You are on page 1of 3

Nguyễn Thị Phượng – 31211023364

Bài tập chương 1.

Câu 1:
Theo em, hành vi của Hải là sai.
Bởi đây là dự án nhóm với sự góp sức và cống hiến của các thành viên khác để
tạo nên thành tích chung. Tuy nhiên, khi được tuyên dương, Hải chỉ nói về bản
thân mình mà không hề đề cập đến mọi người xung quanh như thể đây là thành
quả của riêng Hải, điều này có thể gây nên sự thất vọng, bất mãn và hiểu lầm
trong team cũng như cấp trên, gây mất đoàn kết nội bộ cũng như ảnh huhowngr
đến tình cảm, niềm tin mọi người dành cho Hải.

Một cách thích hợp hơn để Hải có thể phát biểu trong cuộc họp là nhấn mạnh
đến sự đóng góp và nỗ lực chung của cả đội, thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng
đối với những người đã làm việc cùng anh trong dự án. Điều này sẽ tạo sự hòa
hợp và đoàn kết trong và đảm bảo rằng mọi người nhận được sự công nhận mà
họ xứng đáng.

Câu 2:
Anh Nam đúng ở tính cẩn thận của mình: Anh đã thực hiện công việc gửi email
và sau đó điện thoại trực tiếp cho các phòng ban khác để đảm bảo rằng mọi
người nhận thông tin. Điều này thể hiện sự cẩn thận và trách nhiệm của anh đối
với công việc và sếp.
Tuy nhiên, Anh Nam đã vi phạm một số lỗi trong giao tiếp. Cụ thể, anh sử dụng
ngôn ngữ không phù hợp khi nói với bác Thành về việc in email và gửi trực tiếp.
Cách anh phản ứng có vẻ thiếu tôn trọng và không lịch sự đối với người lớn tuổi
hơn và đồng nghiệp của mình. Trong trường hợp này, có thể bác Thành đang
bận hay Bác không giỏi về công nghệ nên mới nhờ sự trợ giúp của anh nên anh
cần hỏi rõ hơn về vấn đề mà bác Thành gặp phải để có thể hỗ trợ Bác, điều này
có thể tạo ra một môi trường hợp tác tích cực trong công ty, thúc đẩy sự hiểu
biết giữa các thế hệ khác nhau và cải thiện sự kết nối trong công ty.

Câu 3:
1. Bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc:
Trong tình huống này, việc đầu tiên mà Thảo cần làm là giữ bình tĩnh và
kiểm soát cảm xúc của mình. Sự tỉnh táo và bình tĩnh sẽ giúp Thảo xử lý tình
huống một cách hiệu quả hơn. Thảo không nên tỏ ra run rẩy hoặc căng thẳng
trước mắt mọi người.
2. Chờ đợi đến lượt trình bày của mình
Thay vì phản ứng ngay lập tức, Thảo nên đợi cho đến khi Hoa trình bày xong
ý tưởng của mình, điều này đảm bảo Thảo không vi phạm văn hoá lắng nghe
người khác và không làm gián đoạn quá trình trình bày của Hoa. Hơn nữa, sự
việc vẫn chưa được tìm hiểu cụ thể, Thảo không nên vội vã đưa ra kết luận
và hành động ngay lúc đó.
3. Tận dụng sự hiểu biết về ý tưởng để hoàn thành tốt nhất bài thuyết trình
của mình:
Thảo có thể tận dụng sự hiểu biết của mình về ý tưởng để giải thích một cách
chi tiết và thuyết phục hơn. Thảo có thể cung cấp các thông tin bổ sung hoặc
mô tả chi tiết hơn về ý tưởng của mình để đảm bảo mọi người hiểu rõ hơn về
nó, đồng thời thuyết phục mọi người cô chính là tác giả của ý tưởng ( trong
trường hợp ý tưởng của cô thật sự bị rò rỉ hay đánh cắp).
4. Nói chuyện với Hoa để xác nhận và tìm hiểu nguyên nhân:
Cuối cùng, sau cuộc họp, Thảo nên tìm cách trò chuyện với Hoa để xác nhận
vấn đề và tìm hiểu nguyên nhân của sự trùng lặp trong trình bày ý tưởng.
Điều này có thể giúp Thảo hiểu rõ hơn về tình huống và tìm giải pháp để
tránh tình huống tương tự trong tương lai. Nếu thật sự ý tưởng của cô bị đánh
cắp, cô có thể thông tin việc này đến sếp của mình để tránh sự hiểu lầm giữa
cô và sếp, đồng thời bảo vệ các quyền lợi của mình.

Câu 4:
Trong trường hợp này, trước tiên em sẽ hỏi rõ đồng nghiệp để biết chính xác
đồng nghiệp cần mình hỗ trợ về vấn đề gì. Tuỳ theo mức độ công việc và
tính cấp bách mà em sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Nếu đó là một
công việc quan trọng, không cấp bách và mình có thể hỗ trợ sau ( các đồng
nghiệp khác không thể hỗ trợ), em sẽ nhận lời sau khi đã hoàn thành công
việc quan trọng và cấp bách của mình.
Nếu đồng nghiệp cần hỗ trợ gấp, em sẽ chia sẻ thẳng thắn với đồng nghiệp về
vấn đề mà mình đang gặp phải, lý do mình không thể giúp đỡ để đồng nghiệp
hiểu và cảm thông. Đồng thời, tuỳ theo mức độ khó/dễ của công việc và khả
năng của mình, em sẽ đề xuất một số giải pháp để gián tiếp giúp đỡ đồng
nghiệp như giới thiệu một người khác có khả năng giúp đỡ, gợi ý một số ý
tưởng/ cách giải quyết ( nếu có thể) để đồng nghiệp có các hướng giải quyết
tiếp theo.
Với cách đó, em có thể giúp đỡ đồng nghiệp, không làm rạn nứt mối quan hệ
mà vẫn đảm bảo có đủ thời gian để hoàn thành tiến độ công việc.

Câu 5:
Em nghĩ trong tình huống này, Mai và Lan nên bình tĩnh, ngồi xuống nó
chuyên với nhau, tổng hợp thông tin để giải quyết tình huống.
- Mai cần cung cấp minh chứng về việc mình đã thông báo với Lan về
thông tin hợp đồng của mình (nếu dưới dạng văn bản, tin nhắn hay email,
…). Nếu Mai đã thông báo nhưng thông qua lời nói, Mai có thể coi đây là
bài học kinh nghiệm của mình, từ đó cô có thể cẩn thận hơn trong môi
trường làm việc để tránh các tình huống đáng tiếc như trên xảy ra.
- Về phía Lan, có hai tình huống xảy ra. Thứ nhất, nếu cô thật sự đã quên
thông báo của Mai, dẫn đến sai sót như trên, cô nên nhận lỗi sai về mình,
đồng thời rút kinh nghiệm về sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong công việc. Cô có
thể chân thành gửi lời xin lỗi đối với đồng nghiệp của mình, đồng thời
giải quyết các vấn đề phát sinh của sự cố trên như làm việc với sếp, bổ
sung thông tin,… Trong trường hợp cô thật sự chưa nhận được thông báo
của Mai, cô có thể bình tĩnh ( không nên nóng nảy hay lớn tiếng như trong
tình huống), dùng lập luận hợp lý để thuyết phục Mai rằng cô chưa nhận
được thông báo từ Mai. Bằng cách này, vấn đề có thể được giải quyết một
cách dễ dàng và êm đềm hơn, mối quan hệ giữa hai người cũng không bị
ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời cả hai đều rút ra những bài học quan
trọng và quý giá cho bản thân.

You might also like