You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT 44B.1

BÀI TẬP ĐỢT 2


Bộ môn: Nghệ thuật lãnh đạo
Giảng viên: ThS. Nguyễn Hoàng Phước Hiền
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh Thư
MSSV: 1953401020217
Bài 1: Trong công ty ABC, hai nhân viên, Lan và Mai, đã rơi vào tình huống
xung đột nghiêm trọng. Xung đột bắt đầu từ việc không đồng tình về cách tiếp cận
một dự án quan trọng. Lan muốn tiếp cận từ phía kỹ thuật, trong khi Mai ưa thích
một cách tiếp cận kinh doanh hơn. Cả hai đều cảm thấy mình đúng và không hài
lòng với quan điểm của đối tác. Căng thẳng giữa họ đã bắt đầu lan rộng và tạo khó
khăn trong việc làm việc cùng nhau cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm.
Hãy nêu những cách giải quyết hợp lý của nhà lãnh đạo trong tình huống
xung đột giữa Lan và Mai.
Trong cương vị của một nhà lãnh đạo, các nhà quản lý đều sẽ không hài lòng về
cách cư xử của nhân viên, nhưng vì nhu cầu giữ chân nhân tài mà quản lý, lãnh đạo sẽ
phải tìm cách giúp hòa giải mâu thuẫn hợp lý nhất và họ sẽ đóng vai trò là người hòa giải,
sau đó coi như mâu thuẫn đó không tồn tại nữa và đặt lợi ích công việc lên hàng đầu.
Trong tình huống xung đột giữa Mai và Lan, đây là tình huống rất thường gặp
trong mọi doanh nghiệp và là trường hợp cần được xử lý khéo léo để vừa giải quyết được
tranh cãi vừa đưa ra được ý kiến phù hợp nhất cho công việc.
Sau khi nắm được nguyên nhân khiến nhân viên bất hòa với nhau, nhà lãnh đạo,
quản lý cần biết cách xây dựng cách giải quyết sao cho phù hợp. Điều này sẽ giúp xây
dựng văn hóa nội bộ công ty, phát triển và thúc đẩy hiệu quả công việc cao hơn. Nhà lãnh
đạo có thể đưa ra cách giải quyết như sau:
- Với tư cách một nhà lãnh đạo, trước khi tìm cách giải quyết thì phải hiểu rõ
nguồn gốc xung đột nhân viên bắt nguồn từ đâu. Sau khi tìm hiểu kỹ vấn đề,
bạn hãy lắng nghe quan điểm của các bên liên quan và giữ sự khách quan,
không quá nhạy cảm và hãy công bằng trong việc đưa ra quyết định phân xử.
- Tạo một buổi gặp riêng những nhân viên có tranh chấp để trò chuyện và tìm ra
sự tương đồng, thống nhất giữa các quan điểm: Cụ thể, trong các buổi họp,
buổi trao đổi, quản lý hãy để nhân viên thoải mái đề xuất ý kiến và trao đổi ý
kiến với nhau. Tuy nhiên, đề xuất ý kiến khác hoàn toàn với việc bảo vệ ý kiến
quá mức dẫn đến tranh cãi.nhà quản lý cần biết kiểm soát quá trình trao đổi ý
kiến giữa các nhân viên với nhau.
- Sau khi nhân viên đã đề xuất xong, lãnh đạo/quản lý cần chỉ rõ từng ưu, nhược
điểm của các ý kiến một cách cụ thể để nhân viên hiểu được vấn đề mình đưa
ra thực sự có những mặt nào.
- Sau đó, người lãnh đạo sẽ đưa ra lời khuyên mang tính chất xây dựng để các
nhân viên thay đổi thái độ một cách chân thành và sẽ là người thống nhất và
đưa ra ý kiến cuối cùng, tránh trường hợp để nhân viên tự thảo luận và đi đến
kết quả cuối cùng.
- Luôn nhắc nhở cho nhân viên nhớ về văn hóa đoàn kết của ty, ghi nhận sự nỗ
lực cũng như động viên, khích lệ nhân viên luôn giao tiếp trung thực và minh
bạch.
- Nhà lãnh đạo cũng có thể tạo ra một diễn đàn giúp giải quyết những mâu thuẫn
giữa nhân viên với nhau, và là nơi nhân viên thảo luận về những điểm tốt của
nhau. Thiết lập một nền văn hóa cởi mở đồng nghĩa với giải quyết các vấn đề
về quan hệ trong một môi trường an toàn cũng như tôn trọng nhân phẩm của
nhau.

