You are on page 1of 2

Bài tập trang 238

Câu 1:
 Kỹ năng hay kỹ thuật phải có để đảm nhận vai trò lãnh đạo trong một nhóm làm việc:
 Kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật
 Kỹ năng tư duy, phân tích, quan hệ con người, biết tạo ra bầu không khí hưng phấn và lạc quan
 Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Kỹ năng giao tiếp tốt
 Kỹ năng truyền cảm hứng
Câu 2:
Tổ chức hoạt động là một điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan có thể đưa đến sự thất
bại, thậm chí là tan rã nhóm. Ngoài những tác động khách quan từ bên ngoài, còn có những yếu tố chủ quan mà
chúng ta thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động cho nhóm, mà trong đó 4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất nếu đại
diện nhóm quản lý không hiệu quả là :
 Quá nể nang các mối quan hệ: Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của
các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết
quả tốt nhất.
 Thiếu tư duy, sáng tạo: Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý
khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm
cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái
độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm gì cả, hoặc
chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại
nhất cho các hoạt động của nhóm.
 Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác: Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không
phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Ngược lại, nếu phải đứng
ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn
tìm mọi lý lẽ để đổ trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình.
 Không chú ý đến công việc của nhóm: Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của
mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho
rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa
ý kiến của mình ra mà không cho người khác tham gia.Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong
nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không
chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn
để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì
tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng
ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết
quả là chúng ta hoặc là không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao
cho nhóm.
Tuy nhiên, khi chia ra đại diện đội mỗi nhóm sẽ dễ quản lý và kiểm soát hơn. Mỗi nhóm sẽ cố gắng đạt thành tích
cao nhất dẫn đến nhiều cạnh tranh hơn. Từ đó mỗi nhóm sẽ làm việc tích cực hơn.
Câu 3:
 Ưu điểm:
- Sử dụng các đội  các thành viên có kỹ năng bổ sung cho nhau, một mục đích, mục tiêu và cách tiếp
cận chung, chịu trách nhiệm với nhau
- Áp lực của nhân viên ngang hàng  tăng cơ hội giao tiếp, không bị hạn chế  học hỏi được nhiều
quan điểm mới, những ý tưởng sáng tạo
 Nhược điểm:
- Các đội được phân công nhiệm vụ không có sự chuyên biệt hoá, hiệu quả công việc sẽ không được
cao
- Những nhân viên không phải là người của đội tự định hướng thì lại gặp khó khăn trong việc chịu áp
lực từ người cung cấp trong hệ thống này. Các nhà quản lý cấp cao phải đối mặt với căng thẳng và thất
vọng vì họ phải đào tạo nhân viên để tự giám sát mình
Bài tập trang 300:
Câu 1: Những thuyết tạo động lực được sử dụng tại Eagle:
- Lý thuyết cổ điển về động lực
- Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg
- Thuyết công bằng
- Thuyết kỳ vọng
Câu 2:
- Nhân viên sẽ có động lực làm việc nhiều hơn, tinh thần làm việc tăng cao, năng suất cũng tăng, nhân viên
có mục tiêu làm việc, góp phần đem lợi ích cho công ty. Qua đó nhân viên cũng sẽ đạt được những mục
tiêu cá nhân là những phần thưởng của công ty.
- Còn việc chống lại nhau sẽ làm cho nội bộ không đoàn kết, hiệu quả công việc sẽ bị kéo xuống, gây hiểu
lầm, không còn sự tin tưởng lẫn nhau dẫn đến giết chết tinh thần đồng đội.
Câu 3
Trong cơn bão suy thoái kinh tế thế giới và những bất ổn của kinh tế vĩ mô, thời gian qua, doanh thu và lợi nhuận tại
nhiều doanh nghiệp đã bị suy giảm. Một số doanh nghiệp thậm chí phải đóng cửa hoặc tạm ngừng sản xuất. Nhiều
doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc tái cấu trúc nhân sự để cắt giảm chi phí. Việc cải thiện chất lượng nguồn
nhân sự đang là bước đi cần thiết giúp doanh nghiệp tối ưu hóa cơ hội tồn tại của của mình trên thị trường.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, giải pháp thường gặp ở các doanh nghiệp là cắt giảm nhân sự, giảm thiểu chi phí
liên quan đến nhân sự. Việc cắt giảm này có thể tức thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần nào chi phí nhưng hậu
quả để lại sẽ vô cùng nặng nề. Cắt giảm nhân sự không chỉ gây hiệu ứng bất mãn, lây lan trong tinh thần làm việc ở
người ở lại mà còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Một người không thể toàn tâm toàn ý cho công việc nếu như suốt ngày trong đầu chỉ lẩn quẩn nỗi lo cơm áo gạo
tiền, một người không thể vừa làm tốt công việc này vừa bươn chải công việc khác để kiếm thêm thu nhập. Một
người không thể toàn tâm toàn ý với công ty khi có thời gian rảnh là họ lân la vào các trang tìm việc để tìm cơ hội
mới, đó chính là những mất mát mà doanh nghiệp cứ tưởng rằng mình được khi trả lương thấp cho nhân viên.
Ngược lại một người được hưởng mức lương xứng đáng, họ sẽ làm việc với tinh thần thoải mái, lúc này nỗi lo lớn
nhất của họ không phải là cơm áo gạo tiền, mà chính là làm cách nào để tạo nên hiệu quả tối đa cho công việc, để
ngày càng thăng tiến. Đây không chỉ là cái lợi của nhân viên, mà sâu xa hơn đây chính là cái lợi to lớn mà doanh
nghiệp nhận được khi sở hữu trong tay một đội ngũ nhân viên luôn cố gắng làm việc hết mình.
Trả lương cao, đãi ngộ cho nhân viên không có nghĩa là đánh đồng tất cả, mà tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.
Trả lương cao không có nghĩa là doanh nghiệp phải chịu thiệt, mà đơn giản là họ chỉ hy sinh bớt lợi ích của mình để
nhân viên có cuộc sống ổn định hơn. Từ đó tạo tiền đề vững chắc cho người lao động yên tâm công tác, điều đó
không chỉ thể hiện sự nhìn xa trông rộng mà còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc của các nhà lãnh đạo.
Hơn nữa kinh doanh cũng như một canh bạc, lúc thắng lúc thua. Bạn không thể giữ chân nhân viên của mình lúc khó
khăn nếu như trong giai đoạn thuận lợi bạn quá “keo kiệt” với họ. Nhưng ngược lại lúc ăn nên làm ra bạn biết chia
sẻ với mọi người, thì những lúc thất bại chính họ sẽ là những người bạn đồng hành tuyệt vời đáng tin cậy. Đó là cái
được lớn nhất của doanh nghiệp khi biết cân bằng lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, một việc làm đôi bên cùng
có lợi.

You might also like