc của bạn khi nghe
người đối diện họ nói. Ví dụ khi người đối diện họ nói kể về một
câu chuyện mà bạn cảm thấy rất là vui chẳng hạn, thì bạn có thể
dùng các từ như “ui thế à”, “ôi vui thế”. Những từ đó giúp cho
người đối diện cảm thấy bạn rất hứng thú với câu chuyện của họ và
họ biết là bạn đang là người lắng nghe rất tuyệt vời. Và họ càng
muốn nói hết câu chuyện. Và đấy là chính là lúc bạn có thể học
được họ và thấu hiểu được họ.
3. Hỏi tiếp lời: Trong một vài tình huống, khi chúng ta đang
nói chuyện với người đối diện, họ kể về câu chuyện nào đó tuy
nhiên họ kể được một phần thì họ lại khó diễn tả được những ý tiếp
theo, họ khó diễn tả được những nội dung. Thì bạn, nếu lắng nghe
tốt, bạn sẽ sử dụng đúng những câu hỏi tiếp lời để khai thác thêm
những nội dung mà họ muốn nói. Và khi bạn hỏi những câu hỏi
đúng, thì bạn sẽ nghe được rất nhiều thông tin, đầy đủ bức tranh,
câu chuyện họ muốn truyền tải.
Đó là bước 2. Nếu ta sử dụng b1 và b2 thì bạn đã lắng nghe trọn
vẹn, hiểu được ý mà người đối diện muốn nói. Tuy nhiên, đôi khi,
những điều mà chúng ta hiểu chưa đúng với những điều mà họ
muốn truyền tải. Vì vậy, phải có bước số 3 để cuộc giao tiếp diễn
ra 1 cách hiệu quả.
Bước 3: Tái tạo: Khi người đối diện nói hết câu chuyện của họ
rồi. Để xác nhận bạn đã hiểu đúng ý của họ, bạn đã hiểu con người
bên trong của họ thì bạn hãy sử dụng ba câu hỏi sau đây:
1: “Tôi nghe được là....”
2: “Tôi hiểu điều này là...”
3: Đặc biệt nên sử dụng trong công việc hoặc cấp trên – cấp dưới
muốn giao tiếp với nhau công việc nào đó: “Tôi dự tính sẽ làm
là....”. Khi người cấp dưới nói với người cấp trên cái điều đó thì
người cấp trên họ nghe được thông tin này, họ sẽ biết được là bạn
nhân viên đó sẽ triển khai một công việc theo đúng cái ý mà người
cấp trên muốn truyền tải, giảm thiểu rủi ro làm xong rồi nhưng lại
không hợp ý, tốn công sức, tốn nguồn lực.
Đó là ba bước của quá trình lắng, kỹ năng lắng nghe, chăm chú nghe,
nghe gợi mở, tái tạo lại. Tôi tin chắc rằng, nếu chúng ta thực hành và
rèn luyện kỹ năng này thì khả năng lắng nghe của bạn tăng lên đáng
kể.
4.Phẩm chất cá nhân:
1. Tình thương chân thật: Tình yêu thương chân thật thường
rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều
đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu
ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành
hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường
tồn ngay cả sau khi người đó từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương
không được bày tỏ thì bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó.
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi
chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu
thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng
ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ!

2.Đức hạnh – trí tuệ:


Trong triết lý Phật giáo, “đức hạnh” và “trí tuệ” là hai khái
niệm quan trọng và thường được nhắc đến cùng nhau. Đức
hạnh liên quan đến việc sống một cuộc sống đạo đức, trong khi
trí tuệ là khả năng hiểu biết sâu sắc và áp dụng kiến thức một
cách sáng suốt.
Đức hạnh là tính cách và hành vi tốt đẹp, là sự thể hiện của lòng
từ bi và sự chân thành1. Trí tuệ trong Phật giáo là khả năng
nhận thức sâu sắc về thực tại, giúp con người giải thoát khỏi
mọi khổ đau và đạt đến giác ngộ2.
Trong Đạo Phật, việc phát triển cả đức hạnh và trí tuệ là quan
trọng để tiến tới sự giác ngộ và giải thoát. Đức hạnh giúp chúng
ta sống một cuộc sống có ý nghĩa và hữu ích, trong khi trí tuệ
cho phép chúng ta thấy rõ con đường và cách thức để đạt được
điều đó
3. Dữ liệu-
thông tin –
tri thức
Trong quản trị thông tin, “Dữ liệu”, “Thông tin”, và “Tri thức” là
ba khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ nhưng rõ ràng khác biệt:
 Dữ liệu (Data): Là những sự kiện hoặc chi tiết thô, không
có ngữ cảnh cụ thể. Dữ liệu thường được thu thập từ các
quan sát hoặc đo lường và có thể bao gồm số liệu, từ ngữ,
hoặc hình ảnh1.

 Thông tin (Information): Khi dữ liệu được xử lý, tổ chức,


hoặc được đặt trong một ngữ cảnh nhất định để có ý nghĩa,
nó trở thành thông tin. Thông tin giúp chúng ta hiểu được dữ
liệu và có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định hoặc hành
động1.

 Tri thức (Knowledge): Là sự hiểu biết, kỹ năng, hoặc kinh


nghiệm mà một người có được thông qua quá trình học hỏi
và trải nghiệm. Tri thức bao gồm việc hiểu và áp dụng thông
tin vào các tình huống cụ thể, và nó thường được chia sẻ
hoặc truyền đạt trong một tổ chức hoặc cộng đồng1.

Mỗi khái niệm đều đóng một vai trò quan trọng trong việc
tạo ra và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Dữ liệu là
nền tảng, thông tin là kết quả của việc xử lý dữ liệu, và tri
thức là sự áp dụng thông tin để tạo ra giá trị.

4. Tri thức –
trí tuệ -
Trí Huệ

 Tri thức là những thông tin, kiến thức mà con người tích lũy được
thông qua học tập, sách vở, và trải nghiệm thực tế. Nó bao gồm cả
lý thuyết và hiểu biết thực tế về một đối tượng hoặc vấn đề cụ thể 1.

 Trí tuệ là khả năng hấp thụ kiến thức từ cuộc sống, từ thất bại và
thành công. Nó liên quan đến việc sử dụng tri thức một cách sáng
tạo và hiệu quả để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định1.

 Trí huệ là sự hiểu biết sâu sắc và siêu việt, thường được liên kết
với sự giác ngộ tâm linh. Trí huệ không chỉ là việc áp dụng tri thức
và trí tuệ mà còn là sự phát triển cao cấp của trí tuệ, đi kèm với sự
chế ngự của tâm trí và gia tăng định tâm. Nó được mô tả là sự hiểu
biết siêu việt, giúp con người giải thoát khỏi mọi khổ đau và đạt
đến sự giác ngộ qua nhiều kiếp sống2.

You might also like