You are on page 1of 3

Xin chào thầy và các bạn, em là Phương Thảo đến từ nhóm 8, em xin đại diện nhóm bắt đầu

phần thuyết trình của ngày hôm nay về chương 4 có chủ đề là truyền thông hỗ trợ

- Chương 4 sẽ quay xoay quanh việc giúp mọi người hiểu rõ hơn về truyền thông, truyền thông
hỗ trợ là gì và các nguyên tắc giúp truyền thông một cách tốt hơn, đúng quy tắc và để chúng
ta có thể đạt được đúng mục đích, mục tiêu của mình khi diễn ra các quá trình truyền thông
với mọi người

- Ngoài ra còn giúp các nhà quản trị biết cách để truyền thông và đạt được đúng mục đích
diễn ra đối với nhân viên và các nhà quản trị cấp cao hơn để đạt được các mục tiêu cá nhân
hay mục tiêu chung của doanh nghiệp

- Đặc biệt là vào lúc cuối phần thuyết trình sẽ có 1 trò chơi nho nhỏ giúp các bạn củng cố hơn
về phần kiến thức của chương, nên hãy lắng nghe thật kỹ để nhận về những phần thưởng nho
nhỏ từ chúng mình nhé!!

- Trước tiên, chúng ta cần hiểu truyền thông là gì? Bạn nào có thể cho mình biết theo cách
hiểu của bản thân thì truyền thông là gì không ạ?
Ngày nay, do nhu cầu Xã hội ngày càng phát triển và Đời sống con người được nâng cao nên
=> Nhu cầu về trao đổi thông tin ngày một lớn dần => từ đó hình thành nên cụm từ mà người
ta hay nói là “truyền thông"
Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng của đối
tượng hướng đến.
Chúng được thể hiện bằng lời nói, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, video
Truyền thông hỗ trợ là phương thức truyền thông tìm cách duy trì mối quan hệ tích cực giữa
những người đang giao tiếp trong khi vẫn hướng đến vấn đề cần giải quyết.

Thư điện tử là một trong số những phương tiện đóng vai trò quan trọng cho việc thúc đẩy quá
trình truyền thông diễn ra nhiều hơn, nhanh chóng hơn và thuận tiện hơn, cụ thể - nhìn slide
đọc
Chúng ta sử dụng thư điện tử để giao tiếp giữa các cá nhân với nhau, trả lời mail của đối tác,
truyền thông đến cho khách hàng các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, nộp các cái báo,
đề án cho giáo, báo vắng cho giáo viên cũng thông qua thư điện tử => rõ ràng chúng đóng 1
vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày.

Truyền thông trong tổ chức: được xem là vấn đề cốt lõi trong nỗ lực thực hiện thay đổi các
tổ chức, là một nhân tố cơ bản cho việc quản lý thành công tổ chức đó

Một vấn đề khá quan trọng là một khi các thông tin sẵn có nhưng truyền thông vẫn kém thì
chúng ta nên xem lại cách truyền thông của mình sao cho tốt nhất trong tổ chức

Đối với nhà quản trị, truyền thông nhiều, chia sẻ nhiều vẫn tốt hơn truyền thông ít, cởi mở với
nhân viên là điều tốt và tạo sự thoải mái cho cả hai

Một số vai trò khác của truyền thông mà chúng ta cần nắm thêm chính là tập trung vào độ
chính xác và phương diện cá nhân:
=> Đọc slide
Và sau đây chính là 8 nguyên tắc Truyền thông hỗ trợ

Nguyên tắc 1:
Truyền thông hỗ trợ là hướng đến vấn đề, không hướng đến con người

- Truyền thông hướng đến vấn đề tập trung vào các vấn đề và giải pháp hơn là tính cách của
cá nhân, sẽ tập trung giải quyết vấn đề và đôi khi sẽ có sự trợ giúp của các đánh giá cá nhân

- Truyền thông hướng đến cá nhân họ thường tập trung vào những cái không thể giải quyết
và kiểm soát,

Vì Hầu hết mọi người đều tự cho là mình tốt nên phản ứng thông thường đối với truyền
thông theo cá nhân là tự chống đối lại điều đó hoặc từ chối ngay lập tức.

Ví dụ: “Tôi không thích cách ăn mặc của bạn” là một câu nói biểu lộ ý kiến cá nhân và có
thể sẽ tạo sẽ sự phản kháng, đặc biệt nếu người nghe không cảm thấy rằng ý kiến của
người truyền thông là đúng so với ý kiến riêng của họ. “Trang phục của bạn không phù
hợp với quy định về trang phục của công ty”, hoặc “Công ty muốn mọi người đeo caravat
khi đi làm”, là sự so sánh với những tiêu chuẩn phù hợp. Cảm giác phòng thủ sẽ ít hơn do
câu nói nhắm đến vấn đề chứ không phải là con người

Nguyên tắc 2: Truyền thông hỗ trợ là sự phù hợp (Congruent)

- Con người vẫn thường gặp vấn đề trong truyền thông do không biết thế nào là phù hợp. Vì
nói chính xác những gì chúng ta cảm nhận đôi khi dẫn đến khả năng xúc phạm người khác.

- Truyền thông cá nhân tốt nhất và những quan hệ tốt đẹp nhất là nhờ dựa trên cơ sở sự phù
hợp.

Ví dụ: A là nhóm trưởng môn học của một nhóm gồm 5 thành viên. Trong đó có B - là thành
viên thường xuyên không tham gia đóng góp trong làm việc nhóm, vắng mặt trong các
buổi họp và trễ hạn deadline.

Trong tình huống này, A lựa chọn cách nhắc nhở đến B và tập thể nhóm như sau: “Vừa
qua, vấn đề làm việc nhóm còn nhiều bất cập. Từ hôm nay, nhóm sẽ áp dụng tỉ lệ phần
trăm đóng góp trong công việc, sự đóng góp, có mặt trong họp hành đều được ghi nhận
và đánh giá, gia hạn deadline kỹ càng và cá nhân nào cố ý không hoàn thành như đã thống
nhất sẽ không nhận được lợi ích điểm số từ tập thể. Vậy nên, tôi rất mong sự hợp tác từ
tất cả các thành viên vì lợi ích chung cả nhóm và lợi ích của mỗi chúng ta”.

Như thế, vừa đúng tinh thần làm việc nhóm, vừa không biểu lộ cảm xúc tiêu cực, giận dữ
riêng của nhóm trưởng A.
Vì có thể cảm xúc tiêu cực cá nhân có thể khiến cho mối quan hệ giữa các bên ngột ngạt,
người B có thể cảm thấy bị xúc phạm. Vì đây là quy định chung, được xem xét và lựa chọn
ngôn từ sao cho phù hợp và khách quan nhất có thể.

Vậy đó là truyền thông phù hợp, truyền thông không phù hợp là như thế nào?

Thứ nhất, sự không phù hợp giữa những gì mà người ta đang trải nghiệm và những gì mà
người ta đang cảm nhận.
Thứ hai, sự không phù hợp giữa những gì người ta nghĩ và cảm giác với những gì người ta
truyền thông.

Khi huấn luyện và tư vấn cấp dưới, những câu nói chân thật luôn tốt hơn những câu nói
không chân thật, giả tạo.

You might also like