Bài 2: Sâm đã làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hơn 5 năm và anh ấy được
thăng chức vì có chuyên môn về giao diện mạng và giải pháp phần mềm. Sâm đã nỗ
lực thực sự để điều chỉnh phù hợp với vai trò quản lý của mình, đăng ký các khóa
học lãnh đạo. Nhưng giống như nhiều chuyên gia kỹ thuật khác, anh ấy cảm thấy vô
cùng khó xử khi có những cuộc trò chuyện với các thành viên trong nhóm của mình
mà không dựa trên nhiệm vụ. Thảo luận về thời hạn và sản phẩm, hoặc bàn bạc về
những quan điểm trái chiều, không có vấn đề gì. Anh thậm chí còn tương đối kiên
nhẫn giải thích một số khái niệm kỹ thuật nhất định cho các nhân viên không
chuyên về kỹ thuật. Mặc dù có nghiêm khắc và áp chế nhân viên bởi một số nguyên
tắc, nhưng rắc rối thật sự đến từ việc ngoại trừ nhiệm vụ, mọi thứ khác đối với anh
ấy dường như chỉ là những cuộc nói chuyện nhỏ nhặt không cần thiết, team
building, những buổi liên hoan, khen thưởng,.. là lãng phí thời gian. Sau đó, thành
tích của đội anh ấy bắt đầu chững lại.
a) Phong cách lãnh đạo của Sâm là gì? Giải thích?
Phong cách lãnh đạo của Sâm là phong cách lãnh đạo dân chủ.
Mặc dù có sự nghiêm khắc và áp chế nhân viên trong cách lãnh đạo của
Sâm, tuy nhiên Sâm đã có sự chủ động điều chỉnh bản thân để phù hợp với vai trò
nhà quản lý của mình, có sự tích cực đăng ký tham gia các khóa học lãnh đạo cho
thấy anh là một người lãnh đạo có trách nhiệm với công việc, lãnh đạo chia sẻ,
lãnh đạo có sự tham gia.
Đồng thời, dù có sự khó xử trong cách trò chuyện đối với nhân viên của
mình, nhưng Sâm vẫn luôn kiên nhẫn giải thích những vấn đề công việc cho nhân
viên của mình. Sâm là người quản lý đề cao tính cách và sự đóng góp của các
thành viên, đề cao sự chia sẻ trong công việc.
b) Vấn đề mà Sâm đang gặp phải là gì? Vấn đề này có thể đem lại những điều
tiêu cực gì và tác động đến (1) hiệu quả công việc, (2) bản thân Sâm và (3) cấp
dưới như thế nào?
Vấn đề mà Sâm đang gặp phải trong quá trình lãnh đạo của mình là: vẫn có
sự thiếu quyết đoán khi những cuộc nói chuyện đa phần xoay quanh những vấn đề
nhỏ nhặt, không liên quan tới công việc. Với cương vị là một nhà lãnh đạo, anh
phải thể hiện được sự quyết đoán của mình để những vấn đề được đề cập tới là vấn
đề xoay quanh công việc.
Tuy nhiên, Sâm vẫn có sự nghiêm khắc và áp chế nhân viên của mình bởi
một số nguyên tắc, đây là một điểm cho thấy trong phong cách lãnh đạo dân chủ,
người lãnh đạo cũng phải đặt ra những nguyên tắc nhất định để có thể lãnh đạo
cấp dưới của mình một cách thống nhất.
Phong cách lãnh đạo của Sâm có những ảnh hưởng như sau:
(1) Hiệu quả công việc:
- Hiệu suất giảm: Vẫn có một số nhân viên không thích nghi với phong cách này
vì họ không thích việc phải ra quyết định. Họ cũng có thể có quan điểm rằng
họ làm việc chăm chỉ hơn những người lãnh đạo.
(2) Bản thân Sâm
- Tốn nhiều thời gian để ra quyết định: Việc quyết định nhanh chóng thường gặp
khó khăn khi quá trình ra quyết định đòi hỏi ý kiến đóng góp của tất cả mọi
người. Điều này có thể tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp trong những
trường hợp cần phải đưa ra các quyết định ngay lập tức. Lãnh đạo dân chủ sẽ
trái ngược với lãnh đạo độc đoán.
(3) Cấp dưới của Sâm
- Tạo ra sự ỷ lại và không nghiêm túc, không tập trung trong công việc
c) Nếu là Sâm, liệu có thể khắc phục tình huống bằng cách nào?
- Nếu đã quyết định sử dụng phương pháp này cho một tình huống cụ thể, Sâm
có thể cố gắng giao tiếp cởi mở với các thành viên trong nhóm. Việc hợp tác
thiết lập, truyền đạt quy trình và chủ động giải quyết vấn đề có thể giúp tối đa
hóa hiệu quả.
- Tuy nhiên, trong trường hợp nhân viên vẫn còn hay đề cập đến những vấn đề
ngoài công việc thì bản thân người lãnh đạo phải đặt ra những nguyên tắc nhất
định để nhân viên của mình có thể thực hiện với thái độ đồng tình.
- Không phải nhân viên nào cũng thích làm việc trong môi trường có phong cách
lãnh đạo dân chủ. Một số người chỉ muốn tuân thủ theo chỉ đạo từ người quản
lý với phong cách 'chỉ đâu đánh đó'. Điều này thường bắt nguồn từ nỗi lo sợ
phải chịu trách nhiệm cho các quyết định mà họ đưa ra. Người lãnh đạo cần áp
dụng phong cách dân chủ một cách từ từ, dần dần trao quyền cho nhân viên
cho đến khi họ đã sẵn sàng.

You might also like