You are on page 1of 3

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Dưới đây là một vài điều quý khách cần lưu ý về Phong cách Lãnh đạo:
1. Thứ nhất, nếu anh/chị tìm kiếm cụm từ Phong cách Lãnh đạo (PCLĐ), trên Google hoặc các sách
dạy về quản trị, sẽ có nhiều hơn 3 loại PCLĐ mà chúng tôi sử dụng. Ba PCLĐ “Autocratic – PCLĐ
Chuyên quyền”, “Democratic – PCLĐ Dân chủ và “Laissez-Faire – PCLĐ Trao quyền” được chúng
tôi lựa chọn vì chúng là nền tảng của những kiểu PCLĐ khác và sẽ giúp quý anh/chị dễ hiểu, dễ
tiếp thu hơn trong quá trình tư vấn.

2. Thứ hai, không có PCLĐ nào là vượt trội và quan trọng hơn những kiểu PCLĐ còn lại. Mỗi
phong cách đều có ưu nhược điểm nhất định và sẽ được sử dụng hiệu quả trong từng tình
huống và đối tượng cụ thể.

3. Hồ sơ PCLĐ của anh/chị (biểu đồ ở trang 4 bản report) sẽ không cố định. Khi anh/chị nhận biết
được các loại PCLĐ và lợi ích của chúng, cùng với việc thực hành hàng ngày, anh/chị sẽ dần nhận
ra và lựa chọn sử dụng PCLĐ với từng mục đích sử dụng. Việc nhận biết và sử dụng PCLĐ phù
hợp là yếu tố khẳng định sự phát triển và thành thục của anh/chị trong việc quản trị và quản lý.

Hồ sơ PCLĐ của anh/chị sẽ được dựa trên 3 kiểu PCLĐ như sau:

I. Lãnh đạo theo phong cách Autocratic – Chuyên quyền

a. Đặc điểm:
Lãnh đạo Autocratic, còn được gọi là lãnh đạo Chuyên quyền, là một phong cách lãnh đạo được đặc
trưng bởi sự kiểm soát của một cá nhân đối với tất cả các quyết định và ít hoặc không có ý kiến đóng
góp từ các thành viên trong nhóm. Các nhà lãnh đạo Autocratic thường đưa ra các lựa chọn dựa trên ý
tưởng và đánh giá của riêng họ và hiếm khi chấp nhận những lời khuyên từ cấp dưới.

PCLĐ Chuyên quyền được sử dụng khi người lãnh đạo có năng lực chuyên môn, hiểu biết, kĩ năng, kinh
nghiệm vượt trội hơn hẳn tất cả những thành viên còn lại trong tổ chức.

Phong cách này có thể được sử dụng hiệu quả trong trường hợp đội nhóm mà người đó lãnh đạo không
có nhiều kĩ năng, năng lực chuyên môn còn non kém hay trong trường hợp họ là những nhân viên thời
vụ, bán thời gian.

PCLĐ này được thường xuyên sử dụng trong những công việc mang tính chất bận rộn, khẩn cấp, không
có nhiều thời gian và cần phải đưa ra quyết định gần như ngay lập tức. Những ngành nghề mà phong
cách này được sử dụng hiệu quả là trong ngành cảnh sát, quân đội và y tế
b. Ưu & nhược điểm
- Ưu điểm: PCLĐ này giúp quyết định được đưa một cách nhanh chóng. Được khuyên dùng trong
đội nhóm có đội ngũ lãnh đạo vững chuyên môn, nghiệp vụ và đội nhóm còn non trẻ, thiếu kinh
nghiệm
- Nhược điểm:
o PCLĐ này không được phổ biến ưa chuộng và không hiệu quả trong môi trường làm việc
hiện đại (đặc biệt nếu được sử dụng quá nhiều và thường xuyên).
o Nhân viên (đặc biệt là nhân viên trẻ) không thích nhận mệnh lệnh và bị giám sát quá
chặt chẽ. Lí do là vì các bạn trẻ thường thích được đưa ra ý kiến, được đóng góp vào tập
thể và chia sẻ quan điểm cá nhân.

