You are on page 1of 3

Câu 3:

3.1. Tình huống 1:


a. Nguyên nhân dẫn đến sự không thành công trong chương trình “tri ân khách hàng” của công ty
là Thành đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thành đã tự ý rời bỏ vị trí dẫn đến việc
hậu cần bị chậm trễ và gây ảnh hưởng cho công ty. Nếu Thành không muốn đảm nhận vị trí mà
trưởng nhóm giao cho mình thì phải nêu ý kiến khi mọi người phân bổ công việc cho thành viên
trong nhóm để tránh gây ảnh hưởng cho công ty.
b. Nếu giữ vai trò trưởng nhóm em quan sát tìm hiểu từng thành viên trong nhóm. Lắng nghe ý
kiến của các thành viên. Nhiệm vụ và ranh giới của nhóm được xác đinh rõ ràng, quyền hạn
được phân chia cụ thể để quản lý các quy trình làm việc, và cần phải có một sự ổn định về các
thành viên của nhóm trong một khoảng thời gian nhất định.

3.2. Tình huống 2:


a. Phong cách lãnh đạo của Bill Gates là phong cách lãnh đạo độc đoán.
Những đặc điểm cơ bản của phong cách lãnh đạo độc đoán:
- Luôn luôn chỉ biết lấy ý chí của mình để áp đặt và ép buộc nhân viên làm theo ý mình.
Họ không động viên, thuyết phục, khuyến khích nhân viên trong khi thực hiện công việc.
- Chú trọng nhiều đến quan hệ công việc, ít quan tâm tới những quan hệ riêng tư của nhân
viên.
- Sự khôn khéo, tế nhị trong quan hệ với nhân viên hạn chế, thường tự động kiểm tra và
tham gia trực tiếp và mọi việc làm của nhân viên.
b. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:
- Hạn chế sự trì trệ. Người đứng đầu sẽ tự mình tìm hiểu, xem xét cũng như vạch ra các phương -
án tối ưu nhất cho các thành viên thực hiện. Nhờ vào các chỉ dẫn đó, bạn có thể hạn chế sự trì trệ
trong doanh nghiệp hay các dự án do thiếu sự thống nhất hoặc tổ chức kém.
- Thử thách năng lực của các nhân viên. Trong quá trình thực hiện theo đúng kế hoạch mà người
đứng đầu đã vạch ra, các nhân viên sẽ chịu áp lực lớn từ các nhà lãnh đạo của họ. Điều này buộc
đội ngũ phải cố gắng thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn đã được giao. Ưu điểm này sẽ phát huy
thế mạnh tốt nhất cho các dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ. Nó giúp bạn thúc đẩy tiến độ hoàn
thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Tạo áp lực tích cực.Phong cách lãnh đạo độc đoán còn tạo động lực để nhân viên trong tổ chức,
doanh nghiệp phải không ngừng trau dồi kỹ năng, kiến thức nhằm thực hiện nhiệm vụ tối ưu. Về
lâu dài, điều này vừa giúp các nhân viên phát triển, vừa quyết định đến sự thành công của mỗi
doanh nghiệp.
- Phù hợp khi người lao động không có sáng kiến hoặc chưa trưởng thành. Các nhà lãnh đạo
chuyên quyền có thể quan trọng trong một số tổ chức nhất định nếu họ tuân thủ những gì công ty
yêu cầu theo chính sách mà họ đã thiết lập. Một số công nhân không có sáng kiến riêng của họ
và trong những trường hợp này có thẩm quyền giám sát và chỉ đạo họ có thể giúp họ làm việc tốt
hơn, đặc biệt trong những trường hợp xử lý một số tiền lớn và lỗi có thể rất tốn kém.

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:


- Phong cách lãnh đạo độc đoán có thể gây ra các mâu thuẫn, phẫn nộ do bất đồng quan điểm
giữa nhân viên và lãnh đạo.
- Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những lời khuyên, kiến nghị, đề xuất mới của
những nhân viên khác. Do đó  nhân viên thường cảm thấy sự đóng góp của mình không được tôn
trọng và giảm sút tinh thần tìm tòi, sáng tạo.
- Tính độc đoán của người đứng đầu còn có thể khiến họ bỏ qua những giải pháp hiệu quả cho
vấn đề. Việc này ảnh hưởng đến thành công chung của tổ chức, doanh nghiệp. Trên thực tế,
nguồn nhân lực hiện nay đang có sự cải thiện về kỹ năng, kiến thức vượt trội hơn. Do đó, những
góc nhìn của họ sẽ đem đến các giải pháp mới mẻ, khác biệt cho doanh nghiệp.
- Thành viên không có trách nhiệm. Việc làm việc với một nhà lãnh đạo chuyên quyền là cấp
dưới biết rằng chính nhà lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định và họ chỉ phải tuân theo những gì nhà
lãnh đạo đánh dấu họ. Họ chỉ nên lắng nghe nó và thực hiện công việc được giao cho họ, để đối
mặt với những khó khăn có thể, họ không phải suy nghĩ về các giải pháp để giải quyết chúng.

- Thiếu sáng tạo và đổi mới trong các thành viên. Cho rằng trách nhiệm thấp và khả năng ra
quyết định cũng vậy, trong kiểu lãnh đạo này, cấp dưới bị hạn chế khả năng sáng tạo và đổi mới.
Vì họ không phải là người giải quyết vấn đề, nên họ cũng không đưa ra các giải pháp sáng tạo để
giải quyết chúng. Nhân viên không được tính đến hoặc khả năng của họ, vì họ không được khám
phá hoặc đưa vào tài khoản. Việc thiếu giao tiếp cũng kết thúc làm tổn thương nó.

- Năng suất thấp. Đôi khi, và liên quan đến những điều trên, khi mọi người không cảm thấy thoải
mái trong tổ chức và cảm thấy bị áp lực, năng suất có thể sẽ thấp hơn. Năng suất cải thiện khi có
mối quan hệ tốt giữa các thành viên, các nhà lãnh đạo quan tâm đến các thành viên của họ (cả về
chuyên môn và cá nhân).

Phong cách lãnh đạo độc đoán có thể áp dụng tốt trong những trường hợp sau:
 
- Giai đoạn đầu thành lập đội nhóm: Ở giai đoạn này, các thành viên trong đội nhóm còn chưa
hiểu rõ về nhau, chưa rõ nhiệm vụ và phương hướng nên nhà lãnh đạo cần sử dụng phong cách
độc đoán để tạo sự thống nhất về mục tiêu, cách thức làm việc và các quyết định của đội nhóm.
 
- Đối với các nhân viên mới, còn non nớt kinh nghiệm làm việc: Các nhân viên này thường cảm
thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ về cách thức làm việc trong công ty. Do
vậy, với tình huống này, nhà quản lý phải đóng vai trò là người giao việc và hướng dẫn cho nhân
viên một cách cụ thể, chi tiết, giúp nhân viên hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc và các
nhân viên khác.

- Những tình huống phải ra quyết định trong thời gian ngắn:  Trong những tình huống này, với
áp lực phải ra quyết định và thời gian hạn hẹp, phong cách lãnh đạo độc đoán là cần thiết để giải
quyết vấn đề. Chẳng hạn như trong một trận đánh, các tướng lĩnh thường phải ra quyết định
trong gang tấc về việc tiếp tục tấn công hay rút lui của quân mình.

You might also like