You are on page 1of 2

Câu 2:

Cách ứng xử:


Giữ bình tĩnh. Thể hiện cảm xúc là điều hiển nhiên, nhưng nếu cố giữ được bình tĩnh hết mức có
thể thì sẽ hiểu và giao tiếp hiểu quả hơn. Nói lên quan điểm riêng bằng giọng thoải mái, càng trở
nên kích động thì người khác càng ít lắng nghe những gì mình nói có thể dẫn đến thất bại, không
giải quyết được vấn đề.
Loại bỏ những hiềm khích cá nhân. Chấp nhận thảo luận để giải quyết những vấn đề trong công
việc tức là bạn đã đặt lợi ích công việc lên hàng đầu. Vì thế, việc gạt bỏ đi những hiềm khích,
thành kiến cá nhân về nhau là điều hết sức quan trọng.
Lắng nghe. Khi không khí đang căng thẳng và bạn cố gắng giải thích quan điểm của mình, bạn
sẽ có xu hướng nói liên tục và không cho ai chen ngang. Tuy nhiên, sự thật là nói nhiều không có
nghĩa là lý lẽ của bạn mạnh hơn. Bạn càng nói nhiều thì đồng nghiệp sẽ có thể đến ngưỡng
không quan tâm bạn đang nói gì nữa.Vì vậy, hãy lắng nghe nhiều hơn nói. Ngay cả khi đồng
nghiệp bạn không để cho bạn nói, bạn sẽ vẫn có cơ hội để nói. Hãy cho họ ít thời gian và sẽ đến
lúc họ ngừng để lắng nghe bạn nói.Nếu bạn cảm thấy rằng mình đang bị áp đảo trong cuộc tranh
luận, bạn có thể xin phép dừng lại một điểm nào đó để tranh luận ngay lập tức như “Tôi xin phép
ngắt lời, vì bạn có nói một điểm mà tôi muốn làm rõ”. Đồng nghiệp biết bạn vẫn đang lắng nghe
và sẽ dừng lại để bạn chia sẻ ý kiến.
Hỏi những vấn đề chưa rõ. Khi đến lượt bạn nói, hãy yêu cầu đồng nghiệp trình bày thêm những
điểm bạn chưa rõ, và lắng nghe chăm chú. Quan trọng hơn cả là hãy cùng nhau đưa ra một giải
pháp chung.
Trình bày ý kiến của bản thân một cách rõ ràng rành mạch, trình bày vào trọng tâm của vấn đề
tránh lời rườm rà hoa mỹ.
Để ý kiến của mình đưa ra có tính thuyết phục cao:
Học cách tạo dựng niềm tin từ người khác. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp đối phương tin
tưởng vào những điều bạn nói. Khi đó, việc thuyết phục họ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Để chiếm
được niềm tin từ người khác, trước hết, bạn hãy là một người thành thật, lời nói phải đi đôi với
hành động, đã hứa thì phải thực hiện đến cùng. Bên cạnh đó, vẻ ngoài chững chạc, ngoại hình và
phong cách ăn mặc lịch sự cùng những cử chỉ, lời nói và ánh mắt chính trực giúp bạn xây dựng
lòng tin đối với người đối diện.
Khiêm tốn, chân thành. Bất cứ ai cũng dễ dàng bị chinh phục bởi những người chân thành và
khiêm tốn. Bởi, đây là những phẩm chất đáng quý của con người. Vì thế, khi thuyết phục người
khác, chúng ta nên giữ sự khiêm tốn, đúng mực, chân thành, không quá thể hiện bản thân để có
thể tạo được thiện cảm với người nghe. Từ đó, bạn dễ dàng thuyết phục họ hơn.
Trau dồi khả năng trình bày vấn đề. Khi thuyết phục người khác, bạn cần phải trình bày vấn đề
một cách rõ ràng, dễ hiểu, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Hãy để ngôn ngữ trở thành lực hút hấp
dẫn đối phương và khiến họ cảm thấy thuyết phục bởi câu chuyện của bạn. Để người nghe có thể
hiểu rõ vấn đề, bạn cần đưa ra những góc nhìn đa chiều về vấn đề, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu,
mặt tốt, mặt xấu để đối phương cảm nhận thấy sự hiểu biết và tin tưởng những điều mà bạn đang
trình bày.. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng cụ thể, logic để đạt hiệu
quả cao khi thuyết phục một ai đó.
Lắng nghe và thấu hiểu. Khi bạn nói ý kiến của mình hãy quan sát biểu cảm khuôn mặt và phản
ứng của người nghe. Nếu phản ứng tích cực, bạn hãy tiếp tục thể hiện quan điểm, còn nếu tiêu
cực hãy tìm cách tóm gọn và kết thúc nhanh nội dung giao tiếp.  Khi người khác thể hiện phản
hồi lại ý kiến của bạn, nên chú ý lắng nghe để nắm bắt và hiểu được những thông tin đưa ra. Tiếp
đó tìm cách đưa ra những lập luận phù hợp để đáp lại.
Tự tin và quả quyết. Tuyệt đối không nên nổi xung, mất bình tĩnh khi trình bày ý kiến của bản
thân, bởi điều này gây khó chịu cho đối phương trong cuộc giao tiếp. Thể hiện sự tự tin và quả
quyết là cách thuyết phục người khác hiệu quả. Không có gì giúp cho ý kiến của bạn thuyết phục
hơn là việc trình bày lập luận của mình bằng sự tự tin, đưa ra những bằng chứng xác thực. Muốn
làm được điều này bạn phải có sự chuẩn bị về vấn đề tranh luận, có những lý lẽ và dẫn chứng
phù hợp để chứng minh cho ý kiến của mình.
Lựa chọn thời điểm thích hợp. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định bạn có
thể thuyết phục thành công đối phương hay không. Chúng ta hãy lựa chọn thời điểm mà người
nghe đang cảm thấy thoải mái nhất để bắt đầu thuyết phục họ, thay vì nói chuyện vào lúc họ
đang không thoải mái, căng thẳng và không sẵn sàng nghe chúng ta trình bày.

You might also like