II. Lãnh đạo theo phong cách Democratic – Dân chủ

Lãnh đạo Democratic, còn được gọi là lãnh Dân chủ, là một loại PCLĐ mà trong đó các thành viên của
nhóm được tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định.

a. Đặc điểm:
- Người lãnh đạo sử dụng phong cách này vẫn có quyền đưa ra quyết định sau cùng. Tuy nhiên họ
biết rằng mình không thể nào có tất cả phương án cho mọi vấn đề mình gặp phải. Do đó, họ sẽ
rất thoải mái trao đổi, chia sẻ thông tin, thảo luận, tham vấn ý kiến từ đồng nghiệp, cấp trên và
nhân viên của mình cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề và tình huống họ đang gặp. Từ những đề
xuất, phản hồi của những người xung quanh đó có thể đưa những quyết định chính xác hơn.

b. Ưu & nhược điểm:


- Ưu điểm: PCLĐ này phổ biến, được ưa chuộng trong môi trường làm việc công sở hiện đại. Đặc
biệt với những nhân viên mới, trẻ đề cao đối thoại và trao đổi quan điểm thì đây có thể được
xem là PCLĐ “quốc dân”
- Nhược điểm: Tuy nhiên để sử dụng tốt PCLĐ này, người lãnh đạo cần trao đổi, tổng hợp thông
tin; từ đó phân tích rồi mới đưa được quyết định cuối cùng. Đây là một quá trình rất tốn thời
gian. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của PCLĐ này

III. Lãnh đạo theo phong cách Laissez-faire – Trao quyền

Lãnh đạo theo kiểu Laissez-faire, còn được gọi là lãnh đạo Trao quyền, là một kiểu lãnh đạo trong đó các
nhà lãnh đạo cho phép các thành viên trong nhóm được tự đưa ra quyết định và không can thiệp vào
quá trình này.

Về cơ bản, người lãnh đạo khi sử dụng phong cách này chỉ cần cung cấp cho nhân viên 2 thông tin (yêu
cầu công việc mong muốn và deadline). Sau đó họ sẽ tin tưởng trao toàn quyền quyết định cách thực
hiện và giám sát rất ít (hoặc thậm chí không cần giám sát) những nhân viên, đồng sự này.
PCLĐ này sẽ cực kỳ hiệu quả, nhưng nó đòi hỏi các thành viên đtrong team ngũ mà anh/chị đang lãnh
đạo thoả mãn các yêu cầu sau:
- Có năng lực chuyên môn cao
- Được đào tạo về nghiệp vụ, nắm rõ quy trình, quy định công ty
- Kinh nghiệm làm việc lâu năm

Có 2 ví dụ mà PCLĐ này được áp dụng rất hiệu quả:


- Ví dụ đầu tiên là ở môi trường làm việc công sở chuyên nghiệp. Khi Ban Hội Đồng Quản Trị làm
việc với các quản lý cấp cao (C-level). Đây là những cá nhân có năng lực chuyên môn, nắm rõ quy
trình và có nhiều kinh nghiệm nên hoàn toàn có thể được tin tưởng giao phó công việc.
- Ví dụ còn lại là ở ngành nghệ thuật, sáng tạo. Các cá nhân làm trong môi trường này cần không
gian và thời gian để thoải mái vận dụng năng lực sáng tạo của mình cho công việc mà không bị
làm phiền hay sao nhãng bởi sự giám sát.

Mục đích của bài test online và buổi tư vấn này là giúp anh/chị có hiểu biết nhất định về PCLĐ và những
đặc tính của chúng. Cùng với những thông tin này, EDCentral chúng tôi hi vọng anh/chị sẽ có thể vận
dụng hiệu quả để không chỉ nhận biết PCLĐ của bản thân mà còn của cả những người xung quanh.

Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để anh/chị hiểu được cách những người xung quanh mình giao tiếp và xử lý
thông tin. Những hiểu biết này sẽ giúp anh/chị dễ dàng giao tiếp và hiểu họ tốt hơn. Thông qua đó,
anh/chị sẽ dễ dàng quản lý, quản trị họ, cũng như biết cách tạo động lực và sức ảnh hưởng đến họ.

You might also like